ỨNG DỤNG KỲ MÔN ĐỘN GIÁP TRONG VIỆC XÂY CẤT MỘ PHẦN.
PHẦN 3 . MỘT SỐ KIẾN THỨC PHỤ TRỢ.
BƯỚC 5. TÌM TIẾT KHÍ.
5. XÁC ĐỊNH TRUNG TUYẾN CỦA ÂM TRẠCH.
Có hai cách để xác định trung tuyến của âm trạch :
1. Là đường thẳng nối hai điểm chính giữa của quan tài hay tiểu ( quách nếu có ) làm trung tuyến gọi là nội phân kim .
2. Căn cứ theo tọa , hướng của tấm bia cắm trước mộ phần để xác định trung tuyến gọi là ngoại phân kim.
dienbatn thường sử dụng theo cách 1 thấy chính xác hơn vì nhiều khi các thày cần giấu hướng mộ nên đặt bia xoay đi một góc nhất định khác với hướng của quan tài hay tiểu làm cho những kẻ xấu muốn phá cũng không biết đâu mà lần.
6. KHẨU QUYẾT KHI SỬ DỤNG LA KINH.
Khi mới mua và mỗi khi sử dụng La king, các Thày Phong thủy thường có phương pháp khai quang La kinh và niệm chú để các vị Thần linh trợ giúp việc quan sát và sử dụng luận đóa cát hung được thuận lợi và chính xác . Cách làm như sau : Phong thủy sư phải thật thành tâm hương, đăng, trà quả , tay nâng La kinh lên ngang ngực đọa khẩu quyết : " Thiên hữu Tam kỳ - Địa hữu Lục nghi - Tinh linh kỳ quái - Cố khí phục thi - Hoàng sa xích thổ - Ngõa lạc phần mộ - Phương quảng bách trượng - Tùy châm kiến chi " . Sau đó đặt La kinh xuống đất 3-7 lần . Khi đặt La kinh xuống đất phải quan sát các hiện tượng dao động của kim theo kinh nghiệm " Kỳ châm bát pháp " :
Kỳ Châm Bát Pháp
La bàn , có nhiều vòng khác nhau , có vòng thì phối bát quái , âm dương , ngũ hành , đối với khí trường thì cảm ứng chỉ bắc đối nam rất nhạy , Thánh Hiền xưa chiếu theo thiên trì mà làm việc , lấy đó mà suy luận sự phát sinh biến hóa của khí trường , tức là Kỳ Châm Bát Pháp .
1.Đường Châm:
Khi kim cứ lay động không yên , không quy về trung tuyến . Đoán rằng nơi đó có quái thạch sâu bên dưới , ở đó tất có họa , nếu kim tại Tốn Tỵ Bính vị mà bồng bềnh , thì rất dễ phía dưới 9 thước có vật dụng xưa , ở đó dễ xuất người nam nữ tửu sắc , thầy bà , cô quả bần hàn .
2.Đoái Châm :
Đầu châm bỗng ngóc lên , cũng gọi là phù châm , đó là vì âm khí giới nhập , nếu chẳng phải tổ tiên nhà đó cũng là , phúc thần hộ pháp .
3.Trầm Châm :
Đầu châm bỗng hạ xuống , . Đó là do âm khí giới nhập , đó là âm mà không ác âm , cũng là oan hồn uổng tử , hoặc chết không bình thường , là do họ cảm mà ra như vậy
4.Chuyển Châm :
Chỉ châm chuyển mà không dừng . Ác âm giới nhập , đó là khí oán hận liên tục không dừng , ở đó tất gặp tai họa .
5.Đầu Châm :
Chỉ châm nửa nổi nửa chìm , hoặc nửa nổi mà không đến đỉnh , chìm cũng không đến đáy . Dưới đất có mộ phần , ở đó tất hay khóc nhiều , nên đề phòng quan tư khẩu thiệt .
6.Nghịch Châm :
Châm quy trung tuyến nhưng không thuận , hoặc châm tà phi . Đất đó tất xuất hiện người ngỗ nghịch , bại cả người lẫn tiền bạc , phong thủy nói không được .
7.Trắc Châm :
Châm mà dừng yên tĩnh , nhưng không quy về trung tuyến . Đất đó vốn là Thần Đàn Cổ Tháp , nhà ở không được .
8.Chính Châm :
Không dị dạng , không nghiêng không lệch , đất đó là đất chính thường , đất đó có thể đắn đo châm chước mà dùng .
Kỳ Châm Bát Pháp là giải thích rõ ràng các lực khí quái dị , nên Phong Thủy Địa Sư khi thăm khám đất không thể không biết .
7. TIÊU THỦY VÀ VONG THỦY .
Tiêu thủy và Vong thủy là các cách đánh giá tương quan của hai đường nước đến và đường nước đi . Tại mộ phần mà có tình trạng Tiêu Thủy và Vong Thủy là gặp những chuyện xấu về tài lộc , nhân đinh cho dòng họ của vong nhân.
a/ Tiêu Thủy : Thiên tiên lai thủy ( nước đến ) , hậu thiên khứ thủy ( nước đi ) : Dùng để luận đoán cát hung của âm trạch .Mối quan hệ Thiên tiên lai thủy ( nước đến ) , hậu thiên khứ thủy ( nước đi ) như sau :
* Càn thủy lưu Cấn .
* Khôn thủy lưu Tốn.
* Ly thủy lưu Càn.
* Khảm thủy lưu Khôn.
* Đoài thủy lưu Khảm.
* Chấn thủy lưu Ly.
* Tốn thủy lưu Đoài.
* Cấn thủy lưu Chấn.
Tiêu thủy và Vong thủy là các cách đánh giá tương quan của hai đường nước đến và đường nước đi . Tại mộ phần mà có tình trạng Tiêu Thủy và Vong Thủy là gặp những chuyện xấu về tài lộc , nhân đinh cho dòng họ của vong nhân.
a/ Tiêu Thủy : Thiên tiên lai thủy ( nước đến ) , hậu thiên khứ thủy ( nước đi ) : Dùng để luận đoán cát hung của âm trạch .Mối quan hệ Thiên tiên lai thủy ( nước đến ) , hậu thiên khứ thủy ( nước đi ) như sau :
* Càn thủy lưu Cấn .
* Khôn thủy lưu Tốn.
* Ly thủy lưu Càn.
* Khảm thủy lưu Khôn.
* Đoài thủy lưu Khảm.
* Chấn thủy lưu Ly.
* Tốn thủy lưu Đoài.
* Cấn thủy lưu Chấn.
b/ Vong thủy : Hậu Thiên lai thủy - Tiên Thiên khứ thủy .
Vong thủy chủ yếu dùng để đoán cát hung của Dương trạch . Mối quan hệ Hậu Thiên lai thủy - Tiên Thiên khứ thủy được biểu hiện như sau :
* Càn thủy lưu Ly.
* Khôn thủy lưu Khảm.
* Ly thủy lưu Chấn.
* Khảm thủy lưu Đoài .
* Đoài thủy lưu Tốn.
* Chấn thủy lưu Cấn.
* Tốn thủy lưu Khôn.
* Cấn thủy lưu Càn.
8. MỐI QUAN HỆ GIỮA CỬU TINH VÀ BÁT QUÁI.
PHẦN 4 : MỘT SỐ BẢNG BIỂU LẬP SẴN KHI TÍNH TOÁN THẤU ĐỊA KỲ MÔN.
Phần bảng tính này thứ tự theo các bước lập bảng thấu địa kỳ môn đã viết ở phần đầu.
Lưu ý là quẻ lập Thấu địa kỳ môn là lập theo Long nhập thủ của 60 thấu địa long chứ không lập theo Năm - Tháng - Ngày - Giờ như quẻ của Kỳ môn độn giáp. Khi xác định được Long nhập thủ rồi, lập quẻ Thấu địa kỳ môn dựa theo Tiết khí ta sẽ biết được cát hung của Huyệt mộ . "Thấu Địa Kỳ Môn" kết hợp Kỳ Môn Độn Giáp, Lục Hào, 28 Tú Thất Ngươn Cầm Thất Chính vào 60 Long Thấu Địa để tìm các phương vị về Tử Phụ Tài Quan Huynh, Lộc Mã Quý Nhân, Tứ Kiết (Nhật Nguyệt Kim Thủy trong Thất Chánh), Tam Kỳ Bát Môn. Dùng để luận đoán cát hung của Huyệt mộ theo tiết khí lúc đặt mộ .
BƯỚC 1 : Trước tiên ta phải xác định Long nhập thủ của Huyệt mộ theo 60 thấu địa long.
Đặt La kinh theo đường Trung tuyến của Huyệt mộ và quan sát theo địa hình của khu Huyệt mộ xem đâu là Thiên môn ( đường nước đến - Thủy lai ) , đâu là Địa hộ ( đường nước đi - Thủy khứ ) để xác định Long nhập thủ . Ngày nay ta có bản đồ địa hình của Google map , nên có thể đặt hình của La kinh trên bản đồ địa hình của Google map để xác định Long nhập thủ.
Đây là một bản vẽ làm ví dụ :
1. Địa hình khu vực : Nơi giao nhau của 2 đường thẳng là khu vực Huyệt mộ - Đường trung tuyến theo hướng chân mộ là 87 độ 5 thuộc phân kim Quý Mão - Tọa Dậu - Hướng Mão . Lưu ý hướng Đông sao Phúc đức bày bố ở cung Tỵ.
2. Đặt La kinh đã xoay vòng Phúc đức ( Sao Phúc đức nằm ở Tị ), lên trùng với hướng của Huyệt vị.
3. Xác định thủy Lai thủy Khứ . Tìm được Long nhập thủ.
BƯỚC 2 : Tìm Tiết Khí .
Xem năm tháng ngày giờ thuộc thời tiết nào để tính cục. Phần này trong Thấu Địa Kỳ Môn thì chỉ cần xem bản 60 phối Tiết Khí. Tiết khí này là tiết khí ngày giờ đặt mộ phần.
BƯỚC 3 : Tính Cục
Tính Độn Cục căn cứ vào Tiết Khí và ngày Thượng Nguyên (Giáp Kỷ gia Tý Ngọ Mão Dậu). Có 4 trường hợp, Chính Thụ, Siêu Thần, Tiếp Khí, và Nhuận. Phần tính Siêu Thần Tiếp Khí này hơi rắc rối cho nên tốt nhất là mua một quyển lịch có liệt kê các cục và tiết khí.
May thay Thấu Địa Kỳ Môn không dụng Siêu Thần Tiết Khí bợi vì Can Chi 60 long kết hợi với Tiết Khí và Cục là không thay đổi. Chúng ta chỉ cần dùng Phù Đầu để định Cục thuộc Thượng, Trung, hay Hạ nguyên của Tiết Khí.
BƯỚC 4 : TUẦN ĐẦU VÀ PHÙ ĐẦU.
1. Tuần đầu :
BẢNG 1.
Nhìn trong bảng ngày cần tra là các ngày trong tuần - Tuần đầu là ngày chữ đỏ.
2. Phù đầu : Từ Tuần đầu đếm tới Long nhập thủ , nếu tới Can Kỷ thì chính là Phù đầu . Nếu đếm từ Tuần đầu tới Long nhập thủ chưa tới Kỷ, thì Tuần Đầu Giáp cũng chính là Phù đầu.
Thí dụ như Bính Tý . Ta biết Bính Tý Long thuộc tiết Đại Tuyết. Bính Tý có Tuần Đầu là Giáp Tuất, Phù Đầu cũng là Giáp Tuất .
BẢNG 2.
BƯỚC 5. TÌM TIẾT KHÍ.
Nguyệt tướng :
Dương Độn: Nghi đi thuận Kỳ đi nghịch
Âm Độn: Nghi đi nghịch Kỳ đi thuận
Hai câu này ý nó gì?
Nếu ta theo thứ tự cung từ 1 đến 9, bắt đầu bày Lục Nghi: Mậu, Kỷ Canh Tân Nhâm Quý theo thứ tự (Thuận) thì Tam Kỳ, Ât Bính Đinh đi nghịch, như sau:
1 Mậu
2 Kỷ
3 Canh
4 Tân
5 Nhâm
6 Quý
7 Đinh
8 Bính
9 Ất
Ta thấy Ất Bính Đinh là 9, 8, 7
Nếu Lục Nghi đi nghịch thì Tam Kỳ đi thuận như sau:
1 Mậu
9 Kỷ
8 Canh
7 Tân
6 Nhâm
5 Quý
4 Đinh
3 Bính
2 Ất
Ta thấy thứ tự Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quý là 9,8,7,6,5, và Tam Kỳ Ất Bính Đinh là 2, 3, 4
60 LONG NHẬP THỦ PHỐI TIẾT KHÍ .
BẢNG 5.
BƯỚC 6. AN ĐỊA BÀN .
Địa bàn là bất di bất dịch .
BẢNG 6.
BƯỚC 7 . ĐỊNH TRỰC PHÙ - TRỰC SỬ .
Tuần Đầu Giáp đóng tại cung nào, thì Tinh ( Sao) tại cung đó là Trực Phù, và Môn ( Bát môn ) tại cung đó là Trực Sử .
Xin theo dõi tiếp bài 7 - dienbatn .
Không có nhận xét nào: