Nội dung tiêu đề 2

Phần viết nội dung tiêu đề 2

Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013

ĐI TÌM THĂNG LONG THÀNH. BÀI 11.

ĐI TÌM THĂNG LONG THÀNH. BÀI 11.

PHẦN5.
 KẾT LUẬN MỞ CỦA RIÊNG CHÚNG TÔI ( Lâm Khang và dienbatn ) . 

Trường giang cuồn cuộn chảy về Đông,
Bạc đầu ngọn sóng cuốn anh hùng.
Thị phi thành bại theo giòng nước …
Sừng sững cơ đồ tay bỗng không!
Non sông nguyên vẻ cũ,
Bao độ ánh triều hồng.
Bạn ngư tiều dãi dầu trên bến,
Vốn đã quen gió mát trăng thanh.
Một vò rượu nếp vui gặp gỡ,
Chuyện đời ta trong chén rượu nồng…
Tụ tán nhờ có duyên,
Ly hợp vốn do tình.
Trả món nợ non sông trước tiên,
Mặc đời sau thiên hạ luận bình.
(Lời phim Tam Quốc) .
Qua phần viện dẫn các thư tịch cổ ở trên , chúng tôi muốn thống kê lại vị trí của các loại thành cổ đã từng có trên đất Thăng Long ngàn năm . Qua từng thời kỳ , tâm điểm của các thành cổ có thay đổi nhiều so với lúc đầu . Tuy nhiên , một số công trình trên đất Thăng Long vẫn còn tồn tại ở nguyên vị trí cũ, qua bao thăng trầm Lịch sử , làm nhân chứng , vật chứng và định vị cho thành cổ THĂNG LONG . Việc xác định vị trí của các thành cổ trên đất Thăng Long , chúng tôi hoàn toàn dựa vào những chứng cớ đã ghi trong thư tịch cổ và bằng những suy luận tổng hợp của riêng chúng tôi . Những kết luận của chúng tôi , có thể giống và cũng có thể khác những kết luận của những nhà nghiên cứu Lịch sử Hà Nội . Do vậy , chúng tôi cũng chỉ coi đây là những kết luận có tính chất tham khảo , ngõ hầu có thể định vị chính xác VỊ TRÍ CỦA THĂNG LONG THÀNH qua các thời kỳ lịch sử . Tâm điểm của các thành cổ trên đất Thăng Long , qua từng thời kỳ có sự dịch chuyển theo một quy luật nhất định , liên quan mật thiết đến Phong thủy của đất Thăng Long , và nhất là liên quan đến sự dịch chuyển , biến đổi dòng của các con sông trên đất Thăng Long . Đất Thăng Long xưa và nay đã tồn tại trên một vùng đất của các con sông như : Sông Hồng , Sông Tô Lịch , Kim ngưu , Ngọc Hà ....
Về mặt Địa chất , vùng đất Thăng Long - Hà Nội ngày nay được biết đến như sau : 
" Trung tâm Hà Nội ở tọa độ 21 độ 5 vĩ tuyến Bắc , 105 độ 87 kinh tuyến Đông , nằm trên đường trục của tam giác châu Bắc bộ , được che chắn ở phía Bắc - Đông Bắc bởi dải núi Tam Đảo và ở phía Tây - Tây Nam bởi dãy núi Ba Vì - Tản Viên , đều cách trung tâm thủ đô khoảng 50 Km .
Tam giác châu Bắc bộ ( sông Hồng và sông Thái Bình cùng các chi lưu mạng cành cây và mạng song song ) có hình phễu bổ đôi , bề mặt nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam ...
....Mặt cắt ngang của nó giống như một chiếc võng , vùng trục giữa thấp hơn hai bên rìa . Dạng võng này không phải chỉ hình dạng trên bề mặt , mà thực sự phản ánh dáng dấp cấu trúc móng nền tận 30 - 40 Km sâu trong lòng đất Hà Nội - Bắc Bộ , do giới địa - vậy lý học Việt Nam xác định . Và giới Địa học Việt Nam ( Viện Khoa học Trái đất , Khoa Địa học Đại học Quốc gia Hà Nội ...) hoàn toàn có lý khi đặt tên miền trũng tam giác châu sộng Nhị - Hồng , trong đó có lãnh thổ của Thủ đô Hà Nội là " Võng Hà Nội " hay " Trũng Hà Nội. 
Võng Hà Nội là một vùng rất " động " ( dynamic ) về mặt Địa chất kiến tạo , bởi vì nó là một vùng xung yếu của vỏ Trái đất . Nói xung yếu , vì vỏ của Trái đất ở nơi đây chẳng những mỏng hơn các nơi khác mà còn bị đứt gãy sâu chia cắt suốt bề dày của nó .
Vỏ Trái đất ở Trũng Hà Nội bị chia cắt như các manh áo rách và dáng vẻ của những đường đứt gãy giống như những đường khâu nối liền các mảnh áo , cho nên những nhà Kiến tạo học gọi chúng là những đường khâu .
Không phải chỉ có các đứt gãy dọc mà còn nhiều đứt gãy ngang , chia cắt trũng Hà Nội , cho nên nó có dạng bậc thang : Các bậc cao nằm ở phía Tây bắc , các bậc thấp nằm ở phía Đông Nam ..
Như đã nói , lãnh thổ Hà Nội nằm ngang trên trục của một vùng xung yếu do có hệ thống đứt gãy sâu cắt qua , cho nên Hà Nội là một vùng có cường độ chuyển động lớn của vỏ Trái đất . Tại đây , hoạt động kiến tạo lớn đã từng diễn ra mạnh mẽ trong suốt cả quá khứ Địa chất trăm triệu năm về trước mà vẫn còn đang tiếp diễn mạnh trong kỷ Địa chất hiện nay .
Các đứt gãy sâu sông Hồng - Sông Chảy cắt qua lãnh thổ Hà Nội là những đường xung yếu đã từng gây ra động đất mạnh đến cấp 7 , cấp 8 ( độ Richter . ) . ( HÀ NỘI NHƯ TÔI HIỂU - TRẦN QUỐC VƯỢNG ) .
HÌNH ẢNH VÙNG ĐẤT THĂNG LONG TỪ VỆ TINH .




Bây giờ chúng ta chỉ cần điểm lại những gì cổ sử đã viết về các thành cổ trên đất Thăng Long - Hà Nội ngày nay , chúng ta sẽ có một cái nhìn tổng quát về sự dịch chuyển tâm của các thành đó trong suốt 1.000 năm Lịch sử . Chúng ta sẽ khảo sát từng thành cổ một , chủ yếu vẫn là Đại La thành và THĂNG LONG THÀNH vì mục đích của bài viết chúng tôi đã đặt ra như thế .

1/ VỊ TRÍ CỦA LA THÀNH QUA CỔ SỬ : 
Trong phần này , chúng tôi sẽ cố gắng vẽ lại bản đồ và sự dịch chuyển của La Thành ( hay Đại La thành ) qua các tư liệu cổ sử đã trích dẫn .

* " Giáp Thìn, [824], (Đường Mục Tông Hằng, Trường Khánh năm thứ 4). Mùa đông, tháng 11, Lý Nguyên Gia thấy trước cửa thành có dòng nước chảy ngược, sợ trong châu nhiều người sinh lòng làm phản, vì thế dời đến đóng ở thành hiện nay. (Bấy giờ Nguyên Gia dời phủ trị đến sông Tô Lịch, mới đắp thành nhỏ thôi, có người thầy tướng bảo rằng: Sức ông không đắp nổi thành lớn, sau 50 năm nữa ắt có người họ Cao đến đây đóng đô dựng phủ. Đến đời Hàm Thông [860-874], Cao Biền đắp thêm La Thành, đúng như lời người ấy. Lại xét: Phủ thành đô hộ trước đó ở ngoài thành Đông Quan ngày nay, gọi là La Thành, sau Cao Biền đắp thành hiện nay, thành bên ngoài cũng gọi là La Thành). " 
* " Đại-La Thành-Lộ : xưa là nước Giao-Chỉ, đời nhà Hán để như cũ, nhà Đường đặt làm An-nam đô-hộ-phủ, thành phủ ở tại phía tây bờ sông Lư-Giang; Trương-Bá-Nghi đời Đường bắt đầu xây thành ấy, Trương-Chu, Cao-Biền tiếp-tục sửa sang đắp thêm. Trong thời Chân-Tông nhà Tống, Lý-Công-Uẩn người quận ấy, kiến-quốc tại đây. Đến nhà Trần nối theo nhà Lý lấy đất ấy đạt thêm ba phủ nữa: Long- Hưng, Thiên-Trường và Trường-An. " 
*" Trương-Châu Nguyên trước làm An-nam kinh-lược phán-quan, đến đời vua Hiến-Tông, năm Nguyên-Hoà thứ 3 (808), đổi làm chức Đô-hộ Kinh-lược sứ. Quan Kinh-Lược trước là Trương-Bá-Nghi đắp thành Đại-La, thành chỉ cao hai trượng hai thước, mở ba cửa, cửa đều có lầu; đông tây mỗi phía đều có ba cửa, phía nam 5 cửa, trên cửa đặt trống còi, trong thành, hai bên tả hữu, đều cất 10 dinh. Thời Bùi-Thái, hai thành Hoan, Ái, bị Hoàn-Vương (tức vua Chiêm Thành) đánh phá tan tành, Trương-Châu cho sửa đắp lại. " 
* " Cao Biền đắp lại thành Đại La ở bờ sông Tô Lịch. Thành ấy bốn mặt dài hơn 1982 trượng linh 5 thước, cao hai trượng linh 6 thước, đắp một
đường đê bao bọc ở ngoài dài hơn 2125 trượng linh 8 thước, cao 1 trượng
rưỡi, dày 2 thượng. Trong thành cho dân sự làm nhà hơn 40 vạn nóc (?).
* " Dời Đô Về Thăng Long Thành. Thái-tổ thấy đất Hoa-lư chật hẹp
không có thể mở-mang ra làm chỗ đô-hội được, bèn định dời đô về Lathành.
Tháng 7 năm Thuận-thiên nguyên-niên (1010), thì khởi sự dời đô.
Khi ra đến La-thành, Thái-tổ lấy cớ có điềm trông thấy rồng vàng hiện ra,
bèn đổi Đại-la thành là Thăng-long thành, tức là thành Hà-nội bây giờ. Cải
Hoa-lư làm trường-an phủ và Cổ-pháp làm Thiên-đức phủ. "
* " Vào năm thứ 2 niên hiệu Trường Khánh (năm Nhâm Dần- 822- ND) vua Mục Tông6 nhà Đường dùng Nguyên Hỷ làm quan đô hộ. Nguyên Hỷ thấy gần cửa thành có dòng nước chảy ngược mới sợ rằng
người trong châu đa số sẽ sinh chuyện phản trắc. Nhân đó mới bói quẻ, xem cái thành hiện tại ấy như thế nào. Lúc bấy giờ, có cái thành nhỏ vừa mới đắp. Người xem bói, xem tướng nói rằng sức ông không
đủ để bồi đắp cái thành lớn, 50 năm sau sẻ có người họ Cao đóng đô ở đấy mà xây dựng vương phủ. Đến khoảng niên hiệu Hàm Thông (841- 873-ND) đời vua Ý Tông nhà Đường, Cao Biền đắp thêm La Thành. "
* " Cao Biền đắp La Thành chu vi dài 1980 trượng linh năm thước, cao 2 trượng 6 thước. Chân thành rộng 2 trượng 6 thước. Bốn thành có nữ tường3 cao 5 thước 5 tấc. Địch lâu 55 sở. Môn lâu 5 cái.
Ủng môn (cửa tò vò) 6 cái. Ngòi nước 3 cái. Đường bộ (?) 34 đường lại đắp chu vi dài 2125 trượng 8 thước, cao một trượng 5 thước. Chân đê rộng 3 trượng xây cất nhà cửa hơn 5000 căn. " ( Đơn vị đo lường ngày xưa linh bốn thước, 1 trượng có mười thước ta. Bức tường nhỏ xây cơi thêm trên cái thành lớn gọi là nữ tường. Cái lầu xây trên thành để nhìn xem quân địch có đến không gọi là địch lâu. Môn Lâu: cái lầu xây trên cái cửa ra vào. Ủng Môn: Ủng (có sách phiên Úng) là cái vò còn gọi là cái ui làm bằng đất nung dùng để đựng nước, rượu v.v... Môn là cửa. Dùng những cái vò sắp chồng lên ở hai bên, giữa chừa khoảng trống làm cửa ra vào gọi là Ủng Môn. ) 

MỘT VÀI NHẬN XÉT CỦA CHÚNG TÔI ( Lâm Khang và dienbatn ) .

1/ Theo các tài liệu về cổ sử cho thấy , La Thành hầu như không có thay đổi gì nhiều về hình dạng kích thước từ khi xây dựng . Ngoại trừ một lần lùi sâu vào trong 75 thước để tránh nước lụt ( Năm Ất Dậu (năm 1165- ND) là năm Chánh Long Bảo Ứng thứ 3: Dời thành Đại La, phía cửa triều đông lùi sâu vào 75 thước. Xây cửa bằng gạch và đá để tránh sự xói mòn của nước sông. ) .
2/ Chùa Một cột ( DIÊN HỰU ) không có sự thay đổi vị trí trong suốt quá trình Lịch sử . Điều này hơi khác vời kiến giải của NSH BÙI THIẾT .
3/ Kinh thành Thăng Long đã bị cháy hoặc bị tàn phá gần như hoàn toàn nhiều lần . Mỗi lần xây dựng lại đều có sự thay đổi về kết cấu , tên công trình và quy mô xây dựng .
4/ Có một dòng sông chưa rõ tên chảy qua Kinh Thành Thăng Long , con sông này đi qua vườn Bách thảo hiện nay , qua khu vực Khảo cổ 18 Hoàng Diệu ... có lẽ là sông Ngọc Hà ???
5/ Kinh thành Thăng Long qua các đời có sự dịch chuyển về mặt địa lý , nhưng luôn lấy bờ sông Tô Lịch làm một ranh giới thiên nhiên .
6/ Thăng Long thành luôn nằm trong lòng của thành Đại La và trong Kinh thành Thăng Long luôn có một vòng thành nữa là Cung thành ( hay Cấm thành , Tử Cấm thành ) . Như vậy luôn có 3 vòng thành , bên ngoài là Đại La thành , trong là Kinh thành Thăng long và vòng cuối cùng là Cung thành ( hay Cấm thành , Tử Cấm thành ) . 
THÀNH ĐẠI LA :
Thành Đại La là lũy đất bao quanh bốn phía ngoài Đô thành . Nay vùng đất toàn bộ huyện Hoàn Long đều là di chỉ cũ của thành Đại La .
Thành do Trương Bá Nghi , Đô hộ An Nam khởi công xây đắp vào năm Đại Lịch 2 ( 767 ) đời Đường . Sau các viên quan Đô hộ Triệu Xương , Trương Chu , Lý Nguyên Gia kế tiếp bồi đắp . Năm Hàm Thông 7 ( 866) nhà Đường , Cao Biền làm Đô hộ mới đắp to thêm , chu vi 1982 trượng 5 thước , thân thành cao 2 trượng 9 thước , chân thành rộng 2 trượng 5 thước , tường "con gái " cao 5 thước 5 tấc , có 55 lầu canh .
Năm Thuận Thiên 1 triều Lý 9 1010 ) , Lý Cao Tổ ngắm nhìn bản đồ mà nói rằng : '" Thành Đại La cũ của Cao Biền có thế rồng cuốn hổ ngồi " , bèn ra lệnh bồi đắp thêm và dời Đô tới đóng tại đó .
Tháng 11 năm Hồng Đức 21 ( 1490 ) đời Lê , lại đắp mở rộng thêm 8 dặm , bên trong làm vườn cây, nuôi thú . Tháng 8 ( năm sau ) hoàn thành .
Năm Quang Hưng 11 ( 1588 ) triều Lê , nhà Mạc ra lệnh cho dân ở 4 trấn đắp thêm 3 lớp lũy đất , bắt đầu từ phường Nhật Chiêu , qua Hồ Tây , Cầu Giấy đến Thanh Trì , áp sát phía Tây Bắc sông Nhị Hà . Thân lũy cao hơn Kinh thành 3 trượng , rộng 25 trượng , đào 3 lớp hào để phòng thủ .
Năm thứ 15 ( 1592 ) Trịnh Tùng đánh chiếm Đô thành , sai quân phá hủy vài nghìn trượng hào lũy .
Tháng 8 năm Cảnh Hưng 10 ( 1749 ) đời Lê , xem xét địa thế trong thành , sai dân ở các huyện ven thành ra sức bồi đắp thành đất , mở 8 cửa , mỗi cửa đặt 2 ô gác ở hai bên trái và phải , cắt lính canh giữ đề phòng lúc khẩn cấp .
Xét : Việc đắp thành Đại La bắt đầu từ năm Đại Lịch nhà Đường , tới nay đã 1135 năm . Lúc đầu do quan Đô hộ mở phủ , bởi lo sợ dân chúng sinh lòng chống đối , mới đắp thêm để phòng ngự bên ngoài tấn công vào . Thế rồi các triều đại kế tiếp nhau đóng Đô ở đó , dựa theo địa hình mà đắp thành để bảo vệ chốn Thần kinh . Nhưng đâu có biết đạo của bậc Đế Vương xưa nay , việc phòng thủ là ở các vùng lân cận xung quanh , chứ đâu chỉ khư khư giữ gìn trong vòng thành Đại La nhỏ bé . Nay đất nước thống nhất , bốn phía hào lũy san phẳng . Ngôi thành cao ngút tầng mây ngày xưa nay đã thành đường bằng lát đá . Điều đó chẳng đúng như câu nói : " Chớ có cậy vào thành trì mà cho là bền vững " đó sao ? 

1/ HỒNG ĐỨC BẢN ĐỒ .


2/ DẤU VẾT LA THÀNH NGÀY NAY . 
( Bản đồ do dienbatn thực hiện ).


3/ LÝ GIẢI VÒNG NGOÀI LA THÀNH TRÊN HỒNG ĐỨC BẢN ĐỒ .

1/ Theo các tài liệu về cổ sử cho thấy , La Thành hầu như không có thay đổi gì nhiều về hình dạng kích thước từ khi xây dựng . Ngoại trừ một lần lùi sâu vào trong 75 thước để tránh nước lụt ( Năm Ất Dậu (năm 1165- ND) là năm Chánh Long Bảo Ứng thứ 3: Dời thành Đại La, phía cửa triều đông lùi sâu vào 75 thước. Xây cửa bằng gạch và đá để tránh sự xói mòn của nước sông. ) 




Theo các cổ sử để lại , ta thấy , lúc đầu thành Đại La cũng chỉ là một cái thành nhỏ đóng ở ngay bờ sông Tô Lịch . Việc Trương Bá Nghi thấy trước cửa thành có dòng nước ngược , sợ dân chúng làm phản nên chuyển thành đi sang vị trí khác , cũng chỉ xoay qua lại hai bên bờ sông Tô Lịch . Ta xem lại những gì cổ sử đã viết về vấn đề này .
* " Giáp Thìn, [824], (Đường Mục Tông Hằng, Trường Khánh năm thứ 4). Mùa đông, tháng 11, Lý Nguyên Gia thấy trước cửa thành có dòng nước chảy ngược, sợ trong châu nhiều người sinh lòng làm phản, vì thế dời đến đóng ở thành hiện nay. (Bấy giờ Nguyên Gia dời phủ trị đến sông Tô Lịch, mới đắp thành nhỏ thôi, có người thầy tướng bảo rằng: Sức ông không đắp nổi thành lớn, sau 50 năm nữa ắt có người họ Cao đến đây đóng đô dựng phủ. Đến đời Hàm Thông [860-874], Cao Biền đắp thêm La Thành, đúng như lời người ấy. Lại xét: Phủ thành đô hộ trước đó ở ngoài thành Đông Quan ngày nay, gọi là La Thành, sau Cao Biền đắp thành hiện nay, thành bên ngoài cũng gọi là La Thành). " 
* " Quý Mùi, [863], (Đường Hàm Thông năm thứ 4). Mùa xuân, tháng giêng, ngày Canh Ngọ, quân Nam Chiếu đánh chiếm phủ thành, tả hữu của Tập [11b] đều chết hết. Tập chạy bộ, cố sức đánh, người trúng mười mũi tên, muốn xuống thuyền của giám quân nhưng thuyền đã đi xa bờ, bèn nhảy xuống biển chết, cả nhà 70 người. Liêu thuộc là Phàn Xước đem ấn tín binh phù của Tập sang sông trước, được thoát. Tướng sĩ các châu Kinh Nam, Giang Tây, Ngạc, Nhạc, Tương, hơn 4 trăm người chạy
đến phía đông thành giáp sông. Ngu hầu Kinh Nam là bọn Nguyên Duy Đức bảo quân sĩ rằng: "Bọn ta không có thuyền, xuống nước tất chết, chi bằng lại quay về thành đánh nhau với người Man, một người của ta đổi lấy hai người Man, cũng có lợi". Bèn trở lại thành, vào cửa Đông La (tức là cửa đông La Thành An Nam). Người Man không phòng bị, bọn Duy Đức tung quân đánh, giết quân Man hơn 2 nghìn người. Đến đêm, tướng Man là Dương Tư Tấn từ trong tử thành (tức thành nhỏ ở trong thành) đem quân ra cứu, bọn Duy Đức đều chết cả. " 
* " Bính Tuất, [866], (Đường Hàm Thông năm thứ 7). ...Cao Biền giữ phủ xưng vương, đắp La Thành vòng quanh 1.982 trượng lẻ 5 thước, thân thành ca::7Ă1::] 2 trượng 6 thước, chân thành rộng 2 trượng 5 thước, bốn mặt thành đắp các nữ tường nhỏ trên bốn mặt thành cao 5 thước 5 tấc, lầu nhìn giặc 55 sở, cửa ống 6 sở, cừ nước 3 sở, đường bộ 34 sở. Lại đắp con đê vòng quanh dài 2.125 trượng 8 thước; cao 1 trượng 5 thước; chân rộng 2 trượng, cùng làm nhà cửa hơn 40 vạn gian. " 
" Kinh-Lược-Chiêu-Thảo-Sứ là Trương-Bá-Nghi đắp La-Thành tại An-nam, công trình chưa xong, đến năm Nguyên-Hoà thứ 3 (808), đô hộ là Trương-Chu đắp tiếp thêm mới hoàn công. Lâm-Tư nói rằng: La-Thành chu-vi 2000 bước, tốn hết 25 vạn công. " 
Quan Kinh-Lược trước là Trương-Bá-Nghi đắp thành Đại-La, thành chỉ cao hai trượng hai thước, mở ba cửa, cửa đều có lầu; đông tây mỗi phía đều có ba cửa, phía nam 5 cửa, trên cửa đặt trống còi, trong thành, hai bên tả hữu, đều cất 10 dinh. Thời Bùi-Thái, hai thành Hoan, Ái, bị Hoàn-Vương (tức vua Chiêm Thành) đánh phá tan tành, Trương-Châu cho sửa đắp lại. " 
* " Cao Biền đắp lại thành Đại La ở bờ sông Tô Lịch. Thành ấy bốn mặt dài hơn 1982 trượng linh 5 thước, cao hai trượng linh 6 thước, đắp một
đường đê bao bọc ở ngoài dài hơn 2125 trượng linh 8 thước, cao 1 trượng
rưỡi, dày 2 thượng. Trong thành cho dân sự làm nhà hơn 40 vạn nóc (?).
* " Dời Đô Về Thăng Long Thành. Thái-tổ thấy đất Hoa-lư chật hẹp không có thể mở-mang ra làm chỗ đô-hội được, bèn định dời đô về Lathành.
Tháng 7 năm Thuận-thiên nguyên-niên (1010), thì khởi sự dời đô. Khi ra đến La-thành, Thái-tổ lấy cớ có điềm trông thấy rồng vàng hiện ra, bèn đổi Đại-la thành là Thăng-long thành, tức là thành Hà-nội bây giờ. Cải Hoa-lư làm trường-an phủ và Cổ-pháp làm Thiên-đức phủ. " 
* " năm thứ 2 niên hiệu Đại Lịch (năm Đinh Tỵ-767-ND) đời vua Đại Tông nhà Đường, Trương Bá nghi xây lại La Thành.
Đến năm thứ 3 (năm Mậu Thân- 768-ND) thì đổi lại là An Nam đô hộ phủ.
* " Vào năm thứ 2 niên hiệu Trường Khánh (năm Nhâm Dần- 822- ND) vua Mục Tông6 nhà Đường dùng Nguyên Hỷ làm quan đô hộ. Nguyên Hỷ thấy gần cửa thành có dòng nước chảy ngược mới sợ rằng
người trong châu đa số sẽ sinh chuyện phản trắc. Nhân đó mới bói quẻ, xem cái thành hiện tại ấy như thế nào. Lúc bấy giờ, có cái thành nhỏ vừa mới đắp. Người xem bói, xem tướng nói rằng sức ông không
đủ để bồi đắp cái thành lớn, 50 năm sau sẻ có người họ Cao đóng đô ở đấy mà xây dựng vương phủ. Đến khoảng niên hiệu Hàm Thông (841- 873-ND) đời vua Ý Tông nhà Đường, Cao Biền đắp thêm La Thành. "
* " Cao Biền đắp La Thành chu vi dài 1980 trượng linh năm thước, cao 2 trượng 6 thước. Chân thành rộng 2 trượng 6 thước. Bốn thành có nữ tường3 cao 5 thước 5 tấc. Địch lâu 55 sở. Môn lâu 5 cái.
Ủng môn (cửa tò vò) 6 cái. Ngòi nước 3 cái. Đường bộ (?) 34 đường lại đắp chu vi dài 2125 trượng 8 thước, cao một trượng 5 thước. Chân đê rộng 3 trượng xây cất nhà cửa hơn 5000 căn. " ( Đơn vị đo lường ngày xưa linh bốn thước, 1 trượng có mười thước ta. Bức tường nhỏ xây cơi thêm trên cái thành lớn gọi là nữ tường. Cái lầu xây trên thành để nhìn xem quân địch có đến không gọi là địch lâu. Môn Lâu: cái lầu xây trên cái cửa ra vào. Ủng Môn: Ủng (có sách phiên Úng) là cái vò còn gọi là cái ui làm bằng đất nung dùng để đựng nước, rượu v.v... Môn là cửa. Dùng những cái vò sắp chồng lên ở hai bên, giữa chừa khoảng trống làm cửa ra vào gọi là Ủng Môn. )
THÀNH ĐẠI LA : Tức là thành đất nằm ngoài thành Thăng Long ngày nay . Chu vi 7768 tầm ( 1 tầm = 8 thước ) , thành mở ra 21 cửa ô . Từ đời Đường , năm thứ 2 niên hiệu Đại Lịch ( 767 ) , Trương Bá Nghi bắt đầu đắp thành này , về sau Triệu Xương và Trương Tiết bồi đắp thêm . Vào đời Vua Đường Y Tông , Cao Biền sang giữ chức Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ , đặt phủ trị ở đó , lại mở rộng thêm thành . Lý Thái Tổ , năm đầu hiệu Thuận Thiên ( 1010 ) từ Hoa Lư dời đô về đây , Ông đã cho đắp thành đất cả bốn phía . Các đời Vua Trần và Vua Lê đều đóng đô ở đây . Nơi đặt cung điện thành trì chính là tỉnh thành hiện nay .
Vọng cung và công sảnh đều ở đây . Trên cổng Vọng cung khắc hai chữ " Đoan Môn " . Đây là di tích triều Lý , nay cũng thế .
THÀNH ĐẠI LA :
Thành Đại La là lũy đất bao quanh bốn phía ngoài Đô thành . Nay vùng đất toàn bộ huyện Hoàn Long đều là di chỉ cũ của thành Đại La .
Thành do Trương Bá Nghi , Đô hộ An Nam khởi công xây đắp vào năm Đại Lịch 2 ( 767 ) đời Đường . Sau các viên quan Đô hộ Triệu Xương , Trương Chu , Lý Nguyên Gia kế tiếp bồi đắp . Năm Hàm Thông 7 ( 866) nhà Đường , Cao Biền làm Đô hộ mới đắp to thêm , chu vi 1982 trượng 5 thước , thân thành cao 2 trượng 9 thước , chân thành rộng 2 trượng 5 thước , tường "con gái " cao 5 thước 5 tấc , có 55 lầu canh .
Năm Thuận Thiên 1 triều Lý 9 1010 ) , Lý Cao Tổ ngắm nhìn bản đồ mà nói rằng : '" Thành Đại La cũ của Cao Biền có thế rồng cuốn hổ ngồi " , bèn ra lệnh bồi đắp thêm và dời Đô tới đóng tại đó .
Tháng 11 năm Hồng Đức 21 ( 1490 ) đời Lê , lại đắp mở rộng thêm 8 dặm , bên trong làm vườn cây, nuôi thú . Tháng 8 ( năm sau ) hoàn thành .
Năm Quang Hưng 11 ( 1588 ) triều Lê , nhà Mạc ra lệnh cho dân ở 4 trấn đắp thêm 3 lớp lũy đất , bắt đầu từ phường Nhật Chiêu , qua Hồ Tây , Cầu Giấy đến Thanh Trì , áp sát phía Tây Bắc sông Nhị Hà . Thân lũy cao hơn Kinh thành 3 trượng , rộng 25 trượng , đào 3 lớp hào để phòng thủ .
Năm thứ 15 ( 1592 ) Trịnh Tùng đánh chiếm Đô thành , sai quân phá hủy vài nghìn trượng hào lũy .
Tháng 8 năm Cảnh Hưng 10 ( 1749 ) đời Lê , xem xét địa thế trong thành , sai dân ở các huyện ven thành ra sức bồi đắp thành đất , mở 8 cửa , mỗi cửa đặt 2 ô gác ở hai bên trái và phải , cắt lính canh giữ đề phòng lúc khẩn cấp .
Xét : Việc đắp thành Đại La bắt đầu từ năm Đại Lịch nhà Đường , tới nay đã 1135 năm . Lúc đầu do quan Đô hộ mở phủ , bởi lo sợ dân chúng sinh lòng chống đối , mới đắp thêm để phòng ngự bên ngoài tấn công vào . Thế rồi các triều đại kế tiếp nhau đóng Đô ở đó , dựa theo địa hình mà đắp thành để bảo vệ chốn Thần kinh . Nhưng đâu có biết đạo của bậc Đế Vương xưa nay , việc phòng thủ là ở các vùng lân cận xung quanh , chứ đâu chỉ khư khư giữ gìn trong vòng thành Đại La nhỏ bé . Nay đất nước thống nhất , bốn phía hào lũy san phẳng . Ngôi thành cao ngút tầng mây ngày xưa nay đã thành đường bằng lát đá . Điều đó chẳng đúng như câu nói : " Chớ có cậy vào thành trì mà cho là bền vững " đó sao ? "

Như vậy ta thấy rằng , lúc đầu , quy mô của thành Đại La tương đối nhỏ , sau này , trong quá trình Lịch sử được tiếp tục bồi đắp , nhưng lần xây dựng của Cao Biền là lần xây dựng lớn nhất mà di tích còn tồn tại tới ngày này . Theo những dấu vết còn lại La Thành hay Đại La thành có quy mô rất lớn , chu vi của La Thành khoảng gần 30 Km . Trong suốt chiều dài Lịch sử cả ngàn năm từ thời Cao Biền xây dựng , La Thành hầu như không có sự thay đổi nào đáng kể ( việc này rất khác với số phận của THĂNG LONG THÀNH ) . Như vậy ta thấy rằng tâm điểm của La Thành hầu như không có sự thay đổi trong suốt hơn một nghìn năm qua .

DẤU VẾT CỦA LA THÀNH 


MÔ HÌNH THĂNG LONG - HÀ NỘI THEO Ý CỦA TRẦN QUỐC VƯỢNG.




Trong phần này , chúng tôi xin trích một ý kiến của giáo sư TRẦN QUỐC VƯỢNG trong cuốn HÀ NỘI NHƯ TÔI HIỂU , đoạn này mô tả khá kỹ và chính xác địa tầng của ĐẠI LA THÀNH - THĂNG LONG - HÀ NỘI .

" Theo ngôn từ quy hoạch dân gian thì Thăng Long - Đông Kinh - Hà Nội cổ là một mảnh đất được bao bọc bởi : 
Nhị Hà quanh Bắc sang Đông 
Kim Ngưu , Tô Lịch là sông bên này .
Tưởng như không còn lời nào cô xúc và khái quát cho bằng . Loài người ( dân ) bao giờ cũng khôn ngoan hơn mỗi người ( lãnh đạo ) là như vậy đó .
Nói theo " Lý thuyết hệ thống " , thời thượng hiện nay , thì 3 sông ấy là hệ trên của một tập hợp các hệ dưới sẽ được trình giải dưới đây . Có thể mô hình hóa và sơ đồ hóa cái hệ thống ấy như sau , gọi là " tam giác châu hà Nội " ., nằm trên một hệ nữa là " tam giác châu Bắc bộ " hay trên " tam giác châu Nhị Hà " . ( xem hình dienbatn mô tả ở trên ) .
Lời chua : Có một tam giác nhỏ đồng dạng với một tam giác lớn , đó là Hồ Tây . Ba cạnh của tam giác nhỏ được viền bởi Nhị Hà - Thiên Phù - Tô Lịch với một cự ly rất nhỏ . Nếu không có đê và trong mùa lũ thì thấy ngay Hồ Tây xưa chỉ là một khúc uốn của Nhị Hà và Thiên Phù - Tô Lịch ( đoạn Hà Khẩu - Bưởi ) cũng chỉ là Nhị Hà nghĩa rộng , hay sự tạo thành nên chúng là do sông Nhị đổi dòng / bỏ dòng . Khi tạo nên Thiên Phù và Tô Lịch , thì " tam giác nước Hà Nội " có hai cửa vào ( hay 2 cửa cấp nước - input ) là cửa sông Thiên Phù ở mạn Nhật Tân giáp Phú Xá ( dọc Bù ) và chỗ cửa sông Tô Lịch ở Hà Khẩu ( chỗ nhà tắm phố Chợ Gạo , quận Hoàn Kiếm ngày nay ) . Đến khi sông Thiên Phù bị lấp ( đời Lý về sau ) thì chỉ còn một cửa Hà Khẩu cấp- nước sông Nhị và một cửa Hồ Khẩu cấp nước Hồ Tây cho sông Tô Lịch .
Nhìn cái " tam giác nước " ( trước , sau bao gồm cả Hồ Tây ) và cái " tứ giác nước ( sau khi Hồ Tây đã hình thành ) , thì có thể định nghĩa ngay Thăng Long - Hà Nội là cái bãi bồi to lớn của sông NHị Hà vốn trong cuộc đời thực , tự nhiên , có hình thoi , như một bãi bồi tự nhiên khác ...Dải đất bãi này có độ nghiêng từ Tây sang Đông , từ Bắc xuống Nam , đúng hơn là từ Tây Bắc xuống Đông Nam . Đây cũng là hướng dòng chảy của mạng nước Hà Nội . Vậy nếu khu vực Hoàng thành Hà Nội cổ thuộc Ba Đình nay là bãi bồi cao thì rõ ràng Đống Đa , Hai bà là vùng ô trũng cho tới Thanh Trì . "
MỘT Ý KIẾN ĐÁNG CHÚ Ý CỦA GS.TRẦN QUỐC VƯỢNG VỀ SÔNG TÔ LỊCH :Như người ta nói xưa nay , bắt đầu từ Hà Khẩu ( cửa cấp nước số 1 ) chảy vòng về qua nội thành làm ngoại hào phía bắc của tòa thành cổ Lý - Trần - Lê - Nguyễn , rồi chảy xuống Thụy Chương ( Thụy Khuê ) sau khi đã lấy thêm nước ở cửa số 2 ( Hồ Khẩu ) , lại chạy xuống Bưởi , ở đây có cửa cấp nước số 3 là " ngả ba nước " [ Thiên Phù ( phụ lưu cấp 1 của sông Nhị ) là một "cành cây " đâm từ sông Nhuệ qua Xuân La đổ vào ] , dồn sông Tô Lịch ngoặt từ Tây bắc xuống Tây Nam về Cầu Giấy , xuôi xuống Lủ - Huỳnh Cung để rồi nối với sông Nhuệ ở Hà Liễu ....Chính trên đoạn sông này có Cống Cót ( Yên Quyết ) và Cầu Mọc ( Nhân Mục ) , nơi có 2 tiền đồn của cánh quân Sầm Nghi Đống mà quân Tây Sơn cần đánh diệt để " mở đường " vào xứ Đống Đa .
Nhưng đi sâu thì vấn đề còn phức tạp hơn . Bản đồ Hà Nội 1873 lại ghi dòng Tô là sông Kim Ngưu và dòng Kim Ngưu ( làm ngoại hào cho toàn bộ phía Nam Đại La Thành ) là dòng Tô Lịch ? Có nhà " Hà Nội học " bảo tác giả Phạm Đình Bách của tấm bản đồ đó ghi nhận sai . Nhưng chớ trêu là Bia Minh Mạng hiện để ở chùa Trung Tự ( thôn Trung Tự - thuộc phường Đông Tác - Huyện Thọ Xương ) lại ghi về cảnh quan Đông Tác như sau : " Tô giang hữu nhiễu , lâm thủy tiền vinh " ( sông Tô bao phía hữu - Nước chảy ở mặt tiền ) . Thật phức tạp .
Càng phức tạp hơn là quãng ô Thụy Chương , chỗ góc Tây Bắc của tòa thành Hà Nội cổ , đoạn sông Tô đến đó lại chia thành nhánh chạy dọc theo mặt Tây của tòa thành , làm nên Tây ngoại hào và thóat nước xuống Ô Vạn Bảo ( góc Tây nam tòa thành cổ ) , rồi qua hệ đầm hồ Yên Trạch - Hào nam để đổ qua cửa cống Nhạc Viện Hà Nội ( cống Hào nam ) , xuống sông Kim Ngưu , nối với hồ Kim Ngưu ( Hồ Tây ) trên đầu đường Trâu Vàng chạy rồi ẩn xuống hồ : Đó chính là nhánh này đây .

SƠ ĐỒ DÒNG CŨ SÔNG TÔ LỊCH - dienbatn vẽ theo ý của GS.TRẦN QUỐC VƯỢNG .




...Sông Kim Ngưu có 2 cửa vào ( input ) , một ở cửa ô Thụy Chương , một ở cửa ô Cầu Giấy . Nhân đây xin có ngay một nhận xét : cái gọi là cửa ô trên Đại La Thành bao quanh Kinh thành Thăng Long - Đông Kinh phần lớn ( nếu không phải là tất cả ) đều là " ngã ba nước " . Chẳng hạn Ô Nhật Chiêu ( Nhật Tân ) là ngã ba Nhị thủy - Thiên Phù . Ô chợ Bưởi là ngã ba Thiên Phù - Tô Lịch . Ô Thụy Chương ( Thụy Khuê ) là ngã ba Tô Lịch - Kim Ngưu . Ô Cầu Giấy là ngã ba khác của Tô Lịch - Kim Ngưu . Ô Chợ Dừa là nơi phân nhánh của Kim Ngưu thành nhánh Hào Nam - Cầu Khánh ( Hoàng Cầu ) rồi chảy qua hồ Xã Đàn - hồ Nam Đồng , đâm qua cánh đồng Trung Tự - Kim Liên - Khương Thượng mà thành sông Tây hay Phương Liệt , chảy qua cống Vọng xuống đầm Thịnh Liệt ( " Đầm Sét cá Rô " ) mà tiếp tục tạo nên sộng Sét , đổ xuống sông Lừ . Ô Đồng Lầm - Cầu Muống cũng là nơi sông Kim Ngưu chảy qua cánh đồng Trung Tự - Kim Liên xuống sông Phương Liệt . Ô Cầu Dền mé trên một chút ở cống Nam Khang ( Đại học Bách Khoa ) ( Theo dienbatn tên cống này là Lâm Khang mới chính xác ) , cũng là chỗ Kim Ngưu phân một nhánh khác chảy vòng vo qua khu " Đông Dương học xá " cũ - Tức là Đại học Bách Khoa bây giờ - đổ xuống sông Phương Liệt . Cuối cùng là Ô Đống mác là chỗ nhánh của sông Kim Ngưu chảy vào đầm Thanh Nhàn , rồi tiếp tục đổ xuống Nam Thanh Trì thành sông Lừ chảy vào vùng đầm Yên Duyên - Sở Thượng ... ở mỗi cửa Ô , ngã ba nước đều mọc lên một cái chợ , một Thị tứ hay Thị trấn nếu ta dùng tên chữ và cũng là tên hiện đại .
Xem trên đủ biết , chỉ với 2 cửa vào ( input ) mà Kim Ngưu có biết bao nhiêu cửa ra ( output ) , ở trên dưới Ô Chợ Dừa , ở trên dưới Ô Đồng Lầm, ở Nam Khang ( Lâm Khang ? ), trên Ô Cầu Dền , ở Ô Đống Mác ....Sông Kim Ngưu ngoại hào Nam Đại La Thành , trở thành sông to và quan trọng với các phụ lưu và tên gọi khác ( Sét , Lừ ) còn chảy mãi xuống phía Nam qua đầm Yên Duyên - Sở Thượng , nơi nghĩa quân Tây Sơn chia một nhánh nhỏ " nghi binh " để chặn giặc và để đồn giặc chạy về Đầm Mực . Kim Ngưu gặp một nhánh Tô Lịch từ Hà Liễu đổ về Đông ở chỗ ngã ba nước Văn Điển , nơi cũng có đồn giặc Thanh đóng ở chợ - Thị trấn này . Rồi Tô Lịch - Kim Ngưu lại vòng vo đổ xuống Nam Thượng Phúc ( Thường Tín ngày nay ) . Sông Tô qua Vịnh Kiều ( cầu Viềng ) , gần đầm Mực - (Đầm Mực là đoạn bỏ dòng của Tô Lịch ) qua Nhị Khê , qua Ức Trai , qua Ngọc Hồi , vòng một khúc uốn sang Đông lại gặp Kim Ngưu từ Yên Duyên đổ qua , lượn sang tây để gặp sông Nhuệ ở ngã ba Chùa Đậu ( thuộc địa phận xã Gia Phúc - Thường Tín ) . Thế là chính Nam Ngọc Hồi hay là Cầu Thị là một ngã ba nước , nơi một phân nhánh nữa của Kim Ngưu - Tô Lịch tiếp tục chảy xuống phía Nam qua Hạ Hồi - Khê Hồi để đến Tía ( Tử Dương )rồi mới lại đổ vào sông Nhuệ , ở khu vực xã Nghiêm Xuyên của Thường Tín hiện nay , trong đó có làng Cống Xuyên chính là làng có sông Tô Lịch ( Kim Ngưu ) chảy qua trước mặt tiền . Bia Vĩnh Tộ thứ 9 ( Đinh Mão - 1627 ) ở chùa Sùng Phúc Cống Xuyên có câu : " phía Tây có sông Tô Lịch chầu mặt trước chùa . Nguyên văn " Tây tác hữu Tô Lịch giang triều củng ư tiền . vây ngã ba Tô - Nhuệ cuối cùng là đây chứ đâu phải ở Hà Liệu như biết bao sách vở xưa nay từng ghi chép . Chẳng qua là sử sách xưa luôn lầm lẫn , hay đồng nhất Tô Lịch với Kim Ngưu .
( HÀ NỘI NHƯ TÔI HIỂU - TRẦN QUỐC VƯỢNG ) .

BẢN ĐỒ HỆ THỐNG SÔNG LA THÀNH - HÀ NỘI . 



BẢN ĐỒ LA THÀNH VÀ CÁC DÒNG SÔNG CỔ



VỀ DÒNG SÔNG CỔ NGỌC HÀ TRONG HOÀNG THÀNH THĂNG LONG

Nguyễn Xuân Diện - Bùi Quốc Hùng

Năm 2003, việc phát lộ di tích Hoàng Thành Thăng Long đã gây sự chú ý trong dư luận xã hội và nhận được sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước và của nhân dân cả nước cũng như cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Tính đến thời điểm tháng 10 năm 2003, Viện Khảo cổ học đã khai quật được 17.000m2 và đã đã thu được hàng triệu hiện vật có giá trị. Theo các nhà khảo cổ học thì tại khu vực khai quật thấy có dấu tích một dòng sông cổ, và ở đó thấy có vỏ ốc, nhuyễn thế, sen và các thực vật dưới nước. Một số vị cho rằng có thể các trụ lục giác được bố trí dọc theo dấu tích dòng sông cổ này là các đài tạ dựng bên sông để hóng mát. Vậy phải chăng có dòng sông chảy giữa lòng Cấm thành, Hoàng thành? Sông này có tên gọi là gì? Chảy từ đâu đến đâu? Là sông tự nhiên hay sông đào? Tồn tại trong bao lâu thi bị lấp đi? Đó là những câu hỏi được đặt ra ngay khi khai quật và đến nay vẫn chưa có câu trả lời.
Bài viết này cung cấp một vài thông tin về các dòng sông cổ chảy trong lòng Hà Nội trong thư tịch cổ mà trong quá trình nghiên cứu về Thăng Long thành chúng tôi có ghi lại được, góp phần nghiên cứu về hệ thống thuỷ văn của Hà Nội xưa và hoàng thành Thăng Long trong lịch sử. Dưới đây là những ghi nhận trong Sử học bị khảo và Hà Nội địa dư.
1. Trong Sử học bị khảo của Đặng Xuân Bảng phần nói về các dòng sông ở Hà nội có viết:
Sông Nhị Hà (nguồn từ sông Lô, sông Lôi [sông Chảy] tỉnh Tuyên Quang, sông Thao, sông Đà tỉnh Hưng Hóa và sông Đáy ở tỉnh Sơn Tây, hội với nhau ở Bạch Hạc, tỉnh Sơn Tây chảy theo hướng Nam đến huyện Yên Lạc, chia một chi về phía Đông là sông Nguyệt Đức, chảy vào Bắc Ninh, lại chảy xuôi về phía Đông tỉnh thành [Hà Nội], thì chia một chi phía Tây gọi là sông Tô Lịch, chảy vào sông Nhuệ, lại chảy theo hướng Nam đến Huyện Thanh Trì, chia một chi phía Đông gọi là sông Đại Bi lại chảy theo hướng Nam đến huyện Thượng Phúc, thì chia một chi phía Đông gọi là sông Kim Ngưu; lại chảy xuôi qua tỉnh Hưng Yên, chia một chi phía Tây gọi là sông Xích Đằng, đến huyện Nam Sang, chia một chi phía Đông gọi là sông Luộc chảy vào tỉnh Hưng Yên; lại chảy xuôi đến ngã ba Đại Hoàng thì hợp với nước sông Giản, gọi là sông Hoàng, lại chảy xuôi vào địa giới tỉnh Nam Định đến huyện Thiên Trì, chia một chi về phía Đông gọi là sông Thanh Hương ....
Sông Nhuệ từ huyện Từ Liêm tỉnh Hà Nội chảy vào Lang Đàm [Linh Đàm (?)] rồi theo hướng Đông Nam chảy qua các huyện Thanh Oai, Thanh Trì đến ngã ba Hà Liễu thì có sông Tô Lịch, từ sông Nhị Hà chia ra qua các huyện Vĩnh Thuận, Từ Liêm, Thanh Trì, từ phía Đông đến chảy nhập vào. Lại chảy theo hướng Tây Nam đến ngã ba Nghiêm Xá, huyện THượng Phúc, thì có sông Đỗ Đồng bắt đầu ở đầm Ngũ Xã tự phía Đông chảy nhập vào. Lại chảy theo hướng Tây Nam đến ngã ba Tả Giai thì có sông Kim Ngưu, bắt đầu từ Hồ Tây huyện Vĩnh Thuận rồi từ phía Đông nhập vào ...
Sông Đại Bi cũng từ sông Nhị Hà chia ra, qua huyện Gia Lâm, chảy vào sông Nghĩa Trụ, chảy qua Gia Lâm, Siêu Loại, Lương Tài đến các huyện Đường Hào, Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương, rồi nhập vào sông Mão. Hai cửa sông ấy nay đều lấp kín cả. Sông Kim Ngưu này khác với các sông Kim Ngưu ở huyện Thanh Trì tỉnh Hà Nội . 
2. Thư tịch Hán Nôm duy nhất hiện biết có cho biết về một dòng sông tên gọi Ngọc Hà là Hà Nội địa dư (A.1154). Sách do Dương Bá Cung soạn năm Tự Đức thứ 4 (1852). Thông tin về Ngọc Hà nằm trong phần viết về đình Kiên Nghĩa, ở tờ 16a. 
Đình Kiên Nghĩa: Là nơi ngày xưa triều Lê dùng để hầu tiếp xứ giả Bắc quốc sang sắc phong.Tương truyền rằng vào đời Vĩnh Lạc nhà Minh, tướng Minh là Trương Phụ chiếm cứ thành Đông Quan đã bắc cây cầu phao tại đây để tiện qua lại, gọi là cầu Đông Tân (tục gọi là cầu Cháy)[Nay thuộc khu vực phố Tuệ Tĩnh, quận Hai Bà Trưng]. Đối diện với bờ bên Bắc là quán bến thuyền, nơi tụ tập các thương khách người Thanh. Vào triều Lê, ban đầu định lệ khách ngoại quốc không được tự ý vào trong trấn, từ đời Hồng Đức trở đi mới cho phép họ lập thành phố ở vạn Tường Lân, Lai Triều. Cũng có những người đến đây cư trú, nhà cửa của họ mái ngói nối tiếp nhau, thuyền bè san sát, các triều đều lập ra cung quán ....
....Sau thời loạn lạc cảnh vật bị tàn phá, tòa đình được dân sở tại dùng làm nơi thờ Thần. Đầu triều Nguyễn, mỗi khi có sứ giả vãng lai cũng dựng cung quán ở đây để nghênh tiếp, gọi là Hà Đình, đối diện bờ phía Bắc là cung Gia Quất. 
Phía Tây thành nổi lên thành lớp những ngọn núi đất, trong đó một vài nhánh nổi tiếng như Sài Sơn, Tam Sơn, Khán Sơn, Nùng Sơn. Cung Thái Hòa (nay thuộc huyện Vĩnh Thuận) nằm ở chỗ cao nhất của ngọn đồi, tương truyền do triều Lê lập ra, bên dưới là dòng nước gọi là Ngọc Hà. Núi Tam Sơn nối dài từ Cung Thành (Tương truyền Thuần Hoàng Đế triều Lê từng lấy đây là nơi xem đấu võ trong các kỳ thi võ cử. Trên núi có ngôi chùa, đời Hồng Đức tiến hành trùng tu, vâng mệnh tạc tượng vua Thuần Hoàng đế để thờ. Cuối thời Lê, quân Tây Sơn phá chùa, các nhà sư đã rước tượng đó tới thờ ở chùa Dục Khánh). Theo Sử ký chép: Vào năm Quang Thuận tiến hành đào hồ Hải Trì uốn khúc dài hàng trăm dặm, ở giữa có điện Thúy Ngọc, bên hồ dựng điện Giảng Võ dùng làm nơi luyện tập quân lính và voi chiến [nay thuộc phường Giảng Võ, Hà Nội], đó là chỉ chỗ này ngày xưa vậy. Di chỉ cung điện cũ hiện vẫn còn lại những bậc thềm. Vùng xung quanh hiện có những trại mang tên là Ngọc Hà, Giảng Võ, dân chúng ở đó vẫn thường đào được rất nhiều mảnh gạch ngói cổ hoặc những đồ binh khí bằng gỗ, bằng sắt. Lại có một địa điểm gọi là Đồng Trường, là nơi các triều đại trước kia tổ chức hội thí Cống sĩ, rõ ràng đây là di chỉ của nơi thi võ ngày xưa” .
Đây là lần đầu trong sách cổ nói đến địa danh Ngọc Hà. Chúng tôi đã dựa trên thư tịch cổ và dựa trên thực địa để phác họa hệ thống thuỷ văn của Thăng Long Hà Nội qua bản đồ trên . Kính mong các nhà khoa học chỉ giáo. 

1/ Bản dịch của Đỗ Mộng Khương dịch. Viện Sử học và Nxb Văn hóa Thông tin. H, 1997 [Trang 264 - 265]

2/ Bản dịch trích trong sách Địa chí Thăng Long Hà Nội trong thư tịch Hán Nôm, do Nguyễn Thuý Nga và Nguyễn Văn Nguyên chủ biên. Nxb. Thế Giới. Hà Nội, 2007, tr. 49 – 50.
Tài liệu tham khảo chính
1. Châu Phong tạp thảo. VHv.1873 - Thư viện Viện Hán Nôm
2. Thăng Long cổ tích khảo. A.1820 - Thư viện Viện Hán Nôm
3. Thăng Long cổ tích khảo tịnh hội đồ. VHv.247 - Thư viện Viện Hán Nôm
4. Phạm Đình Hổ: Tuyển tập thơ văn. Trần Kim Anh dịch và giới thiệu. Nxb KHXH. H, 1998. 
5. Đặng Xuân Bảng: Sử học bị khảo. Đỗ Mộng Khương dịch. Viện Sử học và Nxb Văn hóa Thông tin. H, 1997. [Trang 264 - 265]
6. Đỗ Văn Ninh: Thành cổ Việt Nam. Nxb KHXH. H, 1983. 
7. Phạm Hân: Tìm lại dấu vết thành Thăng Long. Tái bản có bổ sung. Nxb Văn hóa Thông tin. H, 2003.
8. Các tham luận tại các cuộc hội thảo về Hoàng thành Thăng Long.
9. Các bài báo về Hoàng thành Thăng Long từ 2003 đến nay (tháng 1. 2008).

( BÀI NÀY ĐANG THỰC HIỆN PHẦN CUỐI - Chúng tôi : dienbatn và Lâm Khang có cùng kết luận với nhà sử học BÙI THIẾT - Việc xác định chính xác điện KÍNH THIÊN  đã hoàn tất xong chưa đủ duyên để công bố. 
Thân ái. dienbatn.

Bài viết liên quan tại chuyên mục:CÁC BÀI NGHIÊN CỨU

Không có nhận xét nào:

Đặt mua Website này: 100.000 Vnđ - Liên hệ: Click here