Nội dung tiêu đề 2

Phần viết nội dung tiêu đề 2

Thứ Ba, 5 tháng 8, 2014

ĐA LA BỒ TÁT CHÂN NGÔN PHÁP.

ĐA LA BỒ TÁT CHÂN NGÔN PHÁP 


Theo truyền thống Hoa Văn thì Đa La Bồ Tát có mật  hiệu là Bi Sinh (Kàrunïa Udbhave – Nghĩa là do tâm Đại Bi của Quán Thế Âm Bồ Tát mà sinh ra) hoặc có một mật hiệu là Hạnh Nguyện Kim Cương (Càrya Pranïidhàna Vajra). Tam Muội gia hình của Tôn này là “Hoa sen xanh hé nở” biểu thị cho nghĩa “Hóa độ chúng sinh vượt thoát mọi trần cấu ô nhiễm, thực chứng được bản tính trong sạch không dơ bẩn”. 
Chủng tử của Ngài là  ᚌ(TA) hay  ᚖ(Tamï) hoặc  㫫 (Tàmï) minh họa cho nghĩa “Như như bất khả đắc”. 
Ấn căn bản của Ngài là Thanh Liên Căn Bản Ấn – Đem 10 ngón tay cài chéo nhau trong lòng bàn tay rồi nắm lại thành Quyền (Nội phộc) dựng 02 ngón trỏ dính đầu ngón như cây kim, dựng thẳng 02 ngón cái dính vào 02 ngón trỏ – Đây cũng là Ấn căn bản của Thanh Cảnh Quán Thế Âm Bồ Tát.  
Tâm chú của Đa La Tôn được ghi nhận qua nhiều bản khác nhau: 
1.  Bản thường tụng của Tùy La Tăng ĐẠT MA MỘC XA là: 
Đá diệt tha: Án – Đa lị, đa lị – Đốt đa lị, đốt – Cấp bà ha. 
2.  Bản của Nam Thiên Trúc Tăng A ĐỊA QUẬT ĐA là: 
Đá diệt tha: Đa lợi, đa lợi, đốt đa lợi, đốt – Cấp bà ha. 
3.  Bản do các Đại Đức cổ xưa kết tập là: 
Đá diệt tha: Đa lợi, đa lợi, đốt đa lợi, đốt đa lợi, đốt đa lợi, sa bà ha. 
4.  Đa Lị tâm kinh do Sa Môn Thích Trí Thông dịch ghi là: 
Đá diệt tha: Án – Đa lị, đa lị , đô đa lị, đô đô đa lị, đốt lị, sa bà ha. 
*) TADYATHÀ: OM – TARE TARE  TUTARE TUTUTARE TURE – SVÀHÀ 
Ấn căn bản của câu Chú này lại là Ngoại Phộc Thanh Liên Hoa Căn Bản Ấn: Đem 10 ngón tay cài chéo nhau bên ngoài, bên phải đè bên trái, sao cho 10 đầu ngón tay bám vào lưng 02 bàn tay rồi nắm lại  thành Quyền  (Ngoại phộc) Dựng đứng 02 ngón trỏ sao cho đầu ngón dính nhau như hình cánh sen – Dựng thẳng 02 ngón cái dính vào 02 ngón trỏ. 
5.  Bản thường tụng của Diễm Tân Quốc Tăng ĐẠT MA THƯƠNG ĐÀ là: Án - Đá diệt tha: Đa lợi , đa lợi , đô đốt lợi, đốt lợi, đốt lợi, cấp bà ha. 
6.  Kim Cương Đỉnh Kinh Đa La Bồ Tát Niệm Tụng Pháp ghi: Đát nễ dã tha: Án – Đa lê, đốt đa lê , đốt lê – Tất phộc ha. 
7.  Thánh Cứu Độ Phật Mẫu 21 Lễ Tán Kinh ghi là: 
 
 Om  – Tare tutare ture – Svàhà. 
8.  Tây Khang Nặc Na Hồ Đồ Khắc Đồ truyền thụ Lục Độ Mẫu chú là: 
Án – Đạt liệt, đôi đạt liệt, đô liệt, toa hàm. 
*)1OOÊM – Dareh, Dudareh, Dùreh, Soêha. 
*) OM – TÀRE  TUTTÀRE  TURE – SVÀHÀ. 
9.  Đại Nhật Kinh, quyển 02, phẩm phổ thông chân ngôn tạng ghi là: 
   


Na ma Tam mãn da hột đà nẫm – Ca rô noa nạp bà phệ, đá lệ, đá lý nễ, 
sá ha. 
*) NAMAH SAMANTABUDDHÀNÀM – KÀRUNA UDBHAVE – TÀRE TÀRINI SVÀHÀ 
Sớ thứ 07 giải thích câu chú trên là: 
 Namah Samantabuddhànàmï nghĩa là Quy mệnh  khắp tất cả các Đấng giác ngộ. 
 Kàrunïa: là Bi Ỉ Udbhave: là Sinh 
Như thế Kàrunïa Udbhave nghĩa là  theo Bi mà Sinh, tức là trong Quán Tự Tại mà sinh ra. 
Tàre: là con mắt, cũng có nghĩa là Độ – Nay Chân Ngôn lấy chữ TA (ᚌ) làm thể – TA nghĩa là “pháp nghĩa Như” vì tất cả các Pháp vốn chẳng sinh ra nên Nhân của Pháp cũng chẳng thể đắc, bởi vậy cho nên biết “không có tướng khác”. Vì không có tướng khác nên Như cũng chẳng thể đắc, tức là nơi Như được thật tướng của các pháp. Bên cạnh nó có 01 nét Tam Muội nên thành TÀ (ᚍ) tức là Vạn Hạnh đều Như. 
RA (ᜐ) là nghĩa 06 Trần. Vì các pháp chẳng phải Như, chẳng phải Khác, nên 06 Trần đều như THẬT TƯỚNG, tức bản tính của nó không có trần cấu, gọi là “Con mắt không bụi thanh tĩnh, thấy biết như thật” – Lại nữa, 06 căn 06 trần gọi là biển sinh tử, tất cả chúng sinh đều chìm đắm trong đó chẳng được bờ mé nào. 
Nay thấy 06 Trần như thật tướng mà đến  bờ bên kia của Phật Nhãn nên gọi là “Được độ”. 
 Nói lập lại TÀRINI là cực độ, tự độ được rồi lại hay phổ độ chúng sinh, tự được Phổ Nhãn không bụi , lại cũng khiến cho tất cả chúng sinh được phổ nhãn không bụi – Theo như Đại Bản thì có đến 500 Đa La Tôn đều từ mắt của Quán Tự Tại mà sinh ra – Mật Ngữ Du Già lấy chư vị đó làm Tam Muội của A Di Đà. 
10.  Sớ thứ 10, phẩm Mật Ấn ghi câu Chú là: 
       

Na ma Tam mãn đa bột đà nẫm – Đá lệ, đá lý nễ, carô noa, ốt nạp bà phệ, 
sá ha. 
*) NAMAH SAMANTA BUDDHÀNÀM – TÀRA TÀRINI KARUNA 
UDBHAVE – SVÀHÀ. 
Rồi giải thích là: 
-  Tàre: là người (tự độ). 
-  Tàrinïi: là độ như đưa người qua sông lớn đặt ở bờ bên kia. 
-  Karunïa: là Bi. 
-  Udbhave: là Sinh. 
Do Bồ Tát này Từ Bi mà sinh, cũng độ chúng sinh đến chỗ Bi vậy. 
11.  Bất Không quyến sách Thần Biến kinh, quyển 19, phẩm 37 Đa La Bồ Tát Hộ Trì có ghi là: 
a)  Ma Ni Đại Tâm Đà La Ni chân ngôn: 
“Án – A mô già bát đầu nhĩ nễ, đã lệ – Sa phộc ha” 
OM_ AMOGHA-PADMINI  TÀRE_ SVÀHÀ 
b)  Ma Ni Tiểu Tâm Đà La Ni chân ngôn: 
“Án – Ma ni, đã lê, hàm” 
OM – MANI TÀRE – HÙM 
12.  Bạch Cứu Độ Phật Mẫu Tán ghi là: 
Án – Đáp liệp, đô đáp liệt, đô liệp ma ma, A du lị bổ nột diệp, ni nạp bổ chân, cô lỗ diệp, sa ha. 
OM – TÀRE TUTTÀRE TURE – MAMA ÀYUH PUNYE JNÕÀNA PUSTIM KURU – SVÀHÀ. 
13.  Bản phổ thông lưu truyền trong nhân gian Trung Hoa thì ghi là: 
Cúi lạy Viên Thông Chân Đại Sĩ 
Tuyên dương thần chú phá ngu môn. 
Nay con trì niệm một triệu biến 
Trí tuệ nguyện bằng Quán Tự Tại. 
“Úm – Tara, Tara, Tam Tara nhân tha rị – Hê, vĩ thuật rị đa, vĩ thuật đà gia.Úm – Tara, Tara, Thất rị duệ – Ta phạ ha”. 
OM (Nhiếp Triệu)  TÀRA (tự cứu độ)  TÀRA  (tha cứu độ)  SAMDHÀRA 
INDRI (giữ gìn năng sinh, liên kết với quyền năng tự nhiên). 
HE (Mừng thay) VI’SRITA (vang lại, dội lại, đáp ứng lại) VI’SUDDHÀYA (Khiến cho tất cả đều được   thanh tĩnh). 
OM (Nhiếp Triệu) TÀRA (Tự độ) TÀRA (tha độ)  ‘SRÌYE SVÀHÀ (quyết định thành tựu mọi sự tốt lành). 
 -  Truyền thống Ấn Độ thường lưu hành câu Chú kèm với nghĩa căn bản là: 
           

“OM – TÀRE  TUTTÀRE  TURE - SVÀHÀ” 
.) Om: Kính kễ 
.) Tàre: dũng mãnh mau chóng 
.) Tuttàre: trừ khử sự sợ hãi 
.) Ture: hay truyền các thắng nghĩa 
.) Svàhà: con tác kính lễ 
-  Truyền thống Tây Tạng thường lưu hành 02 câu chú chính của Lục Độ Mẫu và Bạch Độ Mẫu là: 
a.  Lục Độ Mẫu chú: 
OM – TÀRE  TUTTÀRE  TURE – SVÀHÀ. 
.) Om: Quy mệnh kính lễ mẹ Tàrà. 
.) Tàre: sự tự do thoát khỏi luân hồi 
.) Tuttàre: sự tự do thoát khỏi 08 nạn 
.) Ture: sự tự do thoát khỏi bệnh tật 
.) Svàhà: thành tựu tốt lành. 
b.  Bạch Độ Mẫu chú: 
OM – TÀRE TUTTÀRE TURE – MAMA ÀYUHÏ PUNÏYE JNÕÀNA PUSÏTÏIMÏ KURU – SVÀHÀ. 
.) Om – Tàre tuttàre ture 
.) Mama: Tôi 
.) Àyuh: thọ mệnh 
.) Punïye: công đức 
.) Jnõàna: trí tuệ 
.) Pusïtïimï Kuru: hãy làm cho tăng trưởng 
.) Svàhà: thành tựu tốt lành 
Ngoài ra, tùy theo từng Bộ tu tập, các vị Đạo sư Tây Tạng đã truyền dạy các câu 
chú khác nhau là: 
1.  Như Lai Bộ: Đa La Mẫu: 
NAMO RATNA TRAYÀYA. 
NAMAH ÀRYA JNÕÀNA – SÀGARÀYA VAIROCANA – VYÙHA – RÀJÀYA TATHÀGATÀYA ARHATE SAMYAK SAMBUDDHÀYA. NAMAH ÀRYA AVALOKITE ‘SVARÀYA BODHISATTVÀYA MAHÀ SATTVÀYA MAHÀ KÀRUNÏIKÀYA. 
TADYATHÀ: OM – TÀRE TUTTÀRE TURE – SVÀHÀ. 
 2.  Liên Hoa Bộ: Đa La Mẫu: 
NAMO RATNA TRAYÀYA. NAMAH ÀRYA JNÕÀNA–SÀGARÀYA–AMITÀBHA–DEVA–VYÙHA–RÀJÀYA TATHÀGATÀYA ARHATE SAMYAK SAMBUDDHÀYA. 
NAMAH ARYA AVALOKITE ‘SVARAYA BODHISATTVAYA MAHA SATTVAYA MAHA KARUNIKAYA.  
TADYATHA- OM – TUTTARE TURE – SVAHA. 

3.  Kim Cương Bộ: Đa La Mẫu: 
NAMO RATNA TRAYÀYA. 
NAMAHARYA JNÕÀNA – SÀGARÀYA AKSÏOBHYA – VYÙHA – 
RÀJÀYA TATHÀGATÀYA ARHATE SAMYAK SAMÏBUDDHÀYA. 
NAMAH ÀRYA AVALOKITE ‘SVARÀYA BODHISATTVÀYA MAHÀ 
SATTVÀYA MAHÀ KÀRUNÏIKÀYA.  
TADYATHÀ: OM – TÀRE TURE TUTTÀRE  – SVÀHÀ. 

4.  Bảo Bộ: Đa La Mẫu: 
NAMO RATNA TRAYÀYA. 
NAMAH ÀRYA JNÕÀNA – SÀGARÀYA RATNASAMBHAVA – VYÙHA – 
RÀJÀYA TATHÀGATÀYA ARHATE SAMYAK SAMÏBUDDHÀYA. 
NAMAH ÀRYA AVALOKITE ‘SVARÀYA BODHISATTVÀYA MAHÀ 
SATTVÀYA MAHÀ KÀRUNÏIKÀYA.  
TADYATHÀ: OM – TÀRE TÀRE - TUTTÀRE – TURE – SVÀHÀ. 

5.  Nghiệp Dụng Bộ: Đa La Mẫu: 
NAMO RATNA TRAYÀYA. 
NAMAH ÀRYA JNÕÀNA–SÀGARÀYA AMOGHASIDDHI–VYÙHA–
RÀJÀYA TATHÀGATÀYA ARHATE SAMYAK SAMÏBUDDHÀYA. 
NAMAH ÀRYA AVALOKITE‘SVARÀYA BODHISATTVÀYA MAHÀ 
SATTVÀYA MAHÀ KÀRUNÏIKÀYA.  
TADYATHÀ: OM – TURE TUTTÀRE  – SVÀHÀ. 
Để giúp cho đệ tử mau chóng diệt trừ mọi tội nghiệp ác đã gây ra, các bậc Đạo sư Mật Giáo Tây Tạng đã truyền dạy một trong ba bài chú sau: 
1.  OM-NAMAH ÀRYA AVALOKITE’SVARÀYA 
BODHISATTVÀYA – MAHÀ SATTVÀYA – MAHÀ KÀRUNÏIKÀYA.! 
TADYATHÀ: OM – TÀRE TUTTÀRE TURE – SARVA DUSÏTÏÀMÏ 
PARA DUSTÀMÏ MAMA KRÏTE – JAMBHAYA, STAMBHAYA, MOHAYA, 
BANDHAYA HÙM HÙM HÙM PHAT PHAT PHAT – SVÀHÀ. 
NAMAH ÀRYA AVALOKABHAYÀ NARÀ BODHISATTVÀ MAHÀ 
SATTVÀNI ADHISÏTÏHÀNA ‘SUDDHE VI’SUDDHE ‘SODHAYA 
VI’SODHAYA HÙM PHAT SVÀHÀ. 

2.  NAMO RATNA TRAYÀYA! 
NAMAH ÀRYA AVALOKITE ‘SVARÀYA BODHISATTVÀYA MAHÀ 
SATTVÀYA MAHÀ KÀRUNÏIKÀYA.! 
TADYATHÀ: OM TÀRE TUTTÀRE  TURE – SARVA DUSÏTÏÀMÏ 
PARADUSÏTÏÀMÏ MAMAKRÏTE – JAMBHAYA, STAMBHAYA, MOHAYA, 
BANDHAYA HÙM HÙM HÙM PHAT PHAT PHAT! SARVA DUSÏTÏA 
STAMBHANI – TÀRE SVÀHÀ. 
 3.  OM – TÀRANI – TÀRANI – MAHÀ TÀRANI – SVÀHÀ 
 Do tín ngưỡng Tàrà phát triển rất mạnh mẽ và sâu rộng trên đất nước Tây Tạng, nên các bậc Đại sư đã truyền dạy một số định thức về Thần chú để cho các Giáo đồ tiện dùng, Nay chúng tôi xin ghi lại phần định thức do Đức Dalai Lama thứ nhất truyền dạy và do Stephan Beyer biên soạn trong quyển “The cult of Tàrà” từ  trang 208 đến trang 210.  
 1.  Định thức thứ nhất: 
 Omï – Tàre Tuttàre Ture – Sarva …… ‘sàntïimï Kuru – Svàhà  
 -  Trừ Quỷ Thần: Omï – Tàre Tuttàre Ture – Sarva grahàn ‘sàntïimï Kuru - Svàhà . 
-  Trừ chứng nạn:  Omï – Tàre Tuttàre Ture – Sarva Vighnàn ‘sàntïimï Kuru – Svàhà. 
-  Trừ bệnh tật truyền nhiễm :  Omï – Tàre Tuttàre Ture – Sarva Vyàdhìn ‘sàntïimï Kuru – Svàhà. 
-  Trừ nhiệt bệnh: Omï – Tàre Tuttàre Ture – Sarva Jvaràn ‘sàntïimï Kuru – Svàhà. 
-  Trừ bệnh hoạn: Omï – Tàre Tuttàre Ture – Sarva Rogàn ‘sàntïimï Kuru – Svàhà. 
-  Trừ phiền não:  Omï – Tàre Tuttàre Ture – Sarva Upadravàn ‘sàntïimï Kuru – Svàhà. 
-  Trừ sự chết yểu phi thời: Omï– Tàre Tuttàre Ture – Sarva Akàla Mrïtyùn ‘sàntïimï Kuru – Svàhà. 
-  Trừ giấc mơ xấu: Omï – Tàre Tuttàre Ture – Sarva Duhïsvapnànï ‘sàntïimï Kuru – Svàhà. 
-  Trừ sự Bất Tường:  Omï – Tàre Tuttàre  Ture – Sarva Durni mittàni ‘sàntïimï Kuru – Svàhà. 
-  Trừ sự lầm lẫn: Omï – Tàre Tuttàre Ture – Sarva Città Kulàni ‘sàntïimï Kuru – Svàhà. 
 2.  Định thức thứ hai: 

 Omï – Tàre Tuttàre Ture – Sarva …… Raksïamï Kuru – Svàhà  
-  Trừ oan gia và kẻ thù:  Omï – Tàre Tuttàre Ture – Sarva’satrùbhyo Raksïamï Kuru – Svàhà. 
-  Trừ chất độc, các loại độc:  Omï – Tàre Tuttàre Ture – Sarva Visïebhyo Raksïamï Kuru – Svàhà. 
-  Trừ Chú Trớ Yểm Đảo: Omï – Tàre Tuttàre Ture – Sarva Krïtyà – Kàkhordebhyo Raksïamï Kuru – Svàhà. 
-  Trừ binh trận:  Omï – Tàre Tuttàre Ture – Sarva Yudhebhyo Raksïamï Kuru – Svàhà. 
-  Trừ sự phiền não tai nạn: Omï – Tàre Tuttàre Ture – Sarva Bhaya Upadravebhyo Raksïamï Kuru – Svàhà. 
-  Trừ hành động xấu ác:  Omï – Tàre Tuttàre Ture – Sarva Dusïkrïtebhyo Raksïamï Kuru – Svàhà. 
-   
3.  Định thức thứ ba: 
 Om – Tàre Tuttàre Ture  ……  Svàhà. 
 -  Om – Tàre Tuttàre Ture – Sarva bhaya vimocana – Ràja, caura, Agni, Visïa, Udaka bhayàni pra’samaya – Svàhà. 
(Om Tàre Tuttàre Ture – Vượt thoát mọi sự sợ hãi, chận đứng, tiêu diệt sự sợ hãi về: vua chúa, trộm cướp, lửa, thuốc độc, nước - Svàhà) 
-  Om – Tàre Tuttàre Ture – Sarva bandhana – Tadïana – Ràja, Taskara, Agni, Udaka, Visïa ‘sastràni parimocaka – Svàhà. 
(Om Tàre Tuttàre Ture – Vượt thoát mọi sự trói buộc, sự đánh đập, vua chúa, trộm cướp, lửa, nước, thuốc độc, dao gậy - Svàhà) 
-  Om – Tàre Tuttàre Ture – Sarva pàpamï Àvaranïa vi’suddhe – Svàhà. (Om Tàre Tuttàre Ture – Tinh lọc hoàn toàn mọi tội lỗi và chướng ngại – Svàhà )  
Om_ Tàre Tuttàre Ture_ mama dhana sarva cora bandha svàhà ( Omï_ Tàre Tuttàre  Ture_Cột trói tất cả giặc cướp của cải của tôi _ svàhà 
Om_ Tàre Tuttàre Ture_ Asmàn apakàra sarva cora bandha  svàhà ( Omï_ Tàre Tuttàre Ture _Cột trói tất cả trộm cướp, kẻ gây ra thiệt hại cho chúng tôi _ Svàhà ) 
-  Om – Tàre Tuttàre Ture Dhanamï me Dehi – Svàhà. (Omï Tàre Tuttàre Ture – Hãy ban cho tôi sự giàu có - Svàhà) 
 4.  Định thức thứ tư: 

 Om – Tàre Tuttàre Ture …… Pusïtïimï Kuru – Svàhà. 
-  Tăng trưởng Thọ Mệnh, Phước Đức, Trí Tuệ: Omï – Tàre Tuttàre Ture – Mama Àyuhï punïye jnõàna Pusïtïimï Kuru – Svàhà. 
-  Tăng trưởng năng  lực Công Đức:  Omï – Tàre Tuttàre Ture – punïya Pusïtïimï Kuru – Svàhà. 
-  Tăng trưởng Trí Tuệ: Omï – Tàre Tuttàre Ture – Prajnõa Pusïtïimï Kuru – Svàhà. 
Tóm lại: Tuy Thần chú căn bản của các Đa La Tôn có nhiều sự sai khác, nhưng đấy chỉ là pháp  lưu truyền của từng Giòng Phái mà  thôi – Thực tế muốn tu tập Chân Ngôn được hiệu nghiệm thì điều căn bản là phải biết  thành thật với chính mình và người khác – Ngoài ra còn phải giữ gìn kỹ lưỡng Tam quy, Ngũ giới, tám Biệt Giới Giải Thoát đồng thời cần phải tránh xa và diệt trừ cho được tâm ý tự ti mặc cảm và tự cao ngã mạn, phát huy tâm ý bình đẳng như thật – Có như thế Hành Giả mới dần dần thâm nhập vào Tâm Đại Bi của Bản Tôn và thành tựu được mọi lợi ích mà Kinh Điển ghi nhận là: “Nếu tu trì Chân Ngôn này thì hãy cắt đứt sinh tử luân hồi, tiêu trừ các ma chướng, nghiệp chướng, bệnh khổ,… và hay tiêu tai, tăng phước, sống lâu, rộng mở Trí Tuệ – phàm có sự mong cầu thì không có gì không thành tựu – Sau khi mệnh chung sẽ vãng sanh về Thế giới Cực Lạc.”                                                                                                
 12/01/2002 

Huyền Thanh 
dienbatn giới thiệu.

Bài viết liên quan tại chuyên mục:MẬT TÔNG-ĐẠO PHÁP-HUYỀN MÔN

Không có nhận xét nào:

Đặt mua Website này: 100.000 Vnđ - Liên hệ: Click here