TARA DẪN NHẬP
Vào khoảng 150 năm sau Tây Lịch, do duy trì ý tưởng Mẫu quyền nên tín ngưỡng về Nữ Thần Tính đã được du nhập vào giáo điển Phật Giáo Ấn Độ. Nhằm thỏa mãn cho ước vọng của con người. Trong giai đoạn này, một số giáo đồ Phật Giáo Ấn Độ chuyên xưng tán thờ phụng Đấng Cứu Thế Mẫu (Tàràyati) là bà mẹ chuyên giúp đỡ cho con người vượt qua các ách nạn sợ hãi, chấp nhận mọi ước nguyện và dắt dìu từng người vượt qua bờ bên kia – Đồng thời xuất hiện các Kinh Bản rất được ca ngợi và sùng bái là:
1. Đa La Bồ Tát 108 Danh Tán (Àrya Tàrà-Bhatïtïàrikà- Nàmâsïtïôttara’sataka – stotra).
2. Cứu độ Phật Mẫu 21 lễ tán (Bhagavaty – Àrya Tàrà – Devyà Namaskàrâika – Vimï’sati sotramï gunïa – hita – sahitamï).
3. Thánh Đa La Trì Quan (Cái mão) Tán (Àrya Tàra srag dharà – sotrra).
4. Thánh Đa La Cứu Độ Bát Nạn Kinh (Àrya – Tàrà Asïtïa – ghora Tàrànïi – Sùtra).
Dân gian thường ví Ngài như chiếc thuyền cứu vớt người vượt biển lớn sinh tử đi đến bờ bên kia được tự tại nên xưng Tôn này là Đa La Nễ Vĩ (Tàrà – Devi – Đa La Thiên Nữ) và hay gọi tắt là Tàrà.
Bách Khoa Toàn Thư mở Wikipedia ghi nhận là:” Thần Tàrà có nghĩa là Ngôi Sao, là ngôi sao Bắc Đẩu , là ánh sáng soi đường cho những người bị lạc đường, là hiện thân của năng lượng ánh sáng. Thần là người mẹ với giàu lòng yêu thương, người bảo vệ mạnh mẽ, kiên cường và nhanh nhẹn chinh phục những khó khăn. Ánh mắt của Thần sáng như ánh chớp, Thần giậm chân là làm đất rung chuyển đến tận Quỷ Thần cũng phải biết, Thần có thể sửa chữa những sai lầm nghiêm trọng và Thần phát huy lời hứa của mình là mang sức mạnh siêu phàm của phụ nữ xuống trần gian.
Tính chất cao quý của Thần là sự nhu mì hoặc hiền lành của phụ nữ. Thần Tàrà cùng với những vị đi theo Thần trừng phạt kẻ thù của Phật Giáo một cách rất khốc liệt, nhưng họ rất biết tận hưởng tình yêu với người yêu (đàn ông) hoặc chồng. Nói tóm lại, họ là những người cực kỳ giải phóng, là những người bảo vệ có bộ óc sáng suốt mà mỗi chúng ta đều thừa hưởng”
Sau này, do sự nhân cách hóa Trí Tuệ siêu việt nên Đa La Tôn được xem là nguyên lý Âm của Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát (Manõju’Srì Bodhisatva) và biểu tượng cho Thành Sở Tác Trí (Krïtyàmusïtïhàna Jnõàna – Trí Tuệ chuyển mọi hành động của thế gian thành trạng thái giải thoát) – Từ đây, Tôn này thường song hành với Bồ Tát Văn Thù trong mọi công tác hóa độ chúng sinh.
Riêng nhân dân Ấn Độ hiện đại thì đồng hóa Đa La Tôn với Mẹ Vũ Trụ và sùng kính Ngài qua ảnh tượng Phật Mẫu ‘Sàkti.
Theo truyền thống Hoa Văn thì Đa La Tôn được xưng là: Đa La Bồ Tát, Đa Lợi Bồ Tát, Đa Lệ Bồ Tát, Đa Lợi Tôn, Đạt Ma Đa La (Dharma Tàrà – Pháp Cứu Tôn), Thánh Đa La Bồ Tát (Àrya Tàrà Bodhisatva) và xưng là Thánh Cứu Độ Phật Mẫu (Àrya Tàrà Buddha Màtà).
Hiện đồ Thai Tạng Giới Man Đà La (Garbha Dhàtu manïdïala) ghi nhận rằng: Đa La Tôn có vị trí ở hàng thứ nhất, phương bên phải (phương Tây) của Quán Tự Tại trung Quán Âm viện – Do Tôn này chủ về 02 đức: Đại Bi (Mahà Kàrunïa) và Hàng Phục (Abhicàruka) nên được xem là Phật Mẫu (Buddha màtrï) của Liên Hoa Bộ và được tôn xưng là Đa La Phật Mẫu. Ngoài ra trong Quán Âm viện còn ghi nhận thêm 04 vị Đa La Bồ Tát tu trì thành tựu pháp Quán Âm là:
1. Thanh Cảnh Quán Âm (Nìlakanïthì) đại chú của tôn này được
truyền tụng là Đại Bi Tâm Đà La Ni (Mahà Kàrunïika Citta Dhàranïì)
2. A Ma Tai Quán Âm (Avatai _Nguồn hạnh phúc)
3. Hương Vương Quán Âm (Gandha Ràja)
4. Thủy Nguyệt Quán Âm (Udaka Candra)
Kinh Bất Không Quyến Sách (28) ghi là: Đa La Bồ Tát cũng gọi là Thấp Phế Đa (‘sveta) tức Bạch Thân Quán Thế Âm Bồ Tát và cũng gọi là Tỳ Câu Đê Quán Thế Âm Bồ Tát (Bhrïkutïi – Phẫn Nộ Mẫu ).
Kinh Đại Phương Quảng Man Thù Thất Lợi, phẩm Quán Tự Tại Bồ Tát ghi là:
“Quán Tự Tại Bồ Tát nhập vào Tam Muội Phổ Quang Minh Đa La, dùng sức Tam Muội nên từ con mắt phóng ra ánh sáng lớn và Đa La Bồ Tát liền nương theo ánh sáng đó mà sinh ra – Ánh hào quang của Đa La Bồ Tát chiếu soi tất cả chúng sinh giống như lòng thương sót của người mẹ hiền nhằm cứu độ chúng sinh xa lìa biển khổ sinh tử”.
Do ý nghĩa này mà Tàrà được dịch là con mắt, con ngươi hay Mục Quang (Tàrà jvala) – Lại nữa, lúc chư Phật Bồ Tát mở mắt thì gọi là Mắt hoa sen xanh từ bi nên Tôn này được xem là thân sở biến của Hoa sen xanh (Nìlapadma) và có danh hiệu là Phật Thanh Liên Từ Bi Nhãn . Từ đó Tàrà còn được dịch là Diệu Mục (Con Mắt Màu Nhiệm).
Kinh Bất Không Quyến Sách (Hạ) ghi là: “Đa La Thiên Nữ Mục Ngôn Đồng Tử” Kinh Tô Ma Hô (Hạ) cũng ghi là: “Đa La là Diệu Mục Tinh” Ngoài ra Mật Giáo còn xưng tán Đa La qua danh xưng Bạch Cứu Độ Phật Mẫu tức vị Phật Mẫu có thân màu trắng tinh chuyên cứu tế thế gian.
Theo Thầy truyền thì dùng Đại Từ Bi của chư Phật Bồ Tát mà nhiếp Quán Âm, nên các bậc Đại Bi của Quan Âm đều là Đa La Bồ Tát như trong Đại Bản có ghi: “500 Đa La Tôn đều sinh ra từ mắt của Quán Âm nên là Tam Muội Tỷ Muội (Chị Em gái) của Đức Phật A Di Đà (Amitàbha Buddha)”.
Theo nghĩa rộng thì TA (ᚌ) có nghĩa là Thể Như Như, vì bên cạnh có ký hiệu hiển thị cho chữ A (゚) mà thành TÀ (ᚍ) tức là Hạnh của Như Như.
Chữ RA (ᜐ) có nghĩa là Trần (bụi bặm) mà 6 Trần hiển thị cho biển lớn sinh tử tức là nơi mà hết thảy chúng sinh bị chìm đắm không thấy bến bờ. Do bên cạnh có ký hiệu chữ A (゚: có nghĩa là xưa nay vốn chẳng sinh) nên RÀ (ᜑ) tức là Thật tướng của 06 Trần.
Do đó, TÀRÀ là quán LÝ TÍNH của Như Như cho nên tất cả các Trần đều được biết Như Thật - Từ đấy vượt qua biển lớn sinh tử đi đến bờ giải thoát bên kia – chính vì thế mà TÀRÀ được dịch ý là Cứu Độ hay Cực Độ và mọi người thường xưng tán Ngài qua câu “Namo Àrya Tàrà Jvala Bodhisatvàya mahà satvàya” (Quy mệnh Thánh Mục Quang Bồ Tát Ma Ha Tát).
Riêng Mật Giáo Nhật Bản với nhân gian Trung Hoa thường xưng tụng Đa La Tôn là một trong 33 vị Quán Âm và sùng bái rộng rãi. Theo truyền thống Tây Tạng, vào vô lượng kiếp trước có thế giới tên là Tụ Quang,
khi ấy có Đức Phật ra đời hiệu là Cổ Âm Như Lai (Dunïdïbhi Svara Tathàgata) – Bấy giờ có cô công chúa tên là Bát Nhã Nguyệt (Prajnõà Candra) có tuệ căn, kính lễ Tam Bảo – sau một quá trình cúng dường các Đệ tử của Đức Phật với các bậc Thượng Tọa, nàng Bát Nhã Nguyệt phát thệ nguyện rằng: “Từ thế giới này cho đến khi thế giới tận, hư không giới tận – tôi dùng thân nữ để độ chúng sinh” – Sau khi phát nguyện xong, Bát Nhã Nguyệt liền ngồi quán 06 căn cho đến lúc được tâm khai, chứng nhập vô sinh pháp nhẫn thành Phật Mẫu độ tất cả Hữu Tình – Đây chính là tiền thân của Độ Mẫu Tàrà.
Theo truyền thống khác, trong khi quán sát để cứu độ các chúng sinh đang trầm luân nơi 06 nẻo luân hồi, Đức Quán Thế Âm Bồ Tát chợt xúc động khóc thương cho chúng Hữu Tình nên giọt nước mắt rơi ra từ mắt phải biến thành Bạch Độ Mẫu (Sgrol – Ma dhar - Po) còn giọt nước mắt rơi ra từ mắt trái biến thành Lục Độ Mẫu (Sgrol – Ma Ljan - Khu) chuyên cứu khổ độ sinh cho chúng sinh – Do vậy, các vị đạo sư Mật Giáo Tây Tạng cho rằng Đa La Tôn là thân hóa hiện của Quán Thế Âm Bồ Tát nên xung là Đa La Tôn Quán Âm hay Đa La Quán Âm. Và lưu truyền pháp của 21 Độ Mẫu tượng trưng cho 21 hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát, gồm có:
1. Lục Độ Mẫu.
2. Cứu Tai Nạn Độ Mẫu.
3. Cứu Thủy Tai Độ Mẫu.
4. Cứu Địa Tai Độ Mẫu.
5. Cứu Hỏa Tai Độ Mẫu.
6. Cứu Phong Tai Độ Mẫu.
7. Tăng Phước Tuệ Độ Mẫu.
8. Cứu Thiên Tai Độ Mẫu.
9. Cứu Binh Tai Độ Mẫu.
10. Cứu Ngục Nạn Độ Mẫu.
11. Cứu Đạo Nạn (Nạn Trộm Cướp) Độ Mẫu
12. Tăng Uy Quyền Độ Mẫu.
13. Cứu Ma Nạn Độ Mẫu.
14. Cứu Súc Nạn Độ Mẫu.
15. Cứu Thú Nạn Độ Mẫu.
16. Cứu Độc Nạn Độ Mẫu.
17. Phục Ma Độ Mẫu.
18. Dược Vương Độ Mẫu.
19. Trường Thọ Độ Mẫu.
20. Bảo Nguyên Độ Mẫu.
21. Như Ý Độ Mẫu.
Trong 21 Độ Mẫu (Sgrol – Ma) thì Đa La Tôn hiện tướng Thiếu nữ, toàn thân màu xanh lục nên được xưng là Lục Độ Mẫu. Ngoài ra, các vị Lạt Ma Tây Tạng còn truyền dạy cách tu 21 vị Cứu Độ Phật Mẫu của Ấn Độ là:
1. Cứu Độ Tốc Dũng Mẫu (Sgrol – Ma – Myurmadpahï – Mo, tên phạn là: Tàre Ture vìre).
2. Bách Thu Lãng Nguyệt Mẫu (Ston – Kahïi zlabakun – Tugsal – Brgya, tên phạn là: ‘sata – ‘sarac – candra).
3. Tử Ma Kim Sắc Mẫu (Ser – Sdechu, tên phạn là: Kanaka - Nìlâbja).
4. Như Lai Đỉnh Kế Mẫu (De – bshin – g’segs – pahïi – gtsug – tor, tên phạn là: Tathàgatôsïnïìsïa).
5. Đát La Hồng Tự Mẫu (Tàrà Hùmï yi – ge, tên phạn là: Tuttàra – Hùmï - Kàra).
6. Phạn Thích Hỏa Thiên Mẫu (Brgya – byin melha – Tshans – pa, tên phạn là:’sakrânala - Brahma).
7. Đặc La Đê Phát Mẫu (Trad – Cis _ Bya – Dan phatï, tên phạn là: Tradïiti phatï - Kàra).
8. Đô Lị Đại Khẩn Mẫu (Tures – hïjìgs – pachen – mo, tên phạn là: Ture Mahà - Ghore).
9. Tam Bảo Nghiêm Ấn Mẫu (Dkon – Mchog – Gsum mïtshon – phyag – rgya, tên phạn là: Tri – Ratna - Mudrânka).
10. Uy Đức Hoan Duyệt Mẫu (Rab – tu – dgahï – babrdsid – ba, tên phạn là: pramuditâtïopa).
11. Thủ Hộ Chúng Địa Mẫu (Sa – Gahïi skyon – pa, tên phạn là: Samanta – bhù – pàla).
12. Đỉnh Quan Nguyệt Tướng Mẫu (Zla – bahïibum – bus – dpral – rgyah, tên phạn là:’sikhanïdïa – khanïdïêndu).
13. Như Tận Kiếp Hỏa Mẫu (Bskal – bahïi – thamahïi – me – ltar, tên phạn là: Kalpânta - hutabhug).
14. Thủ Án Đại Địa Mẫu (Sa – ba, tên phạn là: Kara - Talâghàta).
15. An Ẩn Nhu Thiện Mẫu (Bde – Ma dgl – Mashi – Ma, tên phạn là:’sive ‘subhe’sànte).
16. Phổ Biến Cực Hỷ Mẫu (Kun – nas – bskor – rab – dgahï – ba, tên phạn là: pramuditàbandha).
17. Đô Lị Ba Đế Mẫu (Turi – Sha – pa, tên phạn là: Ture padâghàta).
18. Tát La Thiên Hải Mẫu (Lha – yi – mtsho, tên phạn là: Sura – sarâkàra).
19. Chư Thiên Tập Hội Mẫu (Lha – yi – tshogs – rnams – rgyas – ma, tên phạn là: Sura – ganïâdhyaksïa).
20. Nhật Nguyệt Quảng Viên Mẫu (Nima – zla – ba – rgyas – ma, tên phạn là: Candrârkâ – samïpùrnïa).
21. Cụ Tam Chân Thật Mẫu (De – nid gsum – Rnam bhod – pa, tên phạn là: Tri – Tattva – vinyàsa).
Từ 21 vị Cứu Độ Phật Mẫu nói trên, các vị Lạt Ma Tây Tạng đã ghi nhận thành 21 hóa thân của Đa La Tôn là:
1. Pravìra – Tàrà (Thắng Dũng Đa La).
2. Candra - Kanti - Tàrà ( Thu Nguyệt đà la ).
3. Kanaka - Varna - Tàrà ( Kim Sắc Đà La ).
4. Usnisa - Vijaya - Tà rà ( Tối Thắng Đỉnh Đà la ).
5. Hùm - Sarva - Nadini - Tàrà ( Hồng Nhất Thiết Âm Thanh Đà La ).
6. Trailokia - Vijaya - Tàrà -( Thắng Tam Đế Đà La ).
7. Vàdi -Pramardaka - Tàrà -( Tồi Hoại Tranh Luận Đà La ).
8. Màra - Sudanà - Vasita - uttama - da - Tàrà ( Tội Hoại Ma Chướng Cập Thí Thắng Thượng Lực Đà La ).
9. Vadara - Tàrà ( Dữ Nguyện Đà la ).
10. Sôka - Vina - Udana - Tàrà ( Tận Diệt Phiền não Đà La ).
11. Jagad - Vá sivipan - Nibrabhana - Tàrà ( Câu Triệu Hữu Tình Diệt Tận Ác Vận Đà La ).
12 . Kalyàna - da - Tàrà ( Thí cát Kháng Đà la ).
13. Paripàcaka - Tàrà ( Thục Quả Đà La ).
14. Bhrkutì - Tàrà ( Phẫn Nộ Đà la ).
15. Mahà - Sànti - Tàrà ( Đại Tịch Tĩnh Đa la ).
16. Ràga - Nisùdana - Tàrà ( Tồi Phá Tham Ái Đa La ).
17. Sukha - Sàdhans - Tàrà ( Hỷ lạc Thành Tựu Đa La ).
18. Vijaya -TàRà ( Tối Thắng Đa La ).
19 . Duhkha - Dahana - Tàrà ( Tiêu Tận Khổ Não Đa La ).
20. Siddhi - Sambhava - Tàrà ( Thành Tựu Sinh Đa La ).
21. Paripùrna - Tàrà ( Thắng Mãn Đa la ).
Ngoài 21 Tôn này , các vị Đạo Sư Tây Tạng còn ghi nhận thêm danh hiệu Khadira Vanïi Tàrà (Khadira Thọ Lâm Đa La tức vị Tàrà của rừng cây Khadira) là thân chính của Lục Đa La, Ngài có thể đổi màu và thay thế cho vai trò của Dữ Nguyện Đa La .
Riêng Giáo đồ Phật Giáo Tây Tạng đồng hóa Đa La Tôn với Nam Hải Phổ Đà Sơn Quán Tự Tại Bồ Tát nên xưng tán thờ phụng Ngài qua danh hiệu Đa La Quán Tự Tại Bồ Tát.
Manïdïala Ngũ Trí Như Lai của Mật Giáo Tây Tạng ghi nhận rằng: Đa La Tôn chính là Cứu Độ Phật Mẫu hiển thị cho Thành Sở Tác Trí của Bất Không Thành Tựu Như Lai (Amogha Siddhi Tathàgata) – Trí này nhằm kiện toàn sứ mệnh của chư vị Bồ Tát là thực hiện sự chứng ngộ hoàn toàn, chuyển 05 thức thân thành phương tiện thiện xảo, chuyển nghiệp thành duyên, chuyển ý niệm tư tưởng thành sự sáng tác sống động, chuyển khổ hạnh thành quả giải thoát – Biểu tượng của Trí này là ánh hào quang màu xanh lục huyền bí được kết tinh qua màu xanh Pháp Tính vũ trụ với màu vàng Từ Bi bình đẳng nhằm nuôi dưỡng xác thân và làm lắng dịu tâm hồn cho mọi chúng sinh đang chìm trong biển khổ đau – Đây cũng chính là năng lực gia trì (Adhisïtïhana) của chư Phật Bồ Tát phù hộ cho những chúng sinh có niềm tin chân thật vượt thoát mọi tai nạn khổ đau. Do ý nghĩa này mà Tàrà được tôn xưng bằng danh hiệu Pháp Cứu Tôn (Dharma Tàrà).
Mật Giáo Tây Tạng thường minh họa 5 vị Tàra biểu thị cho những phương tiện khác nhau tương ứng với 5 vị Thiền Phật ở 5 phương là:
_ Bạch Đa La (Sìtatàrà) ở phương trung ương: biểu thị cho Trí Tuệ siêu việt, tinh thần vô nhiễm, phương tiện của giải thoát.
_ Lam Đa La (Ekajata:Nhất Kế, hay Ugratàrà:Uy mãnh Đa La) ở phương Đông: biểu thị cho tinh thần sung mãn, tâm tỉnh thức
_ Hòang Đa La (Bhrïkutïi :Tỳ Câu Chi) ở phương Nam: biểu thị cho tinh thần thuần khiết, giác ngộ tâm linh.
_ Xích Đa La (Kurukulla) ở phương Tây: biểu thị cho sức mạnh tình yêu từ Tàrà nguyên thủy, tinh thần phấn chấn, đời sống khổ hạnh.
_Thanh Đa La (Syamatàrà) ở phương Bắc là Tàrà nguyên thủy: biểu thị cho tính sẵn sàng cứu khổ phò nguy, chuyển 5 giác quan thành phương tiện thiện xảo, chuyển khổ hạnh thành giải thoát.
Trong 5 vị Tàrà này thì nhân dân Tây Tạng thường phụng thờ 2 vị Bạch Tàrà và Thanh Tàrà
Do tín ngưỡng Tàrà phát triển rất mạnh trên đất nước Tây Tạng nên nhân dân Tây Tạng đã xưng tán hai vị Thứ phi của Nhà vua Khí Tông Lộng Tán (Srong – Tsan - Gampo) là: Văn Thành công chúa (con vua Đường Thái Tôn) là Bạch Đa La Bồ Tát và công chúa Xứ Nê Pan (Nepal) Ba Li Khổ Cơ (Bhrïkutïi) là Lục Đa La Bồ Tát.
Tại Việt Nam, tín ngưỡng Tàrà phát triển rất chậm, hầu hết Giáo đồ Phật Giáo Việt Nam chỉ mường tượng Tàrà dưới hình bóng Đức Quán Thế Âm qua câu chú: “Án – Đa Lị , Đa Lị, đốt đa lị, đốt đốt đa lị, đốt lị ta bà ha” được ghi nhận trong nghi thức tụng niệm kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Phẩm Phổ Môn.
Thời gian gần đây, Việt Nam mới ghi nhận được pháp tu Tàrà qua Đa Rị Tâm Kinh do Sa Môn Trí Thông truyền thụ và Pháp “ Tu Trì Thánh Cứu Độ Phật Mẫu” do Kim Cương Thượng Sư Tây Khang NẶC NA Hô Đồ Khắc Đồ truyền thụ.
Tại Âu Mỹ, tín ngưỡng Tàrà tuy mới phát triển nhưng lan tỏa rất nhanh, nhiều nhà nghiên cứu Âu Mỹ đã tìm hiểu và ghi chép rất kỹ các kinh điển liên quan đến Tàrà.
Trong đó, chúng tôi dùng một số tư liệu từ các quyển “In Praise Of Tara – Songs to the Saviouress” của Ông Martinwillson, “The cult of Tàrà – Magic and Ritual in Tibet” của Stephan Beyer, “Thiền định trên Tantras bậc thấp” của Dendun Drub để biên soạn thêm cho tập sách này.
Tóm lại, hệ thống tín ngưỡng Đa La Bồ Tát phát triển rất mạnh ở Ấn Độ, Tây Tạng, Mông Cổ, Trung Hoa, Nhật Bản… và mọi hệ thống Mật Giáo đều xem Đa La Tôn là biểu tượng về năng lực Đại Bi “Ban Vui, Cứu Khổ” của chư Phật Bồ Tát nên thường xưng tán Ngài qua bài kệ trong Kinh “Quán Tự Tại Bồ Tát Thụ Ký” là:
Đấng Đại Bi Đa La
Từ Bi của tất cả
Trời, Người với Dạ Xoa
Đều là con của Ngài
Nên hiệu Thế Gian Mẫu
Và cho xuất Thế Gian.
Quán Âm, Đại Thế Chí
Kim Cương với Thiện Tài
Văn Thù, Tu Bồ Đề
Từ Thị với Hương Tượng
Nguyệt Quang, vô tận ý
Vô cấu, Hư Không Tạng
Diệu Nhãn với Đại Bi
Duy Ma, Đẳng Bồ Tát
Là con của Đa La
Các Như Lai ba đời
Tất cả Ma Ha Tát
Không ai không là con.
Đều xưng là MẸ TA
Nuôi dưỡng các Hữu Tình
Ôm nâng như Đại Địa
Do ý nguyện muốn góp chút ít công sức cho sự phát triển của Phật Giáo Việt Nam, anh em chúng tôi không ngại tài hèn sức kém đã cố gắng sưu tập các tài liệu Kinh bản có liên quan đến pháp tu Tàrà và cùng nhau soạn dịch thành tập ghi chép này. Điều không thể tránh khỏi là bản ghi chép này vẫn còn nhiều khiếm khuyết.Ngưỡng mong các bậc Cao Tăng, chư vị Đại Đức, Bậc Long Tượng của Mật Giáo hãy rũ lòng Từ Bi chỉ bảo và sữa chữa nhằm giúp cho bản ghi chép này được hoàn hảo hơn.
Mọi Công Đức có được trong tập ghi chép này, chúng con xin kính dâng lên Hương Linh của Thân Phụ (Nguyễn Vũ Nhan) và Thân Mẫu (Vũ Thị Ni) là hai bậc ân nhân đầu tiên của chúng con.
Chúng tôi xin chân thành cám ơn Thầy Pháp Quang đã và đang trợ giúp cho chúng tôi các phương tiện tìm hiểu Chính Pháp Giải Thoát của Đấng Phật Đà.
Tôi xin cám ơn Sư Cô Như Hạnh , em Hậu , các con tôi đã không ngại khó nhọc đánh vi tính một số Kinh bản và sao chép các hình ảnh chèn vào tập ghi chép này.
Tôi cũng xin cảm ơn người bạn đường Ngọc Hiếu (Vũ Thị Thanh Hà) đã cam chịu mọi khó khăn trong cuộc sống để hỗ trợ cho tôi vững bước trên con đường tìm hiểu Phật Pháp.
Nguyện xin cho các bậc ân nhân của chúng tôi và toàn thể các Hữu Tình đều sớm được vượt qua mọi ách nạn khổ đau và đạt được hạnh phúc cao thượng trong Giáo Pháp Giải Thoát của Đấng Phật Đà.
Mùa Đông năm Bính Tuất (2006)
Huyền Thanh (Nguyễn Vũ Tài) kính ghi .
dienbatn giới thiệu.
Không có nhận xét nào: