Nội dung tiêu đề 2

Phần viết nội dung tiêu đề 2

Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

PHONG THỦY LUẬN . BÀI 2.

Phong Thủy Luận.

TRẠCH HÌNH
Dung huyệt: 1) Chỉ nền đất của nhà ở, thôn xóm, thành trấn (thành thị, thị trắn), gọi là huyệt trường của dương trạch, điểm dương huyệt" tức là xác định nền đất và phạm vi của một địa chi nào đó. 2) Mộ huyệt có phân ra âm và dương; âm long mà kết huyệt âm thì chủ bị nói xấu, phá hại gia sản; dương long mà kết huyệt dương, chu sự sinh li tử biệt. Phân biệt âm dương thì căn cứ vào vị trí âm hay dương mà xác định.
Chính huyệt: Chỉ trung tâm của thành trấn. Tức Chính trung của Dương huyệt. Đất là nơi xây cất công trình chính, nếu ở kinh đô thì là nội thành cung điện, hoàng cung; nếu ở tỉnh thành thì đó là dinh tỉnh trưởng, ở châu huyện là công đường. Cho nên, xây dựng kinh đô thì trước hết phải xây dựng ở trung tâm (Chính huyệt) tông miếu, cung điện; xây dựng tỉnh thành thì trước tiên xây dựng dinh thự quan nha; xây dựng châu huyện thì trước hết chọn Chính huyệt xây dựng công đường chính trị, thứ đến kho lẫm, nhà lao. Thuật Phong thủy coi đây là bảo đảm thể hiện thể chế tông pháp phong kiến trong kiến trúc thành trấn, cũng là một đặc trưng kiến trúc đô thị của Trung Quốc thời cổ.
Trạch hình: Tức hình dáng của nhà ở, chia ra hai loại trong và ngoài. Hình dáng bên ngoài của nhà ở là chỉ vị trí, hình dạng, địa hình tứ phía cùng cảnh vật kiến trúc của toàn bộ ngôi nhà. Hình dáng bên trong của nhà ở thì chỉ hình dạng,vị trí của mọi vật kiến trúc cùng hình thức phối hợp giữa chúng với nhau. Thuật Phong thủy cho rằng hình dáng bên ngoài của nhà ở liên quan đến khí thế của mạch đến, nếu không tốt, thì dù hình dáng bên trong có hay mấy, cũng sẽ không toàn vẹn. Hình dáng bên ngoài của nhà ở lấy vị trí địa thế của nhà ở làm yếu tố quan trọng nhất, nói chung nhấn mạnh yêu cầu địa thế bằng phẳng, Minh đường rộng rãi, trước sau có thủy bao bọc, thủy khẩu cách nhà không quá xa. Kiến trúc cảnh vật xung quanh cũng rất quan trọng. Tốt nhất là bên trái nhà ở có dòng chảy, bên phải có đường đi, đằng trước có ao, sau lưng có gò cao, gọi là đất “Tứ thần tương ứng". Nhà ở không nên nằm ngay giao lộ, năm cạnh quan nha hầm hố, câu, nhà lao, không nên ở chỗ cây cỏ không thể mọc nổi, không nên có giếng nước ở ngay trước cổng ... Nhà ở tại các quần thể kiến trúc, như thôn trấn, thành phố, thì điều kiện tự nhiên chi phối căn nhà là phụ; chủ yếu phải xem xét mối tương quan hài hòa với cảnh vật kiến trúc xung quanh, đồng thời so sánh Sa, Thuỷ. Ca nói: “Vạn ngõa lân lan thị tỉnh trung, cao liên tầng tích thị lai long” (Dương trạch tập thành; quyển 1), lại nói : “Nhất tầng nhai cù vi nhất tầng thủy, nhất tầng tường ngõa vi nhất tầng sa. Môn tiền nhai đạo tức thị Minh đường, đối diện thất vũ tức vi án sơn”. (mỗi đường phố coi như một dòng nước chảy, mỗi bức tường là một lớp Sa, Đường phố trước cửa tức là Minh đường đối diện phía trước ngôi nhà tức là Án sơn) (Dương trạch hội tâm tập ). Nghĩa là các mái nhà liên tiếp nhau tức là Long, căn cứ vào các đường hẻm để luận khí, còn đường phố là thủy đạo vậy. Qui định về hình dáng nhà ở cũng rất phức tạp, không dưới một trăm điều, chỉ nêu ví dụ vài điều, như hình 198. Hình dáng bên trong của nhà ởchủ yếu là vị trí, dạng thức, độ cao thấp của các vật kiến trúc trong nhà, ví dụ qui định cột phòng chính phải dùng số 9, cột sảnh dùng số 7, cứa dùng số chẵn. Thuật Phong thủy cho rằng mở cửa phía tây là “bạch hổ há mồm" thì không cát. Cối giã gạo không được nằm cùng một hàng với lai long. Bên ngoài cổng không được xây dựng thêm phòng ốc; bên trên cổng không được xây dựng lầu. Trong nhà không nên có phòng ốc hình chữ Đinh, không nên có đường đi xuyên tâm. Phương vị mở cửa, độ cao thấp của phòng ốc chủ yếu căn cứ vào phương vị Cửu tinh rnà xác định. Việc bố trí giếng nước, chuồng gia súc, nhà vệ sinh, nhà bếp cũng vậy. Qui định về hình dáng bên trong nhà ở cũng rất phức tạp, không dưới một trăm điều, chi nêu ví dụ vài điều, như hình 199. Phần lập luận trong Thuật Phong thủy liên quan đến hình dáng nhà ở có một bộ phận là sự tích lũy và đúc kết kinh nghiệm lâu dài, ví dụ nhà ở không nên hẹp theo chiều nam bắc. dài theo chiêu đông tây. không nên bốn phía là đường lớn không năm trên sống núi, chỗ cửa gió...Có một bộ phận mang tính chất mê tín, còn lại thì liên quan đến tập quán truyền thống dân tộc và quan niệm thẩm mỹ.
Tam yếu lục sự : Hình dáng nhà. Tổng kết những nhân tố quan trọng liên quan đến xây dựng nhà ở của Phong thủy dương trạch. Tam yếu gồm : chủ, môn, táo, tức là mệnh của chủ nhà phối họp với ngôi nhà, hướng mở cổng và cửa. vị trí của bếp. Lục sự gồm : môn (cồng cửa), táo (bếp), tỉnh (giếng nước), lộ (lối đi), xí (nhà xí), cối giã gạo, những vị trí nên hoặc kỵ của các nhân tố đó. Tĩnh trạch : Hình dáng bên trong của nhà ở. Chỉ nhà ở chỉ có 1 dãy hay 1 phòng. Vì số dãy, phòng ít, nên phương vị của cửu tinh ngũ hành về cơ bản là cố định, không cần thay đổi vị trí, độ cao thấp của vật bài trí khi cửu tinh thay đổi.
Động trạch : Hình dáng bên trong của nhà ở. Chỉ nhà ở có từ 2 - 5 dãy hoặc phòng. Vì số dãy, số phòng nhiều, nên cửu tinh ngũ hành sẽ biến đổi có qui luật theo dãy phòng và phương vị cổng, phương vị và độ cao thấp của vật bài trí trong nhà cũng thay đổi tùy theo sự biến động của cửu tinh ngũ hành.
Bát trạch : Dựa theo phương vị Toạ, Hướng cùng phương vị mở cửa của nhà ở, chia thành bát quái, cả thảy có 8 loại, gồm : Càn trạch, Ly trạch, Đoài trạch, Khảm trạch, Cấn trạch, Tốn trạch, Khôn trạch, Chấn trạch, Cửu tinh sẽ biến động có qui luật theo sự khác nhau của mỗi loại nhà tại phương vị sở tại, từ đó có thể phán đoán lành dữ, chỉ dẫn xây dựng, sửa chữa. Thuộc tính bát quái của nhà ở là cố định, phương vị của Tọa Hướng và cửa cũng theo đó mà xác định, nhưng do có thể đặt cửa ở hai bên trái phải của bốn quẻ Ngẫu : Càn, Khảm, Tốn, Cấn , nên nhà ở thực ra có tới 12 Toạ hướng và cửa khác nhau, đó là: Tọa nam Hướng bắc cửa Khảm, Tọa bắc Hướng nam cửa Ly, Tọa đông hướng tây cửa Đoài, Tọa tây Hướng đông cửa Chấn, Tọa nam Hướng bắc cửa Càn, Tọa đông Hương tây cửa Càn, Tọa bắc Hướng nam cửa Khôn, Tọa đông Hướng tây cửa Khôn, Tọa nam Hướng bắc cửa Cấn, Tọa tây Phương đông cửa Cấn, Tọa bắc Hướng nam cửa Chấn, Tọa tây Hướng đông cửa Chấn.
Đông tứ trạch : Đem bát trạch phân làm 2 nhóm, Chấn trạch, Tốn trạch, Khảm trạch và Ly trạch là Đông tứ trạch. Đối chiếu xem cung mệnh của chủ nhà ký gửi ở đâu (theo phép tính Tam nguyên), nếu nằm ở bốn cung Chấn, Tốn, Khảm, Ly thì nên sống ở ngôi nhà Đông tứ trạch.
Tây tứ trạch : Đem bát trạch phân làm 2 nhóm, Càn trạch, Khôn trạch, Cấn trạch, Đoài trạch là Tây tứ trạch. Đối chiếu xem cung mệnh của chủ nhà ký gửi ở đâu (theo phép tính Tam nguyên), nếu nằm ở bốn cung Càn, Khôn, Cấn, Đoài thì nên sống ở ngôi nhà Tây tứ trạch.
Khảm trạch : Một trong bát trạch. Thuộc đông tứ trạch. Chỉ ngôi nhà tọa nam hướng bắc, mở cửa ở chính hướng bắc Khảm, thích hợp với người thuộc Đông tứ trạch. Phương vị sắp xếp Cửu tinh của Khảm trạch theo chiều thuận lần lượt là Khảm (Phúc đức), Ngũ quỉ (đông bắc )- Thiên ất ( chính đông ), Sinh khí (đông nam), Diên niên (chính nam), Tuyệt mệnh (tây nam), Hoạ hại (chính tây), Lục sát (tây bắc ). Cửu tinh xuyên cung bên trong trạch này tinh từ Bản cung là dãy nhà hoặc ngăn thứ nhất, tiếp đến Lục sát, Sinh khí Ngũ quỷ, Thiên ất, Diên niên. Bất kể bên trong hoặc bên ngoài nhà ở thì ở phương vị cát tinh nên xây phòng ốc to cao, nên mở cổng cửa, bố trí phòng ngủ, giếng nước, chuồng gia súc; Ở phương hung tinh thì nên làm phòng ốc thấp nhỏ, nên bố trí nhà bếp, cối giã gạo, nhà xí. ..Xem mục đông tứ trạch.
Ly trạch : Một trong bát trạch. Thuộc đông tứ trạch. Chỉ ngôi nhà tọa bắc hướng nam, mở cửa ở chính phương nam Ly, thích hợp với người thuộc Đông tứ trạch. Phương vị sắp xếp Cửu tinh của Ly trạch theo chiều thuận lần lượt là Ly (Phúc đức), lục sát (tây nam), Ngũ quỷ (chính tây), Tuyệt mệnh (tây bắc), Diên niên (chính bắc), Hoạ hại (đông bắc), Sinh khí ( chính đông), Thiên ất (đông nam). Cửu tinh xuyên cung bên trong trạch này tính từ Bản cung (Phúc đức) là dãy nhà hoặc ngăn thứ nhất, tiếp đến Lục sát, Sinh khí Ngũ quì, Diên niên. Bất kể bên trong hoặc bên ngoài nhà này thì ở phương vị cát tinh nên xây phòng ốc to cao, nên mở cổng cửa, bố trí phòng ngủ, giếng nước, chuồng gia súc; ở phương hung tinh thì nên làm phòng ốc thấp nhỏ, nên bố trí nhà bếp, cối giã gạo, nhà xí...
Chấn trạch : Một trong bát trạch. Thuộc đông tứ trạch. Chỉ ngôi nhà tọa tây hướng đông, mở cửa ở chính hướng đông Chấn, thích hợp với người thuộc Đông tứ trạch. Phương vị sắp xếp Cửu tinh của Chấn trạch theo chiều thuận lần lượt là Chấn (Phúc đức), Diên niên (đông nam), Sinh khí ( chính nam), Hoạ hại (tây nam), Tuyệt mệnh (chính tây), Ngũ quỉ (tây bắc), Thiên ất (chính bắc), Lục sát (đông bắc). Cửu tinh xuyên cung bên trong trạch này tính từ Bản cung (Phúc đức) là dãy nhà hoặc ngăn thứ nhất, tiếp đến Lục sát, Sinh khí, Ngũ quỉ, Thiên ất. Bất kể trong hoặc bên ngoài nhà này thì ở phương bị cát tinh nên xây phòng ốc to cao, nên mở cổng cửa, bố trí giường ngủ, giếng nước, chuồng gia súc; ở phương hung tinh thì nên làm phòng ốc thấp nhỏ, nên bố trí nhà bếp, cối giã gạo, nhà xí . .
Tốn trạch : Một trong bát trạch. Thuộc đông tứ trạch. Tốn trạch do toạ hưởng khác nhau mà chia làm hai; một là ngôi nhà tọa tây phương đông, mở cửa ở hướng đông nam Tốn: hai là ngôi nhà toạ bắc hướng nam và mở cửa ở hướng đông nam Tốn; thích hợp với người thuộc Đông tứ trạch. Phương vị sắp xếp Cửu tinh của Tốn trạch theo chiều thuận lần lượt là Tốn (Phúc đức), Thiên Ất ( chính nam), Ngũ quỉ (tây nam), lục sát ( chính tây), Hoạ hại (tây bắc), Sinh khí (chính bắc), Tuyệt mệnh ( đông bắc), Diên niên ( chính bắc ). Cửu tinh xuyên cung bên trong trạch này tính từ Bản cung là dãy nhà hoặc ngăn thứ nhất, tiếp đến Diên niên, Lục sát, Sinh khí, Ngũ quỹ, Thiên ất, Diên niên. Nhà toạ bắc hướng nam mở cửa hướng Tốn thì sắp xếp Cửu tinh cung giống như nhà toạ tây hướng đông, lần lượt tính từ ngăn thứ nhất là Thiên ất, Diên niên, Lục sát, Sinh khí, Ngũ quỉ . Bất kể toạ tây hay toạ bắc, bên trong hoặc bên ngoài nhà này thì ở phương vị cát tinh nên xây phòng ốc to cao, nên mở cổng cửa, bố trí phòng ngủ, giếng nước, chuồng gia súc; ở phương hung tinh thì nên làm phòng ốc thấp nhỏ, nên bố trí nhà bếp, cối giã gạo, nhà xí...
Càn trạch : Một trong bát trạch. Thuộc Tây tứ trạch. Càn trạch do toạ hướng khác nhau nên chia làm 2; một là ngôi nhà tọa nam hướng bắc, mở cửa ở hướng Càn tây bắc, và hai là ngôi nhà toạ đông phương tây cũng mở cửa ở hướng Càn tây bắc; thích hợp với người thuộc Tây tứ trạch. Nhà toạ nam hướng bắc thì phương vị sắp xếp Cửu tinh của Càn trạch theo chiều thuận làn lượt là Càn (Phúc đức), Lục sát ( chính bắc), Thiên ất ( đông bắc), Ngũ quỉ ( chính đông), Hoạ hại ( đông nam), Tuyệt mệnh ( chính nam), Diên niên ( tây nam), Sinh khí ( chính tây ). Cửu tinh xuyên cung bên trong trạch này tính từ Bản cung là dãy nhà hoặc ngăn thứ nhất, tiếp đến Lục sát, Sinh khí, Ngũ quỉ, Thiên ất, Diên niên. Nhà toạ đông hướng tây mở cửa hướng Càn thì Cửu tinh sắp xếp cũng giống như ngôi nhà toạ nam hướng bắc mở cửa hướng Càn, còn Cửu tinh xuyên cung bên trong là Sinh khí, Ngũ quỉ, Thiên ất, Diên niên, Lục sát. Bất kể bên trong hoặc bên ngoài loại nhà này thì ở phương vị cát tinh nên xây phòng ốc to cao, nên mở cổng cửa bố trí phòng ngủ, giếng nước, chuồng gia súc; ở phương hung tinh thì nên làm phòng ốc thấp nhỏ, nên bố trí nhà bếp, cối giã gạo, nhà xí. . .
Đoài trạch : Một trong bát trạch. Thuộc Tây tứ trạch. Chỉ ngôi nhà tọa đông hướng tây, mở cửa ở hướng chính tây Đoài thích hợp với người thuộc Tây tứ trạch. Phương vị sắp xếp Cửu tinh của trạch theo chiều thuận lần lượt là Đoài (Phúc đức), Sinh khí (tây bắc), Hoạ hại (chính bắc), Diên niên ( đông bắc), Tuyệt mệnh ( chính đông): Lục sát (đông nam), Ngũ quỷ (chính nam), Thiên ất ( tây nam ). Cửu tinh xuyên cung bên trong trạch này tính từ bản cung (Phúc đức) là dãy nhà hoặc ngăn thứ nhất, tiếp đến Lục sát, Sinh khí, Ngũ quỹ, Thiên ất, Diên niên. Bất kể bên trong hoặc bên ngoài nhà này thì ở phương vị cát tinh nên xây phòng ốc to cao, nên mở cổng cửa, bố trí phòng ngủ, giếng nước, chuồng gia súc; ở phương hung tinh thì nên làm phòng ốc thấp nhỏ, nên bố trí nhà bếp, cối giã gạo, nhà xí .. .
Khôn trạch : Một trong bát trạch. Thuộc Tây tứ trạch. Khôn trạch do tọa hướng khác nhau nên chia làm hai loại; một là ngôi nhà tọa đông hướng tây, mở cửa hướng Khôn tây nam, và hai là nhà tọa bắc hướng nam, mở cửa ở hướng Khôn tây nam, thích hợp với người thuộc Tây tứ trạch. Phương vị sắp xếp Cửu tinh của ngôi nhà toạ đóng hướng tây, mở cửa hướng Khôn tây nam theo chiều thuận lần lượt là Khôn (Phúc đức), Thiên ất (chính tây), Diên niên ( tây bắc), Tuyệt mệnh ( chính bắc), Sinh khí ( đông bắc), Hoạ hại ( chính đông), Ngũ quỹ ( đông nam ), Lục sát (chính nam). Cửu tinh xuyên cung bên trong trạch này tính từ Bản cung là dãy nhà hoặc ngăn thứ nhất, tiếp đến Thiên ất, Diên niên, Lục sát. Sinh khí, Ngũ quỷ, Thiên ất. Nhà tọa bắc hướng nam mở cửa hướng Khôn tây nam cũng sắp xếp Cửu tinh giống như nhà tọa đóng hướng tây nói trên, còn Cửu tinh xuyên cung bên trong tính từ dãy hoặc ngăn thứ nhất lần lượt là Lục sát, Sinh khí, Ngũ quỷ Thiên ất, Diên niên, Lục sát. Bất kể bên trong hoặc bên ngoài hai loại nhà này thì ở phương vị cát tinh nên xây phòng ốc to cao, nên mở cổng cửa, bố trí phòng nghỉ, giếng nước, chuồng gia súc; ở phương hung tinh thì nên làm phòng ốc thấp nhỏ, nên bố trí nhà bếp, cối giã gạo, nhà xí...
Cấn trạch : Một trong bát trạch . Thuộc Tây tứ trạch. Cấn trạch chia ra hai loại, một là nha toạ tây phương đông mở cửa ở hướng Cấn đông bắc, hai la ngôi nhà tọa nam hướng bắc, mở cửa ở hướng Cấn đông bắc, thích hợp với người thuộc Tây tứ trạch. Phương vị sắp xếp Cửu tinh của ngôi nhà toạ tày hướng đông, mở cửa ở hướng Cấn, Dần sơn, đông bắc, theo chiều thuận lần lượt là Cấn (Phúc đức). Lục sát ( chính đông), Tuyệt mệnh (đông nam), Hoạ hại (chính nam), Sinh khí ( tây nam), Diên niên ( chính tây). Thiên ất (tây bắc), Ngũ quỉ ( chính bắc). Cửu tinh xuyên cung bên trong trạch này tính từ Bản cung là dãy nhà hoặc ngăn thứ nhất, tiếp đến Lục sát, Sinh khí, Ngu quỉ, Thiên ất, Diên niên, Lục sát. Nhà tọa nam hướng bắc , mở cửa ở hướng Cấn đông bắc, thì sắp xếp Cửu tinh cũng giống như nhà tọa tây hướng đông, mở cửa ở hướng Cấn đông bắc, còn Cửu tinh xuyên cung bên trong tính từ ngăn thứ nhất lần lượt là Ngũ quỉ, Thiên ất, Diên niên, Lục sát, Sinh khí.
Bất kể bên trong hoặc bên ngoài thì hai loại nhà này ở phương vị cát tinh nên xây phòng ốc to cao, nên mở cổng cửa, bố trí phòng ngủ, giếng nước: chuồng gia súc; ở phương hung tinh thì nên làm phòng ốc thấp nhỏ, nên bố trí nhà bếp, cói giã gạo, nhà xí... Đặc thù của Cấân trạch là ở Cấn là Quỉ môn, mở cửa không tốt; chỉ nên mở cửa ở Dần sơn, Sửu sơn là hai bên phải trái của Cấn son, chứ không thể ở chính Cấn sơn.
Chu địa : Địa hình bên ngoài nhà ở. Địa thế nhà ở bốn phía cao, ở giữa thấp, gọi là Chu địa . Còn có tên khác là đất Địa tàng. Quân tử cư trú ở đây tốt, chủ phú quí liên tục. Tiểu nhân mà cư trú ở đất này thì hung. Câu ca nói : “Trung ương chính diện tứ diện cao, tu cái trung trạch phúc hữu dư. Ngưu dương lục súc đa hưng vượng, gia đạo cao quí xuất anh hào". (Dương trạch thập thư).
Hàn địa : Địa hình bên ngoài nhà ở. Địa thế nhà ở rìa phía bắc cao, rìa phía nam thấp, gọi là Hàn địa . Còn có tên là đất Trạch tàng. Cư trú ở đây cực tốt.
Tề địa : Địa hình bên ngoài nhà ở. Địa thế nhà ở mà phía đông có lưu thủy thì gọi là Tề địa. Cư trú ở đây tốt.
Ngụy địa : Địa hình bên ngoài nhà ở. Địa thế nhà ở mà phía nam có lưu thủy thi gọi là Ngụy địa. Cư trú ở đây tốt.
Cung địa : Địa hình bên ngoài nhà ở. Địa thế nhà ở bốn phía cao, ở giữa thấp, lại có vũng nước. Cư trú ở đây tốt.
Lương thổ: Địa hình bên ngoài nhà ở. Địa thế nhà ở bằng phẳng, không lồi lõm hoặc ở giữa hơi lồi lên một chút thì gọi là Lương thổ. Cư trú ở đây tốt.
Tấn thổ : Địa hình bên ngoài nhà ở. Địa thế nhà ở trước thấp sau cao thì gọi là Tấn thổ. Cư trú ở đây tốt.
Lỗ thổ: Địa hình bên ngoài nhà ở. Địa thế nhà ở mà phía đông thấp, phía tây cao, thì gọi là Lỗ thổ. Con trai cả sống ở đất này thì hưng vượng, phú quí anh hào. Nếu địa thế âm trạch mà phía đông thấp, phía tây cao, thì lại không Tốt.
Tề thổ: Địa hình bên ngoài nhà ở. Địa thế nhà ở trước cao sau thấp thì gọi là Tề thổ. Cư trú ở đây không tốt
Vệ thổ: Địa hình bên ngoài nhà ở. Địa thế nhà ở bốn phía cao, ở giữa thấp thì gọi là Vệ thổ. Cư trú ở đây không tốt
Tú thần tương ứng: Địa hình bên ngoài nhà ở. Phàm phía đông nhà có dòng chảy là Thanh long, phía tây nhà có đường đi là Bạch hổ, phía nam có ao hồ là Chu tước, phía bắc có gò đống là Huyền vũ. Có đủ 4 thủ đó gọi là cách tứ thần tương ứng, là đất đại cát đại quí. Cư trú ở đây cực tốt
Huyền vũ thú: Địa hình bên ngoài nhà ở. Phía sau (phía bắc) nhà ở có gò đống hoặc công trình kiến trúc cao thì gọi là Huyền vũ thủ ( Huyền vũ trấn giữ). Cư trú ở đây đại cát
Chu tước môn : Địa hình bên ngoài nhà ở. Phía trước (phía nam) nhà ở địa thế trải rộng ra gọi là Chu tước môn. Cư trú ở đây đại cát.
Tứ phương vị : Địa hình bên ngoài nha ở. Bốn phía nhà ở bị các con đường bao vây, gọi là đất Tứ phương vị. Cư trú ở đây rất xấu. Câu ca nói : "Tứ diện giao đạo chủ hung tàn, họa khởi nhân gia bất khả đương, nhược bất tôn tài tai họa tử, đầu hà tự vẫn tỉnh trung vong" (đường vây bốn phía chủ hung tàn, tai họa ập đến người ta kho bề chống đỡ, nếu không tốn tiền thì cũng chết người, nhảy xuống sông xuống giếng mà tự vẫn) (Dương trạch thập thư).
Huyết bàn chiếu kinh : Địa hình bên ngoài nhà ở. Phong thủy dương trạch lấy phía trước nhà ở có ao hồ hình vuông là “Huyết bàn chiếu kính". Cư trú ở đây rất xấu. Có thuyết nói rằng phàm phía trước nhà mà có đào ao hồ mới thì đều là Huyết bàn chiếu kính, không tốt. Câu ca nói : “Nhược hữu thử đường đương diện tiền, đại đại lao tật bất thậm ngôn. Nhất đường tiện đoạn nhất nhân táng, hà sủng bất dữ ngoại nhân truyền" (nếu nhà có ao vuông ở ngay phía trước, thì đời nọ tiếp đời kia bị bệnh lao, mỗi ao làm chết một mạng người).
Tây ích trạch : Địa hình bên ngoài nhà ở. Tức là làm thêm phòng ốc vào phía tây ngôi nhà cũ. Phong tục cổ của người Trung Quốc cho rằng Tây ích trạch là không tốt.
Phong tục này có từ thời Xuân thu Chiến quốc, rất thịnh hành vào đời Hán, là một trong điều đại kỵ. Sách Phong tục không giải thích : "Phong tục coi phía tây là cao nhất, làm thêm phòng ốc ở phía đó sẽ hại cho chủ nhà, nên mới có sự cấm ky đó". Có thuyết nói Đông ích trạch (làm thêm phòng ốc vào phía đông nhà cũ) cũng không tốt.
Xung hạng : Địa hình bên ngoài nhà ở. Chỉ cổng hoặc cửa chính của nhà ở bị đường hẻm đâm thẳng vào. Cư trú ở đây không tốt. Phong thủy dương trạch coi đường hẻm là thủy đạo (dòng nước ), Xung hạng chẳng khác gì bị dòng chảy xối, bắn thẳng vào, cho nên phải tránh. Cách né tránh là làm cổng chếch đi hoặc dùng bùa trấn áp.
Chúng để sát : Địa hình bên ngoài nhà ở . Ch ỉ ngôi nhà nằêm trái ngược với hướng của các công trình xây dựng xung quanh. Không tốt. Thuật Phong thuỷ mượn cách này để nhấn mạnh tính nhất trí, hài hòa của cả quần thể kiến trúc.
Địa đài : Địa hình bên ngoài nhà ở. Chỉ khoảng đất trống đằng trước nhà, tức Minh đường. Yêu cầu Địa đài của nhà này không được cao hơn Địa đài của hai nhà bên phải bên trái: nếu hói thấp mọt chút nhưng đừng trũng thì tốt.
Đột khuy : Địa hình bên ngoài nhà ở. Phàm một trong 4 phía nhà có chỗ vết lõm vào hoặc lồi ra thì gọi là Đột khuyết. Cổ nhân mê tín cho rằng nếu phần lõm vào dài không quá 2/3 chiều dài phía đó, thì gọi là Khuyết, hung (xấu); nếu lồi ra không quá 1/3 chiều dài phía đó, thì gọi là Đột, cát (tốt). Song nếu Đột (lồi ra) ở hai hướng đông bắc và tây bắc thì cát biến thành hung. Ngoài ra, đột tuy là cát, Khuyết tuy là hung, nhưng còn phải xem năm sinh của chủ nhà phối với phương vị Cửu tinh, có thể cát biến thành đại cát, hung biến thành đại hung tại phương vị có đột khuyết.
Kiều lương : Địa hình bên ngoài nhà ở. Nói chung Thuật Phong thủy nghiêm cấm làm cầu ở 4 phía nhà ở, vì cho rằng bốn phía có cầu là bị bắn thẳng, ở nhà đó con cháu sẽ khiếp nhược, gia sản lụn bại. Hung. Câu ca nói : “Nhất kiều cao giá trạch sảnh tiền, tả hữu tương đồng hậu diệc nhiên, bất xuất tam niên tịnh ngũ tái, gia tư đãng tận mại điền viên" (Dương trạch thập thư) (trước nhà hai bên nhà mà có một chiếc cầu thì chỉ trong vòng ba năm gia sản sẽ khánh kiệt phải bán cả ruộng vườn). Nếu nhà ở bên cạnh cầu thì phải trấn yểm thường dùng bia đá dựng ngay trước cầu. Một thuyết khác nói rằng nếu quanh nhà có cầu, thì cân phân biệt cầu ở phương nào, phương suy hay phương vượng; phương suy mà có cầu thì hung, phương vượng mà có cầu thì cát. Nếu Chu tước (phía nam) có cầu, không kỵ; nếu Thanh long (phía đông) có cầu, gia đình bình an. Đối với làng xóm, thị trấn, có khi người ta sử dụng cầu ở thủy khẩu để phong toả sinh khí, ngăn chặn gió thổi, là một yếu tố quan trọng của Phong thủy nơi đó. Phong thủy âm trạch thì không coi trọng lắm sự hiện diện hay không của những cây cầu.
Văn bút tháp : Kiến trục hình tháp. Vì hình dáng giống cây bút, lại cĩ quan hệ tới sự đỗ đạt, nên có tên gọi đó. Còn gọi là “Văn phong tháp". Thuật Phong thủy cho rằng, nếu một thành phố hoặc thôn trấn nào đó mà việc văn chương khoa cử yếu kém, thì tại 4 phương vị là Giáp sơn (chính đông thiên bắc), Tốn sơn (đông nam), Bính sơn (chính nam thiên đông), Đinh sơn (chính nam thiên tây ) nên chọn mảnh đất tốt mà xây Văn bút tháp. Bất kể địa thế nơi ấy thế nào, tháp đều phải cao hơn mọi công trình kiến trúc khác, thì sẽ có những người đỗ cao. Có khi người ta đắp đất đá làm hòn giả sơn, cũng được gọi là Văn bút phong, Văn bút sơn.
Ngũ hư ngũ thục : Địa hình bên trong nhà ở. Chỉ 5 trạng thái cát hung của kết cấu bên trong nhà ở. Thuật Phong thủy coi 5 điều sau là "Ngũ hư “: nhà lớn mà ít người cư trú, cổng lớn mà nhà nhỏ, tường rào không trọn vẹn, giếng và bếp bố trí sai phương vị, nhà rất lớn mà ít phòng ốc; 5 điều sau là “ngũ thực" : nhà nhỏ mà đông người, nhà lớn mà cổng cửa nhỏ, tường rào hoàn chỉnh, nhà nhỏ nhưng nhiều gia súc, nước ở phía trước và phía sau nhà chảy về phía đông nam. Ngũ hư làm cho nghèo hèn, còn Ngũ thực làm cho người ta phú quí. Thực ra đó là khuynh hướng xây dựng những ngôi nhà cỡ vừa và nhỏ, đồng thời khuyên người ta chú ý hoàn thiện kết cấu không gian bên trong nhà ở. 
Xuyên cung cửu tinh : Địa hình bên trong nhà ở. Phương pháp xác định tình trạng cát hung của các ngăn hoặc dãy phòng, để chỉ đạo việc tu sửa và xây dựng nhà ở. Tuy mang tên Cửu tinh (9 sao), nhưng thực ra chỉ sử dụng 5 sao là Lục sát, Sinh khí, Ngũ quỉ, Thiên ất, Diên niên, tương ứng với ngũ hành hỏa, thổ, kim, thủy, mộc, sắp xếp theo trật tự thuận cố định, không thay đổi, trong đó Lục sát, Ngũ quỉ là hung tinh, dãy hoặc ngăn phòng ốc nào có hai sao đó thì nên làm nhỏ, thấp, con ba sao Sinh khí, Thiên ất, Diên niên là cát tinh, phòng ốc nào có 3 sao ấy thì nên làm cao rộng. Phương pháp sắp xếp cụ thể phải kết hợpvới phương vị Bát trạch cửu tinh. Trước tiên, xem cửa chính của ngôi nhà mở về hướng nào, là sao nào, lấy sao ấy làm đại diện cho ngăn (hoặc dãy phòng) thứ nhất, sau đó lần lượt 4 sao kia theo trật tự cố định, thì có thể biết ngăn nào là sao gì. Ví dụ, ngôi nhà toạ đông hướng tây, mở cửa về hướng Khôn tây nam, chính giữa phương mở của, tức phương chính tây, là sao Thiên ất; vậy Thiên ất là ngăn (hoặc dãy phòng) thứ nhất nên làm cao, rộng. Trong trật tự cố định, Thiên ất ở vị trí thứ tư tiếp sau nó là sao Diên niên. Vậy Diên niên là người thứ hai, phòng này cũng nên cao rộng. Tiếp sau Diên niên sẽ trở lại từ đầu, là sao lục sát, ngăn thứ ba, với sao này, phòng nên thấp nhỏ. Ngăn thứ tư là sao Sinh khí, phòng này nên cao to. Ngăn thứ năm là Ngũ quỉ, nên thấp nhỏ. Ngăn thứ sau lại là Thiên ất nên làm cao to. Ví dụ khác, ngôi nhà tọa tây hướng đông, mở cửa hàng Cấn. Chính giữa phương mở cửa tức đông bắc là sao Lục sát, thì lấy Lục sát làm ngăn thứ nhất, tiếp đến Sinh khí, Ngũ quỹ, Thiên ất, Diên niên, Lục sát.
Nếu ngôi nhà mở cửa ở phương vị Tứ chính, thì ngăn thứ nhất là Hán cung Phúc đức phòng ốc nên làm cao to hoặc vừa phải. Ngăn thứ hai là Lục sát, tiếp đến Sinh khí, Ngũ quỷ, Thiên ất, Diên niên. Ví dụ, ngôi nhà toạ nam hướng bắc, mở cửa tại phương Khảm chính bắc, thì Khảm là Bản cung Phúc đức, lấy đó làm ngăn thứ nhất, tiếp đến Lục sát, là dãy thứ hai, Sinh khí là dãy thứ ba; Ngũ quỷ là dãy thứ tư; Thiên ất là dãy thứ năm, Diên niên là dãy thứ sáu. Bất kể nhà nào, nếu cửa của dãy thứ nhất mở ra phía ngoài, thì từ dãy thứ hai tính là Lục sát, mà không tính đến Cửu tinh theo phương vị tứ chính nữa. Xuyên cung Cửu tinh gặp sao Sinh khí (Tham lang, Mộc) cư ở Trung cung, còn gọi là Cát tinh đương hung, phòng ốc không nên cao to, là một trường hợp ngoại lệ. Phương vị sắp xếp Bát trạch cửu tinh hữu quan, xin xem thêm các mục Bát trạch.
Tài lộ phân phòng : Địa hình bên trong nhà ở. Phương pháp xác định cát hung của từng ngăn (hoặc dãy) phòng ốc trong một toà nhà. Căn cứ Đại du niên biến hào pháp và tam nguyên pháp có thể tính toán cung Phúc đức của chủ nhà nằm ở đâu và từng người nên ở loại nhà nào; nhưng trong cùng một toà nhà, cỏ rất nhiều nhân khẩu, già trẻ, trai gái, mệnh rất khác nhau. Cho nên Phong thủy dương trạch lại có phép Tài lộ phân phòng để giải quyết tình trạng đó. Phép này tính Cửu tinh cho từng ngăn (hoặc dãy) phòng ốc , theo toạ hướng và phương mở cửa của chúng. Trình tự sắp xếp Cửu tinh có thể biết nhờ phép Đại du niên biến hào pháp. Ví dụ, nhà toạ nam hướng bắc, cửa Khảm, chủ nhà là người thuộc Đông tứ trạch. Trong nhà đó ngăn thứ nhất mở cửa Khảm, thích hợp cho người thuộc Đông tứ trạch cư trú. Ngăn thứ hai được ngăn cách bằng tường vách, mở cửa Đoài (chính tây) , ắt thành nhà toạ đông hướng tây, cửa Đoài, là Tây tứ trạch, thích hợp cho người nào mạng thuộc Tây tứ trạch cư trú. Trình tự sắp xếp Cửu tinh của ngăn này giống như ở ngôi nhà toạ đông hướng tây mở cửa Đoài, ở phương vị cát tinh nên làm phòng ốc cao to, còn ở phương vị hung tinh thì nên làm phòng ốc thấp nhỏ, người chủ nên ở phương vị cát tinh. Lại còn phải chú ý kết hợp phương vị cát hung tinh từng ngăn (hoặc dãy) trong nhà với toàn bộ toà nhà; nếu phương vị cát tinh của một ngăn trùng với cát tinh của cả tòa nhà, thì đương nhiên là đã tốt càng thêm tốt; ngược lại, nếu hung tinh của ngăn ấy cũng là hung tinh của cả toà nhà, thì đã xấu càng thêm xấu; nếu cát tinh lẫn lộn với hung tinh, thì nên làm phòng thấp nhỏ hoặc vừa phải, tùy tình hình cụ thể mà xác định. Trong một nhà, vợ chồng không nên ở hai dãy khác nhau, nếu cung Phúc đức khác nhau, thì lấy của chồng làm chính. Thuyết tài lộ phân phòng nhằm chứng minh một đại gia đình có thể đoàn tụ ở một nơi.
Khai môn : Địa hình bên trong nhà ở. Xác định phương vị, ngày giờ tu sửa hoặc làm và kích thước của cổng và cửa các phòng của ngôi nhà là một nội dung quan trọng của phong thủy dương trạch. Thuật Phong thủy cho rằng người sống trong nhà bị cách biệt với sinh khí, phải dựa hoàn toàn vào sự thông thoáng khí, nên Khai môn rất quan trọng. Câu Ca nói: “Ninh dữ nhân gia tạo thập phần, bất dữ nhân gia tu nhất môn" (Thà làm cho người ta mười cái mộ còn dễ hơn sửa một cái cửa) (Dương trạch thập thư). Trình tự Khai môn cụ thể như sau : trước hết, xác định phương vị Bát trạch. Thường lấy phương vị cung Phúc đức của chủ nhà hoặc phương cát tinh làm phương vị Khai môn, nếu nhầm lẫn thì rất xấu. Trước cổng không nên có Sa, Thuỷ xối thẳng vào, không nên là đường gập ghềnh nguy hiểm, không nên có cây khô, đền miếu, không nên đối diện hoàn toàn với cổng nhà khác, không nên bị đường hẻm đâm thẳng tới. Trên cổng không được xây lầu, chủ bất lợi cho chủ nhà. Cổng lớn và cửa từng dãy, từng ngăn trong nhà không được nằm trên một đường thẳng, để sinh khí khỏi bị tiết thóat đi mất. Thứ nữa, tu tạo cổng cửa phải chọn ngày lành tháng tốt, mùa xuân không được Khai môn ở Phía đông, mùa hạ ở phía nam, mùa thu ở phía tây, mùa đông ở phía bắc. Làm cổng, cửa kỵ các sao như Cửu lương, Đại hao, Tiểu hao, Khưu công sát, cộng cả thảy hơn 10 điều cấm kỵ. Lại có Môn quang pháp tính toán ngày lành hợp thì tốt, không hợp mà làm thì xấu. Thứ ba kích thước của cổng, cửa phải theo qui định, không được tùy tiện. Nội dung luận thuật của Phong thủy dương trạch về Khai môn có phần phù hợp yêu cầu bảo đảm ánh sáng và sự thoáng khí, là có giá trị. Còn qui định kích thước tỉ mỉ là mang tính chất mê tín.
Khí khẩu : Địa hình trên trong nhà ở. Chỉ cổng hoặc cửa chính. Thuật Phong thuỷ cho rằng ngôi nhà tiếp nhận khí ở cổng, cửa, giống như người hít thở bằng miệng, nên gọi là khí khẩu. Yêu cầu kiến tạo ở phương vị cát tinh để đón khí tránh hung.
Phúc đức môn : Địa hình bên trong nhà ở. Thuật Phong thủy qui định rằng phàm là chùa chiền (của Phật giáo) tọa ở 7 phương vị là Khảm (chính bắc), Cấn (đông bắc), Chấn (chính đông), Tốn (đông nam), Ly (chính nam), Khôn ( tây nam), Đoài ( chính tây), đều có thể mở cổng cửa ở chính giữa. Duy tọa ở phương vị Càn (tây bắc) thì không được Khai môn ở Thìn, Tốn, Ty sơn, tức ở chính hướng đông nam đối diện; mà phải thiên sang ất sơn, như thế gọi là Phúc đức môn, đại cát.
Thanh long môn : Địa hình bên trong nhà ở. Chỉ ngôi nhà tọa bắc hương nam mở cổng hoặc cửa ở phương vị đông nam (vị trí Tốn), gọi là Thanh long môn, cực tốt. Theo thuyết Bát trạch, toạ bắc hướng nam có 3 loại nhà, một toạ bắc hướng nam Ly môn, hai, toạ bắc hướng nam Tốn môn, ba, toạ bắc hướng nam Khôn môn. Hai loại đầu thi vị trí Tốn chính là cát tinh Thiên ất, Phúc đức; còn loại thủ ba vị trí Tốn là sao Ngũ quỉ, rất xấu.
Nội lộ : Địa hình bên trong nhà ở. Chỉ lối đi trong nhà. Trong nhà có một cưa thì chỉ có một lối đi. Yêu cầu lối đi trong nhà không được xuyên thăng từ cổng vào đến cuối cùng.
Ngoại lộ : Địa hình bên ngoài nhà ở. Chỉ các con đường bên ngoài không nên đâm thẳng vào cổng không nên vây quanh tứ phía hoặc kèm hai bên.
Hỏa yên : Địa hình bên trong nhà ở. Chỉ bếp núc. Thuật Phong thủy cho rằng khói lửa là vật không lành, cho nên nhà bếp nên bố trí ở phương vị có hung tinh trong nhà để hun khói hung thần sát khí. Nếu đặt ở phương vị cát tinh, thì sẽ làm ô uế thần phúc sinh khí, cực hung. Câu ca nói : "Càn Bính Cấn ất vị hỏa yên, Khôn Đoài Quý thượng thị căn nguyên, Chấn Tốn hỏa yên Canh thượng thị, Khảm Ly Giáp thượng bất hư truyền" (Dương trạch thập thư ), nghĩa là đối với Càn trạch thì bố trí bếp ở Bính sơn, Cấn trạch thì bếp ở ất sơn; Khôn trạch và Đoài trạch thì bếp ở Qúy sơn; Chấn trạch và Tốn trạch thì bếp ở Canh sơn; Khảm trạch và Ly trạch thì bếp ở Giáp sơn, đều là phương vị hung tinh sở tại, trừ hai trạch Khảm, Ly là ở phương vị cát tinh. Có thuyết nói Hoả yên là hương hỏa từ đường, hướng coi đó là Phục vị Phúc đức, đều là dị thuyết về Phong thủy dương trạch, không đáng tin.
Hóa lộ : Địa hình bên trong nhà ở. Chỉ bếp núc, tức Hỏa yên. Câu ca nói : “Càn trạch toạ Bính Chấn toạ Canh, Đoài trạch Qúy vị Tốn trạch Tân. Khảm trạch toạ Giáp Ly tu Ất, Cấn trạch tọa ất Khôn trạch Nhâm" ( Dương trạch thập thư) nghĩa là đối với Càn trạch thì bố trí bếp ở Bính sơn. Chấn trạch thì bếp ở Canh sơn; Đoài trạch thì bếp ở Quý sơn, Tốn trạch thì bếp ở Tân sơn, Khảm trạch thì bếp ở Giáp sơn; Ly trạch thì bếp ở Ất Sơn. Cấn trạch thì bếp ở Ất sơn. Khôn trạch thì bếp ở Nhâm sơn, đều là phương vị hung tinh sở tại, trừ hai trạch Khảm, Ly là ở phương vị cát tinh. Thuyết này câu ca hơi khác so với Hỏa yên.
Phóng thủy : Địa hình bên trong nhà ở. Chỉ việc xả nước của nhà ở. Phong thủy dương trạch rất coi trọng Phóng thủy. Lôi xả nước có qui định hết sức nghiêm ngặt, theo nguyên tắc chung là dương sơn thì xả dương, âm sơn thì xả âm. Nghĩa là nước của phương vị dương sơn phải chảy ra từ dương sơn, mà nước của phương vị âm sơn thì phải chảy ra từ âm sơn. Trong 24 sơn, thì Càn, giáp, khôn, ất, tý, qúy, thân, thìn, nhâm, dần, ngọ, tuất là dương sơn, còn Cấn, bính, tốn, tân, dậu, đinh, tỵ, sửu, canh, hợi, mão, mùi là âm sơn. Cưả xả nước lại chỉ được ở phương vị Thiên can, cái gọi là “Phóng thủy chỉ tòng thiên thượng khứ" (Dương trạch thập thư ). Từ dương sơn chảy ra dương thủy, chủ phú quí tột bậc. Từ âm sơn chảy ra âm thủy, chủ có nhiều con cháu. Nêu lẫn lộn âm dương, tai họa sẽ dồn dập. Phóng thủy còn phải liên quan tới phương vị Cửu tinh. Phương vị Tham lang, Văn Khúc, Vũ khúc, thủy chảy đến thì đại cát, thủy chảy đi thì hung. Phương vị Cự môn, Phụ bật, thủy đến và đi đều cát. Phương vị Lộc tồn, Liêm trinh, Phá quân, thủy nên chảy đi, không nên chảy đến. Thủy chảy đến hoặc chảy đi trên phương vị Cửu tinh sẽ có ảnh hưởng không giống nhau tới chủ nhà. Ví dụ thủy Tham lang chảy đến thì chủ con trưởng hưng vượng, thủy Cự môn chảy tới, thì con thứ phát triển; thủy Lộc tồn chảy đến, chủ trong nhà sẽ có quả phụ; thủy Văn khúc chảy đến, chủ con thứ bị suy kém. Phóng thủy ngoài việc phải theo qui định về phương vị chảy đến và chảy đi, còn có những điều nên hoặc không nên, chẳng hạn kỵ chảy thẳng, xuyên ngang, phân nhánh hình chữ Bát; kỵ chảy ngầm bên dưới phòng ốc, tối kỵ chảy xuyên qua cổng. Nên chảy vòng, men bên cạnh. Tốt nhất là uốn lượn ngoằn ngoèo mà chảy đi. Phóng thủy (xả nước, thoát nước) là yếu tố tất nhiên phải suy tính khi xây dựng nhà ở. Thuật Phong thủy đề ra hàng loạt yêu cầu hoàn chỉnh về mặt này, có nhiều điều đáng tiếp nhận, chẳng hạn cống thoát nước không nên chảy xuyên qua sân, không nên chảy qua dưới lòng nhà, không để trong nhà qua mức ẩm thấp, nhưng về mặt phương vị cát hung thì mang màu sắc mê tín.
Thủy phá Thiên tâm: Địa hình bên trong nhà ở. Chỉ cống thoát nước trong nhà chảy xuyên thẳng hoặc tràn ngang qua nhà, hung. Nếu xuyên thẳng qua nhà còn gọi là “Bão thương sát".
Bão thương sát : Địa hình bên trong nhà ở. Chỉ cống thoát nước trong nhà chảy xuyên thẳng qua giữa nhà; còn gọi là “Thủy phá Thiên tâm", hung. Xả nước xéo qua nhà cũng gọi là Bão thương sát. Hung.
Khốn tự : Địa hình bên trong nhà ở. Phàm làm nhà mà xây tường rào vày xung quanh trước, sau đó mới xây phòng ốc, gọi là “khốn tự", vì giống hình chữ "Khốn". Chủ nhà này sẽ không thể phát đạt, hưng vượng nổi.
Đình táng : Địa hình bên trong nhà ở. Nhà đã làm xong, lại làm thêm một phòng ốc nhỏ ở phía sau, gọi là Đình táng, không tốt. Ai sống trong căn phòng làm thêm ấ thì đại hung.
Long đốn trạch : Địa hình bên trong nhà ở. Sau phòng ở làm nhà kho, gọi là Long đốn trạch. Vì phía sau nhà là Lai long, nên có tên như vậy.
Xuyên tâm sát : Địa hình bên trong nhà ở. Phàm lối đi bên trong hoặc đường đi bên ngoài đâm thẳng vào cổng nhà thì gọi là Xuyên tâm sát.
Qui đầu : Địa hình bên trong nhà ở. Phàm nhà tọa bắc hướng nam mà làm thêm phòng ốc ở phía trước, gọi là Qui đầu, vì giống con rùa thò đầu ra. Được giải thích là nhà đó sẽ bị hao tài tốn của.
Thanh long đầu : Địa hình bên trong nhà ở. Chỉ nhà ở có phòng ốc phía bắc, phía đông, mà không có phòng phía tây, gọi là Thanh long đầu; ngược lại thì gọi là Bạch hổ đầu. Bạch hổ đầu Câu ca nói : “Thử ốc danh vi Thanh long đầu, tất chủ trưởng phòng y thực sầu. Tại gia cô quả chủ trưởng bại, xuất khứ bất hồi không ỷ lâu” (nhà kiểu Thanh long đầu thì con trưởng suy bại, nghèo khổ). "Thử ốc danh vi Bạch hổ đầu, tất chủ tiểu phòng y thực sầu. Ấu nam cô quả tất tổn bại, tiện kiến nguyên nhân tại lí đầu” (nhà kiểu Bạch hổ đầu thì con thứ suy bại, nghèo khổ) ( Dương trạch thập thư ).
Thanh long phệ đầu tháp vĩ : Địa hình bên trong nhà ở. Căn phòng phía đông mà đầu nam nối với một phòng nhỏ, gọi là ."Thanh long phệ đầu”, đầu bắc nối với một phòng nhỏ, gọi là "Thanh long tháp vĩ". Câu ca nói: "Thanh long tháp vĩ cộng phệ đầu, nhất niên lục độ trưởng tử sầu, tiền tài phá tán nhân tật bệnh, thời thời ương quái chí môn đầu” (ở nhà kiểu Thanh long co đầu rụt đuôi thì con trưởng trong một năm sáu lần gặp chuyện buồn, như hao tài tốn của, bệnh tật, tai ương dồn dập) (Dương trạch thập thu ). Ngoài ra, nếu trong nhà mà phòng phía bắc, phòng phía tây, phòng phía nam nối với một phòng nhỏ, thì gọi là Huyền vũ phệ đầu tháp vĩ, Bạch hồ phệ đầu tháp vĩ, Chu tước phệ đầu tháp vĩ, đều là những kiểu không lành, cần giỡ bỏ hoặc trấn yểm.
Đằng xà cử đầu : Địa hình bên trong nhà ở. Tại gốc đông bắc của nhà ở xây thêm một phòng nhỏ, gọi là Đằng xà cử đầu. Câu ca nói : " Đằng xà cử kỳ đầu, cư gia đa hữu ưu, lục súc gia tài tan, tật bệnh sự bất hưu” (Ở nhà kiểu Đằng xà ngóc đầu thì gặp nhiều chuyện lo buồn như hao tài tốn của, bệnh tật liên miên, gia súc chết) (Dương trạch thập thư).
Tả hữu tích xạ : Địa hình bên trong nhà ở. Góc nhọn của nóc phòng chính chĩa thẳng sang phòng phía đông và phòng phía tây ở hai bên phải trái thì gọi là Tả hữu tích xạ. Câu ca nói : “Oác tích xạ tả phòng, trưởng tử mệnh tiêu vong. Oác tích xạ hữu phòng, ấu tử chủ li hương, nhược hoàn tề lai xạ, xạ đắc lãng đãng quang" (Phòng phía đông chủ con trưởng, phòng phía tây chủ con út. Góc nhọn nóc nhà chĩa sang phòng bên trái thì con trưởng chết trước, chĩa sang phòng bên phải thì con út phải rời bỏ quê hương) (Dương trạch thập thư)
Trùng âm phòng : Địa hình bên trong nhà ở. Phàm nhà chỉ có phòng phía nam hoặc phòng phía tây mà không có phòng phía bắc, phía đông, thì gọi là Trùng âm phòng. Câu ca nói : " âm thịnh dương suy tối bất cường, nữ nhân hưng vượng nhi bất trưởng. Đạo tặc quan sự đô vô số, tuyệt liễu hậu đại thiểu nhi lang" (Âm thịnh dương suy thì nữ mạnh, nam yếu, ở nhà này sẽ gặp kiện tụng, trộm cướp và không có con trai nối dõi) (Dương trạch thập thư)
Cô dương phòng : Địa hình bên trong nhà ở. Nhà chỉ có phòng phía bắc gọi là Cô dương phòng. Câu ca nói : “Chỉ hữu nhất bắc phòng, nam vượng nữ tao ương, tiền tài chủ phá tán, niên niên hữu bất tường" ( Nhà chỉ có phòng phía bắc, thì nam vượng, nữ gặp tai ương, hao tài tốn của, năm nào cũng có tai họa) (Dương trạch thập thư).
Giang thi phòng : Địa hình bên trong nhà ở. Bất kể phòng nào, phàm ở giữa cao lớn mà hai bên phòng xép thấp nhỏ, thì gọi là Giang thi phòng ( Phòng gánh xác chết). Câu ca nói : “Xung thiên lạc địa lưỡng đầu đê, tam niên lưỡng độ tổn nam nữ. Hựu chủ giang thi tịnh ngoại tử, thái tuế đương môn vô cải di" ( Nhà kiểu Gánh xác chết thì ba năm gặp hai cái tang, một nam một nữ) (Dương trạch thập thư)
Đơn nhĩ phòng : Địa hình bên trong nhà ở. Ơû đầu phía đông của căn phòng phía bắc làm thêm một phòng xép thì gọi là Đơn nhĩ phòng. Câu ca nói : “Đường ốc đông đầu tiếp tiểu phòng, trạch trung tiểu khẩu tu tao ương, tam niên lưỡng độ ứng nan miễn, nhân khẩu lục súc hữu tổn thương" ( Nhà kiểu Đơn nhĩ phòng thì dễ bị tai họa, ba năm hai lần bị tổn hại về người và gia súc) (Dương trạch thập thư).
Song nhĩ phòng : Địa hình bên trong nhà ở. Ở cả hai đầu của căn phòng phía bắc đều làm thêm phòng xép, thì gọi là Song nhĩ phòng. Câu ca nói : "Bắc phòng lưỡng đầu đô hữu phòng, trạch trung lão thiếu thường bệnh ương, ám phong huyết khí tịnh hoàng thũng, hạch thấu sinh phong chủ ôn hoàng" (Ở nhà kiểu Song nhi phòng thì già trẻ đều dễ bị các loại bệnh như ho lao, phù thũng...) (Dương trạch thập thư).
Tiểu tự phòng : Địa hình bên trong nhà ở. Đằng trước nhà lại xây một phòng chính chắn ngang, gọi là Tiểu tự phòng. Câu ca nói : " Mạc cái Tiểu tự phòng, dương nhân hữu tai ương. Nhân khẩu đa hữu bệnh, nhất niên lưỡng độ vong" (chớ nên làm nhà kiểu chữ Tiểu mà nam giới bị bệnh, một năm có hai người chết) (Dương trạch thập thư).
Thủy tự phòng : Địa hình bên trong nhà ở. Ở hai bên phòng chính lại có phòng, gọi là Thúy tự phòng. Câu ca nói : “Mạc cái Thủy tự phòng, âm nhân hữu tai thương, đa phục cổ độc tử, nhất niên lưỡng độ vong ( chớ nên làm nhà kiểu chữ Thủy mà nữ giơi bị bệnh cổ trướng, một năm có hai người chết ) ( Dương trạch thập thư).
Vương tụ phòng : Địa hình bên trong nhà ở. Từ phòng chính nhô ra hai bên đông tây hai phòng như hình chữ Vương, gọi là Vương tự phòng. Câu ca nói : "Mạc cái Vương tự phòng, gia trương tất tai ương, thũng khí tịnh cước tật, âm nhân tất tổn thương” ( chớ nên làm nhà kiểu chữ Vương mà gia trưởng bị tai ương, bệnh phù thũng, phù chân, nữ giới bị tổn thương) ( Dương trạch thập thư).
Lộ cốt phòng : Địa hình bên trong nhà ở. Khi làm nhà để lộ ra các đầu keo bằng gỗ ở mái hiên, gọi là Lộ cốt phòng. Câu ca nói : “Nhưọc cái Lộ cột phòng, lão gia bệnh trước sàng, sổ niên tần tần khổ, bất miễn mại điền trang" (chớ nên làm nhà kiểu lộ xương mà người già sẽ ốm liệt giường mấy năm, phải bán sạch ruộng vườn ) (Dương trạch thập thư).
Trạch thần : Thần cai quản nhà ở. Có thuyết lấy thần thổ địa làm Trạch thần, có thuyết lấy ông Táo làm Trạch thần.
Chủng thụ thuyết : Qui định của Thuật Phong thủy về việc trồng cây. Nhin chung có thể chia ra hai loại, khung cảnh lớn và khung cảnh nhỏ. Trong khung cảnh lớn, để bảo vệ cây cối là chính, Thuật Phong thủy cho rằng cây co là da và lông của Long, mà lai long là mạch máu sở tại của nhà ở và mộ phần, chặt cây ắt Long bị tổn thương. Hơn nữa, cây mọc ở phương vị tốt, chặt cây tức là trừ bỏ điều lành ; cây mọc ở phương vị hung, chặt cây tức là kích động sự hung hãn. Do đó nghiêm cấm chặt cây. Có khi chủ trương trồng cây một cách có chủ đích, ví dụ nếu hậu sơn Lai long và Sa hai bên tả hữu thưa thớt cây cỏ, thì có thể dùng sức người trồng cây cho khói thưa thớt. Bờ thủy khẩu và trên núi cũng có thể trồng cây để bảo đảm tính kín đáo của thủy khẩu.
Trong khung cảnh nhỏ, chủ yếu trong phạm vi nhà ở, thì có nhiều thuyết phức tạp, trồng cây ở vị trí nào phải theo qui định rất nghiêm ngặt. Chẳng hạn, ở phía đông trồng cây hạnh, chủ nhà sẽ say mê tửu sắc, toàn gia ly tán, hung. Tại phía bắc có cây mận, phía tây có cây đào, thì người nhà ấy dâm tà, hung. Bốn phía quanh nhà đều có hoa hồng, thì chủ nhà nát rượu, hung. Còn trồng đào, liễu ở phía đông, cây du, cây quất ở phía tây, cây mai cây táo ở phía nam, cây hạnh cây thị ở phía bắc, thì cát. Trước cửa giữa trồng hoè, ba đời phú quí; sau nhà có cây du, ma quỉ chẳng dám bén mảng. Tùng, trúc cũng là những thứ cây lành. Câu ca nói : “Thanh tùng úc úc trúc y y, khí sắc quang dung hảo trú cơ" ( tùng xanh trúc vàng từng khóm làm đẹp cảnh sắc nhà cửa) ( Dương trạch thập thư). Nếu địa hình làm nhà trái qui tắc, dẫn tới hung họa, cũng có thể trồng cây để biến hung thành cát. Thuật Phong thủy rất coi trọng cây cối ở trước cổng. Qui định rằng trước cổng không được cò cây lớn, không được có một cây độc nhất, không được có cây rỗng ruột, không được có cây cành sứt sẹo, không được trồng bụi mây song ... Thuyết trồng cây trong Thuật Phong thủy tuy có yếu tố mê tín, song cũng có tính khoa học của nó.
Biện thổ pháp : Phương pháp mà Thuật Phong thủy sử dụng để phân biệt chất đất tốt xấu. Cách làm cụ thể như sau. Tại nền đất định làm nhà, ta đào một cái hố vuông, mỗi chiều 1 thước 2 tấc, độ sâu cũng vậy. Đất đào lên đem đập vụn, sàng qua, rồi đổ xuống hố, lấp đầy thì thôi, không được nén. Sáng sớm hôm sau ra đó quan sát, nếu thấy đất trong hố lồi lên, chứng tỏ sinh khí dồi dào, làm nhà rất tốt; nếu thấy hố lõm xuống, chứng tỏ sinh khí suy kiệt, làm nhà ắt là hung. Biện thổ pháp giống như Xứng thổ pháp, là phương pháp khảo sát xác định chất đất thời cổ cua Trung Quốc.
Xứng thổ pháp : Phương pháp mà Thuật Phong thủy sử dụng để phân biệt chất đất tốt xấu. Cách làm cụ thể như sau. Tại nền đất định làm nhà, ta lấy một cục đất vuông, mỗi chiều 1 tấc. Đem cân lên, nếu nặng 9 lạng là đất tốt, nặng 5 - 7 lạng là đất tốt vừa, nên làm nhà; còn chỉ nặng 4 lạng trở xuống là đất dữ, không nên làm nhà. Hoặc đào đất, đập nát, dùng đấu mà đong rồi cân. Nếu mỗi đấu cân nặng 10 cân là rất tốt, nặng 8 - 9 cân là tốt vừa, nặng 7 cân cũng tốt. Phương pháp này là sự tổng kết kinh nghiệm lâu đời mà có, xác định độ bền của nền đất xây dựng khá chính xác.
Thổ sắc : Phương pháp mà Thuật Phong thủy sử dụng để phân biệt chất đất tốt xấu. Người ta quan sát màu sắc của đất nơi đào mộ hoặc làm nhà, chia ra 5 loại màu : đỏ, vàng, trắng, xanh, đen. Ba màu đỏ, vàng, trắng là tốt nhất, màu xanh kém hơn, xấu nhất là màu đen.
Tục khí : Tức là tiếp tục sinh khí. Thuật Phong thủy cho rằng nhà ở sau một thời gian sẽ hết sinh khí, cần được tiếp tục bồi bổ sinh khí. Cũng có phân biệt Bát trạch mà qui định thời hạn khác nhau. Ví dụ, Càn trạch sau 40 năm hết sinh khí , Khôn trạch sau 50 năm... Khi đó phải Tục khí (hoặc Hoán khí, nghĩa là dùng gạch mới, đất mới tu tạo nhà ở).
CHỌN LỰA VÀ TRẤN YỂM
Mệnh chủ : Chủ nhân của ngôi nhà. Cổ nhân cho rằng nam sinh của mỗi người khác nhau, nên cung mệnh sở thuộc cũng khác nhau. Phong thủy dương trạch yêu cầu căn cứ cung mệnh của chủ nhà mà tính toán thuộc tính của ngôi nhà để xác định phương vị lành dữ và ngày khởi công, nên gọi là Mệnh chủ. Mệnh chủ có phân biệt nam nữ.
Đông tứ mệnh : Thuật Phong thuỷ cho rằng, phàm cung Phúc đức của ai ký gửi ở 4 quẻ Chấn, Tốn, Khảm, Ly, thì là người sinh Đông tứ vị, thuộc Đông tứ mệnh. Theo lý luận Phong thủy dương trạch, người sinh Đông tứ mệnh chỉ có thể ở tại Đông tứ trạch, ví dụ đối với người Khảm mệnh trong Đông tứ trạch, Phúc đức tại Kham, thì nhà toạ bắc hướng nam là cực tốt, nhà toạ nam hướng bắc là rất tốt, nhà toạ tây hướng đông cũng tốt, còn toạ đông hướng tây thì hung. Cũng có thể áp dụng phương pháp Tài lộ phân phòng. Phòng ngủ ở phòng phía nam dãy đông là cực tốt, ở phòng phía đông dãy nam là rất tốt, ở phòng phía bắc dãy giữa cũng tốt. Cổng nếu mở ở phương đông nam Tốn sơn, tỵ sơn, thìn sơn, là cực tốt; tại phương chính bắc Khảm sơn sẽ là cổng Phúc đức, rất tốt; tại phương chính nam Ly sơn cũng tốt. Giếng nước nếu ở phương vị đông nam thìn sơn, ty sơn thì đại cát. Bếp nên đặt ở phương đông bắc, Giáp sơn, Dần sơn. Cối giã gạo nên đặt ở phương đông bắc, Giáp sơn, Dần sơn và phương chính tây Đoài sơn. Chuồng gia súc nếu bố trí ở phương đông nam thì đại cát. Phong thủy (thoát nước) nên bố trí tại Giáp sơn, ất sơn. Mệnh Chấn, mệnh Ly, mệnh Tốn qui định còn phức tạp hơn. Thực ra đều có qui luật phải theo, đó là căn cứ trật tự sắp xếp Bát quái cửu tinh, ở phương vị cát tinh thì bố trí tọa hướng, mở cổng của, làm phòng ngủ, giếng nước, chuông gia súc, còn ở phương vị hung tinh thì bố trí bếp núc, nhà xí, cối giã gạo.
Tây tứ mệnh : Thuật Phong thủy cho rằng, phạm cung Phúc đức của ai ký gửi ở 4 quẻ Càn, Khôn, Cấn, Đoài, thì là người sinh Tây tứ vị, thuộc Tây tứ mệnh. Theo lý luận Phong thuỷ dương trạch , người sinh thuộc Tây tứ mệnh chỉ có thể ở tại Tây tứ trạch, ví dụ Càn mệnh lấy cung Càn làm cung Phúc đức, thì ở ngôi nhà toạ bắc hướng nam Khôn môn, hoặc ngôi nhà toạ nam hướng bắc Càn môn là rất tốt, ở ngôi nhà toạ đông hướng tây Càn môn, Khôn môn, Đoài môn cũng tốt, nhà toạ nam hướng bắc phong Cấn Sửu sơn. toạ tây hướng đông phương Cấn Dần sơn cũng tốt. Cổng nhà nên mở ở phương Tây bắc Càn sơn, Hợi sơn, Tuất sơn; ở phương tây nam Khôn sơn, Mùi sơn, Thân sơn, thì rất tốt. Cổng ở phương chính tây Tân sơn, đông bắc Dần sơn, Sửu sơn, cũng tốt. Nhưng không được ở chính cấn sơn vì đó là Qui môn. Phòng ngủ thì lấy lầu trên phòng phía tây là tốt nhất; cũng có thể ở phòng phía bắc dãy tây, dãy đông, phòng phía nam dãy tây. Giếng nước, chuồng gia súc mà đặt ở phương chính tây thì đại cát. Bếp ở phương nam Bính sơn, cối giã gạo ở phương chính đông, đông nam là đại cát Phóng thủy (thoát nước) ở phương đông Giáp sơn, Ất Sơn, phương bắc Nhâm sơn, Qúy sơn là đại cát. Khôn mệnh, Cấn mệnh, Đoài mệnh cũng theo nguyên tắc tương tự đó là căn cử trật tự sắp xếp Bát quái cửu tinh, ở phương vị cát tinh thì bố trí toạ hướng, mở cổng cửa, làm phòng ngủ, giếng nước, chuồng gia súc; còn ở phương vị hung tinh thì bố trí bếp núc, nhà xí, cối giã gạo.
Phúc đức : Còn gọi là cung Phúc đức. Chỉ nơi ký gửi năm mệnh của chu nhà, phương vị của nó dùng Bát quái thay thế. Ví dụ, nếu Phúc đức của một người chủ nhà nào đó là Càn, ắt người đó thuộc Tây tứ vị, nên ở Tây tứ trạch, mở cổng ở vị trí Càn (tây bắc). nếu Phúc đức của một người chủ nhà nào đó là Chấn, ắt người đó thuộc Đông tứ vị, nên ở Đông tứ trạch, mở cổng ở vị trí Chấn ( chính đông). Muốn biết cung Phúc đức ở quẻ nào, có thể dùng Tam nguyên pháp mà tính. Biết nó ở quẻ nào rồi, thì dùng Đại du niên biến hào pháp sẽ tính ra tình trạng lành dữ của 8 phương vị (Tứ chính và Tứ ngung).
Du niên biến trạch pháp : phương pháp tính lành dữ năm làm nhà căn cứ tuổi của chủ nhà. Cần phối hợp với Tam nguyên pháp, Cửu cung kiến trạch pháp, Đại du niên biến hào pháp. Cách tính như sau. Nam nữ đều khởi tính từ Đoài là 10 tuổi, nam thì đến Ly 20 tuổi, đến Chấn 30 tuổi đến Khảm 40 tuổi. đến Càn 41 tuổi, đến Đoài 42 tuổi. Theo Tam nguyên pháp, nữ sinh năm Bính Ngọ, trung nguyên, thì cung Phúc đức nằm ở quẻ Cấn. Theo Cửu cung kiến trạch pháp, định cung Sinh của người này là Chấn; rồi theo Đại du niên biến hào pháp tính ra các phương vị sắp xếp Cửu tinh cho Chấn trạch như sau : Phúc đức ( Chấn), Diên niên (Tốn), Sinh khí (Ly), Hoạ hại ( Khôn ), Tuyệt mệnh ( Đoài ), Ngũ quỉ ( Càn ), Thiên ất ( Khảm ), Lục sát ( Cấn ). Đã biết Du niên của người ấy ở Đoài, vị trí đó là Tuyệt mệnh, thì năm Đinh Hợi 42 tuổi tuyệt đối không được làm nhà, đại hung.
Theo Du niên biến trạch pháp, sẽ biến được tình trạng cát hung Cửu tinh diên niên của chủ nhà như sau. Biến được Thiên ất, chỉ trong một năm nhà ấy có người đỗ cao; biến được Sinh khí, chủ nhân khâu và gia súc tăng nhiều, phú quí liên tục; biến được Diên niên, chủ trong vòng 180 ngày có tin vui, hỉ sự; biến được Phúc đức (Phục vị), chủ người nhà đi xa trở về đoàn tụ. Đó là 4 cát tinh, gặp chúng thì nên khởi công tu tạo nhà ở. Câu
ca nói : "Sinh khí Diên niên kiêm Phục vị, Thiên ất tứ lộ hảo hưng công" ( Dương trạch thực thư). Biến được Lục sát, chủ người nhà bị chết trong vòng một năm có tai họa lớn; biến được Ngũ quỉ, thì trong vòng 200 ngày sẽ có tang; biến được Tuyệt mệnh, chủ hai năm sau, con trai giữa sẽ bị chết; biến được Hoạ hại, hao tài tốn của. Đó là 4 hung tinh, gặp chúng thì không nên động thổ làm nhà
Cứu cung biến trạch pháp : phương pháp tính cung Định sinh căn cứ vào nơi ký gửi cung Phúc đức của chủ nhà. Cần kết hợp với Tam nguyên pháp. Trình tự cụ thể như sau. Theo Tam nguyên pháp mà tính ra xem cung phúc đức của chủ nhà nằm ở quẻ nào; tiếp đó theo hình bàn tay Dã mã khiêu động đồ mà khởi tính số 1 từ cung ấy, bấ kể nam nữ, theo chiều nghịch lùi lại 5 cung, tức là cung Định Sinh. Ví dụ, chủ nhà là nam, sinh năm Canh Tý, thượng nguyên. Theo Tam nguyên pháp, tính ra cung Phúc đức (bản cung) nằm ở Khảm, lùi ngược lại là Ly, lùi tiếp 5 cung đến 5 trung là vị trí Ngọ, nam giới thì 5 cung ky gửi tại Khôn, ta biết cung Định Sinh của anh ta là Khôn. Ví dụ khác, chủ nhà là nữ, sinh năm Giáp Tuất, hạ nguyên. Dùng Tam nguyên pháp tính ra Bản cung nằm tại Ly, lùi lại sau Ly là Cấn, từ Cấn lùi trên ngón tay 5 cung là Tốn, ắt ta biết cung Định Sinh của người này là Tốn. Sau khi biết cung Định Sinh, có thể dùng phương vị Bát trạch cửu tinh cùng Du niên biến trạch pháp mà tính được Du niên sở tại, tử đó sẽ biết cát hung của việc khởi công tu tạo nhà ở.
Hành niên hiên trạch pháp : Phương pháp mê tín lấy hành niên của chủ nhà để tính cát hung cho việc làm nhà. Đem 12 thần phối với 12 địa chi, qui định rằng năm Tý là Thần hậu, năm Dần là Công tào, năm Ngọ là Thắng Quang, năm Thân là Truyền Tống; 4 năm đó gọi chung là năm Đại thông, tu tạo nhà ở sẽ đại lợi. Năm Hợi là Đăng Minh, năm Sửu là Đại Cát, năm Mùi là Tiểu Cát Ba năm này gọi chung là năm Tiểu thông, nên tu tạo nhà ở. Năm Mão là Thái Xung, năm Dậu là Tòng Khôi, năm Ty là Thái ất; ba năm này là năm tiểu hung, không nên tu tạo nhà ở. Năm Thìn là Thiên Canh, năm Tuất là Hà Khôi, hai năm này đại hung, làm nhà sẽ gặp tai hoạ. Câu ca nói : " Tý Ngọ Dần Thân vi Đại thông, Tiểu thông Sửu Hợi Mùi Đăng Minh, Thái ất Mão Dậu bất kham tạo, Thìn Tuất Thiên Canh vị đại hung (Dương trạch thập thu ). Đã biết cát hung 12 năm, sẽ phân ra nam nữ để tính hành niên của chủ nhân để định lành dữ. Đầu tiên giở xem bảng Lục thập Giáp tý. Từ năm Giáp tý trở xuống 10 năm là tuần giáp tý, từ năm Giáp tuất trỏ xuống 10 năm là tuần Giáp tuất, tương tự là tuần giáp thân, tuân Giáp ngọ, tuần Giáp thìn, tuần Giáp dần. Mệnh nam, người sinh vào tuần Giáp tý, 1 tuổi khởi tính từ Bính dần, 11 tuổi là Bính tý, 21 tuổi là Bính tuất, 31 tuổi là Bính thân, 41 tuổi là Bính ngọ, 51 tuổi là Bính thìn, 61 tuổi là bính dần. Người sinh vào tuần giáp tuất 1 tuổi khởi bính tý, 11 tuổi là Bính tuất. Người sinh vào tuần Giáp thân 1 tuổi khởi Bính tuất, 11 tuổi là Bính thân. Người sinh vào tuần Giáp ngọ, 1 tuổi khởi Bính thân, 11 tuổi là Bính ngọ. Người sinh vào tuần giáp thìn, 1 tuổi khởi Bính ngọ, 1 1 tuổi là Bính thìn. Người sinh vào tuần Giáp dần, 1 tuổi khởi Bính thìn, 11 tuổi là Bính dần. Mệnh nữ thì người sinh vào tuần Giáp ty, 1 tuổi khởi Nhâm thân, 11 tuppri là Nhâm tuất 21 tuổi là Nhâm tý, 31 tuổi là Nhâm dần, 41 tuổi là Nhâm thìn, 4l tuổi là Nhâm ngọ, 5l tuổi là Nhâm thân. Người sinh vào tuần Giáp tuất, 1 tuổi khởi Nhâm tuất, 11 tuổi là Nhâm tý; người sinh vào tuần Giáp thân, 1 tuổi khỏi Nhâm tý, 11 tuổi là Nhâm dần; người sinh vào tuần Giáp ngọ, 1 tuổi khởi Nhâm dần, 11 tuổi là Nhâm thìn; người sinh vào tuần Giáp thìn 1 tuổi khỏi Nhâm thìn, 11 tuổi là Nhâm ngọ; người sinh vào tuần Giáp dần 1 tuổi khởi Nhâm ngọ, 1 1 tuổi là Nhâm thân. Khi tính toán, cần chú ý đối vơi nam , theo chiều ngang tính nghịch, theo cột dọc tính thuận, còn đối với nữ, theo chiều ngang tính thuận, theo cột dọc tính nghịch. Tức la nam tính từ phải sang trái theo chiều ngang hết hàng ngang thì chuyển xuống dưới 1 hàng; nữ thì tính từ trái sang phải theo chiều ngang, đến cuối thì chuyển lên 1 hàng. Vi dụ, chủ nha là nam, sinh năm Tân Sửu, đến nam Mậu Tuất là 58 tuổi ( tuổi mụ). Tân Sửu thuộc tuần Giáp Ngọ, 1 tuổi khởi tính từ Bính thân, 11 tuổi là Bính ngọ, 21 tuổi là Bính thân, 3l tuổi là Bính dần, 41 tuổi là Bính tý, 51 tuổi là Bính tuất, theo chiều ngang lùi lại là ất Dậu 52 tuổi, Giáp thân 53 tuổi, theo cột dọc tính thuận, chuyển xuống 1 hàng là Qúy mão 54 tuổi, Nhâm dần 55 tuổi, tân sửu 56 tuổi, Canh tý 57 tuổi đến Kỷ hợi 58 tuổi. Thuận với hành niên của chủ nhà tài lợi, Hợi là Đăng Minh, là năm Tiểu thông, có thể làm nhà, vậy thì biết rằng năm ông này 58 tuổi mà làm nhà thì tốt. Ví dụ khác, chủ nhà là nữ, sinh năm Đinh sửu, đến năm Tân dậu là 45 tuổi (tuổi mụ). Đinh sửu thuộc tuần Giáp tuất, 1 tuổi khởi Nhâm tuất, 11 tuổi là Nhâm tý , 21 tuổi là Nhâm dần, 31 tuổi là Nhâm thìn, 41 tuổi là Nhâm ngọ, chiều ngang tính thuận đến Qúy mùi 42 tuổi, cột dọc tinh nghịch, chuyển lên 1 hàng là Giáp tý, 43 tuổi, tiếp đến ất sửu 44 tuổi, Bính dần 45 tuổi, thuận với hành niên của bà này tại Dần, Dần là Công Tào, là năm Đại thông, làm nhà thì đại lợi. Vậy ta biết bà này mà làm nhà vào năm 45 tuổi thì rất tốt.
Mệnh tiền ngũ thần pháp : phương pháp tính năm làm nhà cát hung căn cứ năm sinh của chủ nhà và Thái tuế sở tại Ngũ thần tức là đem 10 thiên can chia ra 5 nhóm, mỗi nhóm 1 thần, cộng là 5 thần, cát hung khác nhau. Giáp, ất là Thanh Long; Bính, Đinh là Minh Hỷ; Mậu, Kỷ là Thương Khố; ba thần ấy là thần hành. Thương khố chủ lúa thóc đầy kho. Minh hỷ chủ hỉ sự dồn dập. Thanh long chủ đại phú đại quí, đều nên tu tạo nhà ở. Nhâm, Qúy là Đạo tặc, chủ chuốc họa trộm cướp, hao tài tốn của. Canh, Tân là Bạch hổ, chủ tai họa, tang tóc; đó là 2 hung thần, xung phạm thì đại hung, không nên tu tạo nhà cửa. Đem 5 thần trên phối với năm sinh của chủ nhà, tức là Mệnh tiền ngũ thần. Người sinh năm Tý ngũ thần ở Tỵ. Người sinh năm Sửu ngũ thần ở Ngọ. Người sinh năm Dần ngũ thần ở Mùi. Người sinh năm Mão ngũ thần ở Thân. Người sinh năm Thìn ngũ thần ở Dậu. Người sinh năm Tỵ ngũ thần ở Tuất. Người sinh năm Ngọ ngũ thần ở Hợi. Người sinh năm Mùi ngũ thần ở Tý. Người sinh năm Thân ngũ thần ở Sửu. Người sinh năm Dậu ngũ thần ở Dần. Người sinh năm Tuất ngũ thần ở Mão. Người sinh năm Hợi ngũ thần ở Thìn. Khi tính cụ thể thì phối hợp với Thái tuế sở tại và phép “Ngũ hổ độn". Thái tuế sở tại : năm Giáp tý tại Tý, năm ất sửu tại Sửu, năm Bính dần tại Dần, các năm khác cứ thế mà suy. Khẩu quyết “Ngũ hổ độn" là : Giáp, Kỷ chi niên Bính tác thủ, ất Canh chi tuế Mậu vi đầu, Bính Tân chi tuế tầm Canh thượng, Đinh Nhâm chi vị thuận hành lưu, Mậu Quý chi tuế hà phương khởi, Giáp dần chi thang hảo suy cầu” (Dương trạch thập thư). Nghĩa là năm Giáp, năm Kỷ thì khởi tính từ Bính dần; năm ất, Canh khỏi từ Mậu dần, năm Bính, tân khởi từ Canh dần; năm Đinh, Nhâm khởi từ Nhâm dần; năm Mậu Qúy khởi từ Giáp dần. Lại tham chiếu bảng Lục thập Giáp tý để biết Mệnh tiền ngũ thần sở tại của chủ nhà. Ví dụ, một người sinh năm Ngọ muốn biết năm Mậu Tuất tu tạo nhà ở lành dữ thế nào. Thái tuế là Mậu Tuất. Theo Ngũ hổ độn, năm Mậu, Qúy khởi Giáp dần, ở bảng Lục thập giáp tý ta hướng sang bên phải thuận đến Qúy hợi. Người sinh năm Ngọ, ngũ thần tại Hợi, cho nên phải đếm từ Giáp dần trở đi, tới năm Hợi thì dừng. Qúy là Đạo Tặc, vậy Mệnh tiền ngũ thần năm mậu Tuất của ông tuổi Ngọ nói trên là Đạo Tặc, không nên tu tạo nhà cửa. Ví dụ khác, người sinh năm Tuất muốn biết năm ất sửu tu tạo nhà ở lành dữ thế nào. Thái tuế là ất Sửu. Theo Ngũ hổ độn, năm ất, Canh khởi Mậu dần, ở bảng Lục thập giáp tý ta hướng sang bên phải thuận đến năm Mão. Người sinh năm Tuất thì ngũ thần ở Mão. Mậu, Kỷ là Thương Khố, chủ tiền của đầy kho, vậy người ấy làm nhà vào năm ất Sửu thì đại lợi.
Định tinh : Tức sao Doanh Thất, còn gọi là sao Doanh, một trong Nhị thập bát tú (28 sao). Phong tục thời xưa lấy phương vị sao Định sở tại để khởi công động thổ cho rằng đó là lành. Phương vị sao Định trong 12 tháng không giống nhau, tháng Giêng nhìn thấy nó ở Thìn, tháng hai nhìn thấy nó ở Mão, tháng ba nhìn thấy nó ở Dần, tháng tư nhìn thấy nó ở Sửu, tháng năm nhìn thấy nó ở Tý, tháng sáu nhìn thấy nó ở Hợi, tháng bảy nhìn thấy nó ở Tuất, tháng tám nhìn thấy nó ở Dậu, tháng chín nhìn thấy nó ở Thân, tháng mười nhìn thấy nó ở Mùi, tháng 11 nhìn thấy nó ở Ngọ, tháng Chạp nhìn thấy nó ở Tỵ. Phương vị sở tại của sao Định cùng phương vị hai sơn tả hữu là có lợi cho việc khởi công động thổ. Ví dụ, tháng Giêng thấy sao Định ở Thìn, thì tại 3 phương vị Tốn sơn, Thìn sơn, ất sơn đều có thể động thổ; tháng hai thấy nó ở Mão, thì tại ba phương vị ất sơn, Mão sơn, Giáp sơn đều có thể đọng thổ. Tiếp theo các tháng khác cứ theo đó mà suy.
Thần sát xuất du nhật : Chỉ các ngày mà Thái tuế cùng các Thần sát khác rời vị trí sở tại đi tuần du 5 phương. Trừ phương vị mà các thần Sát đến tuần du, các phương còn lại đều có thể khởi công động thổ. Ví dụ nếu các thần đi tuần ở trung ương, thì bốn phương còn lại không hề bị cấm kỵ. Các thần đi tuần lấy Thái tuế làm đầu, trong 5 ngày giáp tý, ất sửu, bính dần, đinh mão mậu thìn đi tuần ở phương đông, trong 7 ngày kỷ tỵ, canh ngọ, tân mùi, nhâm thân, qúy dậu, giáp tuất, ất hợi thì các thần trở về vị trí cũ; trong 5 ngày bính tý, đinh sửu, mậu dần, kỷ mão, canh thìn đi tuần ở phương nam, trong 7 ngày tân ty, nhâm ngọ, qúy mùi, giáp thân, ất dậu, bính tuất, đinh hợi thì các thần trở về vị trí cũ; trong 5 ngày mậu tý, kỷ sửu, canh dần, tân mão, nhâm thìn các thần đi tuần ở trung ương, trong 7 ngày quý tỵ, giáp ngọ, ất mùi, bính thân, đinh dậu, mậu tuất, kỷ hợi thì các thần trở về vị trí cũ ; trong 5 ngày canh tý, tân sửu, nhâm dần, quý mão, giáp thìn các thần đi tuần ở phương tây, trong 7 ngày ất tỵ, bính ngọ, đinh mùi, mậu thân, kỷ dậu, canh tuất, tân hợi thì các thần trở về vị trí cũ; trong 5 ngày nhâm tý, quý sửu, giáp dần, ất mão, bính thìn các thần đi tuần ở phương bắc, trong 7 ngày đinh tỵ, mậu ngọ, kỷ mùi, canh thân, tân dậu, nhâm tuất, quý hợi thì các thần trở về vị trí cũ; cứ thế mà xoay vòng mãi mãi.
Môn quang tinh : Sao Môn Quang theo Phong thủy dương trạch là những ngày trong tháng mà có sao này chiếu rọi thì tốt lành đối với việc đặt cửa, làm cửa và mở cửa. Có 2 cách tính sao Môn Quang. Một, theo khẩu quyết : "Thiêm thiêm tiêu tạc dạ vũ lâm ly vũ quá trường sa mãn động đình đao tại giang hồ lưu bất tận đắc trừng thanh xứ thị trùng thanh" ( tổng cộng 30 chữ, những chữ nào có bộ "Chấm thủy" tức là ngày có sao Môn Quang, như các chữ thiêm, tiêu, lâm, ly, sa, mãn, động, giang, hồ, lưu, trừng, thanh, là ngày lành, còn lại là ngày dữ. Tháng nào đủ thì dùng câu đó, tháng thiếu (có 29 ngày) thì bỏ chữ thứ ba, chữ “Tiêu”; tháng đủ hay tháng thiếu thì đều đếm từ ngày mồng 1 trở đi theo chiều thuận. Ví dụ, ngày 20 tháng đủ, đếm gặp chữ “Lưu” là lành; ngày 20 tháng thiếu, bỏ chủ thứ ba, nên đếm ngày ấy gặp chữ “Bất” là hung. Cách thứ hai, dựa vào ký hiệu sắp xếp cố định để tìm sao Mơn Quang
Tháng đủ 30 ngày thì tính ngược từ phía sau lên phía trước; tháng thiếu chỉ có 29 ngày, thì tính thuận từ trước ra sau, gặp ký hiệu O là ngày lành, gặp hai ký hiệu H và X là ngày hung ( X thì hại cho gia súc, H thì hại cho người). Ví dụ, ngày 21 tháng đủ, tính từ sau ngược lên trước, gặp ký hiệu H, là hung. Tháng thiếu, ngày 21, đếm thuận từ trước ra sau, cũng gặp ký hiệu H là hung.
Bốc nhật : Bói để biết ngày giờ lành dữ. Cũng chỉ việc chọn ngày tốt để chôn cất, làm nhà hoặc chuyển nhà. Thuật Phong thủy cho rằng việc chôn cất, dựng nhà, chuyển chỗ ở nếu không chọn năm, thang, ngày, giờ tốt, đất tốt thì sẽ hóa thành hung; cho nên rất coi trọng Bốc nhập Sách Duyệt vi tháo đường bút ký của Kỷ Vân đời Thanh có chép : "Nhà họ Mã nọ trong nhà bỗng nhiên xuất hiện những điều quái gở, khó tin, bèn "Bốc nhật"chuyển chỗ ở thì mọi việc trở lại yên lành".
Phù trấn pháp : Phương pháp mê tín ma nghìn xưa sử dụng bùa chú và các vật đặc định khác để trấn yểm nhà cửa, mộ phần hoặc công trình kiến trúc khác, đồng thời tiến hành nghi thức tương ứng đặng giải trừ điều dữ. Tục này có nguồn gốc rất sớm, thới kỳ Tiên Tần đã xuất hiện các hoạt động trấn yểm như người ta thấy về sau. Thời kỳ Hán Đường bùa chú thịnh hành khắp nơi với những hình thức vô cùng phức tạp. Phép trấn yểm liên quan đến âm dương trạch chủ yếu là viết, vẽ bùa, cử hành nghi thức nhất định, rồi đốt, treo hoặc chôn sâu lá bùa để ngăn chặn nhưng điều chẳng lành. Đồng thời tục chôn đá cũng rất thịnh hành, mà nội dung bao hàm từ việc bảo đảm sự bình yên cho ngôi nhà, đến việc đề phòng chuột cắn quần áo, nội dung trấn yểm trong Thuật Phong thủy cũng rất đa dạng, bao hàm đủ thứ ăn mặc, ở, đi lại, chủ yếu nhằm ngăn chặn các hiện tượng quái gở, bằng các hình thức như vẽ bùa, chôn đá, trát bùn đất, khắc gỗ làm tượng. . phép trấn yểm của Thuật Phong thủy, bùa chú của Dạo giáo sử dụng các biến thể Giáp cốt văn, Kim văn cùng phù hiệu vô ý nghía tạo nên, mang màu sắc kỳ bí là nhám an ủi tinh thần người khác. Tục chôn đá có liên quan đến sự sùng bái đá thời cổ. Có bùa chú sử dụng dược liệu, cũng có công dụng trừ tà chữa bệnh nhất định . Tuy nhiên, những nghi thức và vật phẩm đặc định chứng tỏ màu sắc thần bí quá rõ rệt của phép trấn yểm.
Tam giáo cứu trạch thần phù: Một trong các phép trấn yểm. Cổ nhân cho rằng phàm gia quyến thân thích gặp nhiều tai ương là vì khi làm nhà gặp phải hung tinh cao lớn, cần làm nhà khác. Nếu không làm nhà khác, thì phải cấp tốc sử dụng “Tam giáo cứu trạch thần phù”, gồm 8 lá bìa, dùng bút bằng gỗ hồng đào mà viết vẽ, rồi đem dán ở 8 phương, vài tháng sau tai họa sẽ bớt dần.
Trấn lão trạch họa hoạn bát chỉ pháp : Một trong các phép trấn yểm. Cổ nhân cho rằng phạm nhà làm đã lâu năm, sinh khí sắp kiệt, người và tiền của đều tổn thương. Cần lấy 5 thăng đất ở phương vị Bản cung Phúc đức của chú nhà, 5 thăng đất ở phương vị Thiên đức, Nguyệt đức trộn với bùn nước chảy về phía đông mà trát lên phương vị Thái tuế của ngôi nhà ấy. Tiếp đó dùng bút mực son vẽ bùa mà yểm. Mỗi trạch trong Bát trạch có số năm nhất định. Ví dụ càn trạch 40 năm là hết sinh khí; Khôn trạch thì 50 năm; nếu không làm nhà thác thì phải trấn yểm như trên.
Trấn trạch trung yêu tà pháp : Một trong các phép trấn yểm. Chủ ngăn chặn yêu tà trong nhà. Dùng bút mực son vẽ bài vị Phong Đô đại đế để thờ, tiếp đó dùng thanh bùa bằng gỗ bách dài 1 thước hai tấc mà trấn yểm trong nhà.
Trấn phòng ốc tụ hướng pháp : Một trong các phép trấn yểm. Cổ nhân cho rằng đây là cách trân yểm để giải trừ hiện tượng phòng ốc tự dưng vô cớ phát ra âm thanh kỳ dị Dùng Bạch Chi, phèn trắng và một hòn đá xanh nặng 60 cân, Chu Sa 1 tiền, Hùng Hoàng 1 tiền rưỡi, cọng cỏ 7 cái, lấy đất và nước ở phương vị Thiên đức, Nguyệt đức, mỗi thứ 1 thăng, hoà với bùn mà trát lên chỗ có âm thanh lạ.
Trấn thủy tinh pháp : Một trong các phép trấn yểm. Cổ nhân cho rằng nếu người ta đào giếng không ở phương vị tốt, thì sẽ gặp hung họa. Khi đó phải dùng hai phiến gỗ bách dài 1 thước rưỡi, dùng bút mực son vẽ hai tấm bùa “Ngũ phương thần chú” đính ở miệng giếng. Lại thả một hòn đá và 1 thăng ngũ cốc vào trong giếng, miệng niệm chú câu sau 7 lần : “Thần giếng năm phương, hãy ở yên chỗ mình".
Trấn lân cư động thổ xung phạm pháp Một trong các phép trấn yểm. Cổ nhân cho rằng phàm bốn phía quanh nhà mình mà người ta động thổ làm nhà sẽ đều xung phạm nhà mình, là hung. Phải lấy 3 phiến gỗ dai 3 thước 6 tấc hoặc 1 thước 2 tấc, dùng bút mực son vẽ ba tấm bùa rồi treo ở giữa nhà mình.
Mộ huyệt phù : Một trong các phép trấn yểm. Chuyên dùng ở huyệt mộ. Lấy 4 phiến gỗ đào dài 1 thước, vẽ và viết trên đó như rồi cắm ở 4 góc mộ huyệt, để giải trừ hiện tượng nhà cửa không yên, tiền tài hao tán.
Giải thổ : Tức cúng Thổ thần để giải trừ hung họa. Thời trước, sau khi ngôi nhà được làm xong, chủ nhà phải làm lê cúng tạ ơn Thổ thần, vì động thổ làm nhà e xúc phạm đến quỉ thần tứ phương. Thường là dùng đất nặn tượng quỉ thần, mời thày cúng tới làm lễ, niệm chú.
Thạch thu đường : Một trong các phép trấn yểm. Khi cổng nhà mình đối diện với đường hẻm, cầu, thì dùng tấm bia đa, trên khắc ba chủ "Thạch thủ đường" hoặc năm chữ “Hoàng đế thạch thủ đương” chôn ngay trước cổng để trấn yểâm. Có nhiều thuyết nói về nguồn gốc phong tục này. Có thuyết nói nó xuất hiện từ thời Hoàng đế đánh nhau với Si Vưu; có thuyết nói nó bắt nguồn từ thời Tây Chu, có thuyết bảo từ thời Ngũ đại Văn tự nhắc đến “Thạch thủ đương" sớm nhất là trong sạch Cấp tựu chương của Sử Du đời Hán. Nhan Sư Cổ đời Đường chú giải: “Thạch là họ, thủ đương là mượn tên gọi mà thôi; ý nói là không có gì địch nổi". Phong thủy dương trạch dùng “Thạch thủ đong" để trấn yểm khi có đường hầm hoặc cây cầu đâm thẳng vào phía cổng nha. Đa cần được khắc vào 10 ngày sau giết Đông chí, là các ngày Giáp thìn, Bính thìn, mậu thìn, canh thìn, nhâm thìn, giáp dần, bính dần, mậu dần, canh dần, nhâm dần, tức là vào “các ngày Long (thìn), Hổ (dần). Bia làm xong đêm Trừ tịch dùng ba miếng thịt sống ma cúng, rồi vào giờ Dần thì đem cắm ở cổng.
Sơn trấn hải : Một trong các phép trấn yểm. Khi cổng nhà bị đường hẻm đâm thẳng vào, thì dùng một tấm bia đá có khắc ba chữ “Sơn trấn hải" cắm ở trước cổng để trấn áp điều xấu. Tương tự “Thạch thủ dương", song không được phổ biến rộng rãi bằng.

NHÂN VẬT VÀ ĐIỂN TỊCH

Sủ Lý Tử: (300 trước CN). Tên là Tật, em trai của Tân Huệ Vương, từng nhiều lần đem quân Tần đi chinh phạt các nước Triệum Ngụy, Sở; được phong tước Nghiêm Quân. Khi Tần Vũ Vương lên ngôi ông làm Tả thừa tướng.
Là một người túc trí đa mưu, biệt hiệu “Trí Nang" (túi khôn). Sắp chết đa chọn trước cho mình mộ huyệt ở phía nam Vị Thuỷ và nói : “Trăm năm sau, sẽ có cung tiến từ bên mộ của ta”. Đến đời Hán hưng thịnh, ngươi ta đã xây dựng cung Trường Lạc ở phía đông ngôi mộ và cung Vị Ương ở phía tây ngôi mộ, kho vũ khí thì ở ngay chỗ ngôi mộ. Việc này không đáng tin lắm, nhưng các nhà phong thủy dựa vào đó coi Sù Lí Tử là nhà địa lý nổi danh đầu tiên.
Thanh Ô tiên sinh : Tức Thanh Ô Tử, người đời Hán. Có thuyết nói ông là người thời Hoàng đế. Tương truyền tinh thông Thuật Phong thủy. Hiện có Thanh Ô tiên sinh táng kinh, 1 quyển, nghi là do người thời Tấn - Đường mạo danh viết ra. Lại có Cựu đường thư Kinh tịch chí chép Thanh Ô Tử, 3 quyển, đã thất lạc.
Quản Lộ : ( năm 207 - 256 ), tự Công Minh, người nước Ngụy, ở Bình Nguyên (nay là tây nam huyện Bình Nguyên, tỉnh Sơn đông). Nổi tiếng thần đồng. Từng được thái thú Thanh Hà tên là Hoa khen có tài văn chương, lại được thứ sử Ký châu cho giữ chức Văn học tòng sự, sau đỗ tú tài, làm quan đến chức Thiếu phủ thừa. Quản Lộ tinh thông Chu Dịch, bói toán, Phong thủy, đoán gì đúng nấy. Từng qua chỗ mộ Vô Khưu Kiệm, tựa gốc cây buồn bã nói "Cây cối rậm rạp như rừng, nhưng vô hình chẳng thể sống lâu; bia mộ tuy đẹp, nhưng không có mặt sau để giữ. Huyền vũ rụt đầu, Thương long không chân, Bạch hổ ngậm xác, Chu tước than khóc, 4 cái nguy đều có cả, đó là cái họa giết cả họ" (Tam quốc chí, quyển 29. Đây là thuyết Tứ linh của Thuật Phong thủy được thể hiện lần đầu bằng văn tự.
Hiện còn sách Quán thị địa lý chí mông, 1 quyển, thực ra là của người đời sau mạo danh. Xem thêm mục Quán thị đều lý chi mông).
Quách Phác : ( năm 276 - 324), tự Cảnh Thuần, người cuối thời Tây Tấn, huyện Văn Hỷ, Hà Đông (nay là huyện Văn Hỷ, tỉnh Sơn Tây), tránh loạn đến Giang Đông, lúc đầu được Thái thú thành Tuyên cho làm Tham quân, sau làm Trước tác tá lang, rồi mượn cớ mẹ mất mà từ chức. Sau lại được Vương Đôn ban chức Ký thết tham quân, nhưng vì không theo Đôn mưu phản nên bị Đôn giết. Quách Phác thuở nhỏ yêu thích kinh thuật thơ phú nổi danh một thời, sau theo Quách Công học Dịch lý, địa lý, thiên văn, bói toán , được Quách Công tặng Thanh nang thư. Từng chọn đất mai táng cho mẹ ở bãi sông, người ta báo sao lại chôn dưới nước, ông nói rồi nơi đây sẽ thành đất khô. Quả nhiên về sau nơi đó được cát bồi thành nương dâu. Lại từng chọn mộ cho người khác. Tấn Minh đế từng tới xem, hỏi chủ nhân vì sao chôn ở đất “Long giác", dễ thành tai họa cả họ bị giết. Chủ nhân đáp rằng Quách Phác bảo táng ở tai rồng thì sẽ được nhà vua hỏi tới. Huyền thoại này e của người đời Đường, khó tin. Hiện có sách Táng thư còn gọi là Táng kinh. 1 quyển, đề của Quách Phác, có lẽ do người đời Đường mạo danh viết nên.
Tiêu Cát : Tự Văn Hưu, người Lan Lăng (nay là tây bắc thành phố Thường Châu, tỉnh Giang Tô), cháu của Lương Vũ Đế. Nhà Lương diệt vong, ông vào Bắc Ngụy làm Nghi đồng. Sau khi nhà Tùy thống nhất, ông làm quan đến chức Thượng nghi đồng, Thái thường; Tùy Dạng Đế lên ngôi, phong ông chức Phủ thiếu khanh. Chết khi đang làm quan. Tiêu Cát là người uyên bác, tinh thông âm dương, thuật đoán mệnh , Thuật Phong thủy. Nhân Thái tử ở Đông cung hay thấy ma quỉ, ông đã lập đàn thần trấn yểm. Lại chọn mộ cho Văn Đế hoàng hậu. Trước tác về phong thủy có Trạch kinh, ý quyển, Táng kinh 6 quyển ; nay đều thất truyền. Song trong trước tác của các nhà phong thuỷ đời sau thường dẫn lời của Tiêu Cát.
Thư Xước : Người Đông Dương (nay thuộc tỉnh Chiết Giang), đời nhà Tùy. Giỏi thuật số địa lý. Tể tướng Dương Cung Nhân muốn dời mộ tổ, bèn mời năm sáu ông thày nổi tiếng trong nước tới, lấy đất ở 4 góc ngôi mộ, mỗi góc 1 đấu, vẽ địa hình ngôi mộ rồi bỏ vào phong bì dán kín lại, đoạn đưa đất ra cho các thày phán. Duy chỉ có Thư Xước nói rằng đất ấy có phúc và miêu tả hình thế giống hệt như thực địa. Thiên hạ nhân đó tôn ông là thánh phong thủy. Đây là một ví dụ điển hình về phép nhìn đạt biết phong thủy thời cổ .
Lã Tài : ( 665 ), ngươi đời Đường, ở Thanh Bình, Bác Châu ( nay là huyện Liêu, tỉnh Sơn Đông). Giỏi âm dương, thiên văn, phương thuật, địa lý, âm luật học. Thời Trinh Quán vào cung Huyền Văn, làm Lụy thiên thái thường bác sĩ, Thái thường thừa. Từng được triều vào triều san định sách âm dương để ban hành cho thiên hạ. Còn làm “Phương vực đồ”. Các trước tác phần lớn nay đã thất truyền. Hiện còn Tự trạch kinh , Tự táng thư, Tự trạch kinh chuyện bàn về cách phối ngũ tính với ngũ hành để xác định cát hung của nhà ở và huyệt mộ. Táng táng thư thì nói đại ý rằng Táng thư có đến 120 nhà, với đủ thứ thuyết cát hung, cấm kỵ. Song thời thượng cổ chôn cất có ai chọn lựa gì năm tháng ngày giờ chẳng ai tin chuyện lành dữ, cũng không phân biệt họ tên, tước vị, quan chức. Như vậy táng thư chỉ làm bại hoại phong tục, làm những chuyện vô bổ. Lã Tây là người đầu tiên thời cổ đi sâu vào Thuật Phong thủy mà phê phán các yếu tố mê tín.
Lý Thuần Phong : ( năm 602 - 670), người đời Đường ở đất Ung, Kỳ châu ( nay là phía nam huyện Phụng Tường tỉnh Thiểm tây). Đầu thời Trinh Quăn, từ chức Tướng sĩ lang vào thẳng Thái sử cục, chế ra máy Hỗn thiên nghi, dần dần được thăng đến chức Thái sử lệnh. Trước tác phong thuỷ có Trạch kinh, Aâm dương chính yếu, nay không rõ bao nhiêu quyển, ngờ rằng do người đời sau mượn tên soạn nên.
Khâu Diên Hàn : Tự Dực Chỉ, người đời Đường, ở đất Văn Hỷ ( nay là huyện Văn Hỷ, tỉnh Sơn Tây ). Thuở nhỏ nổi tiếng về văn thơ. Truyền thuyết kể rằng Khâu từng du ngoạn Thái Sơn, gặp thần trong hang đá. nhận “Hải giác kinh", nhờ đó thông hiếu âm dương, phong thủy.
Khoảng năm Khai Nguyên ( 7 1 8 - 714 ) có chọn mộ cho viên tri huyện, có khí thiên tử bốc lên trên mộ. Triều đình kỵ điều đó, sai phá bỏ mộ, đồng thời hạ chiếu bắt giữ Khâu Diên Hàn, nhưng ông trốn được. Sau triều đình tha tội, Khâu đem dâng Thiên cơ thư. Đường Huyền Tông phong làm Á đại phu và cất sách kia vào hộp ngọc. Cuối đời Đường thì sách ấy bị Dương Quân Tùng, Tăng Cầu Kỷ lấy trộm. Trước tác có Ngọc hàm kinh , 1 quyển, Hoàng nang đại quái quyết 1 quyển, Nội truyện thiên hoàng biết cực trấn thế thần thư 3 quyển. Theo Địa lý chính tông, Khâu Diên Hàn là đệ tử của Phạm Việt Phụng, mà Phạm Việt Phụng là cao túc của Dương Quân Tùng. Dương là người thời Hi Tông, Khâu là người thời Cao Tông, như vậy là lẫn lộn về thời gian, chứng tỏ truyền thuyết về sự việc và trước tác không đáng tin, là do người đời sau tạo ra.
Dương Quân Tùng : Vốn tên là ích, tự Thúc Mậu, hiệu Cứu Bần, người Đậu châu ( nay là phía nam huyện Tín Nghi tỉnh Quảng Đông ) đời Đường. Thời Hi Tông, ông làm Quốc sư, làm quan đến chức Kim tứ quang lộc đại phu, phụ trách công việc địa lý của Linh Đài. Năm Quảng Minh ( năm 880 ), khi nghĩa quân Hoàng Sào tiến đánh kinh đô, Dương Quân Tùng thửa cơ rối ren đã lấy trộm sách Thiên cơ thư cất trong hộp ngọc của hoàng thất rồi trốn đến núi Côn Luân, sau đến Kiền châu hành nghề địa lý phong thủy, sáng lập nên phai Giang Tây, được đời sau tôn là tổ sư chính tông của Thuật Phong thủy. Học thuyết của ông lấy hình pháp làm chính, chú trọng hình thế sông núi, phối hợp Long – Huyệt – Sa – Thủy, chú trọng bám sát thực địa , mà ít dung phép suy lý. Về sau do học thuyết này lấy hình pháp làm chỗ dựa, bởi vậy chủ yếu được áp dụng cho Phong thủy âm trạch, mà ít cho phong thủy dương trạch. Trước tác có Hám Long Kinh 1 quyển , Nghi long kinh 1 quyển, Táng pháp chế trượng còn gọi là Thập nhị trượng pháp 1 quyển, Thanh nang áo ngữ 1 quyển, Thên ngọc kinh 1 quyển, Hắc nanh kinh, Tam thập lục long. Nhưng việc và sách của ông không thấy chép trong sử truyện; duy Trực trai thư lục giải đề của Trần Chấn Tôn và Tống sử. Nghệ văn chí có chép 12 trước tác đề là của Dương Cứu Bần soạn. Các chuyện về ông phần lớn la do các nhà phong thủy lưu truyền.
Tăng Văn Siêm : Có khi viết la Tăng Văn Thuyên hoặc viết lầm thành Tăng văn Địch . Người Ninh Đô (nay là tỉnh Giang tây) đời Đường. Cha là Tăng cầu Kỷ đã cùng Dương Quân Tung lấy trộm Thiên cơ thư trong hộp ngọc của hoàng thất mà chạy đến Giang Nam. Ông là đệ tử giỏi nhất của Dương Quân Tùng, nổi tiếng không kém gì thầy; sau đem thuật học được truyền cho Trần Đoàn. Những điều đó lẫn lộn về thời gian, không đáng tin. Trước tác có Thanh nang tự 1 quyển.
Hà Phổ: Tự là Lệnh Thông, người thời Ngũ Đại, Nam Dường; quê quán, lai lịch không rõ. Có Linh thành tinh nghĩa, 2 quyển, thực ra la của người đời Minh mượn tên soạn nên. Xem mục Linh thành tinh nghĩa.
Ngô Cảnh Loan : ( 1068 ). Tự Trọng Tường, người Đức Hưng (nay là tỉnh Giang Tây ) đời Tống. Tương truyền cha ông là Ngô Khắc Thành từng theo học Trần Đoàn, được thầy truyền hết nghề. Loan từ bé thông minh đĩnh ngộ, được cha truyền lại cái học của Trần Đoàn. Năm Khánh Lịch thứ nhất ( năm 1041), triều đình hạ chiếu tuyển dụng các nhà âm dương. Ngô Cảnh Loan được tiến cử vào kinh đô, ứng đối trôi chảy được giữ chức Tư thiên giám chính. Sau do trái ý Tống Nhân Tông, bị hạ ngục. Nhân Tông chết,
ông được phóng thích, bèn gọt tóc giả điên, đi ẩn cư. Mất năm Trị Bình thứ nhất (l068 ). Cái học của ông được truyền cho con gái, sau truyền cho Liêu Vũ. Trước tác có Lý khí tâm ấn, Ngô Công giải nghĩa. Tiếp tục viết xong 2 cuốn sách cha mình viết dở là Thiên ngọc kinh ngoại truyện, Tứ khố toàn cục đồ.
Liêu Vũ : Tự Nghiêu Thuần, lại có tự là Vạn Bang, người Vu Đô ( nay là huyện Vu Đô, tỉnh Giang Tây ) đời Tống. Có thuyết nói lầm ông là người đời Đường. Thuở nhỏ thông minh, 15 tuổi thông thuộc ngũ kinh, dân làng nhân đó đặt cho biệt hiệu “Liêu Ngũ kinh". Khoảng năm Kiến Viêm ( 1127 - 1 130 ) đi thi không đỗ. Ông được truyền thụ cái học từ con gái của Ngô Cảnh Loan, tinh thông Thuật Phong thuỷ. Sau ẩn cư ở núi Kim Tinh, do vậy có biệt hiệu “Kim Tinh sơn nhân". Trong giới phong thủy, nổi tiếng ngang với Dương Quân Tùng, Liêu Văn Xiêm, Lại Văn Tuấn thành tên gọi gộp “Dương, Tăng, Liêu, Lại". Trước tác có Cửu tinh huyệt pháp, 4 quyển, Biết cực kim kinh (không rõ mấy quyển, nghi là do người đời sau mạo danh ).
Thái Nguyên Định : (năm l]35 – 1198) Tự Quý Thông, người Kiến Dương ( nay là tỉnh Phúc Kiến ). Cha vốn là nhà Lý học, thuở nhó ông theo học cha mình, sau thành học trò của Chu Hy, cùng Chu Hy biện luận ý nghĩa các kinh đến tận đêm khuya. Học trò bốn phương đến học, nếu hỏi gì thì Chu Hy bao giờ cũng trao đổi trước với Thái Nguyên Định . Khi Hàn Thái Trụ nêu việc “Cấm ngụy học” ông bị đày đi Đạo châu. Đến Xuân Lăng, học trò theo học càng đông. Ông chết ở đó, sau khi chết được truy tặng thụy hiệu Địch công lang, Văn Tiết. Trước tác rất nhiều, về phong thủy có Phát vi luận 1 quyển, dùng học thuyết Nho gia giải thích lý luận phong thủy. Xem thêm mục Phát vi luận.
Vương Cấp : Tự Triệu Khanh, còn có tự là Khổng Chương, người thời Nam Tống. Tổ tiên vốn ở Biện Châu (nay là thành phố Khai Phong, tỉnh Hà Nam ), sau di cư đến Cán châu (nay là tỉnh Giang Tây). Vương Cấp chịu khó học hành, nhưng đi thi hai lần không đỗ, bèn bỏ nhà đi ngao du sơn thủy. Sau ông yêu thích phong cảnh núi Long Tuyền mà định cư tại Tùng Nguyên ( nay là huyện Tùng Khê, tỉnh Phúc Kiến ). Ông đọc các sách phong thủy của Quản Lộ, Quách Phác, nắm vững và vận dụng vào việc chọn huyệt mộ cho người ta, sao cho con cháu họ quí hiển, thường thường linh nghiệm. Lập luận của ông coi trọng lý pháp và các nguyên lý thuật số để định cát hung của phương vị tọa hướng, mà coi nhẹ hình thế sông núi, nên ông trở thành nhân vật tiêu biểu cho trường phái Phúc Kiến ( thiên về Lý pháp). Trước tác có Tam kinh và các ghi chép vấn đáp, được môn nhân là Diệp Thúc Lượng biên soạn thành sách.
Lại Văn Tuấn : Tự Thái Tố, hiệu Bố Y Tử, nên còn có tên Lãn Bố Y, người Xử châu (nay là huyện Lệ Thủy tỉnh Chiết Giang) đời Tống. Có thuyết nói ông người Ninh Đô ( nay là tỉnh Giang Tây) đời Đường là nhầm. Theo truyền ngôn của các nhà phong thủy, Lại Văn Tuấn là con rể Tăng Văn Siêm, đệ tử đời thứ ba của Dương Quân Tùng. Làm quan đến chức Kiến Dương lệnh, sau mê thuật phong thủy nên từ quan mà hành nghề địa lý. Hiện nay một dải đất Quảng Đông có rất nhiều truyền thuyết về ông. Trước tác có Thiệu Hưng đại địa bát kiềm, đã thất truyền. Chỉ còn Thôi quan thiên, 2 quyển.
Lưu Binh Trung : (năm 1216 - 1274). Thoạt đầu tên là Khản, tự Trọng Hối. Tổ tiên vốn là người Thụy châu (nay ]à thành phố Hình Đài tỉnh Hà Bắc ). Năm 17 tuổi làm Tiết độ sứ phủ lệnh sử Hình Đài, sau bỏ quan vào rừng đi tu, đổi tên thành Tư Thông. Hốt Tất Liệt (Nguyên Thế tổ) triệu vào dinh cùng bàn việc cơ mật, nên người ta gọi ông là “Thông thư ký". Sau khi Hốt Tất Liệt lên ngôi , liền phong cho ông chức Quang lộc đại phu, Thái bảo, Tham dự trung thư tỉnh sự và ban cho cái tên Bỉnh Trung. Ông tham gia bàn tính nhiều kế sách lớn trong thiên hạ. Ông tinh thông cái học âm dương địa lý, từng giám sát việc xây dựng Thượng Đô (hiện ở Nội Mông) và Đại Đô (nay là thành Bắc Kinh ), dùng Thuật Phong thuỷ để xác định qui mô hai Đô ấy. Cuối đời lại có hiệu Tàng Xuân Tản Nhân, khi chết được truy phong tước Thường son vương, thụy Văn Chinh. Trước tác có Ngọc Xích kinh 4 quyển, thực ra là của người đời sau mạo danh soạn nên.
Lưu Cơ : (năm 1311 – 1875) Tự Bá ôn, người Thanh Điền ( nay là tỉnh Chiết Giang ) đời Minh. Đỗ tiến sĩ cuối đời Nguyên, bỏ quan đi ẩn cư. Sau phò tá Chu Nguyên Chương dựng nước, giữ chức Khanh sử trung thừa, Thái sử lệnh, tước Thanh Yù bá. Khi mất được phong thụy Văn Thành. Lưu Cơ tinh thông âm dương, thiên văn, thuật số; người đời sau tạo các đồ thư thường mượn tên ông. Hiện còn Phệ can lộ đởm kinh. Kham dư mạn hung cùng nhiều bản chú.
Cung trạch địa hình : Tên sách. Không rõ tác giả. 20 quyển, đã thất truyền. Hán thư. Nghệ văn chí xếp vào phái Hình pháp. Sửù ký khảo chứng nói sách này bàn về phương vị phong thủy". Hán chí viết : “Thuộc loại Hình pháp, bàn về hình thế 9 châu đề xây dựng nhà cửa thành quách". Đủ biết sách này là trước tác phong thủy sớm nhất chuyên bàn về phong thủy dương trạch.
Kham du kim quí : Tên sách. Không rõ tác giả, 14 quyển, đã thất truyền. Hán thư. Nghệ văn chí xếp vào loại ngũ hành. Sử ký khảo chứng nói sách này bàn về “phương vị phong thủy". Theo Sử ký. Nhập giả liệt truyện, các nhà Kham dư (địa lý) từng tham khảo phần bàn về ngày lành cho việc cưới vợ, thuộc về “Chiêm gia” (thày bói), đủ biết đây không chỉ là sách phong thủy. Lai theo Luận hoành, Chu Lễ chú, Hoài Nam Tử, Thuyết văn giải tự, thì hai chữ Kham dư là tên vị thần, có thuyết nói la tên gọi chung trời đất, không phù hợp hoàn toàn với những gì phong thủy đề cập. Cho nên nghĩ rằng sách nay là sách bói toán, trong đó có phần bàn về phong thủy.
Thanh Ô tiên sinh táng kinh : Tên sách. Trước đề là do Thanh Ô tiên sinh (Thanh Ô Tử) đời Thanh soạn Kim thừa tướng Ngột Khâm Trắc chú, 1 quyển. Trong lời tựa viết: “Táng thư của họ Quách thường dẫn "Kinh viết” chính là sách này vậy”. Khảo cứu văn của Kinh viết trong Táng thư với Thanh ô tiên sinh táng thư, thì thấy có nhiều điểm giống nhau, song cũng có chỗ khác nhau. Tứ khố toàn thư tổng mục viết : “Văn sách này thiển cận, kinh với chú như của cùng một người viết ra, hẳn là người đời sau mạo danh kinh vậy”. Khảo cứu các sách như Văn tuyển, Sơ học ký, Thái bình ngự lãm có Sách Tướng chủng thư ( sách xem mộ) của Thanh Ô Tử thì nghi là sách này. Sách Táng thư ~ của Quách Phác đời Đường thì mãi về sau này (mấy trăm năm sau) mới xuất hiện, trong khi Tướng chủng thư thì đã sớm thất truyền cho nên nghi là người đời sau mạo danh viết ra. Nội dung Táng kinh khá tỉ mỉ, chuyên bàn về cát hung của hình thế sơn thủy, lại đưa ra những qui tắc thế nào là đất công hầu, đất tể tướng, đất phú quí, đất văn sĩ mà không có lý luận kèm theo.
Đồ trạch thuật : Tên sách. Tác giả là người thời Đông Hán, khuyết danh. Sách này nay đã thất truyền, chỉ còn hai đoạn văn nói sơ qua về lành dữ trong cách phối hợp ngũ tính ngũ hành nhà ở, thuộc loại văn tự sớm nhất về phong thủy còn giữ được đến ngày nay.
Quán thị địa lý chỉ mông : Tên sách. Trước đề là của Quản Lộ đời Tam Quốc nước Ngụy Soạn. Tổng cộng 100 thiên. Thực ra là sách của ngưđời đời Minh viết ra. Chuyên ban về hình pháp âm trạch là chính, văn từ thanh nhã, chú giải rõ ràng. Thuyết hình pháp đến đây đã hầu như hình thành quá nửa. Duy sách trình bày thành 100 thiên là gò ép miễn cưỡng, rắc rối khó đọc.
Táng thư : Tên sách. Còn gọi là Quách Phác táng thư, 1 quyển. Trước đề là do Quách Phác đời Tấn soạn; nhưng sách này xuất hiện lần đầu trong Tống sử. Nghệ văn chí khảo sát nội dung, thì sách này hẳn do người đời Đường viết, mạo danh Quách Phác. Sau khi sách ra đời các nhà phong thủy thêm thắt vào, thành ra hơn 20 thiên. Thái Nguyên Định đời Tống mới san định lại còn 8 thiên; Ngô Trứng san đinh lại còn 2 thiên nội, ngoại tức bản hiện hành. Sách này nêu các thuyết, như thuyết Sinh khí, thuyết Tam cát lục hung, thuyết Hình thế, thuyết Ngũ bất táng phát triển hoàn thiện thuyết Tứ linh; đồng thời đề xuất định nghĩa Phong thủy, tôn định hệ thống lý luận của Thuật Phong thủy, là tiêu chí hoàn toàn chín muồi của phong thủy âm trạch, trở thành một trước tác lý luận rất quan trọng của học thuyết phong thủy. Đời sau tôn sùng gọi là “Táng kinh". Trong Táng thư có nhiều chỗ viết hai chữ “Kinh nói”, đủ hiểu trước sách này từng có một bộ Táng kinh, sách nay chi la tiếp tục phát triển học thuyết kia mà thôi.
Thanh nang Hải giác kinh : Tên sách. Tên đầy đủ là Cửu thiên Huyền nữ thanh nang hải giác kinh, trước đề do Quách Phác đời Tấn tu chỉnh, đòng thời có lời tựa của Trương Sĩ Nguyên đời Tống và Ngô Thiên Tước đời Minh, 4 quyển. Sách này nửa đầu nói về Lý khi, nửa sau về Hình pháp, chuyên luận âm trạch, nội dung cực kỳ rắc rối. Tam ban đại quái, Long huyệt sa thủy, nào ngũ tinh cửu tinh, chính thể biến thể, đều tập hợp ở sách này. Có thiên chuyên bàn về huyệt pháp, lại được nhắc lại phía sau, văn từ lúc nhã lúc thô, dưới chính văn có chú văn, không rõ của ai. Ngờ rằng sách này là do người từ đời Minh trở đi mạo danh Quách Phác mà soạn nên.
Trạch kinh : Tên sách. Thời Tùy Đường có rất nhiều sách Trạch kinh lưu truyền, không dưới vài ba chục loại; theo người đời sau chép lại, thì có Hoàng đế nhị trạch kinh, Địa điển trạch kinh, Tam nguyên trạch kinh, Văn vương trạch kinh, Khổng tử trạch kinh, Thiên lão trạch kinh, Lưu căn trạch kinh, Huyền nữ trạch kinh, Tư Mã Thiên sư trạch kinh, Hòai nam Tử trạch kinh, Vương Vĩ trạch kinh, Tư tối trạch kinh, Lưu Tấn Bình trạch kinh, Lục thập tứ quái trạch kinh. Hữu bàn long trạch kinh, Tả bàn long trạch kinh, Lý Thuần Phong trạch kinh, Ngũ kinh trạch kinh, Lã Tài trạch kinh, Phi âm loạn phục trạch kinh, Tử Hạ trạch kinh, Điêu Đàm trạch kinh, Huyền Ngộ trạch kinh, Ngũ Phi trạch kinh, Bát Quái trạch kinh, Tiêu Cát trạch kinh .v.v… trong đó có một số là cùng một sách mà đề tên khác nhau, nay đã không thể khảo cứu, vì hiện chỉ còn Hoàng đế nhị trạch kinh, các sách khác đã thất truyền. Sự xuất hiện nhiều trạch kinh như vậy chứng tỏ trước tác phong thủy rất thịnh hành vào đời Tùy đường.
Hoàng đế trạch kinh : Tên sách. Còn gọi là Hoàng đế Nhị trạch kinh. Không rõ người soạn. 2 quyển. Nhị trạch tức là dương trạch và âm trạch. Sách chia ra 24 phương vị, khu biệt âm dương, qui định cát hung, xác định hưu cữu. Điều cơ bản là âm dương tương đắc, phương vị không loạn. Không khảo sát hình dạng cụ thể và địa hình xung quanh nhà ở, cho nên có học giả coi đây là trước tác đại biểu cho trường phái Lý pháp trong phong thủy. Sách bàn nhiều về việc chọn ngày có ảnh hưởng lớn tới việc chọn lựa ngày giờ của Thuật Phong thủy đời sau. Tứ khố toàn thư cho rằng sách này “rất có nghĩa lý” lại viết rằng trong Tổng sử có chép Tướng trạch kinh 1 quyển, chính quyển sách này. Nhưng khảo sát văn hiến Đôn Hoàng, thấy đã có văn bản Hoàng đế trạch kinh đủ giết sạch đã được lưu hành rộng rãi từ đời Đường, và hoàn toàn không phải là bản Tướng trạch kinh chép trong Tống sứ. Nghệ văn chí.
Thập nhị trượng pháp : Tên sách. Trước đề là do Dương Quân Tùng soạn, 1 quyển. Sách này chuyên bàn về phép điểm huyệt căn cứ hình thể bối hướng của Lai long, sự thuận nghịch mạnh yếu của khí mạch mà chia ra 12 loại huyệt pháp là : thuận trượng, nghịch trượng, túc trượng, xuyết trượng, khai trượng, xuyên trượng, cao trượng, một trượng, đối trượng, tài trượng, phạm trượng, đốn trượng. Tiếp đó lại phân ra 17 loại trượng kiêm như: thuận trượng kiêm nghịch, thuận trượng kiêm túc, thuận trượng kiêm xuyết, thuận trượng kiêm xuyên, thuận trượng kiêm cao, thuận trượng kiêm đốn, thuận trượng kiêm một, thuận trượng kiêm đối, thuận trượng kiêm tài, thuận trượng kiêm phạm, nghịch trượng kiêm túc, nghịch trượng kiêm xuyết, nghịch trượng kiêm khai, nghịch trượng kiêm xuyên, nghịch trượng kiêm cao.. Mỗi loại đều có đồ hình, mỗi đồ hình có thuyết minh, căn cứ trượng pháp định huyệt có thể tránh hung đón cát. Nguyên tắc chung là phân liệt từng li từng tấc để thụ khí. Dương Quân Tùng lại có Táng pháp đảo trượng, thực ra là Thập nhị trượng pháp, mà cuối sách kèm theo 1 thiên “24 sa táng pháp"' Thập nhị trượng pháp là trước tác quan trọng của trường phái Hình pháp của Thuật phong thùy, có ảnh hưởng rất lớn.
Nghi long kinh : Tên sách. Trước đề là do Dương Quân Tùng soạn, 1 quyển. Lý Quốc Mộc đời Minh chú. Sách này gồm 3 thiên thượng, trung, hạ. Thiên thượng bàn về Can long tìm chi, lấy “thủy khẩu quan cục" làm chính; thiên trung bàn về phép tìm phần tận cùng của long, phép nhìn triều ứng trước sau, thiên hạ bàn về hình thế kết huyệt. Cuối sách kèm theo “Nghi long thập vấn" đề giải thích những chỗ khó. Là trước tác lý luận quan trọng, được lưu hành rộng rãi , của trường phái Hình pháp trong Thuật Phong thủy. Sách Trưc trai thư lục giải đề của Trần Chấn Tôn đời Tống co chép sách này, nhưng không nói ai là tác giả, nên Tứ khố tòan thư tống mục viết : “Bản này không biết của ai".
Hám long kinh : Tên sách. Trước đề là do Dương Quân Tùng soạn, 1 quyển. Lý Quốc Mộc đời Minh chú. Sách này chuyên luận về hình thế của sơn long mạch lạc, chia ra 9 sao : Cự môn, Tham lang, Lộc tồn, Văn khúc, Vũ khúc, Liêm trinh, Phá quân, Hữu Bật để nhận biết hình dạng sơn và phân biệt cát hung. Là trước tác tiêu biểu của trường phái Hình pháp trong Thuật Phong thủy.
Thanh nang áo ngữ : Tên sách. Trước đề là do Dương Quân Tùng soạn, 1 quyển. Lưu Cơ đời Minh chú. Sách này chuyên bàn về hình thế sông núi phân ra âm dương thuận nghịch, cửu tinh thất diệu để phân biệt cát hung quí tiện. Khảo sát sách Quận trai độc thư chí của Triệu Hy Biền đời Tống có chép Thanh nang bản chỉ, 1 quyển, không đề người soạn sách Trực trai thư lục giải đề có chép Diệu kim ca, Tam thập đồ tượng của Dương Quân Tùng, 1 quyển; sách Thông chí. Nghệ văn lọc của Trịnh Tiêu lại có chép Thanh nang kinh của Dương Quân Tùng, Tăng Văn Xiêm, 1 quyển không biết có phải là sách này chăng. Bản này được lưu hành đồng thời với Thanh nang tự của Tăng Văn Siêm.
Kim cương toàn bản hình pháp táng đồ quyết : Tên sách. Tên đấy đủ là Dương Tái Thương tiên nhân Dương công Kim cương tòan bản hình pháp táng đồ quyết, 1 quyển. Đầu sách có lời tựa, nói là của Dương Quân Tùng, rằng “Long hung mà huyệt cát, vô tình mà có tình vậy, tuy có phúc nhưng không lâu bền; còn long cát mà huyệt hung, có tình mà là vô tình vậy, tuy hung nhưng lại có phúc", cho nên sách bàn về cách dùng sức người cải tạo địa hình Long cát mà huyệt hung, để tránh hung đón cát. Sách có 24 bản hình, 24 pháp táng, kèm theo thuyết minh. Phàm Lai Long mà có tình, thì dù thuỷ thế nào, mạch ra sao, Minh đường rộng hay hẹp, đều có thể dùng nhân công cải tạo làm cho huyệt trở nên cát (lành ).
Thanh nang tự : Tên sách. Trước đề là do Tăng Văn Siêm soạn, 1 quyển. Lưu Cơ đời Minh chú. Sách này lưu hành đồng thời với Thanh nang áo ngữ của Dương Quân Tùng. Sách lấy ngũ hành phối hợp với 8 Can, khởi tính Tràng sinh theo từng hành. Tiếp đó lấy hợi mão mùi làm mộc cục, dần ngọ tuất làm hỏa cục, tỵ dậu sửu làm kim cục, thân tý thìn làm thủy cục, cứ thế diễn dinh, cộng thành 48 cục, dương nghịch âm thuận, dùng để phán đoán cát hung của phương vị thủy lưu toạ hướng. Thực ra là “Song sơn ngũ hành" đón sau. Tứ khố toàn thư tổng mục cho rằng các sách đời sau như Ngô Công giáo tử thư, Ngọc xích kinh, Trục chí nguyên chân đều là sự tiếp tục phát triển thuyết này mà thành, cho nên Thanh nang tự là trước tác quan trọng của trường phái Lý pháp trong Thuật Phong thủy là khởi đầu của sáng lập pháp . Song Tứ khố toàn thư tổng ngục lại nói Tăng Văn Siêm là đệ tử của Dương Quân Tùng, nhân vật trung kiên tiêu biểu cho trường phái Hình pháp, chứ không phải cho trường phái Lý pháp. Khảo cứu sách Thông chí. Nghệ văn lược của Trịnh Tiêu thấy có chép Thanh nang tử ca, 1 quyển, của Tăng Văn Xiêm và Thanh nang kinh của Dương Quân Tùng, Tăng Văn Siêm, 1 quyển: không có Thanh nang tự nên sách này có lẽ do người đời sau soạn ra, mạo danh Tăng Văn Siêm cho thêm vẻ kỳ bí.
Linh thành tinh nghĩa: Tên sách. Trước đề do Hà Phố đời Nam đường soạn Lưu Cơ đời Minh chú. 2 quyển. Quyển thượng nói về hình thế sơn thủy, biện Long định huyệt chủ theo thuyết Hình pháp. Quyển hạ bàn về thiên tinh quái lệ, cát hung sinh khắc, để định huyệt lập hướng, lại theo thuyết Lý pháp pha tạp hai phái Hình và Lý. Thuyết “nguyên vận" dùng trong sách nay vốn xuất hiện từ đầu đời Minh nên chắc bằng sách nay hẳn phải do người đời Minh soạn mới đúng.
Cửu tinh huyệt pháp : Tên sách. Trước đề do Liệu Vũ đời Tống soạn, 4 quyển. Sách này chuyên nói lấy Cửu tinh phân biệt hình dạng huyệt. Cửu tinh là Thái dương, Thái âm, Kim thủy, Tử khí, Thiên tài, Ao não, Thiên Canh, Bình não, Song não; mỗi sao lại phân 9 thể : Chính thể (ngay ngắn), Khai khẩu (há miệng), Huyền nhũ (treo vú), Cung cước (cong chân), Song tí (hai cánh tay), Đơn cổ (một đùi), Trắc não (đầu), Một cốt (khung xương), Bình diện (bằng phẳng). Mỗi thứ đều có đồ hình và thuyết minh. Là trước tác quan trọng cua thuyết Hình pháp liên quan đến việc định huyệt. Sách còn nói nếu hình sơn không đẹp có thể dùng sức người san lấp tăng giảm.
Phát vi luận : Tên sách. Thái Nguyên Định đời Tống soạn. Nội dung chủ yếu nói về Địa đạo một âm một dương, một cương một nhu, phàm sự động tĩnh, tụ tán, hợp phân, hướng bối, thư hùng (đực cái), thuận nghịch, mạnh yếu, sinh tử, vi trước (nhỏ, rõ), phù trầm (chìm nổi), sâu nông .. .của sơn thủy đều có thể từ đó mà phân biệt rõ ràng, nghĩa là theo trường phái Hình pháp. Cuối sách có kèm một thiên nhan đề “Nguyên cảm ứng” muốn dùng học thuyết Nho gia mà nghiên cứu và đề cao địa vị phong thủy. Thái Nguyên Định là học trò Chu Hy, quan điểm của ông phản ánh thái độ Lý học tán dương Thuật Phong thủy. Có thuyết nói sách này do Thái Thu Đường soạn. Thái Thu Đường tức Thái Phát, hiệu Thu đường lão nhân, là cha của Thái Nguyên Định, cũng tinh thông địa lý.
Thôi quan thiên : Tên sách. Lại văn Tuấn đời Tống soạn. 2 quyển. Gồm 4 thiên Long, Huyệt, Sa, Thủy, mỗi thiên có ca quyết và chú giải. Long thì lấy 24 sơn chia âm dương, lại phân ra tam cát lục tú, mà thay đổi thụ huyệt. Huyệt thì lấy Long làm chủ, nhưng tùy theo khí mạch mà phân tả hữu. Sa, Thủy thì lấy phương vị phán đoán cát hung theo cái lý sinh khắc chế hóa của âm dương ngũ hành. Tuy nhiên có nhiều điều vô căn cứ ví dụ cho rằng Đoài Long Thìn thủy chủ đời con có sẽ bị bệnh sâu răng, hư răng, bởi lẽ Thìn có kim sát, Đoài là miệng lưỡi, răng lợi bị kim sát thì răng gãy, răng hư.
Ngọc xích kinh : Tên sách. Trước đề Lưu Bỉnh Trung đời Nguyên soạn, Lưu Cơ đời Minh chú. 4 quyển. Thực ra người soạn và người chú đều là cuối đời nhà Minh. Sách nói về các mạch núi lớn trong thiên hạ, Côn Luân là tổ của vạn ngọn núi. Ngũ nhạc cùng Trương Giang, Hoàng Hà phối với 24 sơn. Nói rằng toạ hướng Long, Huyệt cát hung lấy thủy làm chính, không hề tính đến hình thế của sơn, cường điệu cát hung của thủy khẩu, coi Giang Nam là địa hình chính tông. Tưởng Bình Giai nói rằng sách này "sao chép cách phân chia Long thành thuận nghịch và Sa thành quí tiện của hai nhà Dương, Lại; lập luận theo kiểu ức thuyết, nông cạn" (Địa lý biện chính).
Kham dư mạn hưng : Tên sách. Trước đề do Lưu Cơ đời Minh soạn. 1 quyển. Sách toàn dùng ca quyết thất ngôn tứ cú, tổng cộng 150 đề, luận Long, Huyệt, Sa, Thủy lấy Hình pháp làm chính. Lời văn ý tứ sáng sủa, tuy trước sau hay lặp lại, rất ít ví dụ.
Địa lý đại toàn : Tên sách. Lý Quốc Mộc đời Minh soạn. 2 tập, 55 quyển. Tập hợp rất nhiều trước tác phong thủy của Quách Phác, Khâu Diên Hàn, Dương Quân Tùng, Liêu Vũ, Thái Nguyên Định, Lưu cơ, Tăng Văn Siêm, Lưu Bỉnh Trung, Lại Văn Tuấn, Ngô Khắc Thành, có đến hơn 10 loại Kèm theo phụ đồ, phụ thuyết của Lý Quốc Mộc, chiêm đến một nửa bộ sách Tập chuyên luận về Hình pháp, tập 2 luận về Lý pháp. Tuy việc tuyển chọn không tinh, nhưng phải nói là dày công.
Táng kinh dực : Tên sách. Mậu Hy Ung đời Minh soạn. 1 quyển. Nửa sách này nói về Táng thư của Quách Phác, phần giữa giải thích “Thập nhị trượng pháp" của Dương Quân Tùng; phần cuối tạp giải Tam hợp, Bát tự, kèm theo “Nan giải 24 thiên". Lấy Hình pháp làm chính. Lời văn rõ ràng, tinh tế.
Thuỷ long kinh : Tên sách. Không rõ soạn giả, 5 quyển. Đầu sách có lời Tựa của Tưởng Bình Giai là người ở buổi giao thời Minh - Thanh, viết năm "Hạ nguyên Quý Mão" (tức năm 1663), người Tùng Giang, Giang Tô, một người tinh thông Thuật Phong thủy. Quyển 1 nói về đại thể Hành long kết huyệt, chi long can long tương thửa; quyển 2 nói về chính thể và biến thể ngũ tinh, thẩm biện cát hung; quyển 3 nói về cách cục của thủy - long; quyển 4 nói về tượng thủy - long thác vật tỉ loại; quyển 5 nhan đề "Thân ngôn". Trước sau tuy có mâu thuẫn, nhưng thể lệ về cơ bản như của một tác giả, nên ngờ rằng sách này là do Tưởng Bình Giai tham khảo các trước thuật liên quan mà soạn ra, chứ không chỉ viết lời Tựa. Nội dung sách là vấn đề làm nhà xây mộ ở vùng đồng bằng sông nước, nhiều hình vẽ mà ít lời văn, căn cứ hình dạng để định cát hung. Lại kèm theo thuyết Sơn long, lấy Can thủy làm Hành long, Chi thủy làm Chi long, Can Chi tương phối, nội ngoại hợp khí. Lại tạo Ngũ tinh thủy hình, Tinh tú thủy hình, nhưng dựa vào hình để nhận biết cách, không nói đến Lý pháp; ca quyết thì thô kệch vụng về.
Dương trạch thập thư : Tên sách. Không rõ soạn giả. 10 quyển. Cuối sách có lời Bạt, với câu “Vương Tử đã soạn xong Dương trạch thập thư” chứng tỏ soạn giả họ Vương. Nội dung rất phức tạp, bao gồm những gì liên quan đến lý luận, phương pháp của Phong thủy dương trạch. Sách có 10 thiên là : Luận trạch ngoại hình, Luận phúc nguyên, Luận đại du niên, Luận xuyên cung cửu tinh, luận huyền không trang quái quyết, Luận khai môn tu tạo môn, Luận phóng thủy, Luận trạch nội hình, Luận tuyển trạch, Luận phù trấn. Do vậy có tên Dương trạch thập thư.
Sơn pháp toàn thư : Tên sách. Diệp Thái đời Thanh soạn. 19 quyển. Chép lại các sách địa lý của tiền nhân, nhất là của Dương Quân Tùng .
Sơn pháp toàn thư : Tên sách. Diệp Thái đời Thanh soạn. 19 quyển. Chép lại các sách địa lý của tiền nhân, nhất là của Dương Quân Tùng và Ngô Cảnh Loan, kèm với lời bình chú của soạn giả.Nguồn : Nguyên Vũ - http://vanhoaphuongdong.com

Còn một số những Ðịnh nghĩa khác ,nhưng dienbatn xin cùng các bạn đi tiếp vì sợ rằng bài viết trở thành cuốn từ điển thì chán lắm.
Trong các Trường phái Phong thủy hiện đang lưu hành truyền bá thì hiện nay nổi lên những Trường phái sau :

1/Phái BÁT TRẠCH MINH CẢNH do Thái Kim Oanh chủ xướng.
2/Phái DƯƠNG TRẠCH TAM YẾU do Triệu Cửu Phong và sau này có thêm cuốn Dương cơ chứng giải của tác giả Lộc Dã Phu.
3/Phái CỔ DỊCH HUYỀN KHÔNG HỌC .Theo các sách cổ ghi chép lại thì Huyền Không Học ban ðầu do Quách Phác đời nhà Tấn phát minh ra, sau được các nhà Phong Thuỷ Học như Dương Quân Tùng đời Ðường, Tưởng Ðại Hồng đời Minh, cuối cùng là Thẩm Trúc Nhưng nhà Thanh hoàn thiện lại toàn bộ học thuyết.
4/PHÁI CẢM XẠ PHONG THỦY.Hiện nay tại Việt nam có tác giả DƯ QUANG CHÂU và nhiều người nữa đang phát triển rất mạnh ,đi kèm theo đó là Lý thuyết về Năng lượng Sinh học.
5/PHÁI HUYỀN THUẬT PHONG THỦY.Trường phái này có từ rất xa xưa,thường được truyền trong dân gian qua cách Gia truyền,bí mật.Ngày nay nhiều chi phái Ðạo giáo đang thực hiện ðể giải phá những Long mạch bị trấn yểm,Khai mở những Huyệt đạo ,dùng năng lượng của nó cứu dân độ thế.

Ngoài ra còn có rất nhiều trường phái khác ,nhưng dienbatn chỉ xét đến những Trường phái nổi bật nhất hiện nay.Các Trường phái như :BÁT TRẠCH MINH CẢNH,DƯƠNG TRẠCH TAM YẾU,CỔ DỊCH HUYỀN KHÔNG HỌC,hiện nay có rất nhiều tài liệu cho các bạn nghiên cứu và trên Diễn đàn cũng đã thảo luận rất nhiều và tưõng đối đầy đủ.dienbatn chỉ xin điểm lại những nét chung nhất của ba Trường phái này,và mong các bạn hiểu rằng ,cả ba trường phái trên ,thực chất chỉ là một vấn đề ,nhìn từ những góc độ khác nhau của môn Phong thủy.Trọng tâm của bài viết này ,muốn đưa các bạn đến với những gì hiện nay chưa phổ biến,chưa có nhiều tư liệu,ngõ hầu giúp các bạn hiểu thêm về Phong thủy và có cách sử lý chính xác những khiếm khuyết của ngôi nhà mình đang ở.Những tư liệu trong các Trường phái CẢM XẠ PHONG THỦY VÀ HUYỀN THUẬT PHONG THỦY,dienbatn trong qua trình đi Ta bà ,được các Cao nhân chỉ giáo,xin chép lại để hầu các bạn.Có những cái thấy mới tin ,nhưng một người Thày của dienbatn dạy rằng :"PHÚC CHO NHỮNG AI KHÔNG THẤY MÀ TIN ".Và các cụ có câu "LINH TẠI NGÃ -BẤT LINH TẠI NGÃ ".Có những cái tưởng là vững chắc mà thật ra ,sẽ đổ lúc nào chẳng hay.dienbatn xin điểm lại những Trường phái thông thường tạm gọi là những Trường phái HỮU VI : PHÁI BÁT TRẠCH MINH CẢNH;DƯƠNG TRẠCH TAM YẾU và DƯƠNG CƠ CHỨNG GIẢI;CỔ DỊCH HUYỀN KHÔNG HỌC.Sau đó dienbatn đi tiếp vào những Trường phái tạm gọi là VÔ VI :CẢM XẠ PHONG THỦY VÀ HUYỀN THUẬT PHONG THỦY.Ðiều mong muốn của dienbatn là các bạn phải nhớ câu này trước khi lên đường :"NHẤT BỔN TÁN VẠN THÙ -VẠN THÙ QUY NHẤT BỔN ".Ðó chính là hai mặt của Âm -Dương đối lập cùng tồn tại trong mọi vật thể,trong Vũ trụ.

B/ PHẦN PHONG THỦY HỮU VI:

Trong phần này, dienbatn chỉ xin điểm lại những vấn đề chính mà bất cứ người nào khi bước chân vào nghiên cứu Phong thủy cũng phải bước qua.Phần này được tạm gọi là PHẦN PHONG THỦY HỮU VI vì nó có tính chất trực quan hơn, gần gũi với người sử dụng hơn.Trong phần này,như đã trình bày ở các phần trước,dienbatn coi các Trường phái Phong thủy đều có chung một nguồn gốc và đó chính là những mảnh bị tán lạc của một nền Văn minh cổ đã bị diệt vong do bản tính xu cát tỵ hung của loài người cách đây khoảng 7.000- 14.000.Vấn đề này dienbatn sẽ trình bày kỹ khi có dịp.Có một bài thơ nói về vấn ðề này xin chia sẻ cùng các bạn:
"Thiếu gì những kẻ muốn xâm lăng,
Vũ khí hung tàn có thể ngăn.
Chỉ sợ Tâm Linh bày cuộc chiến,
Còn hơn là Ðịa chấn- Sơn băng.
Như Hải tinh trong Quốc bảo mình,
Ðời nào cũng có bậc anh minh.
Mỗi khi sông núi vang lời gọi,
Là có Rồng thiêng biến hữu hình ".
Cố GS-TS NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG trong cuốn TÍCH HỢP ÐA VĂN HÓA ÐÔNG TÂY CHO MỘT CHIẾN LƯỢC GIÁO DỤC TƯƠNG LAI cũng đã cảnh báo về cuộc chiến này.Trong cuộc chiến tranh Tâm linh này,vũ khí nguyên tử chỉ là những trò chơi trẻ con và sự tàn phá không chỉ tính là một vài Ðất nước mà là cả một nền Văn minh của Nhân loại.Cái thuộc tính xu cát tỵ hung của con người, sẽ dần dần đẩy Văn minh Nhân loại vào cuộc chiến tự hủy diệt và bắt đầu một nền Văn minh mới được thành lập dưới THỜI ÐẠI DI LẶC THÁNH ÐỨC.
Con người có khả năng làm những điều tốt đẹp nhất cho đồng loại và đồng thời cũng có thể làm những điều tồi tệ nhất mà không có một giới hạn nào có thể cản ngăn.Ðó cũng chính là hai mặt Âm Dương đối lập nhưng cùng tồn tại song song.Cứu cánh cho việc đó chính là công việc của các Tôn giáo đang thực hiện là hướng con người vào CHÂN- THIỆN- MỸ.dienbatn xin được trình bày vấn đề này khi có dịp thích hợp.
Trở lại vấn đề Phong thủy.Thực ra nói đến thuật Phong thủy thực ra cũng chỉ là một bộ môn của nền Văn minh tối cổ đã bị hủy diệt do chính con người.
Cái gốc của Phong thủy cũng như tất cả các vấn đề khác của TRIẾT HỌC ÐÔNG PHƯƠNG như KINH DỊCH,Y THUẬT,TỬ VI LÝ SỐ,BÁT TỰ HÀ LẠC,THÁI ẤT,ÐỘN GIÁP,TỬ BÌNH vv đều dựa trên cơ sở chặt chẽ của THUYẾT ÂM DƯƠNG- NGŨ HÀNH.Ðây chính là một siêu công thức Vũ trụ,có thể lý giải những vấn đề từ vi mô đến Vĩ mô và đồng thời có khả năng dự báo.Ðây cũng chính là công thức mơ ước của các nhà Khoa học hiện đại.Tuy nhiên, đây cũng chính là công thức của Tâm linh,của những chiều không gian khác.Thuyết ÂM DƯƠNG - NGŨ HÀNH có thể lý giải tuyệt vời những vấn đề của Khoa học hiện đại, nhưng Khoa học hiện đại không thể lý giải những vấn đề về Tâm linh.Khoa học của Không gian ba chiều không thể lý giải được những vấn ðề của Không gian nhiều hơn ba chiều;Nhưng Tri thức của không gian nhiều hơn ba chiều lại có thể lý giải được những vấn đề của Không gian ba chiều.Nói theo Toán học thì Không gian ba chiều nằm trong Tập của không gian đa chiều.Cái tối ưu là sự kết hợp giữa Tâm linh và Khoa học sẽ làm cho con người tiến rất mau vào biển tri thức ðã có sẵn.
Bây giờ ta trở lại những vấn đề đơn giản hơn của những thuật Phong thủy cụ thể.
Trong Phong thủy,cái quan trọng nhất vẫn là vấn đề trường Khí.Khí ở đây không phải là Không khí hay một chất khí cụ thể nào cả.Ở nước ngoài người ta dịch Khí là SHA,hay Qi,tuy nhiên cũng chưa gọi đúng bản chất của nó.Thực ra ,nói theo từ của Khoa học,KHÍ là một dạng của Năng lượng,có vô số dạng thù hình khác nhau ,tùy theo điều kiện cụ thể.Trong Phong thủy người ta nói :"Tụ là hình- Tán là Khí" hay "Nhất bổn tán vạn thù- Vạn thù quy nhất bổn". Ðó chính là những khái niệm về bản chất của Khí.Theo Ðịnh luật bảo toàn năng lượng đã khái quát : "NĂNG LƯỢNG KHÔNG TỰ NHIÊN SINH RA VÀ CŨNG KHÔNG TỰ NHIÊN MẤT ÐI,NĂNG LƯỢNG CHỈ BIẾN ÐỔI TỪ DẠNG NÀY SANG DẠNG KHÁC".Các dạng thù hình của Khí thật là muôn hình vạn trạng nhưng bản chất của nó vẫn là dạng Năng lượng.Khí cũng không thoát khỏi quy luật của siêu công thức ÂM DƯƠNG- NGŨ HÀNH.Tức là Khí cũng có những tính chất âm dương - Ngũ hành cụ thể cho từng dạng thù hình.Những tính chất này tùy theo tương sinh hay tương khắc mà tác động lên các vật thể khác mà đem lại sự tốt hay xấu,thuận hay không thuận cho sự vận động của những vật thể khác.Nhiệm vụ của thuật Phong thủy là tìm ra điều kiện tối ưu cho cuộc sống của con người phù hợp với môi trường sống của mình.Tất cả các Trường phái Phong thủy đều phải tuân theo quy luật đó.

CHƯƠNG 1 / 
KHẢO QUA TRƯỜNG PHÁI BÁT TRẠCH MINH CẢNH : 
Thực ra Bát Trạch Minh Cảnh cũng mới xuất hiện bằng văn bản trong vài chục năm gần đây . Tác giả là Thái Kim Oanh . Không thấy nói rõ nguồn gốc tự ở đâu mà ra . Tuy nhiên đây là một phương pháp khảo sát Phong Thủy tương đối thuận tiện và dễ xử dụng . Trong các tác phẩm của Thái Kim Oanh có những cuốn như : Bát Tự Lữ Tài , Bát Môn Thần Khóa , Bác Lãm Quần Thơ , Bát Trạch Minh Cảnh ...
Các bạn mới bắt đầu học Phong thủy có thể đi từ trường phái này . Trong Bát Trạch Minh Cảnh , người ta xét đến mối quan hệ giữa tuổi chủ chủ nhà và hướng nhà . Để có thể tự lập cho mình các hướng tốt xấu theo cung phi Bát trạch , các bạn dùng chương trình của Vietshare rất thuận tiện .
 Đây là đường Link :
 http://tuvi.vietshar...ly/battrach.asp . 

Các bạn chỉ cần điền giới tính , năm sinh và hướng nhà chính xác tới từng độ là có thể tự in cho mình những hướng tốt xấu để lựa chọn khi mua nhà hay xây dựng nhà mới .
Có một cuốn sách điện tử dạng pdf của Kép Nhật bên TUVILYSO cũng rất hay , các bạn có thể lấy về tham khảo . Đây là đường link của cuốn sách đó : 

http://www.tuvilyso....
BatTrach.pdf

Dùng hai công cụ mà dienbatn vừa dẫn , các bạn đã có thể tự coi nhà cho mình theo phái bát Trạch Minh Cảnh rồi . Tuy nhiên , dienbatn cũng xin cảnh báo : Phái bát Trạch Minh Cảnh chỉ là một phần nhỏ trong công việc khảo sát Phong thủy của Dương trạch . Muốn giởi Phong thủy cần phải học tiếp những phần ở sau .
Trong phần Bát trạch Minh Cảnh này , chúng ta cần lưu ý một số bước sau :
1/ Việc quan trong  khi đo hướng nhà  :  các bạn phải đo chính xác tới từng độ một . Ví du Tọa Dậu - Hướng Mão - thuộc cung Chấn - Đông tứ cung . Chính Mão là 90 độ . Từ tâm của đường chỉ hướng nhà , mỗi bên không quá 3 độ là còn nằm trong cung này và được tính toán cho Tọa Dậu - Hướng Mão . Khi quá cung 3 độ trở lên ( 87 93 độ ) tức là cung hướng Kiêm , các bạn phải tính toán theo hướng Kiêm mới chính xác .
2/ Khi đặt La Kinh có vòng Phúc Đức xoay được thì khởi đầu như sau : 
Tùy theo hướng cửa chính, sao Phước-đức của sơn được bày bố ở vị trí sau đây:
1. Cửa chính của nhà quay về hướng Tây-bắc: sao Phước-đức được bày bố ở sơn Thân.
2. Cửa chính của nhà quay về hướng Bắc: sao Phước-đức được bày bố ở sơn Dần.
3. Cửa chính của nhà quay về hướng Ðông-bắc: sao Phước-đức được bày bố ở sơn Giáp.
4. Cửa chính của nhà quay về hướng Ðông: sao Phước-đức được bày bố ở sơn Tỵ.
5. Cửa chính của nhà quay về hướng Ðông-nam: sao Phước-đức được bày bố ở sơn Tỵ.
6. Cửa chính của nhà quay về hướng Nam: sao Phước-đức được bày bố ở sơn Thân.
7. Cửa chính của nhà quay về hướng Tây-nam: sao Phước-đức được bày bố ở sơn Hợi.
8. Cửa chính của nhà quay về hướng Tây: sao Phước-đức được bày bố ở sơn Hợi.
Các sao kế tiếp được bày bố tiếp tục đến các sơn kế tiếp theo đó cho đến hết vòng.

LA KINH VÀ VÒNG PHÚC ĐỨC.
1. Cửa chính của nhà quay về hướng Tây-bắc + Cửa chính của nhà quay về hướng Nam: : sao Phước-đức được bày bố ở sơn Thân.



2. Cửa chính của nhà quay về hướng Bắc  : sao Phước-đức được bày bố ở sơn Dần.



3. Cửa chính của nhà quay về hướng Ðông-bắc: sao Phước-đức được bày bố ở sơn Giáp.




4. Cửa chính của nhà quay về hướng Ðông +Cửa chính của nhà quay về hướng Ðông-nam : sao Phước-đức được bày bố ở sơn Tỵ.




6. Cửa chính của nhà quay về hướng Nam +Cửa chính của nhà quay về hướng Tây-bắc: sao Phước-đức được bày bố ở sơn Thân.



7. Cửa chính của nhà quay về hướng Tây-nam +Cửa chính của nhà quay về hướng Tây : sao Phước-đức được bày bố ở sơn Hợi.



3/Tính chất của vòng Phúc đức như sau : 

PHÚC ĐỨC : Đặt cửa vào sơn vị này là rất tốt. Sản xuất chăn nuôi đều thịnh đạt , giàu sang, con cái hiển đạt.
ÔN HOÀNG : Đặt cửa vào sơn vị này là xấu, bệnh tật làm ăn thua lổ, thị phi, quan sự bất lợi.
TẤN TÀI : Đặt cửa vào sơn vị này là tốt ,tăng nhân khẩu, điền trạch thịnh đạt, lợi công danh, sản xuất thịnh đạt.
TRƯỜNG BỆNH : Đặt cửa vào sơn vị này là xấu, nhiều bệnh tật, con cái hư hỏng, làm ăn thua lổ, thị phi,gia trưởng bị thủ túc bất nhân.
TỐ TỤNG : Đặt cửa vào sơn vị này là xấu ,gia tài bị tranh chấp, tiểu nhân hãm hại, sản xuất chăn nuôi thua thiệt, cuốc sống không yên ổn.
QUAN TƯỚC : Đặt cửa vào sơn vị này là tốt, quan lộc tăng tiến, tăng nhân khẩu, sản xuất chăn nuôi phát đạt.
QUAN QUÍ : Đặt cửa vào sơn vị này là tốt, sinh quí tử, chức vị cao, điền trạch thịnh vượng, chăn nuôi kinh doanh phát tài, giàu có.
TỰ ẢI : Đặt cửa vào sơn vị này là xấu ,thiệt nhân khẩu,quan sự bất lợi, nam ly hương, nữ tật bệnh, chăn nuôi thua thiệt.
VƯỢNG TRANG : Đặt cửa vào sơn vị này là tốt, điền trang gia tăng, nhân khẩu thịnh đạt, sản xuất kinh doanh phát đạt, Lợi cho chủ mệnh.
HƯNG PHƯỚC : Đặt cửa vào sơn vị này là tốt,trường thọ anh khang thịnh vượng, trai gái thanh lịch, quan chức gia tăng, chăn nuôi thịnh vượng, lợi cho con thứ.
PHÁP TRƯỜNG : Đặt cửa vào sơn vị này là rất xấu , đoản thọ, kiện cáo tù đày, tha phương cầu thực.
ĐIÊN CUỒNG : Đặt cửa vào sơn vị này là xấu , dâm loạn rượu chè, hao tổn tài sản, con caí bạo ngược, nhân khẩu bất an.
KHẨU THIỆT : Đặt cửa vào sơn vị này là xấu ,bị vu oan giáng họa, con cái ngổ nghịch, huynh đệ bất hoà, chăn nuôi thất bại.
VƯỢNG TÀM : Đặt cửa vào sơn vị này là tốt, gia đạo nghiêm túc, điền sản thịnh vượng , tiền của nhiều, nhiều con cháu, cần kiệm, chăn nuôi phát đạt.
TẤN ĐIỀN : Đặt cửa vào sơn vị này là tốt, phúc lộc lâu dài, con cái hiền tài, tiền bạc, ruộng vườn sung túc.
KHỐC KHẤP : Đặt cửa vào sơn vị này là xấu , gia đình luôn bị tai hoạ, đoản thọ, nhiều bệnh tật, tiền tài bị phá hại, chăn nuôi bất lợi.
CÔ QUẢ : Đặt cửa vào sơn vị này là xấu , quả phụ, tha phương cầu thực, phá sản, chăn nuôi bất lợi.
VINH PHÚ : Đặt cửa vào sơn vị này là rất tốt, vượng nhân khẩu, gia đình vô tai hoạ, phú quí vinh hoa, tôt nhứt cho người co mệnh hỏa.
THIẾU VONG : Đặt cửa vào sơn vị này là xấu ,hại nhân khẩu, rượu chè, háo sắc, nhiều bệnh tật.
XƯỚNG DÂM : Đặt cửa vào sơn vị này là xấu ,dâm loạn, nam nữ tửu sắc hại gia phong, hoài thai, chăn nuôi bất lợi.
THÂN HÔN : Đặt cửa vào sơn vị này là tốt, vuợng nhân khẩu, chăn nuôi thịnh vượng, buôn bán phát tài,lợi người mệnh hoả.
HOAN LẠC : Đặt cửa vào sơn vị này là tốt, phát tài, vượng điền, chăn nuôi hưng thịnh, lợi cho người mạnh Thuỷ.
TUYỆT BẠI : Đặt cửa vào sơn vị này là xấu , gia tài phá bại, cha con không quan tâm đến nhau.
VƯỢNG TÀI : Đặt cửa vào sơn vị này là tốt, kinh doanh buôn bán phát tài, phú quí, con cái hiều thảo,lợi cho người mạng hỏa.

4/TÍNH CHẤT CÁC SAO TRONG HỆ NHỊ THẬP BÁT TÚ.

1. Sao Giác :Là Mộc tinh mang tên con Giao ( Cá Sấu ) . Là một sao tốt, chủ về vinh hiển, đỗ đạt, gặp Quý nhân, lơi cho việc hôn thú, con cái tốt lành. Kỵ mai táng và xây cất mộ phần.
2. Sao Cang : Là Kim tinh, mang tên con Rồng. Là một sao xấu, chủ mọi việc phải giữ mình, đừng làm liều. Ky hôn thú.
3. Sao Đê : Là Thổ tinh mang tên con cầy hương. Là một sao xấu, chủ phải đề phòng mọi chuyện. Kỵ động thổ, Kinh doanh, xuất hành.
4. Sao Phòng :Là sao Thái dương, mang tên con Thỏ. Là một sao tốt, chủ về vượng tài sản, ruộng vườn, giầu sang,xây cất, cưới xin hài hòa vui vẻ.
5. Sao Tâm : Là sao Thái âm,mang tên con hổ. Là một sao xấu, chủ xấu về chung thủy, hôn nhân bất lợi, kinh doanh thua lỗ, kiện tụng.
6. Sao Vĩ : Là hỏa tinh mang tên con Hổ. Là một sao tốt, chủ tốt về làm nhà, giá thú, xuất ngoại, kinh doanh đều tốt.Thăng quan, tiến chức, sự nghiệp hưng vượng.
7. Sao Cơ : Là Thủy tinh, mang tên con Báo. Là một sao tốt, chủ tốt về sự nghiệp, tương lai sang sủa, nhà cửa khang trang, giầu sang.
8. Sao Đẩu : Là Mộc tinh, mang tên con Giải. Là một sao tốt, chủ hôn nhân, sinh đẻ tốt đẹp. Chăn nuôi, sản xuất tốt. Xây dựng nhà cử tốt đẹp.
9. Sao Ngưu : Là Kim tinh, mang tên con Trâu, là một sao xấu. Chủ tổn sức lực, tài sản, cưới xin, kinh doanh bất lợi, sản xuất bất lợi, xa nhà phải thận trọng.
10. Sao Nữ : Là Thổ tinh, mang tên con dơi. Là một sao xấu, chủ xấu về bị mắc lừa, bất lợi khi sinh đẻ, hao tốn tiền của,
11. Sao Hư : Là Nhật tinh mang tên con chuột . Là một sao xấu về quan hệ vợ chồng.
12. Sao Nguy : Là Nguyệt tinh mang tên con én. Là một sao xấu, kỵ xây cất nhà cửa, kinh doanh bất lợi, dễ bại sản.
13. Sao Thất : Là Hỏa tinh mang tên con lợn. Là một sao tốt, chủ về công danh , sự nghiệp, buôn bán, kinh doanh, xây dựng đều cát lợi.
14. Sao Khuê : Là Mộc tinh mang tên con sói. Sao Khuê nử a tốt nửa xấu. Tốt về quan hệ vợ chồng hòa thuận, phúc lộc. Xấu về khai trương động thổ, an táng.
15. Sao Lâu : Là Kim tinh, mang tên con chó. Là sao tốt, chủ về hôn thú, sinh đẻ, con cái tốt. Thăng quan tiến chức , người của hưng thịnh.
16. Sao Vĩ : Là Thổ tinh , mang tên con chim trĩ. Là một sao tốt, chủ về Vinh hoa , phú quý, buôn bán , hôn nhân, xây dựng đều cát lợi.
17. Sao Mão : Là Nhật tinh mang tên con gà. Là một sao xấu, chủ về chăn nuôi, xây dựng đều xấu, hôn thú bất lợi,công danh trục trặc.
18. Sao Tất : Là Nguyệt tinh mang tên con quạ. Là một sao tốt, chủ về được mùa,chăn nuôi phát đạt, nhà cửa khang trang, hôn nhân, sinh đẻ tốt đẹp.
19. Sao Chủy : Là Hỏa tinh, mang tên con Khỉ. Là một sao xấu, chủ về kiện tụng, mất của, bất lợi cho công danh.
20. Sao sâm : Là Thủy tinh mang tên con vượn. Là một sao tốt, chủ về Vinh hoa phú quý,mưu cầu sự nghiệp cát lợi, buôn bán phát tài, xây dựng tốt, an táng cát lợi.
21. Sao Tỉnh : Là Mộc tinh mang tên con hươu. Là một sao tốt, chủ về lợi cho việc thi cử, công danh, trồng trọt, chăn nuôi được mùa, xây dựng nhà cửa, hôn nhân tốt đẹp. Sao này kỵ an táng.
22. Sao Quỷ : Là Kim tinh, mang tên con dê. Là một sao xấu, chủ về bất lợi cho việc xây cất nhà cửa, hôn nhân bất lợi. Riêng việc an táng tốt.
23. Sao Liễu : Là Thổ tinh mang tên con hoẵng, Là một sao xấu, chủ về hao tài tổn sức, tai nạn, không được yên ổn.
24. Sao Tinh : Là Nhật tinh mang tên con ngựa. Là một sao xấu, chủ xấu về quan hệ vợ chồng, hôn nhân. Riêng về xây dựng thì tốt.
25. Sao Trương : Là nguyệt tinh, mang tên con hươu. Là một sao xấu, chủ về xấu trong xây dựng, tai nạn, quan hệ nam nữ .
26. Sao Dực : Là Hỏa tinh, mang tên con rắn. Là một sao tốt, chủ về vượng tài lộc, con cháu giầu sang, xây dựng, hôn thú tốt đẹp.
27. Sao Chẩn : Là Thủy tinh, mang tên con giun. Là sao tốt, chủ về thăng quan tiến chức, tăng tài lộc, kinh doanh phát tài, hôn nhân, an táng tốt đẹp.
28. Sao Bích : Là một sao tốt .
Hai vòng này được dùng khi xác định tốt xấu của các vị cửa : Chính Môn , Tả Thiên Môn , Hữu Thiên Môn .
5/ CÁCH ĐẶT BẾP THEO PHÁI BÁT TRẠCH MINH CẢNH .

Phương Pháp đặt Bếp :
Bếp có 3 tiêu chí để xác định :
• Hướng Bếp : Phải quay về hướng tốt của Gia chủ.
• Vị trí đặt Bếp : Phải đặt tại cung tốt của Gia chủ.
• Sơn (lưng ) của Bếp phải đốt về hướng xấu chủ.
Khi đặt bếp phải xem khi phân cung , bếp nằm tại cung nào của 24 Sơn và ta chọn VI TRÍ đặt bếp vào 1 trong 24 cung tốt theo bài thơ sau .
Phép giải hung của bếp:Đây là nguồn gốc nuôi dưỡng con người, bệnh tật cũng do ăn uống mà sinh ra. Do đó bếp phải an theo hướng có sinh khí. Thiên Y hay Diên Niên, đó là 3 kiết phương, điều tối kỵ là làm bếp ở hung phương như Ngũ quỷ và Lục sát. Nếu phạm vào cát hung phương này thời hại người hại của, hay sinh bệnh hoạn. Muốn giải trừ hung họa, thời dọn dẹp hết tro bụi trên bếp cũ, cúng nước sạch quét rửa cho sạch sẽ. Sau đó đem tro bụi ra đổ ở sông hoặc hoặc ở vùng đồng trống. Mua những vật liệu mới xây cất theo cát phương Thiên y như vậy có thể giải quyết được hung tai, điều này rất ứng nghiệm, nếu bếp thuộc phương Mộc sẽ ứng nghiệm trong vòng 30 ngày, bếp thuộc phương Thổ ứng trong vòng 50 ngày, bếp thuộc phương Kim, ứng nghiệm trong vòng 40 ngày, bếp thuộc Hỏa ứng trong vòng 20 ngày, cuối cùng bếp thuộc phương Thủy sẽ ứng trong vòng 60 ngày. Nếu chủ cũng được cát phương thời bệnh mau khỏi, thêm con thêm của, và công danh hoạn lộ thường ứng trong vòng 3 năm.

Ngoài ra những đồ thiết khí hay vật cứng, trang bị cho bếp cũ, vì e hung khí chưa tan, nên để nơi trống trải, đúng 100 ngày có thể dùng lại mà vô hại. Riêng những vật dụng thường dùng như chén bát, đũa, muỗng… đều không kỵ. Trái lại chỉ kỵ đồ dùng bằng sắt, sau 5 ngày mang đi bỏ ở nơi xa, đúng 5 ngày là lấy theo ý nghĩa phá Ngũ quỷ.

BÀI THƠ KHAI TÁO MÔN LỆ AN ĐỒNG TÁO VỊ .

Táo nhập Càn cung thị diệt môn .
Nhâm - Hợi nhị vị tổn nhi tôn .
Giáp - Dần đắc tài , Thìn Mẹo phú .
Cấn - Ất thiêu hỏa tức tào ôn .
Tý - Quý - Khôn phương Gia khốn khổ .
Sửu phương tổn súc , gia học ương .
Tỵ - Bính phát tài , Canh đại phú .
Ngọ phương vượng vị phú nhi tôn .
Tân - Dậu - Đinh phương đa tật bệnh .
Thân - Tốn - Mùi - Tuất trạch hanh thông .
Tác Táo thiết kỵ dụng phấn Thổ .
Tàn chuyển - Cận Thủy thiết an ninh .
Giải nghĩa .
Táo đặt vào cung Càn thì Gia môn bị suy sụp .
Đặt vào 2 cung Nhâm - Hợi thì hại cho con cháu .
Đặt vào 2 cung Giáp - Dần thì có tiền , Thìn - Mão thì giầu .
Cung Cấn , Cung Ất thì bị Ôn dịch .
Ba cung Tý - Quý - Khôn nhà bị khốn khổ .
Phương Sửu hại lục súc , nhà gặp họa ương .
Hai Sơn Tỵ - Bính phát tài , Phương Canh đại phú .
Phương Ngọ là phương vượng , con cháu được giầu .
Tân - Dậu - Đinh ba phương này nhiều bệnh tật .
Cung Thân - Tốn - Mùi - Tuất gia đạo được hanh thông .
Làm bếp rất kỵ đất dơ bẩn , dùng gạch mới hay đá ở mé nước rất tốt .Khi đặt bếp mới ta có thể khấn theo thủ tục như sau :

Thỉnh ti mệnh Táo quân

Bái thỉnh cửu thiên đông trù , ti mệnh táo quân .
Nhất gia chi chủ , ngũ tự chi thần .
Từ hậu thiệt ư , bắc đẩu chi trung .
Sát thiện ác ư , đông trù chi nội .
Tứ phúc xá tội , di hung hóa cát .
An trấn âm dương , bảo hữu gia đình .
Họa tai tất diệt , hà phúc tất tăng .
Hữu cầu tất ứng , vô cảm bất thông .
Đại bi đại nguyện . Đại thánh đại từ .
Cửu thiên đông trù . Ti mệnh lô vương .
Nguyên hoàng định quốc . Hộ trạch thiên tôn .
Cấp cấp như luật lệnh .PHẬT THUYẾT :
TƯ MẠNG TÁO QUÂN CHƠN KINH

Tư Mạng Táo Quân Bửu Cáo :

Nhất gia chi chủ , ngũ tự chi thần .
Tư hậu thiệt ư , bắc đẩu chi trung . xét thiện ác ư đông trù chi nội .
Tứ phúc xá tội , di hung hóa cát . An trấn âm dương , bảo hựu gia đường
Họa tai tất diệt , hà phúc tất tăng . Hữu cầu tất ứng , vô cảm bất thông
Đại bi đại nguyện . Đại thánh đại từ .
Cửu thiên đông trù . Tư mệnh Táo Quân .Đế Quân Phật Táo , Nguyên hoàng định quốc . Hộ trạch thiên tôn .(1 lần )

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.

TƯ MẠNG TÁO QUÂN CHƠN KINH.
TƯ MẠNG TÁO QUÂN. TÁNH TRƯƠNG , HÚY ĐƠN , TỰ TỬ QUÁCH , BÁT NGOẠT , SƠ TAM NHỰT (vía mùng 3 tháng 8 âm lịch ), THÁNH DIÊN THỊ NHỰT NGHI THIẾT TRAI CÚNG DƯ- TƯ MẠNG TÁO QUÂN. TÁNH TRƯƠNG , HÚY ĐƠN , TỰ TỬ QUÁCH , BÁT NGOẠT , SƠ TAM ỜNG. THẬP NHỊ NGOẠT THẬP TỨ NHỰT TÝ THỜI THƯỢNG TẤU THIÊN TÀO , NGHI TIÊN Ư NHỊ NGOẠT THẬP TAM NHỰT KIỀN THÀNH TRAI CÚNG KỈNH TỐNG CHÍ , TAM THẬP NHỰT HỒI VỊ VỤ , NGHI CHÍ THÀNH NGHINH TIẾP TRAI CÚNG TÁO THẦN . NẢI NHỨT GIA TƯ MẠNG CHI CHỦ CẢM ỨNG CHÍ LINH , MỖI NGOẠT THẬP TAM NHỰT , TƯƠNG NHỨT GIA SỞ VỊ THIỆN ÁC , LỤC TẤU THIÊN TÀO HÀO BẤT ẨN QUÍ GIÁNG TƯỜNG GIÁNG ƯƠNG , BÁO NHƯ ẢNH HƯỞNG , CẬN HỬU NAM NỮ ĐỘ HẢI PHẦN HƯƠNG ĐĂNG SƠN ĐẢO MIẾU BẤT GIA TRI HỬU TÁO QUÂN TƯ MẠNG TỐI HIỂN TỐI LINH , NHI BẤT ÂN CẦN KHÂM KỈNH , SỞ VỊ XÁ CẬN CẦU VIỄN , NHƯỢC NĂNG THÀNH TÂM KĨNG PHỤNG KINH HÀNH , THIỆN SỰ TẤT HỘ KIẾT KHÁNH , PHÀM NHƠN GIA KHẨU BẤT AN SỰ BẤT TOẠI Ý GIẢ VIỆC NHƠN QUÁT QUA THIÊU CHỬ , HỬU ĐỘC TÁO QUÂN NHI BẤT TRI GIÁC , CẬN NGỘ CAO NHÂN TRUYỀN THỌ TẠNG KINH , SỞ TẠI NGHI KỴ SỞ KHOẢN CƯ GIA TRIỀU TỊCH , PHẦN HƯƠNG TÁO TIỀN THƯỜNG GIÁO HƯ HOÀNG ĐẠI ĐẠO , KIẾP KIẾP HÓA SANH , BIẾN HÓA THÀNH HÌNH , MINH MINH DẠ DẠ , SANH SANH HÓA HÓA , THÁNH THÁNH HIỀN HIỀN , PHẬT PHẬT TIÊN TIÊN , NHƠN NHƠN QUỶ QUỶ , HỬU TÀ HỬU XÍ , HỬU ÔN HỬU TINH , DỊCH LỆ LƯU HÀNH , TỬ SANH BỊNH KHỔ. CHUYỂN VIẾT THƯỢNG CỔ , HẠ CHÍ NHƠN GIAN , KIẾT HUNG THIỆN ÁC , OAN HỒN TẠO TÁC , NHIỂM HOẠN THÂN TRUNG , TẬT BỊNH NAN THÔNG , TỨ THỜI HÀN NHIỆT , PHONG KHÍ CHI HUYẾT , TÀ MA XÂM LĂNG , KẾT THÀNH OAN TRÁI , CỪU THÙ CHẤP ĐỐI , NAM THƯƠNG YỂU TỬ , DỊCH LỆ ÔN HOÀNG , HÓA VI BÁ QUỈ , CHUYỂN VẬN THIÊN ĐỊA , TRỪ TÀ QUI CHÁNH , CHUYỂN THẦN VI THÁNH , CHUYỂN PHẬT VI TIÊN , CHUYỂN THIÊN VI ĐỊA , CHUYỂN SƠN VI THỦY , CHUYỂN ÔN VI QUỈ , CHUYỂN TÀ VI CHÁNH , CHUYỂN TỬ VI SANH , CHUYỂN HUNG VI KIẾT. TỐNG ÁC NGHINH TƯỜNG , TAM BÀNH LỤC TẶC , HÓA VI THÁNH TIÊN ......
CHUYỂN THIÊN THIÊN ĐỘNG , CHUYỂN ĐỊA ĐỊA KINH , CHUYỂN NHỰT NHỰT MINH , CHUYỂN NGUYỆT NGUYỆT HIỆN , CHUYỂN PHONG PHONG CHÍ , CHUYỂN VỎ VỎ ĐÌNH , CHUYỂN SƠN SƠN TẨU , CHUYỂN LÔI LÔI OANH , CHUYỂN THỦY THỦY KIỆT , CHUYỂN HẢI HẢI BÌNH , CHUYỂN PHẬT PHẬT HIỆN , CHUYỂN TƯỚNG TƯỚNG HÀNH , CHUYỂN BỊNH BỊNH TẨU , CHUYỂN TẬT TẬT KHINH , TỨ CHI CỬU KHIẾU , BÁT MẠCH TAM TINH , NGỦ TẠNG LỤC PHỦ , THÂN THỂ AN NINH , TẢ PHỤ HỬU BẬT , TIỀN TỐNG HẬU KHINH , VẬN CHUYỂN THIÊN ĐỊA NHƠN VẠN VẬT HÓA SANH , TAM HOÀNG NHẤT LÝ , HỖN HIỆP ĐỒNG HÌNH , TÀ MA BÔN TẨU , TÍN CHỦ AN NINH , PHẬT THUYẾT THỊ KINH VĨ GIA TRÌ , CHUYỂN VẠN VẬT QUỶ DIỆT TÀ KINH , VẠN SANH HOAN DUYỆT ĐẠI CHÚNG MẪN CỤ TÍN THỌ PHỤNG HÀNH ĐƯƠNG KIẾT TỊNH , SÓC , VỌNG MINH ĐĂNG MỖI NGOẠT TAM THẬP NHỰT , VÃNG KIỀN THIỀN LỂ KÍNH TÁO THƯỢNG , THIẾT VẬT XAO QUA ĐẢO THIẾT CƯƠNG QUẾ THÔNG TÁN TÁO TIỀN THIẾT VẬT CA KHỐC CHÚ MẠ , TÁO NỘI BẤT KHẢ PHẦN HÓA TỰ CHỈ VẬT DỈ UẾ SÀI KÊ MAO THÚ CỐT , NHẬP TÁO VẬT VĨ , HÀI LÝ Y PHỤC HỒNG TÂM VẬT TÚC ĐẠP TÁO MÔN GIA PHỦ TÁO THƯỢNG TẢO BẢ HƯỚNG TÁO VẬT THỰC NGƯU KHUYỂN NHỊ NHỤC TỰ NHIÊN THẦN AN GIA VƯỢNG PHƯỚC TẬP TIÊU TAI HỶ. (tụng 3 LẦN )

Nghi thức cúng vào giờ Hợi (22 giờ) các ngày : 7 , 13 , 23 , 24 âm lịch hàng tháng , lể vật gồm :3 chung nước , 1 bình bông , trái cây , giấy vàng bạc cúng Táo Quân (có chử ĐỊNH PHÚC TÁO QUÂN )

Thắp 7 ngọn đèn cầy để trên đĩa cúng nơi bếp và 7 ngọn đèn cầy để trên dỉa cúng trên bàn thờ ông Táo theo hình sau đây :

2 3

1 4 5 6 7 

Xin xem tiếp bài 3 - dienbatn.

Bài viết liên quan tại chuyên mục:NGHIÊN CỨU PHONG THUỶ

Không có nhận xét nào:

Đặt mua Website này: 100.000 Vnđ - Liên hệ: Click here