Nội dung tiêu đề 2

Phần viết nội dung tiêu đề 2

Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

BÍ ẨN ĐẰNG SAU NGÔI MỘ CỔ HƯNG YÊN . BÀI 2.

TÌM ĐƯỢC TƯ LIỆU VỀ MỘT TẤM BIA GHI THÂN THẾ VÀ ĐỊA CHỈ TỪ ĐƯỜNG CỦA ÔNG QUẬN CÔNG.
Trong quá trình tìm tòi tài liệu, chúng tôi đã tìm được một bản dập có tên là "TỰ SỰ NGHIỆP BI" do Viện Viễn Đông Bác Cổ thực hiện có số hiệu N0 7290-300, 72305 - 306. Trong văn bia ghi rõ"Bia từ đường họ Nguyễn (đặt tại từ vũ thôn Chu xá), xã Đạo khê - Huyện Yên Mỹ Tỉnh Hưng Yên. Không ghi tác giả, không ghi niên đại. Bia 4 mặt, cùng khổ 58*156. Không trán bia xung quanh chạm hoa lá, đáy khắc đôi sư tử hí cầu. Chữ hán, có xen chữ Nôm, gồm 50 dòng khoảng 1600 chữ
Bia ghi tiểu sử và sự nghiệp ông Phó tri thị nội Thư tả Hộ phiên, Thị cận thị nội giám tư lễ giám Tổng thái giám, tức Chuẩn Nghĩa hầu, gia tặng Chuẩn quận công, họ Nguyễn ,tự Đức Nhuận, hiệu Tĩnh Xuyền. Ông sinh giờ Tý ngày 5 tháng 4 năm Nhâm Tý, mất giờ Dậu ngày 9 tháng 10 năm Đinh Mùi. Mộ táng tại xứ Bãi Quân. Ông vốn họ Dương sau đổi họ Nguyễn, người xã Trung Đạo, đến ở xã Đạo Khê. Tiếp theo, kể lại lai lịch từ hiển tổ khảo, hiền tổ tỷ, đến các vị họ ngoại như ngoại tổ khảo, ngoại tổ tý... Vì tổ tiên ông đắp nên nền phúc , đời đời để lại lòng nhân, cho nên, nay Ông mới được vào hầu chúa, có công với nước, có nghĩa với dân. ÔNg lại cúng cho dân 1200 đồng tiền, 240 thước ruộng, dân xã đã bầu ông làm Phúc Thần, bốn mùa cúng tế"

Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu tấm bia này tại địa chỉ từ đường họ Nguyễn (đặt tại từ vũ thôn Chu xá), xã Đạo khê - Huyện Yên Mỹ Tỉnh Hưng Yên.dienbatn .
 Chiều nay, 14h tôi và anh Dienbatn đã tới thăm GS Nguyễn Lân Cường. Chúng tôi cùng trò chuyện, thảo luận sôi nổi về những vấn đề xung quanh ngôi mộ cổ ở Hưng Yên.

Chúng tôi cũng lật lại các hồ sơ nghiên cứu về các ngôi mộ cổ đã khai quật được trước đây. Và đặc biệt dừng lại ở hồ sơ mộ cổ ở Vườn đào Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội.(Hiện nay, được phép của Gs. Lân Cường, hồ sơ này đang được anh Dienbatn nghiên cứu và công bố những nhận xét riêng của anh).

Sau khi thảo luận, chúng tôi vẫn chưa kết luận được rằng xác ướp bị khai quật trộm đó có phải là Quận công, Tổng Thái giám Nguyễn Đức Nhuận hay không. NGUYỄN XUÂN DIỆN .

TƯ LIỆU VỀ NGÔI MỘ HỢP CHẤT TẠI CÁNH ĐỒNG ĐÀO NHẬT TÂN - HÀ NỘI .

Trong cuộc thảo luận với PGS.TS NGUYỄN LÂN CƯỜNG chiều qua , chúng tôi được sự đồng ý của ông , cho phép sử dụng những nghiên cứu và hình ảnh cuộc khai quật mộ táng hợp chất tại vườn đào Nhật Tân năm 2005 để có thên tư liệu so sánh , đối chiếu với ngôi mộ ở Hưng Yên . Chúng tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của Nhà Nhân chủng học - PGS.TS NGUYỄN LÂN CƯỜNG .

TS. NGUYỄN XUÂN DIỆN VỚI Nhà Nhân chủng học - PGS.TS NGUYỄN LÂN CƯỜNG .

Posted Image
dienbatn với PGS.TS NGUYỄN LÂN CƯỜNG .
Posted Image

BÁO CÁO KHAI QUẬT MỘ HỢP CHẤT TRÊN CÁNH ĐỒNG ĐÀO NHẬT TÂN - HÀ NỘI .

Posted Image


" Cho đến nay ở Việt Nam đã phát hiện được khoảng 52 mộ hợp chất , nhưng phần lớn tập trung ở miền Bắc . Có những mộ đã được khai quật, có mộ bị kẻ gian phá trộm để tìm kiếm hiện vật hoặc một số khác chỉ mới phát hiện ( xem phần phụ lục ) . " Mộ hợp chất " còn gọi là " Mộ trong quan ngoài quách " , " Mộ ướp xác ", " Mộ quách tam hợp ", " Mộ bao kín " , " Mộ có xác " , hay " Mộ cổ " ...Theo chúng tôi , mộ hợp chất là cách gọi tương đối hợp lý và dễ hiểu hơn cả . Nếu mộ hợp chất có tường bao quanh 3 mặt , bên trong là mộ đôi thì chúng tôi gọi là " Mộ hợp chất song táng " . Loại mộ này chưa phát hiện ở miền bắc , chỉ có ở phía Nam của nước ta . Mộ hợp chất có một đặc điểm chung nhất là có quách hợp chất bao ở bên ngoài . Quách hợp chất mà người ta gọi là " Tam hợp " thông thường gồm 3 chất : vôi , cát , mật . Ngoài ra người ta còn trộn thêm vỏ nhuyễn thể đã bị hun, đốt nghiền nhỏhay giấy bản hoặc nước cháo loãng ...Người ta còn dùng nước cây Niệt Dó trộn lẫn có tác dũng như chất hồ làm liên kết các hợp chất với nhau , khiến cho nước bên ngoài không thấm vào được . Chính vì vậy người ta gọi là mộ hợp chất .
Một số mộ lại có quách gỗ bao kínầi mặt của quan tài . Xác được giữ lại chính nhờ các loại dầu ướp xác và quan , quách kìn , tạo môi trường yếm khí . ( Trích tài liêu đã nêu ) 

CẤU TRÚC MỘ .

Mộ cánh đồng đào Nhật Tân , nếu tính từ bên ngoài vào trong , cấu trúc gồm : gò mộ , huyệt mộ , quách hợp chất , quách gỗ , quan tài .

Các lớp thành mộ .

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Tấn ván lót có khoan chùm sao Thất tinh ( Chòm sao Đại Hùng ) .

Posted Image

Posted Image

Hợp chất làm mộ .

Posted Image

Xác được ngâm trong bể dầu ướp xác .

Posted Image

Lớp gạo nếp rang phủ bên dưới tấm ván khoan chùm Thất tinh .

Posted Image

Một số hình ảnh xác ướp khi khai quật .

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

MỘT SỐ ĐỒ TÙY TÁNG TRONG MỘ NHẬT TÂN - HÀ NỘI .

NÚT BUỘC QUẦN ÁO .

Posted Image

Posted Image

CÁC LỚP ÁO .

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

GĂNG TAY .

Posted Image

GIÀY .

Posted Image

TÚI DẠ CÁ .


Posted Image

GỐI VÀ ĐỒ CHÊM VAI .

Posted Image

Posted Image

TÚI ĐỰNG RĂNG .

Posted Image

RĂNG.


Posted Image

Posted Image


MỘT CHÚT KHÁI NIỆM VỀ CÂY NGỌC AM VÀ TINH DẦU NGỌC AM .
Cây Ngọc Am còn gọi là Hoàng Đàn Rủ thuộc họ Cupressaceae ( Cunninghamia hoặc Cupressus ) . Tên La tinh là Cupressus funebris ( Trung Quốc gọi là San Mộc ) . Cây này nằm trong bộ Thông Pinales , nhưng lại thuộc họ Hoàng Đàn ( Cupressaceae ) . Cây lớn cao độn khoảng 20 m , thường xuất hiện rải rác ở độ cao 250 - 1.500 m, thường phân bố ở sườn và đỉnh núi đá vôi . Các địa danh có loại cây này xuất hiện như dãy núi Cai Kinh ( Lạng Sơn ) , Na Hang ( Tuyên Quang ) , Thạch An ( Cao Bằng ) . Ngoài ra còn thấy xuất hiện ở miền Trung Việt nam và miền Nam - Trung Quốc . Hoàng Đàn Rủ ( Ngọc Am ) là cây cho gỗ quý , không bị mối mọt . Gỗ mục có mùi thơm dùng làm hương ( Nhang ) rất tốt . Rễ và cả gỗ thân cây dùng để cất tinh dầu . Cứ khoảng 150 Kg gỗ , cất được 7-8 lít dầu . Rễ hàm lượng tinh dầu còn cao hơn Tinh dầu dùng làm thuốc xoa bóp và chữa bệnh ngoài da . Vỏ cây nấu cao chữa đau bũng . Người Trung Quốc dùng quả trị phong hàn , cảm mạo , đau dạ dày và thổ huyết . Lá cây dùng để trị bỏng . Trong việc ướp xác , từ xưa người ta thường truyền tụng về tính chất giữ xác ướp được hàng trăm năm của tinh dầu Ngọc Am . Trong các triều đại Phong kiến , có quy định rất rõ ràng đến phẩm bậc nào mới được sử dụng tinh dầu Ngọc Am để ướp xác . Ngày xưa , dưới triều Tự Đức , Quan án Sát tỉnh Quảng Bình là Nguyễn Khắc Nguyên ( Người làng Mộng Phụ - Sơn Tây ) , vì giữ chức vụ cao tại vùng có nhiều tinh dầu Ngọc Am ( Quảng Bình ) , nên đã lén dùng tinh dầu Ngọc Am để ướp xác cho mẹ . Việc bị vỡ lở , đến tai Vua Tự Đức , ông bị biếm chức , nhưng vẫn cảm thấy hài lòng . Qua đó chúng ta thấy tinh dầu Ngọc Am có tác dụng như thế nào . PGS.TS NGUYỄN LÂN CƯỜNG cho chúng tôi biết : Nhưng bộ quần áo của xác ướp vườn đào Nhật Tân , khi để vào trong phòng kín , chỉ sau một đêm , tất cả muỗi và côn trùng trong phòng chết hết . Điều đó chứng tỏ dầu Ngọc Am có tính kháng khuẩn và độc tính cao .
CÁC THỚ GỖ DỌC CỦA HOÀNG ĐÀN RỦ ( NGỌC AM ) .

Posted Image

CẤU TRÚC GỖ HOÀNG ĐÀN RỦ ( NGỌC AM ) DƯỚI KÍNH HIỂN VI LIECA DMRE .

Posted Image

Phần này dienbatn có sử dụng tài liệu và ảnh của PGS.TS NGUYỄN LÂN CƯỜNG.
dienbatn.
 Ngày hôm nay 16/4/2008 , báo ANTG có bài viết của PGS. TS NGUYỄN LÂN CƯỜNG nhan đề CHUYỆN VỀ NGÔI MỘ CỔ Ở HƯNG YÊN VÀ HƯỚNG XỬ LÝ . Vì có những quan điểm trái ngược nhau về sự việc xảy ra , chúng tôi xin cùng phân tích như sau .
1/ Theo Phóng viên PHẠM NGỌC DƯƠNG - BÁO ANTG :

" Xác ông Quận được mang ra một cánh đồng cách đó chừng 3km để táng trong một ngôi mộ tròn đã được ông chủ doanh nghiệp này xây sẵn. Tuy nhiên, bể mộ xây để chứa xương cốt mà thi hài vẫn còn nguyên vẹn, nên những người tham gia chôn cất đã bẻ gập chân thi hài ông Quận lên, bẻ quặt tay, gập đầu xuống để nhét cho vừa hố rồi lấp đất lại. Theo lời kể của ông S " 
Đây chính là điều gây nên sự công phẫn , bức xúc đối với người đọc nhiều nhất . [ dienbatn xin chú thích thêm rằng : Trong khi nghe ông NGUYỄN VĂN QUANG , là người dân của thôn Thụy Trang - Xã Trung Hưng - Hưng Yên , thì ông S ở đây chính là ông Sinh có biệt danh là Sinh vỏ ( vẩu ) , là người trực tiếp đào mộ và chôn xác ướp .]
Nhưng theo bài viết của PGS. TS NGUYỄN LÂN CƯỜNG ngày 16/4/2008 có đoạn :
 " Chúng tôi có hỏi ông Thiềng : Có chuyện những người tham gia chôn cất đã bẻ gập chân , bẻ quặp tay , gập đầu thi hài xuống để đưa vào bể mộ chứa hay không ? Ông Thiềng trả lời là đã hỏi kỹ người mang đi chôn , hoàn toàn không có chuyện này . " 
Theo suy nghĩ của chúng tôi , ông Nguyễn Ngọc Thiềng là chủ tịch xã Trung Hưng cũng không phải là người chứng kiến trực tiếp . Để xác minh vấn đề này ta chỉ cần làm một thực nghiệm nho nhỏ là đo chiều cao của xác ướp và chiều dài của bể mộ chứa là có thể trả lời được ngay . Điều này rất quan trọng vì nó gây công phẫn không đáng có tới doanh nhiệp Phúc Nga , nếu không có sự việc trên . Còn nếu sự việc Phóng viên PHẠM NGỌC DƯƠNG - BÁO ANTG , viết là đúng sự thực , thì đây quả là một điều ghê gớm , nhất là khi dòng họ của Tổng thái giám NGUYỄN ĐỨC NHUẬN biết sự việc này . Đúng , sai chỉ cần một thực nghiêm nhỏ nêu ở trên là có thể trả lời ngay được .
2/ Trong bài viết , PGS. TS NGUYỄN LÂN CƯỜNG có nêu :
 " để giải quyết cho rõ ràng điều nghi vấn trên , đàng nào cũng phải chuyển thi hài về mai táng tại Thụy Trang , khi đó tôi sẽ đề nghị khám nghiệm . Nếu thi hài đó là đàn ông thì chắc chắn đó là thi hài Tổng thái giám NGUYỄN ĐỨC NHUẬN " 
Tuy nhiên , theo hồ sơ nghiên cứu của dienbatn và TS.NGUYỄN XUÂN DIỆN thì vùng này có truyền thuyết kể về Lăng mộ hai chú cháu nhà ông Quận cùng được táng tại cánh đồng Bãi Quân . Mặt khác , khi khảo sát văn bia , chúng tôi đã biết rằng ngài Tổng thái giám NGUYỄN ĐỨC NHUẬN có cha mang họ Dương cũng giữ chức vụ khá cao trong phủ Chúa Trịnh . Mặt khác , theo tài liệu chúng tôi có thì ngài Tổng thái giám NGUYỄN ĐỨC NHUẬN có tới 7 người con : năm trai và hai gái , có tên tuổi hẳn hoi . Như vậy ngài làm chức Tổng Thái giám sau khi đã có gia đình con cái đàng hoàng . Một việc khác nữa là cần phải xác định lại xem dưới khu Lăng mộ ngài Tổng thái giám NGUYỄN ĐỨC NHUẬN có còn xác hay không ???
Một hướng nữa cần nghiên cứu kỹ lưỡng là tại địa chỉ từ đường họ Nguyễn (đặt tại từ vũ thôn Chu Xá), xã Đạo khê - Huyện Yên Mỹ Tỉnh Hưng Yên có còn tấm bia do Viện Viễn Đông Bác cổ dập bản như đã nói ở trên hay không ??? Chúng tôi đã một lần tổ chức đi tìm hiểu , nhưng vì thời gian đã quá lâu , tên làng , tên xã có thay đổi nên chưa có kết quả . Nếu bạn nào ở vùng này , có tư liệu gì về tấm bia và từ đường họ Nguyễn (đặt tại từ vũ thôn Chu xá), xã Đạo khê - Huyện Yên Mỹ Tỉnh Hưng Yên , xin thông báo giúp chúng tôi .
Chính vì vậy , theo quan điểm của riêng chúng tôi , việc liên quan giữa Lăng mộ Tổng thái giám NGUYỄN ĐỨC NHUẬN và xác ướp , mặc dù có thể là đàn ông như PGS. TS NGUYỄN LÂN CƯỜNG viết , vẫn chưa đủ chứng cứ để có thể kết luận là một . Việc này còn cần phải có nghiên cứu thật kỹ lưỡng , trước khi đưa ra kết luận cụ thể . dienbatn .
 ẢNH NGÃ BA YÊN MỸ .

Posted Image

BẢN ĐỒ KHU VỰC .


Posted Image
 

Chúng tôi vừa đọc bản Tục lệ của thôn Chu (Châu) Xá, xã Đạo Khê, tổng Sài Trang, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, hiện đang được lưu trữ tại Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm dưới ký hiệu AF, a3/39. Dưới đây là những thông tin ban đầu:
1. Theo tục lệ của làng, làng có bầu 2 vị làm Hậu thần quan (vị quan được thờ phối thờ với thần làng).
- Vị thứ nhất có chức tước do triều Lê ban như sau: Đặc tiến Phụ quốc Thượng tướng quân, Thượng Trụ quốc, Chuẩn Quận công Nguyễn tướng công tự Đức Nhuận, khi mất được vua ban tên thụy là Minh Đức tiên sinh.
- Vị thứ hai có chức tước do triều Lê ban như sau: Tổng binh sứ, về trí sĩ (về hưu) Hào Trung hầu Nguyễn tướng công tự Tri Trưng, khi mất được vua ban tên thụy là Trung Cách tiên sinh.
Như vậy cả hai vị được bầu làm Hậu thần đều là các quan triều Lê, đều họ Nguyễn, đều có công với triều đình (một vị được tước Quận công, một vị tước hầu), khi mất đều được vua ban tên thụy.
2. Trên văn bia của Lăng Chuẩn Quận công Nguyễn Đức Nhuận chỉ ghi là bia được soạn và dựng vào năm Bính Thìn, không ghi cụ thể niên hiệu, nhưng trong bản tục lệ do các chức dịch địa phương sao lục thì ghi rõ năm soạn và dựng bia là Năm Bính Thìn, niên hiệu Vĩnh Hựu năm thứ 2 (1736), tháng tốt, ngày lành.
NGUYỄN XUÂN DIỆN . Theo kết quả chúng tôi mới tìm được , năm sinh của ngài Tổng thái giám NGUYỄN ĐỨC NHUẬN là năm Nhâm Tý ( 1672 ) , mất năm Đinh Mùi ( 1727 ) , thọ 55 tuổi . Sau 10 năm là năm Bính Thìn, niên hiệu Vĩnh Hựu năm thứ 2 (1736), mới dựng bia trên lăng mộ . Như vậy , căn cứ vào những đồng tiền CÀN LONG THÔNG BẢO có trong xác ướp , ta có thể kết luận chính xác rằng : XÁC ƯỚP DO DOANH NGHIỆP PHÚC NGA ĐEM CHÔN KHÔNG PHẢI LÀ của ngài Tổng thái giám NGUYỄN ĐỨC NHUẬN . Vì mãi tới năm 1736 mới có tiền CÀN LONG THÔNG BẢO , cùng với năm dựng bia mà ngài Tổng thái giám NGUYỄN ĐỨC NHUẬN đã mất trước đó 10 năm . Như vậy , có khả năng trong Lăng mộ ngài Tổng thái giám NGUYỄN ĐỨC NHUẬN vẫn còn xác và việc cần làm bây giờ la phải kiểm tra trong Lăng mộ có còn xác hay không để có hướng bảo tồn . Câu hỏi vẫn chưa được trả lời : XÁC ƯỚP TRONG NGÔI MỘ CỔ BỊ DOANH NGHIỆP PHŨC NGA PHÁ - NGÀI LÀ AI ????
dienbatn .
 BÀI ĐÃ ĐĂNG TRÊN BÁO VĂN HÓA ( Cơ quan của BỘ VĂN HÓA ,THỂ THAO VÀ DU LỊCH ) , số 1522 , ra ngày 23/4/2008 .

Posted Image

Thân ái . dienbatn .
 Thưa bạn cuoi-chu, khi nghiên cứu ngôi mộ này, chúng tôi cũng rất quan tâm đến trang phục. Khi bài báo đầu tiên của Phạm Ngọc Dương đưa tin có quần áo để lại hiện trường, chúng tôi đã đến tận nơi để tìm hiểu. Nhưng rất tiếc quần áo đó đã mất màu và mục nát (do bị ngâm duới bùn nước 2 tháng sau khi bị đưa lên từ hầm mộ).
Chúng tôi có trong tay rất nhiều tài liệu về trang phục Việt Nam và cả Trung Quốc qua các đời để nghiên cứu và đối chứng. Những khi cần hỏi về một chi tiết nào, chúng tôi đều có gặp gỡ hoặc trao đổi điện thoại với Họa sĩ Trịnh Quang Vũ - một người bạn rất thân của gia đình chúng tôi.
Tôi và anh Dienbatn nghiên cứu cái ngôi mộ này chỉ vì thấy xót xa khi một di sản bị xâm phạm và khai quật không theo một nguyên tắc khảo cổ cần tôn trọng. Không một cơ quan nào khuyến khích hay tạo điều kiện cho việc nghiên cứu. Việc công bố cũng chỉ ở Thegioivohinh, và là cung cấp miễn phí, để sẻ chia với bạn bè và các thành viên.
Một số nhà báolấy lại thông tin ở đây để đăng tải cũng không hề xin phép, không trả nhuận bút, vì họ cho rằng đưa lên báo như vậy là vinh dự cho chúng tôi và chúng tôi càng được nhiều người biết đến và càng nổi tiếng (?).
Thôi thì đây là một cuộc chơi của kẻ sĩ. Mà phẩm chất cao nhất của kẻ sỹ là tinh thần tự nhiệm (tự gánh vác lấy trách nhiệm).
Cuộc nghiên cứu này hiện nay đang hé mở những thông tin mới mẻ và đầy lý thú. Những gì chúng tôi đang có, đang dần tiết lộ về thân thế của cả xác ướp trong mộ cổ bị đào bới, lẫn cả ngài Tổng Thái Giám Nguyễn Đức Nhuận.
Mong các bạn đón đọc.
NGUYỄN XUÂN DIỆN . 
( Còn đang nghiên cứu - dienbatn ) . 

Bài viết liên quan tại chuyên mục:NGHIÊN CỨU PHONG THUỶ

Không có nhận xét nào:

Đặt mua Website này: 100.000 Vnđ - Liên hệ: Click here