Nội dung tiêu đề 2

Phần viết nội dung tiêu đề 2

Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013

ĐI TÌM THĂNG LONG THÀNH . BÀI 5.

ĐI TÌM THĂNG LONG THÀNH . BÀI 5.

MỘT SỐ BẢN ĐỒ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 

1/ Bản đồ Thăng Long thời Hồng Đức (1490)


2/Trục trung tâm của Cấm Thành: Bắc Môn - Hậu Lâu- Kính Thiên- Đoan Môn- Cột cờ.Đường viền đỏ là phạm vi trung tâm của Cấm Thành còn sót lại.


3/ Đường viền đỏ là giới hạn của Cấm Thành Thăng Long. Khu vực nằm trong hình vuông viền xanh là số 18 Hoàng Diệu, chỉ cách trục Thần Đạo 87m - Ảnh chụp từ cuốn Hoàng Thành Thăng Long - Quà tặng các đại biểu quốc tế dự APEC 2006.


4/ BẢN ĐỒ HÀ NỘI ( TRONG ĐỒNG KHÁNH DƯ ĐỊA CHÍ - Chụp lại từ cuốn Hoàng Thành Thăng Long, quà tặng cho các đại biểu quốc tế tham dự Hội nghị APEC 2006 )
 

5/ Bản đồ Hà Nội năm 1885.


BẢN ĐỒ THÀNH CỔ HÀ NỘI 
( Chụp lại trong HOÀNG THÀNH THĂNG LONG Phát hiện khảo cổ học ) .

6 / BẢN ĐỒ THÀNH CỔ HÀ NỘI 1873 :


7/ BẢN ĐỒ TỈNH HÀ NỘI - Cuối thế kỷ 19
 ( Trong ĐỒNG KHÁNH DƯ ĐỊA CHÍ ) :


Chúng tôi cũng xin giới thiệu một bài rất quan trọng của BÙI THIẾT trong việc xác định những vật chuẩn của THĂNG LONG THÀNH . Bài viết nhan đề : " TÌM KIẾM NHỮNG VẬT CHUẨN KHI XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ THÀNH THĂNG LONG " viết ngày 21/6/2004 . Vì bài viết rất dài , chúng tôi xin lược bớt những chỗ không cần thiết cho việc chứng minh .

TÌM KIẾM NHỮNG VẬT CHUẨN KHI XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ THÀNH THĂNG LONG - BÙI THIẾT 

Vị trí thành Thăng Long ( bao gồm trong đó cung thành hay Hoàng thành ) . từ lâu đã được giới nghiên cứu quan tâm , và có ít ra là vài ba giả thuyết . Nhưng với cuộc nghiên cứu khai quật khảo cổ học tại số 1 phố HOÀNG VĂN THỤ ( Quận ba Đình , Hà Nội ) đặt ra một cách cấp bách hơn bao giờ hết về công việc nghiên cứu để xác định vị trí và tọa độ Địa lý của khu vực khai quật khảo cổ học , đó rằng nó nằm đâu đó trong tòa thành Thăng Long trước thế kỷ XIX? Cũng đồng nghĩa với việc xác định thành Thăng Long và đặc biệt là khu vực Cung thành ( hay Hoàng thành ) Thăng Long trước thế Kỷ XIX .
Những nguồn tài liệu khác nhau cho giới nghiên cứu và riêng lẻ , những kiến giải khác nhau về vị trí tòa thành , và một khi " chồng " các phương án đó lên nhau theo tọa độ Địa lý hiện đại sẽ xuất hiện những khoảng trùng nhau và những khoảng trắng của riêng từng phương án . Làm thế nào để có được một kết luận khả dĩ về vị trí tòa thành lại là một việc cực kỳ khó khăn , vì nhiều khi các nguồn tài liệu đó mâu thuẫn gay gắt với nhau , thậm chí triệt tiêu lẫn nhau nữa là khác .
Trong những nguồn tài liệu đó , theo tôi thì hệ thống bản đồ Thăng Long trước thế kỷ XIX ( và cả bản đồ thành Hà Nội thế kỷ XIX ) có một vai trò quan trọng , để có thể cho chúng ta có được cái nhìn vĩ mô bao quát toàn bộ Thăng Long trong suốt lịch sử tồn tại của mình ....
Trong suy tư tìm kiếm đối tác cho " bản đồ Thăng Long " trước thế kỷ XIX , tôi chọn thêm một nguồn nữa , đó là những địa danh bao quanh Hoàng thành và thành Thăng Long trước thế kỷ XIX và với điều kiện là những địa danh đó tồn tại một cách không thay đổi vị trí của nó trong suốt lịch sử mà bây giờ rất dễ xác định .......
Có một thực tế là hiện nay có khá nhiều người vẫn không có sự phân biệt một cách rõ ràng sự khác biệt vị trí của cùng một địa danh trước và sau thế kỷ XIX ; coi một số địa danh có sau thế kỷ XIX có vị trí cố định từ trước thế kỷ XIX ngược lên hàng trăm năm trước . Tứ đó đi đến một số nhận xét không mấy khách quan , mà sự nhầm lẫn lịch sử là cầm chắc ; Chẳng hạn như địa danh CHÙA MỘT CỘT hiện nay ( phố Chùa Một Cột , gần lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh - Quận Ba Đình , Hà Nội ) có nằm nguyên vị trí ban đầu xây dựng vào năm 1049 ? Rõ ràng khó mà xác định được , bởi vì không có bất kỳ một thông tin cho phép xác định vị trí của tòa kiến trúc này vẫn nằm nguyên vị trí ban đầu ; Nếu không nhận biết được những thông tin sai lệch đó , người ta có thể khẳng định được phạm vi Hoàng thành Thăng Long thời Lý một cách dễ dàng song vô cùng nhầm lẫn ...... 
Công việc không mấy đơn giản , bởi việc xử lý các nguồn để xác định dòng chảy lịch sử và tọa độ địa lý của mỗi địa danh được chọn làm vật chuẩn , nhìn một cách tổng thể của Thăng Long trước và sau thế kỷ XIX , đã và đang là vô cùng khó khăn . Chẳng hạn có người đồng nhất vị trí của thành Thăng Long trước thế kỷ XIX với thành Hà Nội của thế kỷ XIX và từ đó những cấu thành chính của Hà Nội thế kỷ XIX sẽ là những cấu thành tương ứng của thành Thăng Long trước đó ? Nếu những người này có lập luận đúng và đủ chứng cứ , thì cần gì phải đi tìm Thăng Long trước đó làm gì nữa , mà cứ sang ngang từ Hà Nội cho Thăng Long xưa là được rồi ; Nhưng oái oăm thay là họ chẳng có chứng cứ gì cả ; chẳng hạn việc coi tòa điện chính xây năm 1085 ( vì sao người ta cứ nhầm đây là điện Kính Thiên ??) là ở trên núi Nùng , mà núi Nùng và cả điện Kính Thiên trước thế kỷ XIX là hai địa danh cần được chỉ định mà chưa có tài liệu tin cậy . Hóa ra người ta lấy một cái chưa biết ( tức núi Nùng ) , để làm căn cứ cho một cái chưa biết khác ( điện Kính Thiên ) trước thế kỷ XIX , và bài toán chỉ có thể là x+x = Vô định .
Trước khi đi vào xác định các vật chuẩn , chúng tôi có vài lời về tòa thành xây dựng năm 1805 ở Hà Nội bởi Vương triều Nguyễn . Sau khi thống nhất quốc gia năm 1802 , Vương triều Nguyễn mà tiêu biểu là Vua Gia Long có một số hành vi trả thù không chỉ với nhà Tây Sơn , mà cả với tập đoàn Lê - Trịnh ở đằng ngoài . Những gì có dính lứu đến họ Trịnh dường như bị trả thù , một số văn bia ở Văn Miếu Hà Nội có ghi tên các Tiến sĩ nào đó có trong danh sách trả thù của Vương triều Nguyễn đều bị đục bỏ tên . Với Hoàng thành Thăng Long sau mấy chục năm hoang phế , Vương triều Nguyễn không cho tu bổ lại mà đập phá nốt , để năm 1082 xây thành cho Tổng trấn Bắc thành trên nền của Thăng Long trước đó . Xoá bỏ thành Thăng Long là một trong vô số việc làm nhằm xóa sạch dấu tích Lê - Trịnh trong lòng dân và sĩ phu Bắc hà , khỏi vương vấn với Vương triều cũ của nhà Nguyễn . Khi lên ngôi Vua , Gia Long đã tuyên bố : " Nghĩa lớn Kinh Xuân Thu không gì lớn bằng trả thù , mà quân của vương giả thì giết loạn thần là việc trước hết ..." ( ) , như một định hướng cho các hành vi trả thù , trong đó có việc loại bỏ các kỷ niệm vật chất của Lê - Trinh ...... 
Như vậy , muốn nói lên rằng những địa danh được ghi chú trong các bản đồ thành Hà nội thế kỷ XIX , không phản ánh đúng vị trí của các địa danh đó trong các bản đồ và thực địa của Thăng Long trước thế kỷ XIX , và việc sang ngang 1=1 các địa danh của thành Hà Nội thế kỷ XIX với các địa danh tương ứng của thành Thăng Long trước thế kỷ XIX , là một sự lười biếng của tư duy khoa học . Điều đó cũng khẳng định rằng Vương triều Nguyễn tự nâng uy tín của mình lên đối với cư dân và sĩ phu Bắc Hà bằng việc xóa bỏ một cách nhiều nhất mọi dấu tích của Vương triều Lê - Trịnh đừng để ai giữ lại dấu ấn của Vương triều xưa . các Vua cùng Vương triều Nguyễn như Gia Long , Minh Mạng đã hoàn tất sự nghiệp trả thù cái cần phải trả thù . Đến đời Vua Thiệu Trị , và đặc biệt là Tự Đức , dường như có sự khôi phục lại mọi giá trị văn hóa của quá khứ một cách mạnh mẽ hơn , như để vớt vát lại những mất mát mà hai vị Tiền Vương đã để lại cho Đất nước ....
Nhìn nhận tòa thành Hà Nội thể kỷ XIX trên nền của lịch sử Đất nước quảng giao thời Lê - Tây Sơn - Nguyễn , như một tham khảo có tính định hướng chính trị bấy giờ , nó sẽ chi phối việc để lại hay xóa bỏ các dấu tích của cựu Triều . Vì vậy các địa danh có ở bản đồ Hà Nội thế kỷ XIX phải được xem xét để tránh sai sót và nhầm lẫn , bởi vị trí của nó đã thay đổi dường như hoàn toàn , trong khi đó các địa danh của thành Thăng Long trước thế kỷ XIX rất khó xác định được vị trí vốn có của nó .

1/ NHỮNG ĐỊA DANH LÀ VẬT CHUẨN ĐÚNG : 
Trong những bản đồ Thăng Long trước thế kỷ XIX , chúng tôi chọn ra một số địa danh cho phép chỉ định vị trí địa lý - lịch sử của thành Thăng Long trước thế kỷ XIX , những địa danh này phần nhiều nằm gần kề với các địa danh của thành Thăng Long . các địa danh đó hiện có tọa độ địa lý tin cậy và xác thực là có từ trước thế kỷ XIX .

TRẤN VÕ QUÁN 
Trong hơn 10 bản đồ Thăng Long có trước thế kỷ XIX ( và cả bản đồ Hà Nội thế kỷ XIX ) , đều có ghi chú địa danh Trấn Võ quán nằm ở phía Bắc Thành ( và Cung thành ) Thăng Long . Một số bản đồ chú Trấn Võ quán ở góc Đông Bắc , một số ghi ở gần chính giữa Cung thành . Trấn Võ quán được xây dựng cùng với thành Thăng Long năm 1010 , với vai trò thờ Thần Trấn Võ theo tín ngưỡng Đạo Giáo ( Lão ) , vị Thần này trấn giữ phía Bắc thành Thăng Long ( cùng với Cao Sơn , Bạch Mã , và Linh Lang trấn giữ 3 phía Nam - Đông - Tây ) . Vị Thần này được gọi đầy đủ là Huyền Thiên Trấn Võ ( Vũ ) , nên cũng gọi là Huyền Võ . Vì vậy cổng thành phía Bắc Thăng Long còn gọi là cửa Huyền Võ , vì nó nằm ở phía có Trấn Võ quán . Phạm vi của Trấn Võ quán từ xưa rất rộng về phía Đông , gần đến phố cửa Bắc ngày nay . Còn di tích đền Trấn Võ hay chùa Quán Thánh hiện tại chỉ là phạm vi hẹp về phía cực Tây của Trấn Võ xưa kia . Như vậy xét về mặt lịch sử thì Trấn Võ quán tồn tại dường như nguyên vẹn với Thăng Long ( và cả Hà Nội hơn 200 năm nay ) , và đặc biệt nhất là vẫn giữ nguyên vị trí ban đầu , nếu có thay đổi thì chỉ là việc thu hẹp phần diện tích phía Đông mà thôi . Do đó Trấn Võ quán đủ tư cách là một vật chuẩn tin cậy trong quá trình xác định phạm vi duyên cách của thành Thăng Long .

CỬA DIỆU ĐỨC - HUYỀN VÕ 

Theo ghi chép của sử sách thì của chính Bắc của thành Thăng Long là Diệu Đức , cũng gọi là Huyền Võ , vì gần của Bắc có quán Thấn Võ thờ vị Thần Huyền Thiên Trấn Võ . Song các bản đồ không có chú thích địa danh nào ? Dù vậy chúng tôi cũng rất chú ý , vì nó có đủ tư cách là một vật chuẩn đích thực , rất có giá trị cho việc xác định duyên cách thành Thăng Long . Song địa danh này bị khiếm khuyết cả trong thư tịch và trong thực địa , và không cho phép xác định nó . Do vậy chúng tôi tìm một vật chuẩn khác có giá trị tương ứng để thay thế cho vật chuẩn Diệu Đức - Huyền Võ . Vật chuẩn đó chính là Trấn Võ quán đã giới thiệu ở trên . Hai địa danh này có mối quan hệ khăng khít với nhau , tuy là hai cá thể , nhưng được sản sinh ra cùng một gốc , đó chính là vị Thần Huyền Thiên Trấn Võ - Một biểu tượng cho sức mạnh tối thượng ; Nhiều khả năng Trấn Vũ quán và cửa Diệu Đức - Huyền Vũ nằm trên một trục kinh độ và rất gần nhau ?

QUỐC TỬ GIÁM :

Cũng gọi là Văn Miếu hay nhà Giám . Theo chính sử thì Quốc Tử Giám được xây dựng vào năm 1076 , trên một khu đất nổi khá cao được bao quanh 3 phía Bắc - Đông - Tây nột hồ nước lớn gọi là hồ Chu Tước ( hay Hồ Giám ) . Hồ nước bị lấp cạn hết , nay còn lại hồ Văn thì nằm lùi về phía Nam Quốc Tử Giám , hiện nay còn lại dấu tích ít ỏi của hồ Chu Tước . Quốc Tử Giám có lịch sử gần 1000 năm nay và coi như vị trí còn nguyên vẹn không thay đổi . Những hiện vật khảo cổ học đào được ở Quốc Tử Giám trong thời gian qua , cho phép xác nhận điều đó . Với Quốc Tử Giám cả ghi chép trong lịch sử , ghi chép trên bản đồ và thực địa tồn tại cho đến bây giờ , có đủ tư cách là một vật chuẩn đích thực và vô cùng quan trọng đối với thành Thăng Long trước thế kỷ XIX . 

ĐOAN MÔN - CỬA CHU TƯỚC .

Cửa chính của thành Thăng Long trước thế kỷ XIX , có tên chữ là Đoan Môn ( biển gắn trên cổng cửa ) , cũng gọi là cửa Đại Hưng . Còn theo phương vị gọi là cửa Chu Tước , tức là cửa Nam , đối với cửa Bắc là Huyền Võ . Theo vị trí số 44 trong hệ thống bản đồ Thăng Long trước thế kỷ XIX , theo cách đánh số của chúng tôi ( xem Khảo cổ học số 3 - 1981 và số 1- 1982 ) chính là địa danh này . Hiện nay chúng tôi chưa xác minh được tọa độ địa lý của Đoan Môn - Chu Tước , nhưng ở cửa chính phía Nam này có Hồ Chu Tước bao quanh ba phía Quốc Tử Giám như đã nói ở trên , Giữa tên gọi Hồ Chu Tước và cửa Chu Tước có mối quan hệ phương vị với nhau , tất cả đều ở phía Nam của Thành và Cung thành Thăng Long , và cửa Chu Tước phải thông ra hồ Chu Tước hoặc hồ Chu Tước là Án của cửa Chu Tước . Cũng như ở cửa chính Bắc , thì ở cửa chính Nam là hai địa danh có cùng tên gọi Chu Tước , hẳn rằng nằm trên một trục kinh độ bắc - Nam và cũng rất gần nhau . Trong điều kiện chưa có chứng cứ xác định cửa Chu Tước - Đoan Môn , chúng tôi mượn Quốc Tử Giám thay cho Chu Tước , coi như một vật chuẩn vô cùng quan trọng để tìm kiến vị trí thành Thăng Long xưa .

ĐIỆN GIẢNG VÕ .

Trong hệ thống bản đồ Thăng Long trước thế kỷ XIX , có địa danh gọi là GIẢNG VÕ ĐIỆN , địa danh này đã được khai quật khảo cổ học từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX. Vị trí này vốn nằm ở giữa lòng hồ Giảng Võ trước cửa chính tây Đài Truyền hình Việt nam .

THÁP BÁO THIÊN .

Hệ thống bản đồ Thăng Long , chú thích rất rõ tháp Báo Thiên , tòa tháp xây vào năm ?? và bị hủy hoại hoàn toàn vào thế kỷ XVIII , sau nhiều lần xẩy ra sự cố liên tục . Vị trí tháp Báo Thiên nằm ở phía Tây hồ Hoàn Kiếm , tức là khu vực Nhà Thờ Lớn hiện tại . Những ghi chép đầy đủ khi người ta cho xây dựng Nhà Thờ Lớn Hà Nội những năm 80 của thế kỷ XIX nói rất rõ đây là khu vực nền của tháo Báo Thiên xưa .

HỒ KHẨU .

Là điểm giao nhau của sông Tô Lịch với Hồ Tây về phía Bắc của Thăng Long . Các bản đồ Thăng Long hết thảy đều có ký hiệu này . Hồ Khẩu xưa nay là khu vực Hồ Khẩu , thuộc phường { Bưởi (dienbatn ) }- Quận tây Hồ - Hà Nội .

NGÃ BA SÔNG TÔ LỊCH - THIÊN PHÙ .

Vị trí này nằm ở góc Tây Bắc thành Thăng Long , đoạn cong của sông Tô Lịch khi đổi dòng chảy về phía Nam . Ở chỗ này có cửa nhận nước sông Thiên Phù , một con sông nhận nước ao hồ , đồng ruộng ở vùng Tây Bắc Thăng Long đổ về . Sông tục truyền bị lấp cạn vào thời Lý ?? Nhưng có lẽ không phải vậy . Nếu có chăng dòng Thiên Phù bị lấp chừng vài ba thế kỷ nay ? Hiện có thể xác định khu vực chợ Bưởi là ngã ba hai con sông ấy .
Theo như chúng tôi đã viết trong loạt bài HIỆN TƯỢNG TRẤN YỂM TRÊN SÔNG TÔ LỊCH , ngã ba sông Thiên Phù và Tô Lịch chính là khu vực trước cửa Đền Quán Đôi - Nơi có Trận đồ trấn yểm của Cao Biền hơn 1000 năm trước . ( dienbatn ) .

( Xin xem tiếp bài 6 ) - dienbatn.

Bài viết liên quan tại chuyên mục:CÁC BÀI NGHIÊN CỨU

Không có nhận xét nào:

Đặt mua Website này: 100.000 Vnđ - Liên hệ: Click here