Nội dung tiêu đề 2

Phần viết nội dung tiêu đề 2

Chủ Nhật, 3 tháng 8, 2014

TÔN TƯỢNG ĐA LA BỒ TÁT .

TÔN TƯỢNG ĐA LA BỒ TÁT 


Đại Nhật Kinh, quyển 1,  phẩm Cụ Duyên ghi là:  “Hình tượng của Tôn này là trạng người nữ trung niên da màu xanh và màu trắng pha  tạp – hai tay chắp lại cầm hoa sen xanh, thân mặc áo trắng”   
Hiện Đồ Thai Tạng Giới Man Đà La thì vẽ hơi khác là:  “Toàn thân màu xanh trắng, mặc áo Yết Ma, đầu đội mão tức bên trên có vị hóa Phật – hai tay chắp lại không cầm hoa sen, ngồi Bán Già trên Tòa Sen, vị trí ở bên phải của Quán Tự Tại Bồ Tát, bên trái Ngài có một vị Sứ Giả”. 


Sớ thứ 5 giải thích ý nghĩa của Tôn Tượng trên là: “Đa La Bồ Tát là Tam Muội của Quán Tự Tại nên làm tượng người nữ. Đa La có nghĩa là con mắt. Hoa sen xanh có nghĩa là trong sạch không dơ bẩn. Dùng Phổ Nhãn như vậy nhiếp thụ quần sinh, đã chẳng trước cũng chẳng sau nên làm dạng người nữ trung niên chẳng quá già, chẳng quá trẻ. Màu xanh là màu giáng phục, màu trắng là màu Đại Bi do diệu (sự mầu nhiệm) ở trong hai dụng ấy nên tạo hai màu hòa hợp, vì nghĩa ấy nên chẳng xanh chẳng trắng. Tượng ấy chắp  tay, cầm hoa sen xanh trong lòng bàn tay, hướng tay và mặt về Đức Quán Âm như hình mỉm cười, toàn thân có hào quang tròn như màu vàng ròng thanh tịnh, mặc áo màu trắng, đầu có búi tóc như dạng tóc của Chư Thiên, đồng với mão tóc của Đại Nhật Như Lai”. 
Quỹ ghi là: “Liền quán hoa sen màu nhiệm (Diệu Liên) làm Bản Tôn, thân ấy có ánh sáng vàng lục tràn đầy thanh tịnh, với báu Diệu Ma Ni làm Trân Lạc, đầu đội mão tóc có Vô Lượng Thọ Phật, bên phải hiện  tướng Dữ Nguyện làm thù thắng, bên trái dùng tay cầm hoa sen xanh”. 
Biệt Tôn Tạp Ký ghi là: “Trên Đàn có chữ    ( HRÌHï) biến thành hoa sen báu. 




12 hóa thân Tàrà
 Trên hoa có chữ ᚖ(TAMï) biến thành hoa sen xanh rồi chuyển thành thân Đa La Bồ Tát có màu xanh trắng (hoặc màu thịt) mặc áo màu lam với mọi thứ trang nghiêm, trên mão có Đức Quán Tự Tại Vương Như Lai (Avalokite’svara Ràja Tathàgata), tay trái cầm hoa sen xanh để bên trái tim, tay phải kết Ấn Thíù Vô Úy (Abhayamïdàda Mudra) hoặc chấp hai tay lại cầm hoa sen xanh, ngồi trên hoa báu phóng ra ánh hào quang 
màu trắng, hay làm mãn các Nguyện”. 
Theo sự truyền thụ của Tây Khang Nặc Na Hô Đồ Pháp Đồ (Phật sống NẶC NA của Tây Tạng) thì Bản Tôn có thân màu xanh lục, dung mạo hiền từ, ngồi báu già trên hoa sen , có vành Nhật Nguyệt. Hoa sen đó có 08 cánh màu trắng hơi hồng, chân phải đạp xéo, chân trái co lại – Hai tay cầm một cành hoa Ô Ba Lạp (utpala – Hoa sen xanh da trời), đầu đội mão Ngũ Phật, thân trên khoác áo bay phất phới như lá phướng, thân dưới mặc quần trong dài, quần ngoài ngắn. Cổ đeo 03 chuỗi  châu: chuỗi thứ nhất dài đến ngực, chuỗi thứ hai đến trái tim, chuỗi thứ ba dài đến  rốn. Tai đeo vòng khoen, khuỷu tay đeo vòng xuyến, ống chân đeo vòng có chuông nhỏ với các vật trang sức dùng để trang nghiêm. 
Trên đây là Tôn tượng Lục Độ Mẫu, một trong 21 Độ Mẫu hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát – Hình tượng của 20 Độ Mẫu còn lại đều có tư thế ngồi, mão, áo, vật trang sức giống nhau và chỉ khác nhau về nhan sắc (dung mạo và màu sắc) với vật cầm tay. 
Bách Khoa Tự Điển mở Wikipedia ghi là:” Thần Tàrà thực sự là một vị Thần trẻ đẹp, có khả năng thay đổi hình dạng đúng lúc đúng chỗ. Thần có thể hiện ra trong màu xanh, màu trắng, đỏ hay màu của vàng. Mỗi màu đều có ý nghĩa riêng của nó. Sắp đặt: Phía sau đầu của Thần Tàrà là ánh sáng của trăng tròn, là biểu tượng của ánh sáng soi sáng trái đất, cao hơn sự hỗn độn, ảo tưởng và đau khổ của vòng Luân Hồi nhưng lại không tách rời khỏi nó. Thần ngồi trên một tòa sen nở và một chiếc đĩa tròn. Vòng quanh Thần là một vòng lửa màu vàng. Mà lời Kinh cầu nguyện số 21 nói rằng Như lửa cháy ở cuối Thời Đại này. Hoa:Trên mỗi bàn tay,Thần Tàrà nhẹ nhàng cầm một cánh hoa dài màu xanh trắng, hoa Utpala, một loại hoa có mùi hương thơm ngọt giống như hoa Kèn hay hoa Sen, loại hoa mọc trên mùi mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Hoa Utpala là sự trong sạch tự nhiên, mà theo Genlek Rinpoche nói Để có thể nghĩ mình là người trong sạch, hãy hành động một 
cách trong sạch. 
Ba ngón tay trái của Thần Tàrà chỉ lên trên để biểu hiện ba thứ quý giá , đó là Đức Phật , Phật Pháp và Giác Ngộ, và sự tự giải phóng tự tại. Tay phải duỗi ra , ngửa bàn tay về phía trước với một cử chỉ mời gọi.Genlek Rinpoche nói  Thần Tàrà nói với những người bị mất hy vọng và không có ai giúp đỡ rằng Hãy lại đây, Ta đang ở đây. 
Y Phục:Thần có những sợi thừng lụa mềm được trang điểm bằng những hạt châu báu, dái tai dài và thanh nhã biểu hiện rõ ràng Thần là một vị Bồ Tát, người đã có lời Thề ở lại trên trần gian vĩnh viễn để cứu  nhân độ thế. Trên thực tế , những Đức Phật truyền Giáo thì không đeo châu báu, tại sao họ lại đeo trên cõi Niết Bàn? Các Bồ Tát thường trì hoãn việc vào Cõi này vì những vị khác. Thần Tàrà mang châu báu là để thể hiện sự hoàn thiện của mình, những châu báu này lấp lánh như sự cảnh báo về những sự đau khổ trên trần thế, nơi mà Thần đang ra tay cứu chữa” .
Theo kinh nghiệm tu tập của Bhatta Charya thì “Trong ánh hào quang sáng chói lạ lùng hiện ra một vị Thánh Nữ màu lục biếc, đẹp tuyệt hảo trong mọi đường nét tay chân đến nỗi không thể dùng lời nói diễn tả được – Thánh Nữ ngồi theo thế Du Hý Tam Muội trên một hoa sen hai tầng, tay trái cầm vài cành lá, tay phải kết ấn Vô Úy với một viên ngọc sáng ngời”. 



Tàrà trắng
Riêng 21 Độ Mẫu thì Kinh Tạng Hoa Văn không ghi nhận bằng lời mà chỉ lưu truyền hình ảnh Tôn tượng trong kinh “Lễ tán 21 vị Cứu Độ Phật Mẫu”. 
1.  Cứu Độ Tốc Dũng Mẫu ( Tàre Ture vìre): có 08 tay, thân hình màu đỏ, ngồi kiết già trên tòa sen. 
2.  Bách Thu Lãng Nguyệt Mẫu ( ‘sata –‘sarac –candra): có 12 tay, thân hình màu trắng, đứng trên tòa sen. 
3.  Tử Ma Kim Sắc Mẫu ( Kanaka - Nìlâbja): có 10 tay, thân hình màu đỏ, ngồi kiết già trên tòa sen. 
4.  Như Lai Đỉnh Kế Mẫu (Tathàgatôsïnïìsïa): có 04  tay, thân hình màu vàng, ngồi kiết già trên tòa sen. 
5.  Đát La Hồng Tự Mẫu (Tuttàra – Hùmï - Kàra): có 02 tay, thân hình màu vàng ròng, ngồi kiết già trên tòa sen. 
6.  Phạn Thích Hỏa Thiên Mẫu (’Sakrânala - Brahma): có 04 tay, thân hình màu đỏ, ngồi kiết già trên tòa sen. 
7.  Đặc La Đê Phát Mẫu (Tradïiti phatï - Kàra): có 04 tay, thân hình màu xanh, đứng trên tòa sen. 
8.  Đô Lị Đại Khẩn Mẫu (Ture Mahà  - Ghore): thân hình màu hồng, ngồi theo thế Du Hý trên lưng rồng trên tòa sen. 
9.  Tam Bảo Nghiêm Ấn Mẫu (Tri – Ratna - Mudrânka): có 04 tay, thân hình màu hồng, ngồi kiết già trên tòa sen. 
10.  Uy Đức Hoan Duyệt Mẫu (Pramuditâtïopa): có 04 tay, thân hình màu hồng, đứng trên hoa sen. 
11.  Thủ Hộ Chúng Địa Mẫu (Samanta–bhù–pàla): có 02 tay, thân hình màu xanh, đứng trên tòa sen. 
12.  Đỉnh Quan Nguyệt Tướng Mẫu (‘Sikhanïdïa – khanïdïêndu): có 08 tay, thân hình màu vàng ròng, ngồi kiết già trên tòa sen. 
13.  Như Tận Kiếp Hỏa Mẫu (Kalpânta-hutabhug): có 04 tay, thân hình màu đỏ, đứng trên tòa sen. 
14.  Thủ Án Đại Địa Mẫu (Kara-Talâghàta): có 06 tay, thân hình màu xanh, đứng trên tòa sen. 
15.  An Ẩn Nhu Thiện Mẫu (‘Sive ‘subhe’sànte): có 06 tay, thân hình màu trắng, ngồi kiết già trên tòa sen. 
16.  Phổ Biến Cực Hỷ Mẫu (Pramuditàbandha): có 02 tay, thân hình màu trắng, ngồi kiết già trên tòa sen. 
17.  Đô Lị Ba Đế Mẫu (Ture padâghàta): có 02 tay, thân hình màu vàng, ngồi chéo chân trên tòa sen. 
18.  Tát La Thiên Hải Mẫu (Sura–sarâkàra): có 04 tay, thân hình màu vàng, ngồi kiết già trên tòa sen. 
19.  Chư Thiên Tập Hội Mẫu (Sura–ganïâdhyaksïa): có 02 tay, thân hình màu vàng ròng, ngồi kiết già trên tòa sen. 
20.  Nhật Nguyệt Quảng Viên Mẫu (Candrârkâ –  samïpùrnïa)có 02 tay, thân hình màu vàng, ngồi kiết già trên tòa sen. 
21.  Cụ Tam Chân Thật Mẫu (Tri–Tattva–vinyàsa): có 02 tay, thân hình màu xanh, ngồi trên lưng con trâu trên hoa sen. 
Tóm lại, hình tượng Đa La Tôn thường được sùng bái, thờ phượng, quán tưởng là nhân nữ màu xanh lục, tay trái cầm hoa sen xanh, tay phải kết Dữ Nguyện Ấn, ngồi theo hế Du Hý trên tòa sen. 
12/01/2002 

Huyền Thanh .
dienbatn giới thiệu.

Bài viết liên quan tại chuyên mục:MẬT TÔNG-ĐẠO PHÁP-HUYỀN MÔN

Không có nhận xét nào:

Đặt mua Website này: 100.000 Vnđ - Liên hệ: Click here