TẢN MẠN VỀ NHỮNG CHÚ " ĐỘC NHÃN LONG ".
Thân gửi các bạn trên Diễn đàn .
Thời gian qua , dienbatn có nhiều thời gian đi Ta bà ở nhiều nơi trên đất nước và chợt nhận ra rằng , rất nhiều nơi trên các vùng Long mạch lớn của Đất nước chúng ta có nhiều chú " ĐỘC MHÃN LONG ". Nói theo một cách nôm na là những chú Long đó thường bị mù một mắt và đặc biệt là thường bị mù ở những con mắt bên trái . Xét về Phong thủy đơn thuần , thì những con mắt trái đó khi bị mù sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến vận khí của cuộc đất và do bị mù con mắt trái nên có ảnh hưởng rất nhiều đến những người đàn ông sống trong vùng .
Cũng cần phải nói rõ với các bạn rằng , những suy luận sau đây hoàn toàn là những suy luận chủ quan của dienbatn , dienbatn chỉ nêu vấn đề lên để các bạn cùng tham khảo , " Linh tại ngã , bất linh tại ngã " , dienbatn chỉ coi như là :
" Chuyện riêng góp nhặt rông dài ,
Mua vui cũng được một vài trống canh "
Xin các bạn bắt đầu đi Ta bà cùng dienbatn nhé .
I/ NHỮNG CHÚ " ĐỘC NHÃN LONG " :
Thời gian qua , dienbatn có nhiều thời gian đi Ta bà ở nhiều nơi trên đất nước và chợt nhận ra rằng , rất nhiều nơi trên các vùng Long mạch lớn của Đất nước chúng ta có nhiều chú " ĐỘC MHÃN LONG ". Nói theo một cách nôm na là những chú Long đó thường bị mù một mắt và đặc biệt là thường bị mù ở những con mắt bên trái . Xét về Phong thủy đơn thuần , thì những con mắt trái đó khi bị mù sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến vận khí của cuộc đất và do bị mù con mắt trái nên có ảnh hưởng rất nhiều đến những người đàn ông sống trong vùng .
Cũng cần phải nói rõ với các bạn rằng , những suy luận sau đây hoàn toàn là những suy luận chủ quan của dienbatn , dienbatn chỉ nêu vấn đề lên để các bạn cùng tham khảo , " Linh tại ngã , bất linh tại ngã " , dienbatn chỉ coi như là :
" Chuyện riêng góp nhặt rông dài ,
Mua vui cũng được một vài trống canh "
Xin các bạn bắt đầu đi Ta bà cùng dienbatn nhé .
I/ NHỮNG CHÚ " ĐỘC NHÃN LONG " :
1/ CHÚ " ĐỘC NHÃN LONG " TẠI CỔ LOA THÀNH :
dienbatn xin trích đăng lại một phần của Thienkhoitimvui trong bài : KHẢO CỔ Ở CỔ LOA : " Việc các nhà khảo cổ tìm thấy một dấu tích có vẻ như là một lò nung tại vị trí "mắt rồng" khi tiến hành khai quật khu vực đền Thượng thờ An Dương Vương nằm trong khu di tích Cổ Loa đang làm truyền thuyết về "Rồng độc nhãn" lưu truyền lâu nay trở nên trùng khớp với những dấu tích lịch sử để lại.
Lâu nay, người dân vùng này vẫn lưu truyền một truyền thuyết rằng: Khu đền Thượng thờ An Dương Vương (nằm trong vòng thành nội của Thành Cổ Loa nơi xưa kia là khu vực triều chính của thời An Dương Vương - thế kỷ III trước Công nguyên và Ngô Quyền - thế kỷ X) được xây dựng theo phong thủy mang hình một con rồng ngậm ngọc (cái ao tức là viên ngọc trước đền Thượng hiện vẫn còn). Nhưng đây là rồng độc nhãn, một bên mắt rồng có con ngươi, một bên không. Bên có con ngươi thì quanh năm có nước, bên kia lúc nào cũng khô...
Thật bất ngờ ngay chính với các chuyên gia khảo cổ khi mở hai hố khai quật ở vị trí mắt rồng. Một bên hoàn toàn khô ráo, bên kia có nước và lộ ra một miệng lỗ hình cầu bằng đất nung khum vào chung quanh, bên trong có nhiều hiện vật trong đó có cả mảnh sành thời Trần, dưới đáy có nhiều tro.
Bước đầu, các nhà khảo cổ nhận định có thể đây là một lò nung chưa xác định được chính xác niên đại. Nhưng vì dấu tích thu được trùng khít với truyền thuyết, PGS. TS Phạm Minh Huyền - trưởng đoàn khai quật kiến nghị: Nên giữ lại tại chỗ dấu tích này vì lý do tâm linh và cũng là điểm nhấn để hấp dẫn khách du lịch hơn."
2/ CHÚ " ĐỘC NHÃN LONG " TẠI CHÙA TỔ PHÚC NGHIÊM ( Mãn xá ) thờ Phật mẫu Man nương tại Thuận Thành - Bắc ninh .
Đây là ngôi chùa Tổ thờ Tứ Pháp : Trích :" Hệ thống tín ngưỡng thờ Tứ Pháp là hiện tượng tín ngưỡng bản địa của nước ta mang đậm màu sắc của nền văn minh lúa nước kết hợp với Phật giáo - tôn giáo du nhập từ Ấn Độ, tồn tại khá phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ. Hình thái thờ thần Tứ pháp là một trong những hình thái tín ngưỡng thờ thần nông nghiệp cổ sơ khi mà đời sống nông nghiệp lệ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên. Tứ Pháp bao gồm Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện tượng trưng cho những thế lực thiên nhiên như mây, mưa, sấm, chớp...
... Sự tích Man Nương và tục thờ Tứ Pháp được lưu truyền từ thế kỷ thứ II sau Công nguyên, và đã được ghi chép trong rất nhiều truyện sách cổ xưa như: Lĩnh Nam Chích Quái, Kiến Văn Tiểu Lục, Văn Hiến Thông Khảo, An Nam Chí Lược... với những chi tiết khác biệt nhau. Tuy nhiên, nguồn gốc của Tứ Pháp được nhiều người biết đến nhất được ghi lại trong truyện Man Nương - sách “Lĩnh Nam Chích Quái” (Trần Thế Pháp, thế kỷ XIV, Vũ Quỳnh - Kiều Phú, 1492) và vào giữa thế kỷ XVII mới được in thành sách riêng. Hiện còn lưu lại sự tích này qua bản “Cổ châu Pháp Vân Phật Bản Hạnh Ngữ Lục” khắc gỗ tại chùa Dâu được khắc vào năm thứ 13 niên hiệu Cảnh Hưng (1752)...
... Đầu tiên, Phật Tứ Pháp chỉ được thờ trong các chùa ở vùng Luy Lâu, Bắc Ninh. Nhưng ngày nay, tín ngưỡng thờ Tứ Pháp phổ biến tại nhiều vùng miền thuộc đồng bằng Bắc Bộ. Có thể kể đến một số chùa như sau:
- Tại vùng Bắc Ninh có chùa Dâu (còn gọi là chùa Cổ Châu, Diên Ứng, Thiên Định) thờ Pháp Vân, Pháp Vũ. Chùa Tướng (chùa Phi Tướng thờ Pháp Lôi), chùa Dàn (chùa Phương Quang) thờ Pháp Điện . Ngoài ra còn có chùa Tổ Phúc Nghiêm (Mãn Xá) thờ Phật Mẫu Man Nương nên các chùa Tứ Pháp Dâu, Đậu, Dàn, Tướng đều quay hướng Tây chầu về chùa Tổ. Chùa Tứ Pháp rải rác tại các thôn Ngọc Trì, Thuận An, Đức Nhân và Nghi An thuộc xã Trạm Lộ (Thuận Thành, Bắc Ninh) .
- Tại Hà Nội có một số hệ thống chùa thờ Tứ Pháp thờ Pháp Vân như chùa Keo, chùa Nành ở Gia Lâm, chùa Pháp Vân, Pháp Vũ ở Thanh Trì.
- Hà Tây có chùa Đậu (chùa Thành Đạo, chùa Vua, chùa Bà, chùa Pháp Vũ) thờ Pháp Vũ, chùa Pháp Vân.
- Tại Hưng Yên có chùa Thái Lạc (thờ Pháp Vân), chùa Hồng Cầu thờ Pháp Vũ, chùa Hồng Thái thờ Pháp Điện, chùa Nhạc Miếu thờ Pháp Lôi (xã Lạc Hồng), chùa Lạc Đạo (thờ Pháp Vân), chùa Hoằng (thờ Pháp Vũ), chùa Tân Nhuế (Pháp Điện), Hướng Đạo (Pháp Lôi) lại xã Lạc Đạo.
- Tại Nam Định chùa Quế Lâm, chùa Do Lễ , chùa Thôn Bốn (Kim Bảng) thờ Pháp Vân, chùa Bà Đanh (Kim Bảng), Chùa Trinh Sơn (Thanh Liêm) thờ Pháp Vũ, chùa Đặng Xá (Kim Bảng), chùa Nứa ( Duy Tiên) thờ Pháp Lôi, chùa Bà Bầu thờ Pháp Điện ( Phủ Lý). " ( Nguồn từ : Tín ngưỡng thờ Tứ Pháp tại đồng bằng Bắc Bộ - Phố Rùm ).
Chùa Tổ Phúc nghiêm có hướng Tọa Bắc triều Nam như một số ngôi chùa Thông thường . Hiện nay cổng chính của chùa không được sử dụng mà người ta đi theo lối cổng ngách có hướng Tây . Trước sân chùa có hai cái ao nhỏ tục truyền đó là hai con mắt rồng , trong đó con mắt bên trái ( Từ trong nhìn ra ) bị cạn nước và hiện nay gần như là một nơi chức cỏ , rác ...
Nhận xét riêng của dienbatn là âm khí của ngôi chùa này rất nhiều , hiện nay chùa đang bị tàn tạ, xuống cấp trầm trọng . Vừa rồi , cùng đi với một người bạn trên Diễn đàn khảo sát Phong thủy của chùa , chúng tôi đã cảm nhận được rất rõ Địa khí không tốt của chùa và người bạn đó đã phát tâm cúng dường một số tiền để nhờ Sư trụ trì nạo vét con mắt Rồng bị mù . Tuy nhiên , theo dienbatn , đó là một hành động cao cả nhưng chỉ là một biện pháp tình thế . Nguyên nhân của những bệnh " ĐỘC NHÃN LONG " lại ở một khía cạnh khác .
2/ KHẢO SÁT PHONG THỦY KHU VỰC : a/ Cả hai khu vực có những chú " ĐỘC NHÃN LONG " viết ở trên cùng nằm trong một tổng thể Long mạch mà Nguyên Vũ đã viết như sau : "-Từ TQ cánh cung sông Gâm, và phần sơn mạch chạy qua Bắc cạn và cuối là dãy tam đảo, được bao bọc bởi sông Cầu chảy từ Bắc cạn, sông Lô, sông Hồng, sông Đuống là chủ sơn của vùng Đông anh, Cổ loa (Hà nộI).
Sông Đuống được rẽ nhánh từ sông Hồng ở đoạn gần Nhật tân (Hà nội) chảy ra Lục đầu giang. Con sông này dưới thời nhà Lý tên là Thiên đức. Theo hiểu biết của cá nhân dòng sông này đã bị nắn dòng dưới thời Nhà Nguyễn nhằm triệt hạ các sĩ phu Bắc hà. Hiện nay dấu tích của dòng Thiên đức cũ chảy qua một số làng của huyện Gia lâm như Sủi, Dương xá… vẫn còn và khá thơ mộng. Dòng sông cũ này bao bọc lấy làng Sủi, một trong số ít những làng quê có nhiều danh sĩ , như cao bá quát, Nguyễn huy Lượng.. và là làng duy nhất có 4 thượng thư đồng triều dướI thời Lê.
-Bắt Nguồn từ TQ các CC Ngân sơn, CC Bắc sơn, dãy Cai kinh ngăn bởI sông Cầu ( Nguyệt đức), Sông Thương ( Nhật đức) là cán long của vùng đất kinh bắc.
-Sơn mạch chạy qua Lạng sơn bao bọc bởi sông Thương, sông Lục nam là cán long của vùng Bắc giang. "
Xin giới thiệu đôi nét về Cổ loa qua các trang Du lịch như sau : " Vị trí: Thuộc huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Ðặc điểm: Là một trong những thành cổ nhất Việt Nam.
Ðây là toà thành cổ vào bậc nhất Việt Nam được vua Thục An Dương Vương xây từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên để làm kinh đô nước Âu Lạc (tên nước Việt Nam thời đó). Nay thuộc huyện Ðông Anh, ngoại thành Hà Nội.
Thành được xây dựng kiểu vòng ốc (nên gọi là Loa thành) tương truyền có tới 9 vòng, dưới thành ngoài là hào sâu ngập nước thuyền bè đi lại được. Ngày nay ở Cổ Loa còn lại 3 vòng thành đất: thành ngoài (chu vi 8km), thành giữa (hình đa giác, chu vi 6,5km) và thành trong (hình chữ nhật, chu vi 1,6km). Thân thành ngày nay còn có chiều cao trung bình từ 4-5m, có chỗ còn cao tới 12m, chân thành rộng tới 20-30m. Các cửa của 3 vòng thành cũng được bố trí rất khéo, không hề nằm cùng trên một trục thẳng mà lệch chéo đi rất nhiều. Do đó đường nối hai cửa thành ở cùng một hướng đều là một đường quanh co, lại có ụ phòng ngự ở hai bên nên gây rất nhiều trở ngại cho quân địch khi tiến đánh thành.
Từ trung tâm thành phố, đi 18km đến xã Cổ Loa thuộc huyện Ðông Anh, bạn sẽ tìm thấy vết tích còn lại của ba vòng thành xưa bằng đất và nơi các nhà khảo cổ tìm được hàng vạn mũi tên đồng, lưỡi cày, rìu sắt, xương thú vật...
Qua cổng làng, cũng là cổng thành trong là tới đình làng Cổ Loa. Theo truyền thuyết thì đó là nền cũ của điện ngự triều, nơi bá quan triều hội ngày xưa, nên trong đình còn tấm hoành phi "Ngự triều di quy".
Cạnh đình là Am Bà Chúa tức là miếu thờ công chúa Mỵ Châu, nằm nép dưới gốc đa già cổ thụ. Miếu am bé bỏng như cuộc đời ngắn ngủi của nàng công chúa đáng thương "trái tim lầm chỗ để lên đầu". Trong am có một tảng đá hình người cụt đầu. Ai cũng bảo đó là tượng Mỵ Châu.
Qua am Mỵ Châu tới đền Thượng, tức đền An Dương Vương, tương truyền là dựng trên nền nội cung ngày trước. Ðền này mới được làm lại hồi đầu thế kỷ 20, có đôi rồng đá ở bậc tam cấp cửa đền là di vật đời Trần hoặc Lê sơ. Trong đền có tượng An Dương Vương bằng đồng mới đúc cùng dịp làm lại đền. Trước đền là giếng Ngọc, tương truyền là nơi Trọng Thuỷ tự tử vì hối hận. Nước giếng này mà đem rửa ngọc trai thì ngọc sáng bội phần!"
Trong thực tế vùng Cổ loa là nơi đã hai lần được chọn làm Kinh đô của nước Việt : Một dưới thời AN DƯƠNG VƯƠNG và một dưới thời của Ngô quyền . Người viết đã có lần cùng Nguyên Vũ và một người bạn làm trong Ban di tích Thành Cổ loa đi khảo sát Long mạch tại vùng Cổ loa này . Đây là một con Long rất lớn có một cái đuôi giống như đuôi cá và có những dòng nước triều về rất đẹp. Cảm nhận về Khí ở vùng này rất trầm hùng .Tuy nhiên vẫn lờ mờ cảm nhận được một cái gì đó chưa thông của sự vận chuyển khí của Long mạch . Biểu hiện rỏ rệt nhất có thể thấy được là Kinh tế của vùng này còn chậm phát triển .
Con Long thứ hai nằm ở trung tâm của Luy lâu thành ( Cũng là một thành rất cổ ), nằm tại xã Thanh khương - Huyện Thuận thành - Tỉnh Hà bắc cách Hà nội khoảng 30 Km . Vào những Thế kỷ đầu Công nguyên , Luy lâu thành là một trong những trung tâm mua bán , giao thông sầm uất . Nó là ngã tư của hai Tỉnh lộ : Một là về phía Bắc lên Đông triều - Phả lại ; Một về phía Nam đến Khoái châu - Hải hưng . Vùng đất này cũng đồng thời là nơi phát tích Đạo thờ Tứ Pháp của Việt nam ." Hệ thống tín ngưỡng thờ Tứ Pháp là hiện tượng tín ngưỡng bản địa của nước ta mang đậm màu sắc của nền văn minh lúa nước kết hợp với Phật giáo - tôn giáo du nhập từ Ấn Độ, tồn tại khá phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ. Hình thái thờ thần Tứ pháp là một trong những hình thái tín ngưỡng thờ thần nông nghiệp cổ sơ khi mà đời sống nông nghiệp lệ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên. Tứ Pháp bao gồm Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện tượng trưng cho những thế lực thiên nhiên như mây, mưa, sấm, chớp.
Đầu công nguyên, Phật giáo du nhập vào nước ta khi nước ta đang bị phong kiến Trung Quốc đô hộ (nước mất, văn hóa Đông Sơn bị tàn phá và phải cưỡng nhận văn hóa phương Bắc). Trong bối cảnh đó, Phật Giáo truyền trực tiếp từ Ấn Độ vào Việt Nam đã có một sự dung hợp kỳ diệu với các vị thần nông nghiệp bản địa tạo nên một hệ thống tư tưởng giáo lý và thờ cúng mang yếu tố riêng biệt. Thời gian đầu Phật giáo du nhập vào nước ta, văn hóa bản địa đã thẩm thấu một cách nhanh chóng văn hóa Phật giáo, tiếp thu trọn vẹn tinh thần bao dung và nhân từ truyền trực tiếp từ Ấn Độ và biến sự dung hợp giữa hai nền văn hóa này lại thành một thứ vũ khí chống lại sự đồng hóa một cách áp đặt của văn hóa Trung Quốc phương Bắc. Phật giáo, lúc đó đóng một vai trò quan trọng trong sự nghiệp cứu nước, giữ gìn văn hóa Đông Sơn và duy trì những tín ngưỡng bản địa...
... Những chùa Tứ Pháp trước kia thường được dân làng và dân trong vùng tổ chức các lễ cầu đảo mỗi khi hạn hán. Ở Tứ Pháp, tồn tại cả linh khí dân tộc và cả sức mạnh truyền thống, phù giúp cho xã hội hiện tại và góp phần làm nên bản sắc riêng biệt cho Phật Giáo Việt Nam. Người dân tin rằng, những vùng miền nào rước chân nhang về thờ Tứ Pháp thì đều được mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu. Với đức Phật Tứ Pháp, hình ảnh Đức Phật Ấn Độ đã mang một nội dung mới, mang nặng yếu tố bản địa, một đức Phật quyền năng, gần gũi với nhân dân và phò trợ cho dân tộc. Có thể nói Tín ngưỡng Tứ Pháp là một trong những chỗ dựa về tâm linh của người Việt qua nhiều thời đại, và tồn tại cho đến tận ngày naỵ . "
Như vậy chúng ta thấy rõ tầm quan trọng của những chú " ĐỘC NHÃN LONG " kể trên . Đến đây chúng ta bắt buộc phải đặt ra một câu hỏi : TẠI SAO NHỮNG CHÚ LONG QUAN TRỌNG ĐẾN DƯỜNG ẤY LẠI BỊ ĐỘC NHÃN VÀ CÓ SỰ TRÙNG HỢP GÌ CHĂNG KHI MÀ TẤT CẢ NHỮNG CON MẮT BỊ HÃM KHUYẾT ĐỀU LÀ CON MẮT BÊN TRÁI ( Phía Thanh long của cuộc đất ) ????. Trong quá trình đi khảo sát dienbatn cùng một số đồng đạo phát hiện ra những điều cực kỳ quan trọng như sau :
Như các bạn đã biết , Khí hay SHA trong Phong thủy thường xuất phát theo các dãy Long mạch và chạy theo những con sông hay dòng nước . Khi có sự thay đổi hướng đi của những dòng nước , tất yếu hướng đi của dòng Khí sẽ phải thay đổi .Cũng cần phải nói thêm rằng : Tại những vị trí được coi là Nhãn Long thì thông thường có những hố đất bị lõm xuống và điều quan trọng là những cái hố đó nếu có đổ đất vào thì chỉ một thời gian sau lại lõm xuống như cũ và thường có chứa nước không bao giờ cạn . Có những con mắt Long lớn bằng cả một cái ao , đồng thời lại có những con mắt chỉ như cái thúng - Đó là do độ lớn của những chú Long đó quy định .Những chú Long lớn có thể tạo nên những Kinh đô như Cổ loa , những chú Long nhỏ có thể dùng để đặt Huyệt mộ cho Gia đình , dòng họ . Như vậy chúng ta có thể nhận ra rằng : Bệnh của những chú ĐỘC NHÃN LONG kể trên có thể do những nguyên nhân sau đây : Một là có sự thay đổi hướng của những con sông trong vùng đất đó ( Có thể vô tình hoặc hữu ý ), hai là do ảnh hưởng của những Trận đồ Trấn yểm . Trông thường ảnh hưởng của những sự trục trặc về Địa khí do những Trận đồ Trấn yểm những người đã qua học môn Cảm xạ , những người luyện trường Khí , những vị Cao tăng đắc Đạo ... thường cảm nhận được khi đến nơi ,hay đơn thuần chỉ là nghĩ về vùng đất đó . Những người bình thường cũng có thể cảm nhận được qua những Âm khí , lạnh lẽo , cô liêu của vùng đất này . Ta cũng còn có thể nhận biết bằng một cách giản đơn hơn qua sự xuống cấp , tiêu điều của những ngôi Chùa trong vùng . Do vậy , muốn tìm hiểu nguyên nhân cặn kẽ bệnh của từng chú Long ĐỘC NHÃN trên , chúng ta không có cách nào khác là phải nghiên cứu thấu đáo lịch sử của vùng đất . Bây giờ xin các bạn cùng người viết khảo sát Phong thủy của từng vùng đất một .
1/ KHẢO SÁT PHONG THỦY THÀNH CỔ LOA : Cổ loa thành là một Di sản Văn hóa có một không hai của Tổ tiên ta để lại cho muôn đời sau .Khu Di tích Cổ loa cách trung tâm Hà nội 17 Km về phương Bắc .Tổng diện tích khu Di tích được bảo tồn hiện nay là gần 500 Ha . Đây là một địa chỉ Văn hóa đặc biệt của Thủ đô Hà nội và của cả nước .Trước hết, Cổ loa có hàng loạt di chỉ Khảo cổ học đã được phát hiện , khái quát hóa quá trình phát triển liên tục của Dân tộc ta từ thủa sơ khai , qua các thời kỳ Đồ đá, Đồ đồng , Đồ sắt mà điển hình là Văn hóa Đông sơn - Vẫn được gọi là nền Văn minh sông Hồng , thời Tiền sử của Dân tộc ta . Cổ loa là Kinh đô của nước Âu lạc thời AN DƯƠNG VƯƠNG ( Thế kỷ 3 TCN )và là Kinh đô của nước Đại Việt thời Ngô Quyền ( TK 10 ) .
Thành Cổ loa là một Di tích , minh chứng còn lại cho đến tận ngày nay . Thành Cổ loa là một Di tích có niên đại gần như sớm nhất Việt nam và vào lọai sớm so với Thế giới .Hiện nay , trong khu vực Thành nội còn có các khu Di tích như khu Đền Thượng thờ AN DƯƠNG VƯƠNG , khu NGỰ TRIỀU DI QUY, khu Am MỴ CHÂU , chùa Cổ loa ( Tức Bảo Sơn tự ) ,Đền thờ Cao lỗ , các khu di tích khác như Mạch tràng , Cầu Cả Thư Cưu vv cũng là những Di tích có giá trị .
Thành Cổ loa có nhiều tên gọi khác nhau : Thành CÔN LÔN ( Theo AN NAM CHÍ NGUYỆN ) ; Thành TƯ LONG, Thành VIỆT VƯƠNG ( Theo Tùy thư ); Thành KHẢ LŨ ( Theo AN NAM CHÍ LƯỢC );CỔ LOA THÀNH ( Theo AN NAM CHÍ NGUYỆN,VIỆT KIỆN TOÀN THƯ , LĨNH NAM CHÍCH QUÁI ) .
Lần giở lại những trang sử của nước nhà ta đọc thấy :
* Theo AN NAM CHÍ NGUYỆN của Cao Hùng Trưng :" Loa thành ở Huyện Đông ngàn, xoáy trôn ốc chín vòng như trôn ốc, kiểu do An Dương Vương sáng tạo gọi là Thành KHẢ LŨ . Trong Thành còn nền cung An Dương Vương xưa " .( Chú thích : Hiện nay Cổ loa thuộc Huyện Đông anh - HÀ NỘI ). Trong sách còn viết thêm : " Chỗ đóng Đô của An Dương Vương vốn là đất Việt , nên ngày sau gọi là Việt Vương Thành " .
* Theo KHÂM ĐỊNH VIỆT SỬ THÔNG GIÁM CƯƠNG MỤC : " Vua Thục đắp Loa thành Ở Phong châu , rộng đến nghìn trượng, xoáy tròn như trôn ốc nên gọi là Loa thành , lại gọi là Thành Tư Long ".
Cổ loa là một mảnh đất cuối cùng của miền Trung du , là mảnh đất đầu tiên của đồng bằng , nối liền giữa miền xuôi và miền ngược , và là trung tâm của Đất nước thời bấy giờ . Đây là một cuộc đất theo Phong thủy có đầy đủ Địa linh , Nhân kiệt , Thiên Linh hoành tráng, có Ngựa quỳ, Voi phục, Cửu long tranh châu, bán Sơn bán Địa, Thủy Thổ hài hòa . Cổ Loa Thành có con sông Thiếp ( Ngày nay gọi là Hoàng giang hay sông Ngũ Huyện khê )chảy bao quanh . Hoàng giang chảy qua năm Huyện , ba Tỉnh ( Phúc yên, Hà nội , Bắc ninh ) ,sau đó nhập vào sông Cầu đổ ra biển .
Trong lòng đất Cổ loa còn rất nhiều vết tích của người Việt cổ từ buổi bình minh Lịch sử , những khu Khai quật như ở Đồng Vông- Xuân kiều và Bãi Mèn , có kho cất dấu hàng ngàn mũi tên đồng ở Cầu Vực đường Mây . Năm 1982 tại khu vực Mả Tre đào được Trống đồng Cổ loa . Trong lòng trống có rất nhiều đồ tạo tác của người xưa như :Rìu đồng ,lưỡi cày, hàng ngàn mũi tên đồng , tiền đồng .
TRUYỀN THUYẾT VỀ MỘT SỐ ĐỊA DANH TẠI CỔ LOA THÀNH :
" Đất nước Âu lạc đã mở rộng xuống đồng bằng và miền biển . Kinh đô Phong châu Triều Hùng ở bạch hạc ( Việt trì )không còn là trung tâm Đất nước nữa .
Vua An Dương Vương họp Ngũ Hổ Tướng quân trụ cột Quốc gia . Cao lỗ hầu , Lý ông Trọng , Nồi hầu , Ông Đống , Ông Vực , cùng bá quan văn võ họp bàn quyết định dời Đô , tìm nơi trung tâm Đất nước .
Đoàn thuyền Vua An Dương Vương xuôi sông Nhị hà , đến đầu con sông Thiếp , con sông này còn có tên là Hoàng giang hay sông Ngũ Huyện Khê , chảy qua năm Huyện ( Kim Anh , Đông ngàn , Yên Phong , Tiên du , Từ Sơn - NV ) và qua ba Tỉnh : Phúc yên , Hà nội , Bắc ninh .
Đoàn thuyền An Dương Vương rẽ vào sông Thiếp , đến địa phận làng Tó ( Nay thuộc xã Uy nỗ - Đông anh )thì dừng lại . Vua An Dương Vương cùng Triều thần lên bờ , tìm đất dựng Đô .Trong Truyền thuyết kể chợ Tó là chợ Vua An Dương Vương cho mở để Quân - Dân trao đổi , mua bán hàng hóa đầu tiên ở đất Đông anh ngày nay .Nhà Vua có một con chó rất khôn , hàng ngày chó đi theo quân , thần tìm đất dựng Đô . Bỗng một hôm con chó đi đâu mất , nhà Vua sai quân lính đi tìm thì thấy nó đẻ trên một gò cao ở chạ Cổ loa . Vua An Dương Vương cho là điềm tốt " Khuyểm mã chi tình " liền quyết định dời Đô xuống đất chạ Cổ loa . Nhân dân là Tó tiễn đưa , Vua An Dương Vương dừng chân trên một gò đất cao, cảm ơn nhân dân làng Tó . Gò đất đó nay có tên là gò Vua ở phía bắc Thành Cổ loa .
Người dân sống bao đời trên mảnh đất chạ Cổ loa chính là tổ tiên làng Châu phong , Hà vĩ ( xã Liên hà - Huyện Đông anh - HÀ NỘI hiện nay ) . Nhân dân trong khu đất dựng thành hội tụ lại gọi là Đống dân . Làng Châu phong - Hà vĩ còn có tên là "làng cuội - Cả quẫy " do sự tích Vua bảo "giải phóng mặt bằng lấy đất làm Kinh đô " mà không chịu . Vua ném một hòn cuội xuống sông , tự nhiên hiện lên một bãi cát phù sa - Nơi đó chính là làng Châu phong - Hà vĩ bây giở .
Truyền thuyết còn kể rằng : Làng Tiên hội - Xã Đông hội - Huyện Đông anh - Hà nội hiện nay , ở phía Nam thành Ốc , theo đường chim bay một cây số là nơi xưa kia các Tiên nữ trên Trời cứ đêm xuống tập trung , phân công gánh đất giúp Vua An Dương Vương xây thành .Đất được đào ở Thất Diệu Sơn phía Bắc Thành , theo đường chim bay độ năm cây số . Thất Diệu Sơn nay thuộc Huyện Yên Phong - Bắc ninh .Xung quanh Thành Ốc hiện nay còn có nhiều gò đất mà các cụ ở Cổ loa bảo rằng đó là các sọt đất của các Tiên nữ sợ Trời sáng bỏ lại vội vàng bay về Trời .
Theo Thần Kim quy giảng nghĩa cho An Dương Vương thì : Thất Diệu Sơn như một Kim Quy mẹ và sáu Kim Quy con . Ngày xưa , nhân dân phía Bắc Thất Diệu Sơn muốn sang phía Nam Thất Diệu Sơn , họ phải chờ đông người mới dám cùng đi qua . Nơi chờ đợi đó nay gọi là chợ Chờ thuộc Huyện Yên phong - Tỉnh Bắc ninh .
Phía Nam Thất Diệu Sơn có con sông Cà lồ , chẩy qua địa phận xã Thụy lâm - Huyện Đông anh - Hà nội . ( Các bạn có thể tham khảo thêm trong bài SỰ HỒI SINH CỦA MỘT VÙNG ĐẤT BỊ TRẤN YỂM ) . Trong quãng sông qua xã Thụy lâm có bến đò Lo Lủ là nơi mà Kê tinh trong lốt con bà lái đò , phá hoại công trình xây dựng Cổ loa thành của An Dương Vương .
Để ghi nhớ công ơn của Thần Kim Quy , Vua An Dương Vương cho xây dựng đền thờ : " Sứ Thanh giang - Rùa vàng - Thần Kim Quy - Huyền Thiên trấn vũ " trên núi Sái , gần Thất Diệu Sơn , nay thuộc xã Thụy lâm - Huyện Đông anh - Hà nội . Về cuối đời , An Dương Vương ban chiếu chỉ cho làng Nhội , thuộc xã Thụy lâm - Huyện Đông anh được thay mặt Vua , hàng năm vào ngày 12 tháng Giêng lên Đền làm lễ sái tế đức " Sứ Thanh giang - Rùa vàng - Thần Kim Quy - Huyền Thiên trấn vũ " .
Theo Truyền thuyết kể lại rằng : Thành Ốc được xây thành chín lớp , sáu lớp bố trí về Quân sự đơn giản , có các vọng gác tiền tiêu . Ba vòng trong như ba con Rồng đất khổng lồ cuốn xoáy trôn Thành Ốc .Phía Bắc có nhiều vọng gác hơn phía Nam vì phía Nam đã có Hoàng giang làm lá chắn Thiên nhiên bảo vệ .Phía Đông Thành có cảng Hải quân chúa được bốn , năm trăm chiến thuyền do tướng Cao lỗ chỉ huy .Trên lưng Thành còn có một lớp tường Thành cao hơn một mét . Ba vòng Thành đất , trên mặt có 72 Hỏa hồi để đốt lửa làm hiệu khi có quân giặc tới .Vòng trong cùng có mười tám gò Hỏa hồi chìa ra ngoài mặt Thành từ 20 - 30 m , cách nhau đúng một tầm tên bắn .
Thành ngoại chu vi 8000 m .
Thành trung chu vi 6500 m .
Thành nội chu vi 1650 m .
Thành ngoại có các cửa Đông , Tây , Nam ,Bắc .
Thành trung có các cửa so le với Thành ngoại .
Thành nội chỉ có một cửa ở phía Nam .
Chân Thành rộng từ 25 - 30 m . Mặt Thành rộng 10 - 20 m . Chiều cao của Thành từ 5 - 10 m .
Trong Thành Cổ loa nay còn một đôi câu đố như sau : " Loa Thành hình hiểm cổ Thiên nhược hoặc chủ chi , kỷ Triều đại , kỷ tang thương , Âu lạc thần trung bất cải .
Quy trảo linh quang kim vô phục kiến hĩ , thử nhân dân , thủ thành quách , Phong khê Vương liệt hoảng Thiên tồn ."
Có nghĩa là : Hình thể Loa thành vững bền , hiểm yếu hoặc là thời chủ trương như thế, nên đã mấy lần triều đại hưng vong , mấy lần cuộc đời bể dâu , mà Kinh đô Âu lạc vẫn không thay đổi.
Vẻ linh thiêng của móng Rùa nay không thấy nữa , nhưng với Nhân dân này , Thành quách này , công nghiệp của nhà Vua phảng phất vẫn còn .
Cao Biền thời nhà Dường có bài thơ như sau :
"Mỹ hĩ Giao châu địa ,
Du du vạn tải lai .
Cổ hiền năng đắc kiến ,
Chung bất phụ linh đài ".
Dịch : Đẹp thay đất Giao châu ,
Dằng dặc trải muôn thâu ,
Người xưa nay được thấy ,
Hả tấm lòng bấy lâu .
( ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ ). Bài thơ trên là do Cao Biền khi đi đánh nước Nam chiếu , khi đưa quân về qua châu Vũ ninh , đêm nằm chiêm bao thấy có người lạ tự xưng là Cao lỗ nói : Ngày xưa có công giúp An Dương Vương đánh giặc , bị Lạc Hầu dèm pha phải bỏ đi . Sau khi chết , Trời thương không có tội gì , ban cho một dải núi sông này ,cho làm chức Quản lĩnh Đô Thống Tướng quân , làm chủ mọi việc đánh giặc và mùa màng cày cấy . Nay theo minh công đi dẹp yên quân giặc , lại trở về bản bộ , không có lời từ biệt thì không phải lễ . Cao Biền thức dạy nói chuyện với liêu thuộc và làm bài thơ đó .
Theo sách sử truyền lại : An Dương Vương lên ngôi năm Giáp Thìn ( 257 tcn ) ( Thời Chu noãn Vương năm thứ 58 ) và kết thúc năm Quý Tỵ ( 208 TCN ) , tất cả là 50 năm . Trong trận chiến cuối cùng với Triệu Đà , An Dương Vương thua trận phải cùng Mỵ châu chạy tới chân núi Mộ dạ và thác tại đó . Nhân dân lập Đền thờ tại chân núi Mộ dạ gọi là Đền Cuông . Đền Cuông thuộc xã Diễn an - Huyện Diễn châu - Tỉnh Nghệ an , được xây dựng từ thời nhà Lê để thờ Thục An Dương Vương có công dựng nước Âu lạc , xây thành Cổ loa ,
Đây là một khu Đền rất linh thiêng , nằm bên sườn núi Mộ dạ , quay mặt ra Quốc lộ 1A , có tổng diện tích 2252 m2 , với hơn một chục hạng mục công trình kiến trúc rất đẹp, được thiết kế cao dần từ cửa lên đến Đền Thượng .
Hàng năm vào ngày 15/2 âm lịch , hàng vạn người đã về đây tưởng nhớ tới Vua An Dương Vương .
Theo Việt sử Toàn thư : " Ngô Quyền xưng Vương và Thành Cổ loa ( Phúc yên ) lại một phen nữa làm Kinh đô cho một Triều đại . Vua Nhô đặt Triều nghi , đặt các phẩm tước ,quy định sắc phục , chỉnh đốn mọi việc chính trị quy mô Đế vương kể đã đầy đủ . Ông muốn gây dựng một sự nghiệp lâu dài , nhưng tiếc rằng số mệnh quá ngắn ngủi . Ông đã ở ngôi được 6 năm và qua đời năm Giáp Thìn ( 944 ) , thọ được 47 tuổi ."
Theo ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ : Ngô Vương , họ Ngọ , tên Quyền , người Đường lâm , giết giặc trong nước phục thù cho Chúa , giết giặc bên ngoài để cứu nạn cho nước ; dựng lại Quốc Đô , nối lại chính thống . Công nghiệp thật là to lớn lắm .
Vua Ngô Vương đời đời là Quý tộc ở Đường lâm . Cha là Mân làm quan Mục bản châu . Khi sinh ra Vua , có hào quang sáng khắp nhà , trên lưng có ba mụn nốt ruồi , người xem tướng cho là kỳ , bảo rằng có thể làm Vua một địa phương ; bèn đặt tên là Ngô Quyền . Mắt Vương sáng như điện , sức cất nổi được cái vạc ; làm nha tướng của Dương Đình Nghệ . Nghệ gả con gái cho , sai quản trị châu Ái . Vương giết Công Tiễn , phá Hoằng Tháo , tự lập làm Vua , tôn Dương thị làm Hoàng hậu , đặt đủ 100 quan , dựng Nghi lễ Triều đình , định các sắc áo mặc , đóng đô ở Cổ loa thành được 6 năm rồi mất ".
Như vậy tổng số thời gian Cổ loa thành được làm Kinh đô có 56 năm ( Trong đó 50 năm của An Dương Vương và 6 năm của Ngô Quyền ) . Một nơi đã hai lần được chọn làm Kinh đô của nước Việt , mà chỉ tồn tại được có 56 năm , quả là một thời gian quá ngắn ngủi . Lý do vì sao ??? , người viết xin cùng các bạn khảo sát tiếp một vùng đất nữa để tìm câu trả lời .
THÀNH LUY LÂU VÀ KINH BẮC : Về các địa mạch của vùng Luy lâu - Kinh bắc , trên Diễn đàn đã được các anh Nguyen Vu , AVSN viết đã khá đầy đủ và rất chính xác , người viết không đưa vào nữa . Trong bài viết này , người viết chỉ kể lại cho các bạn nghe một số mẩu chuyện có liên quan đến những địa chỉ cụ thể của những địa danh vùng Luy lâu - Kinh bắc mà thôi .
Nói đến vùng đất Luy lâu - Kinh bắc , phải nói là " Ra ngõ là chạm vào Lịch sử " . Quả thật , đây là một vùng quê còn chứa dầy đặc các Di tích và Thuyền thuyết có từ hàng nghìn năm trước .
Trước hết ta cùng đến thăm NAM GIAO HỌC TỔ .
Đây là cụm Di tích có ý nghĩa đặc biệt mà ngày nay nó hầu như bị quên lãng . Đây là cụm Di tích bao gồm lăng mộ và đền thờ Sĩ nghiếp tại thôn Tam á - Xã Gia đông - Huyện Thạch thành - Bắc ninh .
Đây là một trong những Di tích lâu đời nhất của miền Luy lâu - Kinh bắc . Trải qua bao thăng trầm của thời gian , chiến tranh , thiên tai ...cụm Di tích này bị tàn phá nặng nề . Hiện nay chỉ còn lại cổng Tam quan rất đẹp ( Các bạn xem hình chụp ở trên ), trên cổng Tam quan có đề NAM GIAO HỌC TỔ - (Cái nguồn gốc , xuất xứ của việc học chữ Nho của Việt nam ) ??? ; Hai cây gạo rất lớn ở trước Tam quan như hai người lính đứng canh giữ Lăng mộ . Lăng mộ được đặt trên một gò đất cao có địa thế Phong thủy rất đẹp . Đây là một trong 99 gò đất của vùng Luy lâu - Kinh bắc . Tại khoảnh đât bên cạnh , Lăng mộ của Sĩ Nhiếp hình vòng cung, trước cửa có tượng một con cừu nằm phủ phục .Tương truyền ở nơi đây có tượng hai con cừu , nhưng một con đã đi lạc sang chùa Dâu và hiện nay còn nằm tại đó . Cả quả núi đất trước kia là một rừng Quéo cổ thụ , cây cối chằng chịt , sau này bị Pháp đốn hạ, các di vật của Nam Giao học tổ như hoành phi , câu đối cũng bị lấy đi hết . Nay Nam Giao học tổ chỉ còn lại vài tâm bia chữ Hán đặt chìm vào trong hai vách đằng trước nhà thờ . Hiện nay chỉ còn có một cụ già thủ đền là cụ : Nguyễn Quốc Trình hàng ngày chăm lo hương khói và luôn có một nỗi niềm day dứt là làm sao có thể sửa chữa lại đền đang bị xuống cấp nghiêm trọng . Hàng năm cứ đến ngày 7 tháng giêng là ngày kỵ nhật và ngày 1/8 âm lịch là ngày sinh nhật của Sĩ Nhiếp .
Lục lại sử về Sĩ Nhiếp ta thấy :
"Họ Sĩ, tên húy là Nhiếp , tự là Ngạn Uy, người huyện Quảng Tín, quận Thương Ngô. Tổ tiên người Vấn Dương nước Lỗ, hồi loạn Vương Mãng ở Bắc triều, tránh sang ở đất Việt ta, đến vương là sáu đời. Cha là Tứ, thời Hán Hoàn Đế làm Thái thú Nhật Nam. Khi còn ít tuổi, vương du học ở kinh đô nhà Hán, theo học Lưu Tử Kỳ người Dĩnh Xuyên, chuyên trị sách Tả thị Xuân Thu, có làm chú giải: được cử hiếu liêm, bổ làm Thượng thư lang, vì việc công bị miễn chức; hết tang cha, lại được cử mậu tài, bổ làm Huyện lệnh Vu Dương, đổi làm Thái thú Giao Châu, được tước Long Độ Đình hầu, đóng đô ở Liên Lâu (tức là Long Biên) . Sau nhà Trần truy phong làm Thiên Cảm Gia Ứng Vũ Đại Vương " .
" Đinh Mão, năm thứ 1 [187], (Hán Trung Bình năm thứ 4). Vương có ba em trai tên là Nhất, Vĩ và Vũ. Bấy giờ Thứ sử Chu Phù bị giặc Di giết chết, châu quận rối loạn, vương bèn dâng biểu cử Nhất làm Thái thú Hợp Phố, Vĩ làm Thái thú Cửu Chân, Vũ làm Thái thú Nam Hải. Vương độ lượng khoan hậu, khiêm tốn, kính trọng kẻ sĩ, người trong nước yêu mến, đều gọi là vương. Danh sĩ nhà Hán tránh nạn sang nương tựa có hàng trăm người. "
" Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Nước ta thông thi thư, học lễ nhạc, làm một nước văn hiến, là bắt đầu từ Sĩ Vương, công đức ấy không những chỉ ở đương thời mà còn truyền mãi đời sau, há chẳng lớn sao? Con không hiền là tội của con thôi. Tục truyền rằng sau khi vương chết đã chôn, đến cuối thời nhà Tấn đã hơn 160 năm, người Lâm Ấp vào cướp, đào mộ của vương, thấy mình mặt vẫn như sống, cả sợ lại đắp lại, người địa phương cho là thần, làm miếu để thờ gọi là "Tiên Sĩ Vương". Có lẽ là khí tinh anh không nát, cho nên thành thần vậy. (Đền thờ tại thành cũ Long Biên )
" Trở lên là [kỷ] Sĩ Vương, từ năm Đinh Mão đến năm Bính Ngọ, tất cả 40 năm [187-226]. "
" Tác giả Toàn Thư theo quan điểm chính thống đương thời đề cao nho học, coi Sĩ Nhiếp là người có công đầu trong việc truyền dạy chữ Hán ở nước ta. Cương mục (phàm lệ) có nhận xét: "Sĩ Nhiếp theo lệnh triều đình Trung Quốc phái sang làm Thái thú, không từng xưng vương bao giờ, thế mà sử cũ cũng chép riêng thành một kỷ, nay tước bỏ đi, chỉ chép thẳng công việc thời ấy để ghi lấy sự thực ...". Để tôn trọng tác giả, chúng tôi vẫn giữ đúng nguyên bản, nhưng chỉ phiên âm chữ "vương" chứ không dịch là vua như đối với các đế vương khác: hết kỷ Sĩ Vương thì dịch thẳng là Sĩ Nhiếp. ".
Như vậy , Sử sách từ xưa đã công nhận là Sĩ Nhiếp là người đã có công đầu trong việc đưa chữ Nho và tư tưởng Nho giáo vào Việt nam đầu tiên . Hiện nay gần như toàn bộ các tài liệu , sử sách còn truyền lại được là do công của Sĩ Nhiếp vậy . Sau này chúng ta phải ghi công của người sáng tạo ra chữ Quốc ngữ ngày nay là của Alecxangderop nữa .
Nhà thơ Xuân Kha có một bài thơ và một bản dịch về Sĩ nhiếp như sau : ( Người viết xin cảm ơn cụ thủ Đền Nguyễn Quốc Trình và nhà Thơ Xuân Kha đã cung cấp tài liệu :
Bản dịch sách chữ Hán của nhà thơ Xuân Kha :
" Cuối đời Hán có nhà nho ,
Sĩ Vương , người Quận Dương Ngô nước Tầu .
Bốn mươi năm mưu thú Giao châu ,
Dạy dân cày cấy , ơn sâu đến giờ .
Đền Tam á vẫn còn thờ ,
Người tôn " Giáo Tổ " ai ngờ Vương Tiên ".
Bài thơ như sau :
" ĐỀN LĂNG ĐỨC SĨ VƯƠNG - NAM GIAO HỌC TỔ " .
Ở nơi xứ Bắc Kinh kỳ ,
Người đỗ Tiến sĩ khoa thi cả bè .
Tính chi Quan Huyện , Quan Nghè ,
Trạng nguyên một bị, ai nghe phục tài .
Một thuyền Bảng nhãn chẳng sai ,
Sĩ phu , hiệu học nên tài đấy thôi .
Khởi đầu dạy chữ cho người .
Ông Tổ Nho sĩ ở nơi nước nhà .
Tôn Sư trọng Đạo dân ta ,
Ở Đền Tam á , Lăng thờ Sĩ Vương .
Là Quan Thái thú bắc phương ,
Vua sai sang xứ , Nam Vương xa nhà .
Cuối hai , đầu Thế kỷ ba .
Ở nơi đất Việt - Thành là Luy lâu .
Sang nam suy nghĩ trước sau ,
Mở trường dạy học thày Tầu , trò Nam .
Để cho dân trí nâng lên .
Truyền bá chữ Hán tạo nền tài nhân .
Đức , tài dạy chữ cho dân ,
Nơi Ông trị nhậm , gửi thân trọn đời .
Nhân dân tôn trọng đức tài ,
Ghi tên cung kính là Thày Sĩ Vương .
Trước khi mất chọn đồi nương ,
Thuộc làng Tam á , Sĩ Vương thác thiền .
Sau khi về với Thiên nhiên ,
Một người gần đến được ngay ,
Chín chín người ở xa thầy đến sau .
Tiếc thương vô hạn ân sâu ,
Theo thày hóa đống Đồng Dâu - Thanh hoài .
An táng Thầy ở khu đồi ,
Cây cối rậm rạp trong ngoài xanh tươi .
Lăng mộ xây nhớ công người ,
Đá bia Lê, Nguyễn ... các thời dựng lên .
Bảo tồn chăm sóc vẹn nguyên Lăng đền .
Ngày nay ta thấy nhãn tiền ,
Bể dâu thay đổi , Thiên nhiên bào mòn .
Kháng chiến giặc phá xóm thôn ,
Di tích mất mát chỉ còn như nay .
Trước Đền cây gạo có hai .
Cuối xuân hoa nở như đầy Trời sao .
Nhìn xa tực bát hương cao ,
Đặt trên Linh địa đẹp sao rực hồng .
Nghi môn dưới bóng ta trông ,
Ngũ môn , hai cửa ngoài cùng bít đi .
Đề cao Vương Sĩ như Vua ,
Ra vào ba cửa như về tước Vương .
Vươn cao cửa giữa ba tầng .
Thiên - Nhân - Địa , hội cùng bên nhau .
Tam Tài phát triển trước sau .
Dân trí thịnh vượng sang giầu mãi lên .
Mặt ngoài có chữ đề trên ,
Nam Giao Học Tổ nhớ ơn công thày .
Ông Tổ chữ Hán ngày nay .
Hữu công Nho giáo , trình bày phía trong .
Vai trò Nho giáo trong lòng ,
Phải luôn tôn trọng gia phong đương thời .
Bố trí cột trụ các nơi ,
Vươn theo Đao góc mái ngơi nhẹ nhàng .
Như bay thanh thoát từng hàng .
Bám đất bề thế , vững vàng đẹp thay .
Quanh năm cây cối mới đây ,
Trồng lại , phát triển mỗi ngày một xanh .
Hành lang mới được tạo thành ,
Chưa được đúng mức , xứng danh mộ , Đền .
Rất mong Nhà nước đứng bên ,
Nhân dân cùng với Chính quyền địa phương .
Quan tâm Di tích nhiều hơn .
Văn hoá , Lịch sử Quê hương khởi nguồn .
Chữ Đinh , nếp chữ ngoài khuôn ,
Nội thất chính tẩm , tượng bên chầu vào .
Gợi nên một cảnh thiết Triều ,
Tượng , Ngai nhắc nhở những điều quan tâm .
Trường tồn đã bấy nhiêu năm .
Sườn bên trái Tẩm là Lăng mộ phần .
Ngoài Lăng có tượng Cừu nằm .
Trong Lăng cỏ sạch tháng năm , bốn mùa .
Nam Lăng có giếng từ xưa .
Được khôi phục lại , dân vừa mới xây .
Nghi môn chính hướng phía Tây .
Đường đang khôi phục , cầu nay khánh thành .
Tô thêm phong cảnh hữu tình .
Khang trang Di tích , uy nghi trên Trần .
Ước mong của cả toàn dân ,
Có khó khăn mấy , làm dần cũng xong .
Người dân Tam á một lòng ,
Thần Hoàng Vương Sĩ thờ trong Đình làng .
Hội vào mùng 7 tháng Giêng ,
Mùng một tháng Tám ai quên xin mời .
Xuân , Thu mở hội đông vui ,
Xin mời quý khách khắp nơi dự cùng .
XUÂN KHA - Tháng 6/ 2002 ". Bây giờ người viết xin cùng các bạn tiếp tục đi tham quan một số Di tích trong hệ thống thờ Tứ pháp của vùng Luy lâu - Kinh bắc .
Trước hết nói về sự tích của Phật mẫu Man nương :
" Không biết đã từ bao giờ , chỉ biết đã lâu lắm rồi và cho đến tận ngày hôm nay , khắp vùng châu thổ sông Hồng vẫn luôn còn vang vọng những lời ca sau đây như tiếng gọi về nguồn . Dù ai đi đâu về đâu
Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về .
Dù ai buông bán trăm nghề ,
Nhớ ngày mùng tám thì về hội Dâu . Và từ mọi miền xa xôi của đất nước ta , các thiện nam , tín nữ , hàng năm cứ đến ngày mùng tám tháng Tư âm lịch , thì đều lũ lượt từng đoàn hành hương về chùa Dâu với ý niệm thành kính tìm về đất Phật .
Cội nguồn của Phật giáo nước ta vốn gắn liền với một sự tích vừa thần kỳ , lại vừa hiện thực . Đó là câu chuyện kể về nàng Mèn , còn gọi là Man nương ( hoặc A man ), cũng chính là sự tích về đức Phật Mẫu trên đất Cổ Châu ( tức kẻ Dâu xưa ).
Thủa ấy , vào khoảng những năm đầu Công nguyên , nước ta được gọi là Giao châu , đặt dưới sự đô hộ của nhà Đông Hán ( Từ năm 25 đến năm 220 ) . Bấy giờ nhà Hán trao cho Thái thú Sĩ Nhiếp ( 187 - 266 ) trông coi đất Giao châu , đặt lỵ sở tại thành Luy lâu ở vùng kẻ Dâu . Đó là nơi dân cư đông đúc , khách muôn phương kẻ tới người lui thật là sầm uất . Nhiều vị cao tăng từ xứ Thiên trúc ( Ấn độ ) xa xôi cũng lần lượt tìm sang Luy lâu để truyền Đạo . Trong số đó có thày Kỳ Vực , thày Khâu Đà La . Thày Kỳ Vực đến Giao châu ít lâu rồi đi , riêng thầy Khâu Đà La thì ở lại lâu dài , dựng am trên một khu rừng phía Bắc sông Thiên đức ( Sông Đuống ) ở miền Tiên sơn và ngày đêm tu hành Đạo ở đó . Có Thầy ở mãi Tây Thiên
Luyện Đạo tu Thiền , hiệu Khâu Đà La
Lập am dưới cội cây đa
Trụ trì cảnh ấy , nhật đà tụng kinh .
Bấy giờ ở bờ Nam sông Thiên đức , tại làng Mãn xá ( kẻ mèn ), thuộc Huyện Siêu loại , có gia đình ông bà Tu Định vừa sinh được cô con gái đầu lòng : Dung nghi , tư chất khác thường
Nguyệt cung thụy thái tựa đường tiên bay .
Ông bà Tu Định yêu thay
Nâng con bằng ngọc trên tay chẳng rời . Ông bà Tu Định đều là tín đồ Đạo Phật tu tại gia , vốn rất phục phép mầu của sư Khâu Đà La , đặc biệt là phép gọi mây làm mưa . Khi cô gái yêu quý của ông bà lên 12 tuổi ,tỏ ra thông tuệ , chăm chỉ , ông bà liền cho theo thày Khâu Đà La để học Đạo tu Thiền , và giúp thày trông coi việc nhang đèn , bếp núc .Người ta gọi tên cô gái đó là nàng A Man ( cô Mèn ) .
Một hôm vào tiết đầu năm , thày Khâu Đà La đi hành lễ nơi xa . Nàng Mèn ở nhà một mình giữ am . Công việc xong xuôi , hẳn là vì mệt quá , nàng nằm ngủ ở ngay nơi bậc cửa ra vào . Đến khuya , sư Thày trở về , vô ý bước qua để vào phòng . Thế là có một sự kỳ lạ xẩy ra với Man nương : Uy thiêng triệu khí ngụt Trời ,
Tự nhiên cảm động hoài thai tâm thường
Nàng Mèn về thưa thực với cha mẹ . Ông bà Tu Định thấy con tự nhiên " Vô phu hữu tử " , bèn đến chùa trách Thày . Thầy Đà La giải thích rằng đấy là điềm tốt , là " Nhân Thiên hợp khí " : Mẹ vua Thái Hạo xưa kia ,
Ướm chân có nghén , huống gì Man nương
Và Thày không quên an ủi ông bà Tu Định rằng :
Chớ có áy náy làm chi
Phàm gian ai biết chuyện gì khen chê
Thánh nhân sử ký bi truyền
Chứng ba điều nhẫn Bụt , Tiên về cùng . Nghe Thày khuyên giải , ông bà Tu Định yên lòng trở về chăm sóc Man nương , chờ kỳ sinh nở . Vì có mang một cách Thần kỳ như vậy , cho nên cũng khác với bình thường là mãi đến 14 tháng sau , Man nương mới sinh hạ một mụn con gái , vào đúng giờ Ngọ , ngày mùng Tám , tháng Tư ( Âm lịch ) , trùng với ngày Phật đản ( tức là ngày sinh của đức Phật Thích ca , theo quan niệm cổ truyền ) .
Vâng lời cha bảo , Man nương ẵm con tới chùa Linh quang trao cho thày Khâu Đà La . Thày đón lấy bé gái và hướng về cây cổ thụ xung quanh mà khấn rằng :
Nhân duyên Phật tử đến đây
Sẽ phó cho rày dưỡng dục tiểu nhi .
Vừa dứt lời khấn , thì một cây Dung thụ ( Cây Đa ) liền sà hai cành xuống ẵm lấy đứa bé , rồi mở lòng cây ra , thu em bé vào trong và khép kín thân cây lại . Mọi việc diễn ra hết sức kỳ diệu trong một quang cảnh thật là Thần tiên .
Mùi hương thơm nức non Tiên
Trăm hoa đua nở dư nghìn dặm xa .
Rồi nhà sư khuyên nàng A man về nhà tìm nơi phúc địa , lập một tiểu am, đêm ngày trai giới tu hành Đạo Phât. Nhà sư trao cho nàng cây gậy Tích trượng , dặn rằng : Sau này hễ gặp lúc Trời làm hạn hán thì hãy lấy cây gậy cắm xuống đất , tự khắc sẽ có nước chẩy lên .
Ba năm chẳng có mưa rào ,
Muôn dân cơ khát sao thương trong lòng .
Bà Man nương đang lúc nhớ nhà tìm về thăm cha mẹ già , thấy cảnh muôn dân đói khát như thế , liền nhớ đến lời Thày dặn , cầm con Tích trượng ra góc vườn cắm xuống và khẩn cầu Thần linh :
Man nương vái lậy Thần linh : Tôi là bần nữ tu hành xuất gia .
Dầu tôi cứu được mẹ , cha
Gậy này tôi cắm nước hòa chẩy lên
Mình tôi có phúc có duyên
Nguyện xin trợ được vẹn tuyền muôn dân . Bà Man nương vừa dứt lời thì nước từ chỗ đất cắm gậy dâng lên chẩy dào dạt . Khắp nơi trong vùng ai nấy xô đến ghín nhờ nước giếng hà bà A man , bởi đó mà tai qua , nạn khỏi ". ( Cái giếng đó hiện nay vẫn còn , không bao giờ cạn nước , múc lên đem rửa mặt mát lạnh như để trong tủ lạnh , giữa trưa hè - Các bạn xem hình ở trên - NV ).
" Chuyện đó đồn đi nhanh lắm . Thái thú Sĩ Nhiếp bấy giờ đang ở Luy lâu nghe tin ấy , liền cho mời bà A Man đến hỏi rõ nguyên cớ . Bà A Man kể hết sự tình , rồi vâng lệnh Sĩ Nhiếp đi vào rừng xanh tìm Thày Khâu Đà La , xin Thày làm phép giáng Vũ cứu dân trăm họ . Nhà sư tức thì niệm Thân chú hô phong hoán vũ và thế là bỗng chốc :
Trời liền mưa xuống dư nghìn dặm xa ,
Được mùa vũ thuận phong hòa
Muôn dân kính đội đức , ca ơn Thày .
Sĩ Vương hoan hỉ mời Thày vào cung diện kiến , ân cần tiếp đón , hậu hĩ cúng dàng . Qua câu chuyện với Sĩ Vương hôm ấy , mới hay rằng Thày Khâu Đà La vốn có phép màu hóa vân giáng vũ , vâng mệnh đức Phật Như lai sang Nam Việt để cứu độ nhân thế :
Bụt truyền thày Khâu Đà La
Hay phép giáng vũ xuống hòa cứu dân
Vâng lời hóa phép đàng vân
Xuất thế Nam Việt họ Man để truyền .
Lại nói về cây đa dung thụ . Bấy giờ vào năm Giáp Tý , thiên hạ thái bình , người vận đều thấy an khang . Vậy mà lạ thay vào một ngày đầu xuân ấm áp , bỗng nhiên nổi lên một trận gió bấc giữ dội , và mưa đổ như trút , khắp hết gần xa .Mưa to gió lớn làm bật gốc cây đa già , theo nước cuốn trôi ra dòng sông Thiên đức , và dạt đến thành Luy lâu . Từ thân cây ấy nghe văng vẳng tiếng đàn tiếng hát , khiến quân dân trong làng lấy làm kinh dị và đem chuyện tâu với Sĩ Vương . Sĩ Nhiếp cho quân lực sĩ ra kéo cây lên , định bụng sẽ sai thợ lấy gỗ để dựng điện Kính Thiên . Thế như bao nhiêu quân lực sĩ ra tay vẫn không kéo mỗ cây , đợi đến khi Man nương ra đấy rửa tay thì :
Nhân duyên thác khiến vậy vay
Con mừng thấy mẹ động cây , chuyển dời .
Man nương khấn nguyện một lời
Dải yếm buộc lấy , động dời cây cao .
Đêm ấy , Sĩ Vương nằm chiêm bao thấy có một người cao lớn , mặt đào da dâu , đến báo mộng rằng , cây ấy không nên dùng làm Điện Vua , mà phải cắt ra làm tượng Phật để thờ .Việc ấy được Sĩ Nhiếp giao cho Đào Lượng , một thợ mộc khéo tay mời từ bên Tầu sang .
Thế là cây đa ấy được chia làm bốn đoạn , tạc thành bốn tượng , khai quang , điểm nhãn sáng láng, rồi đem thờ ở bốn ngôi chùa quanh vùng và đặt tên là Phật Pháp Vân ( Bụt Mây ), Phật Pháp Vũ ( Bụt Mưa ) , Phật Pháp Lôi ( Bụt Sấm ) , Phật Pháp Điện ( Bụt Chớp ) . Pháp Vân là chị cả ( Bà Ả ), được thờ ở chùa Dâu ( tức chùa Diên ứng , tên cũ là Thiền định ) . Pháp Vũ là chị hai ( Bà dì Hai ) được thờ ở chùa Thành Đạo ( Chùa Đậu ) - ( Xin đừng lầm với chùa Đậu Hà tây - NV ). Pháp Lôi là chị ba ( Bà dì Ba ) , được thờ ở chùa Phi tướng ( chùa Tướng 0 . Pháp Điện là em út ( Bà Út ) ở chùa Trí Quả làng Dàn ( chùa Dàn ) .
Vậy là bắt đầu từ bấy giờ đã hình thành nên quần thể chùa Tứ Pháp ở Giao châu .
Thế nhưng câu chuyện đến đấy chưa phải kết thúc . Chuyện còn kể rằng đến khi làm lễ rước các pho tượng lên chùa thì lạ thay , chỉ có ba pho tượng bà Dì Hai , bà Dì Ba , và bà Út là kiệu đi được , còn pho tượng bà Cả Pháp Vân thì dân làng không làm sao kiệu nổi . Hỏi ra mới hay khi thợ mộc tác đến khúc ngọn , rìu chạm phải hòn đá ở trong thân cây . Bọn thợ mộc vô ý chẳng nghĩ ngợi gì , liền quẳng hòn đá xuống sông . Mọi người được lệnh mò vớt hòn đá lên , song không sao vớt được . Đợi đê`1n khi Man nương đi thuyền ra đến nơi , thì hòn đá tỏa sáng và nổi lên nằm ngay vào lòng Bà . Bởi cớ , hòn đá ấy được gọi là Thạch quang Phật và cũng được lập Miếu để thờ .
Mọi việc đâu vào đấy rồi , tức thì dân chúng vùng Cổ châu hân hoan làm lễ khánh thành Tứ Pháp , và ngày lễ đã diễn ra tưng bừng , náo nhiệt : Người ta hội họp Rồng mây
Đôi bên phố xá xem tày cảnh tiên .
Khai quang , khánh tán nhãn viên,
Đặt làm lễ hội Trường yên thuở này
Kèn loa chiêng trông vui thay
Trượng kỳ , ống pháo vang tai đùng đùng . Và cũng từ đấy thành lệ , cứ hàng năm vào ngày mùng Tám tháng Tư , dân ta vẫn có lệ mở hội chùa Dâu cùng chùa Đậu , chùa Dàn và cả chùa Tổ ( Là nơi thờ bà A Man sau khi hóa được tôn là Phật Mẫu ) . Trong những ngày lễ hội có tục rước Phật Tứ Pháp và Thạch Quang về chùa Tổ bái yết Phật Mẫu .
Danh tiếng chùa Tứ Pháp với bốn pho tượng linh thiêng lan sang cả bên Tầu . Bấy giờ Vua Minh Đế ( Ở ngôi vào năm 322 đến năm 325 ) nhà Tấn không chỉ một lần sai Đào Khản đem quân tới cướp tượng Phật Pháp Vân ở Cổ châu định mang về bên ấy . Song không bao giờ chúng thực hiện được việc đó . Có lần chúng đã cố mang tượng Pháp Vân đến cõi Long chi , gần giáp biên giới , song đến đó thì sức cùng , lực kiệt , chết ngã la liệt . Rốt cục chúng phải mang tượng Phật về trả lại bản chùa , mọi sự mới được yên ổn , rút quân về nước .
Trải qua các triều đại nước ta , từ nhà Lý cho đến nhà Lê , tượng Pháp Vân nhiều lần được nhà Vua rước về Kinh đô để làm lễ cầu mưa , giúp dân trừ hạn , và bao giờ cũng được ứng nghiệm . Có lần quân ta còn rước tượng Pháp Vân đi theo lên mạn Thái nguyên để tăng thêm dũng khí chống quân Tống xâm lược . Đó là vào thời kỳ nhà Lý , có lẽ là vào năm Vua Lý Thánh Tông mới lên ngôi : Đến thời Hy Thắng sơ niên,
Tống binh thủy lục cao quyền trảy sang ,
Đầu binh đóng ở Nguyệt giang ,
Đánh hòa chẳng được Nam bang khỏe bền .
Kiệu Bụt lên mạn Thái nguyên,
Quân ta đánh giặc , giặc liền phá tan .
Cứ như thế , cho đến mãi về sau này , hình tượng Phật Mẫu A Man cùng các vị Phật thuộc hệ Tứ Pháp vẫn luôn là niềm tín ngưỡng sâu sắc của con cháu vùng châu thổ sông Hồng , của chúng dân nước Việt , với lòng nhớ ơn và hy vọng vào công đức bảo Quốc hộ Dân của Phật Mẫu cùng chư vị Phật Tứ Pháp rất mực linh thiêng . "
( Theo NGUYỄN QUANG HỒNG - SỰ TÍCH ĐỨC PHẬT CHÙA DÂU ).
Ở đây người viết xin thuật lại một sự viếc hơi lạ và đáng buồn là : Từ trước tới nay , chúng ta chỉ chú ý đến các lễ hội và quan tâm tới việc công nhận Di tích , trùng tu , bảo tồn chùa Dâu ( tức là chùa thờ Phật Pháp Vân - Chị Cả ) mà quên đi rằng , chùa Tổ là nơi thờ Phật Mẫu Man nương mới là chùa chính trong hệ thống thờ Tứ Pháp lại Luy lâu - Kinh bắc . Hiện nay chùa Dâu đang được tiến hành trùng tu với quy mô lớn , với kinh phí của Nhà nước và Nhân dân lên tới hơn 15 tỷ đồng . Mặt khác , chùa Dâu từ lâu đã được công nhận là Di tích Lịch sử đã được xếp hạng bảo tồn , được nhiều vị Nguyên thủ đến thăm viếng . Ngược lại , chùa Tổ thờ Phật Mẫu Man nương cho tới năm 2001 mới được công nhận là Di tích văn hoá , và chỉ cấp cho kinh phí trùng tu có 100 triệu đồng . Theo tính toán của nhà sư trụ trì chùa Tổ hiện nay là Thày THÍCH THANH DŨNG , thì kinh phí tối thiểu để trùng tu chùa Tổ vào khoảng 2 Tỷ đồng . Người viết rất cảm thông với những khó khăn của Sở TTVH Bắc ninh về vấn đề kinh phí hạn hẹp , lại có quá nhiều Di tích cần trung tu , xong cũng cần phải có một cái nhìn toàn diện hơn về các chùa trong hệ thống Tứ Pháp . Người viết cũng khẩn cầu các quý vị trên toàn thế giới có một chút tấm lòng , giúp đỡ việc trùng tu các chùa trong hệ thống thờ Tứ Pháp , nay đang xuống cấp nghiêm trọng .
Trong quá trình đi khảo sát , có một câu chuyện thú vị , người viết xin kể cùng các bạn : Đó là câu chuyện về dòng sông Thiên Đức .
Theo truyền thuyết còn kể lại rằng : Ngày xưa , khi Phật Mẫu Man nương kéo cây Dung thụ từ sông Thiên đức lên , thì hai làng Dâu và Mãn xá nằm ở hai bên bờ sông Thiên đức . Trải qua bao cảnh vật đổi , sao dời , nay làng Dâu và Mãn xá lại ở cùng một phía của sông Thiên đức . Như vậy , làng Công Hà - bãi Định bây giờ , ngày xưa nằm ở giữa lòng sông Thiên đức cũ . Hiện nay , dưới lòng đất của làng Công Hà - Bãi Định toàn là cát bồi đã chứng tỏ điều đó . Sông Thiên dức ngày xưa chảy qua vùng này , và mãi tới thế kỷ thứ 17 mới đào nắn dòng con sông và tạo thành sông Đuống ngày nay . Hiện nay , tại vùng Sủi , Dương xá còn nhiều đoạn của khúc sông Thiên đức cũ . ( Các bạn xem ảnh ở phần trên ).
Ngưới viết xin được đính chính : Phần trên do đánh máy sai : Huyện Thuận thành chứ không phải là Thạch thành .
Tại phía Thanh long của chùa Tổ thờ Phật Mẫu Man nương , hiện nay còn có một cái vực rất sâu , tương truyền là nơi mà ngày xưa bị vỡ đê , nước xoáy xuống thành vực . Như vậy , chùa Tổ ngày xưa cũng nằm ngay tại bờ sông Thiên đức .
Tại chùa Tổ , hiện nay còn có một tập tục rất hay , hàng năm , cứ vào ngày lễ hội Phật Mẫu Man nương , chùa cho đóng bốn phẩm oản rất lớn , từ 5 - 7 Kg . Khi rước các Tứ pháp về chùa Tổ để viếng mẹ , Phật Mẫu Man nương , thì Phật Mẫu lại ban cho mỗi Thần Tứ pháp một phẩm oản đem về thờ . Ngày nay còn có câu : " Chuông chùa Doãn - Oản chùa Mèn"
Bản đồ Cổ loa Thành.
Bảo Sơn tự.
Cầu vào Cổ loa Thành.
Đền thờ Cao Lỗ.
Đền thờ Cao Lỗ.
Đuôi Rồng.
MỘT KHÚC SÔNG THIÊN ĐỨC CHẨY QUA DƯƠNG XÁ
GIẾNG CỔ CỦA PHẬT MẪU MAN NƯƠNG ( NƠI CHỌC CÂY THIỀN TRƯỢNG XUỐNG LẤY NƯỚC CỨU DÂN ).
MẮT PHẢI RỒNG CHÙA TỔ.
MẮT PHẢI RỒNG CHÙA TỔ.
TAM QUAN NAM GIAO HỌC TỔ.
MẮT TRÁI RỒNG CHÙA TỔ.
MẮT PHẢI RỒNG
Một đoạn sông chẩy vào Cổ loa Thành.
MỘT ĐOẠN SÔNG THIÊN ĐỨC CHẨY QUA DƯƠNG XÁ.
MỘT TRONG 99 GÒ CỦA VÙNG LUY LÂU - KINH BẮC.
SÂN NAM GIAO HỌC TỔ.
MỘT TRONG 99 GÒ CỦA VÙNG LUY LÂU - KINH BẮC.
SÂN NAM GIAO HỌC TỔ.
TƯỢNG CỪU TRƯỚC LĂNG MỘ SĨ NHIẾP.
THANH LONG CHÙA TỔ.
THANH LONG CHÙA TỔ.
MỘT KHÚC THÀNH TRONG CỔ LOA.
VỰC CẠNH CHÙA TỔ GÂY NÊN BỞI TRẬN VỠ ĐÊ.
ĐỀN CUÔNG NƠI THỜ AN DƯƠNG VƯƠNG Ở NGHỆ AN.
Mới đây dienbatn lại phát hiện được thêm một chú ĐỘC NHÃN LONG nữa . Đây là một chú Long khá to và có một lịch sử rất lâu dài và bí hiểm . Đó chính là chú Long tại chùa Hàm Long - Bắc nình .
Theo Nguyên Vũ đã viết : "Hàm long : Chỉ nghe tên thôi cũng đã gợi lên một điều gì đó về ngôi chùa rồi. Dọc theo đường quốc lộ số 1 chỗ rẽ đi cẩm phả, xuất hiện một dãy núi lớn, dài 3,4 cây, ta tìm đến đầu của dãy đó là nơi toạ lạc của chùa Hàm long. Nơi đây cũng là trường trung cấp Phật giáo của tỉnh Bắc ninh. Về thế đất Tân long, huyệt kết oa, Long, hổ hoàn mỹ, ngoại minh đường rộng rãi có sông lớn chảy qua nhưng không được đẹp. Ngoài ra còn có Tứ linh chầu vào. trong chùa còn có một cây tháp đá rất cổ, thường có nước rỉ ra từ đó. tương truyền nơi đây là nơi nhốt trung rất lớn. Tôi có một người bạn thân đã từng tu hành ở đây nói với tôi " ngày nào chùa cũng phải nấu một nồi cháo to để cúng, nếu không gà chó của dân địa phương tự nhiên lăn ra chết rất nhiều. "
Muốn đến Chùa hàm Long, bạn đi theo đường cao tốc lên Lạng sơn , tới cây cầu vượt vào Thị xa Bác Ninh thì rẽ phải . Đi thêm khoảng 3 Km nữa lại rẽ phải vào sát chân núi là tới . Đây là một ngôi chùa cổ kính có niên đại cả ngàn năm , nằn trên triền của một dãy núi , cây cối xanh tươi ngút ngàn và có rất nhiều cây cổ thụ . Nơi đây còn một vị sư già gần 80 tuổi trụ trì . Chùa Hàm Long từ thủa xa xưa đã có pháp theo VẠN PHÁP QUY TÔNG của phái BẮC TÔNG , chữa trị các loại Trùng rất hay . Chính vì vậy nơi đây là một nơi giam giữ Trùng lớn nhất trong cả nước .
CỔNG CHÙA HÀM LONG
THÁP CỔ TẠI CHÙA HÀM LONG
KHÔNG GIAN CHÙA
CON MẮT LONG CÒN LẠI BÊN PHÍA BẠCH HỔ
CON MẮT LONG BỊ ĐỘC NHÃN BÊN PHÍA THANH LONG .
CON MẮT LONG CÒN LẠI BÊN PHÍA BẠCH HỔ
CON MẮT LONG BỊ ĐỘC NHÃN BÊN PHÍA THANH LONG .
Thân ái. dienbatn.
Không có nhận xét nào: