PHONG THỦY LUẬN .
PHẦN 5 : THIÊN VĂN VÀ CHIÊM TINH ỨNG DỤNG TRONG PHONG THỦY.
II / MỘT SỐ VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG TRONG THIÊN VĂN VÀ CHIÊM TINH .
( Tài liệu này dienbatn sưu tầm và tổng hợp nên không ghi nguồn .)
I. PHƯƠNG PHÁP XEM SAO
Trên nguyên tắc, người ta có thể quan sát được tinh tượng, tiên tượng:
- Sáng sớm, lúc mặt trời mọc (giờ Mão).
- Trưa, lúc mặt trời chính ngọ (giờ Ngọ).
- Hoàng hôn, lúc mặt trời lặn (giờ Dậu).
- Nửa đêm (giờ Tí).
Sáng, chiều, tối xem sao, đã dĩ nhiên; trưa không xem được sao, nhưng đo được bóng nêu. Cái đó cũng quan hệ như ta đã thấy.
Đó chính là phương pháp vua Nghiêu đã áp dụng. Gustave Schlegel, bình thiên Nghiêu điển của Thư Kinh, đã cho thấy:
Vua Nghiêu sai các thiên văn gia đi bốn phương để quan sát tinh tượng, thiên tượng.
- Thiên văn gia đi về phía Đông, trong mùa Xuân, phải quan sát tinh tượng sáng sớm, khi mặt trời mọc.
- Thiên văn gia đi về phía Nam, trong mùa Hạ, phải quan sát thiên tượng, ban ngày, lúc chính ngọ.
- Thiên văn gia đi về phía Tây, trong mùa Thu, phải quan sát tinh tượng, lúc buổi chiều, khi mặt trời lặn.
- Thiên văn gia đi về phía Bắc, trong mùa Đông, phải quan sát tinh tượng lúc nửa đêm.
Và ông kết luận:
- Xem sao mọc sáng sớm để định mùa Xuân.
- Xem sao lặn buổi chiều cùng với mặt trời để định mùa Thu.
- Xem sao qua đỉnh đầu nửa đêm để định mùa Đông.
- Xem sao qua kinh tuyến phía dưới buổi trưa (trên lý thuyết) để định mùa Hạ.
II. NHỊ THẬP BÁT TÚ.
Người Trung Hoa cho rằng:
- Mùa Xuân sẽ thấy các sao Giác 角, Cang 亢, Đê 氐, Phòng 房, Tâm 心, Vĩ 尾, Cơ 箕 lần lượt hiện ra ở phía trời Đông cùng với trăng rằm.
- Mùa Hạ sẽ cho thấy các sao Tỉnh 井, Quỉ 鬼, Liễu 柳, Tinh 星, Trương 張, Dực 翼, Chẩn 軫 mọc lặn cùng với mặt trời.
- Mùa Thu, sẽ thấy các sao Khuê 奎, Lâu 婁, Vị 胃, Mão 昴, Tất 畢, Chủy 觜, Sâm 參 hiện ra ở phía trời Đông cùng với trăng rằm.
- Mùa Đông, sẽ thấy các sao Đẩu 斗, Ngưu 牛, Nữ 女, Hư 虛, Nguy 危, Thất 室, Bích 璧 mọc lặn cùng với mặt trời.
(Xem hình vẽ trên và xét vị trí của Nhị thập bát tú theo 4 phương hướng, vào lúc sáng sớm, ban ngày, chiều, tối.)
Còn như ta muốn biết mùa nào, mặt trời ở chòm sao nào trong Nhị thập bát tú ta sẽ thấy:
- Mùa Xuân, mặt trời lần lượt ở trong các chòm sao: Khuê, Lâu, Vị, Mão, Tất, Chủy, Sâm.
- Mùa Hạ, mặt trời lần lượt ở trong các chòm sao: Tỉnh, Quỉ, Liễu, Tinh, Trương, Dực, Chẩn.
- Mùa Thu, mặt trời lần lượt ở trong các chòm sao: Giác, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ.
- Mùa Đông, mặt trời lần lượt ở trong các chòm sao: Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích.
Nói cách khác, tùy theo mùa, những chòm sao nói trên sẽ lần lượt mọc và lặn với mặt trời.
Tam Viên nằm ở khu vực giữa của bầu trời – Bắc Thiên Cực. Khu vực dải nằm giữa con đường mà mặt trăng đi qua ban đêm và mặt trời đi qua ban ngày được phân chia theo 28 chòm – 28 Tòa nhà của sao, tức Nhị thập bát Tú. Trong mỗi chòm có một Ngôi sao là chủ tinh, là ngôi nằm gần nhất Bạch đạo, dù ngôi sao đó có thể không phải là sáng nhất.
Có tài liệu nói rằng ghi chép về Nhị thập bát tú đã được tìm thấy có từ thời Chiến quốc, 400 TCN ở Hồ Bắc, và khẳng định nó có sớm nhất là vào thế kỷ 5 TCN, trong Sử Ký cũng viết về các chòm. Nhưng việc phân chia thành các cung theo Ngũ hành thì phải đến đời Tần mới có, và việc gán tên các con vật thì còn muộn hơn, có thể là chịu ảnh hưởng của Ấn Độ, giống như gán các con giáp vào các chi vậy. Điều đáng lưu ý là trong kinh điển Ấn Độ cổ cũng đề cập đến các chòm sao quanh Bạch đạo, và cũng nêu con số 27 hoặc 28. Tuy các chòm không trùng nhau, nhưng trong mối quan hệ giao lưu văn hóa thông qua Phật giáo, chúng cũng được gọi chung là Nhị thập bát Tú.
Quanh Thiên Cực được quy ước chia làm 4 phương Đông Tây Nam Bắc, 28 Tú cũng được chia là 4 cung, mỗi cung 7 chòm, đó là:
Thanh Long – Rồng xanh - phương Đông - hành Mộc, mùa xuân, gồm:
Giác – Cang – Đê – Phòng – Tâm – Vĩ – Cơ.
Bạch Hổ - Hổ trắng - phương Tây - hành Kim, mùa thu, gồm:
Khuê – Lâu – Vị - Mão – Tất – Chủy – Sâm.
Chu Tước – Chim đỏ - phương Nam - hành Hỏa, mùa hạ, gồm:
Tỉnh – Quỷ - Liễu – Tinh – Trương – Dực – Chẩn.
Huyền Vũ – Rùa, rắn đen – phương Bắc, hành Thủy, mùa đông, gồm:
Đẩu – Ngưu – Nữ - Hư – Ngụy – Thất – Bích.
Nếu xếp theo vòng Đông – Tây – Nam – Bắc thì như vậy.
Có thể theo Xuân – Hạ – Thu – Đông thì xuôi chiều kim đồng hồ là Thanh Long – Chu Tước – Bạch Hổ - Huyền Vũ.
Tuy nhiên thường 28 Tinh tú được xếp theo vòng vận động trời đất là Đông – Bắc – Tây – Nam, ngược chiều kim đồng hồ, tức Thanh Long – Huyền Vũ – Bạch Hổ - Chu Tước, vì vậy thứ tự các Tinh tú là : Giác – Cang – Đê – Phòng – Tâm – Vĩ – Cơ – Đẩu – Ngưu – Nữ - Hư – Nguy – Thất – Bích – Khuê – Lâu – Vị - Mão – Tất – Chủy – Sâm – Tỉnh – Quỷ - Liễu – Tinh – Trương – Dực – Chẩn.
Việc đặt tên các Tinh tú cũng đặc biệt. Mỗi tên gồm 3 chữ, chữ đầu là tên gọi tắt như trên, không thống nhất. Trong đó có bộ phận cơ thể (sừng, cổ, tim,…), có đồ vật (đấu, giỏ, lưới, xe), có con người (nữ), con vật (trâu), có kiến trúc (phòng, tường, giếng,…,), có cả các khái niệm (gốc, hư,…). Dường như không có quy tắc. Việc này có lẽ phản ánh tư duy phóng khoáng không gò bó cổ đại.
Chữ thứ 2 là một trong Thất chính lần lượt theo thứ tự: Mộc - Kim - Thổ - Nhật - Nguyệt - Hỏa - Thủy, tinh tú nào có chữ tương ứng sẽ là phù trợ cho Hành tinh ấy. Thuyết Ngũ hành đời Tần đã đem một khuôn khổ quy luật vào đây.
Chữ cuối cùng là tên 1 con vật, gồm cả vật nuôi, vật hoang, và thần thoại.
Con số 7 cũng là một cơ số quan trọng đối với người Trung Hoa. Có học giả cho rằng thời cổ đại người Trung Hoa chưa dùng cơ số 10, mà mới dùng cơ số 7, nên để lại một số dấu vết như tục cúng bảy bảy bốn chín ngày. Con số 7 được dùng trong Đạo giáo nhiều hơn.
Trong đồ hình trên bầu trời, Thanh Long phương Đông nằm ở bên trái, Chòm Giác Đông Nam ở góc dưới bên trái, theo đúng Hậu Thiên bát quái là Trời bắt đầu mở ở Đông Nam, vòng dần lên trên vòng dần lên trên tức là theo phương Nam mà xoay vòng (trên bầu trời phương vị ngược với mặt đất).
Vị trí cụ thể các chòm Nhị thập bát tú trong các bản đồ sau, trong đó ngôi màu trắng là chủ tinh. Đường màu đỏ ở giữa là Thiên xích đạo, đường cong màu xanh là Hoàng đạo.
Chòm Thanh Long – phía Đông, mùa Xuân
Chòm Huyền Vũ – phía Bắc, mùa Đông.
Chòm Bạch Hổ - phía Tây, mùa Thu.
Chòm Chu Tước – phía Nam, mùa Hạ.
Việc phân chia 28 chòm sao này có từ thời cổ đại, và người Trung Hoa không muốn thay đổi những kiến thức của người đi trước, nên họ chấp nhận nó đến hàng ngàn năm sau. Trên thực tế việc dùng 28 chòm có một cái tiện lợi là xác định đường đi của mặt trăng, nhưng có nhiều bất tiện. Trước hết là các chòm không chiếm những cung bằng nhau; có cung như Tỉnh góc lớn hơn 30 độ, trong khi cung Chủy chưa đến 3 độ. Điều này là do độ lớn các chòm chênh lệch quá nhiều, có chòm chỉ có 2 sao, trong khi chòm khác 22 sao. Độ sáng biểu kiến cũng rất khác nhau, rồi có chòm như Chủy gần như nằm lọt vào giữa chòm Sâm, nên không mang tính khoa học.
Trong văn hóa Ấn Độ cũng có 27 hoặc 28 chòm sao nằm trong khu vực mặt trời và mặt trăng đi qua, nhưng không trùng với nhị thập bát tú. Các chòm sao của Ấn Độ mang tính khái quát nhiều hơn, tượng trưng cho tất cả các vì sao trên bầu trời. Vì vậy trong kinh Phật giáo cũng nói đến các chòm sao, và khi sang Trung Quốc, được các hòa thượng biên dịch là Nhị thập bát tú luôn, để thống nhất với quan sát, khoa học và truyền thống bản địa.
Trong cuốn sách Y thuật cổ “Hoàng Đế nội kinh”, Nhị thập bát tú ứng với 28 mạch trong cơ thể, trời xoay một vòng qua hết 28 Tú thì cúng tương ứng với mạch vận động 1 chu trình trong cơ thể con người.
Nhị thập bát Tú (28 sao) luân lưu chủ ngày để đoán cát hung do các nhà chiêm tinh đời Đường đưa ra. Lịch Hội thiên thời Nam Tống đã áp dụng vào Trạch cát theo cách sau:
Nguyên tắc phối 28 tú với các loài Thú.
1-Giác mộc Giao - Đặng Vũ: Tốt
......................
Giác tinh tọa tác chủ vinh xương,
Ngoại tiến điền tài cập nữ lang,
Giá thú hôn nhân sinh quý tử,
Vănh nhân cập đệ kiến Quân vương.
Duy hữu táng mai bất khả dụng,
Tam niên chi hậu, chủ ôn đậu,
Khởi công tu trúc phần mộ địa,
Đường tiền lập kiến chủ nhân vong.
..........................
2-Can kim Long - Ngô Hán: Xấu
..........................
Can tinh tạo tác Trưởng phòng đường,
Thập nhật chi trung chủ hữu ương,
Điền địa tiêu ma, quan thất chức,
Đầu quân định thị hổ lang thương.
Giá thú, hôn nhân dụng thử nhật,
Nhi tôn, Tân phụ chủ không phòng,
Mai táng nhược hoàn phùng thử nhật,
Đương thời tai họa, chủ trùng tang.
...........................
3-Đê thổ Lạc - Giả Phục: Xấu
...........................
Đê tinh tạo tác chủ tai hung,
Phí tận điền viên, thương khố không,
Mai táng bất khả dụng thử nhật,
Huyền thằng, điếu khả, họa trùng trùng,
Nhược thị hôn nhân ly biệt tán,
Dạ chiêu lãng tử nhập phòng trung.
Hành thuyền tắc định tạo hướng một,
Cánh sinh lung ách, tử tôn cùng.
...........................
4-Phòng nhật Thố - Cảnh Yêm: Tốt
.............................
Phòng tinh tạo tác điền viên tiến,
Huyết tài ngưu mã biến sơn cương,
Cánh chiêu ngoại xứ điền trang trạch,
Vinh hoa cao quý, phúc thọ khang.
Mai táng nhược nhiên phùng thử nhật,
Cao quan tiến chức bái Quân vương.
Giá thú: Thường nga quy Nguyệt điện,
Tam niên bào tử chế triều đường.
............................
5-Tâm nguyệt Hồ - Khấu Tuân: Xấu
............................
Tâm tinh tạo tác đại vi hung,
Cánh tao hình tụng, ngục tù trung,
Ngỗ nghịch quan phi, điền trạch thoái,
Mai táng tốt bộc tử tương tòng.
Hôn nhân nhược thị phùng thử nhật,
Tử tử nhi vong tự mãn hung.
Tam niên chi nội liên tạo họa,
Sự sự giáo quân một thủy chung.
.............................
6-Vĩ hỏa Hổ - Sầm Bành: Tốt
Vĩ tinh tạo tác đắc thiên ân,
Phú quý, vinh hoa, phúc thọ ninh,
Chiêu tài tiến bảo, tiến điền địa,
Hòa hợp hôn nhân, quý tử tôn.
Mai táng nhược năng y thử nhật,
Nam thanh, nữ chính, tử tôn hưng.
Khai môn, phóng thủy, chiêu điền địa,
Đại đại công hầu, viễn bá danh.
............................
7-Cơ thủy Báo - Phùng Dị: Tốt
............................
Cơ tinh tạo tác chủ cao cường,
Tuế tuế niên niên đại cát xương,
Mai táng, tu phần đại cát lợi,
Điền tàm, ngưu mã biến sơn cương.
Khai môn, phóng thủy chiêu tài cốc,
Khiếp mãn kim ngân, cốc mãn thương.
Phúc ấm cao quan gia lộc vị,
Lục thân phong lộc, phúc an khang.
.............................
8-Đẩu mộc Giải - Tống Hữu: Tốt
............................
Đẩu tinh tạo tác chủ chiêu tài,
Văn vũ quan viên vị đỉnh thai,
Điền trạch tiền tài thiên vạn tiến,
Phần doanh tu trúc, phú quý lai.
Khai môn, phóng thủy, chiêu ngưu mã,
Vượng tài nam nữ chủ hòa hài,
Ngộ thử cát tinh lai chiến hộ,
Thời chi phúc khánh, vĩnh vô tai.
...........................
9-Ngưu kim Ngưu - Sái Tuân: Xấu
...........................
Ngưu tinh tạo tác chủ tai nguy,
Cửu hoành tam tai bất khả thôi,
Gia trạch bất an, nhân khẩu thoái,
Điền tàm bất lợi, chủ nhân suy.
Giá thú, hôn nhân giai tự tổn,
Kim ngân tài cốc tiệm vô chi.
Nhược thị khai môn, tính phóng thủy,
Ngưu trư dương mã diệc thương bi.
..........................
10-Nữ thổ Bức - Cảnh Đan: Xấu
..........................
Nữ tinh tạo tác tổn bà nương,
Huynh đệ tương hiềm tựa hổ lang,
Mai táng sinh tai phùng quỷ quái,
Điên tà tật bệnh cánh ôn hoàng.
Vi sự đáo quan, tài thất tán,
Tả lị lưu liên bất khả đương.
Khai môn, phóng thủy phùng thử nhật,
Toàn gia tán bại, chủ ly hương.
.........................
11-Hư nhật Thử - Cái Duyên: Xấu
..........................
Hư tinh tạo tác chủ tai ương,
Nam nữ cô miên bất nhất song,
Nội loạn phong thanh vô lễ tiết,
Nhi tôn, tức phụ bạn nhân sàng,
Khai môn, phóng thủy chiêu tai họa,
Hổ giảo, xà thương cập tốt vong.
Tam tam ngũ ngũ liên niên bệnh,
Gia phá, nhân vong, bất khả đương.
..........................
12-Nguy nguyệt Yến - Kiên Đàm: Xấu
..........................
Nguy tinh bât khả tạo cao đường,
Tự điếu, tao hình kiến huyết quang
Tam tuế hài nhi tao thủy ách,
Hậu sinh xuất ngoại bất hoàn lương.
Mai táng nhược hoàn phùng thử nhật,
Chu niên bách nhật ngọa cao sàng,
Khai môn, phóng thủy tạo hình trượng,
Tam niên ngũ tái diệc bi thương.
..........................
13-Thất hỏa Trư - Cảnh Thuần: Tốt
..........................
Thất tinh tạo tác tiến điền ngưu,
Nhi tôn đại đại cận quân hầu,
Phú quý vinh hoa thiên thượng chỉ,
Thọ như Bành tổ nhập thiên thu.
Khai môn, phóng thủy chiêu tài bạch,
Hòa hợp hôn nhân sinh quý nhi.
Mai táng nhược năng y thử nhật,
Môn đình hưng vượng, Phúc vô ưu!
.........................
14-Bích thủy Du - Tang Cung: Tốt
.........................
Bích tinh tạo ác tiến trang điền
Ti tâm đại thục phúc thao thiên,
Nô tỳ tự lai, nhân khẩu tiến,
Khai môn, phóng thủy xuất anh hiền,
Mai táng chiêu tài, quan phẩm tiến,
Gia trung chủ sự lạc thao nhiên
Hôn nhân cát lợi sinh quý tử,
Tảo bá thanh danh khán tổ tiên.
...............................
15-Khuê mộc Lang - Mã Vũ: Xấu
...............................
Khuê tinh tạo tác đắc trinh tường,
Gia hạ vinh hòa đại cát xương,
Nhược thị táng mai âm tốt tử,
Đương niên định chủ lưỡng tam tang.
Khán khán vận kim, hình thương đáo,
Trùng trùng quan sự, chủ ôn hoàng.
Khai môn phóng thủy chiêu tai họa,
Tam niên lưỡng thứ tổn nhi lang.
............................
16-Lâu kim Cẩu - Lưu Long: Tốt
...........................
Lâu tinh thụ trụ, khởi môn đình,
Tài vượng, gia hòa, sự sự hưng,
Ngoại cảnh, tiền tài bách nhật tiến,
Nhất gia huynh đệ bá thanh danh.
Hôn nhân tiến ích, sinh quý tử,
Ngọc bạch kim lang tương mãn doanh,
Phóng thủy, khai môn giai cát lợi,
Nam vinh, nữ quý, thọ khang ninh.
..........................
17-Vị thổ Trĩ - Ô Thành: Tốt
...........................
Vị tinh tạo tác sự như hà,
Phú quý, vinh hoa, hỷ khí đa,
Mai táng tiến lâm quan lộc vị,
Tam tai, cửu họa bất phùng tha.
Hôn nhân ngộ thử gia phú quý,
Phu phụ tề mi, vĩnh bảo hòa,
Tòng thử môn đình sinh cát khánh,
Nhi tôn đại đại bảo kim pha.
.............................
18-Mão nhật Kê - Vương Lương: Xấu
.............................
Mão tinh tạo tác tiến điền ngưu,
Mai táng quan tai bất đắc hưu,
Trùng tang nhị nhật, tam nhân tử,
Mại tận điền viên, bất năng lưu.
Khai môn, phóng thủy chiêu tai họa,
Tam tuế hài nhi bạch liễu đầu,
Hôn nhân bất khả phùng nhật thử,
Tử biệt sinh ly thật khả sầu.
.............................
19-Tất nguyệt Ô - Trần Tuấn: Tốt
.............................
Tất tinh tạo tác chủ quang tiền,
Mãi dắc điền viên hữu lật tiền
Mai táng thử nhâtj thiêm quan chức,
Điền tàm đại thực lai phong niên
Khai môn phóng thủy đa cát lật,
Hợp gia nhân khẩu đắc an nhiên,
Hôn nhân nhược năng phùng thử nhật,
Sinh đắc hài nhi phúc thọ toàn.
.............................
20-Truỷ hỏa Hầu - Phó Tuấn: Xấu
.............................
Truỷ tinh tạo tác hữu đồ hình,
Tam niên tất đinh chủ linh đinh,
Mai táng tốt tử đa do thử,
Thủ định Dần niên tiện sát nhân.
Tam tang bất chỉ giai do thử,
Nhất nhân dược độc nhị nhân thân.
Gia môn điền địa giai thoán bại,
Thương khố kim tiền hóa tác cần.
.............................
21-Sâm thủy Viên - Đỗ Mậu: Tốt
.............................
Sâm tinh tạo tác vượng nhân gia,
Văn tinh triều diệu, đại quang hoa,
Chỉ nhân tạo tác điền tài vượng,
Mai táng chiêu tật, táng hoàng sa.
Khai môn, phóng thủy gia quan chức,
Phòng phòng tôn tử kiến điền gia,
Hôn nhân hứa định tao hình khắc,
Nam nữ chiêu khai mộ lạc hoa.
................................
22-Tỉnh mộc Hãn - Diêu Kỳ: Tốt
...............................
Tỉnh tinh tạo tác vượng tàm điền,
Kim bảng đề danh đệ nhất tiên,
Mai táng, tu phòng kinh tốt tử,
Hốt phong tật nhập hoàng điên tuyền
Khai môn, phóng thủy chiêu tài bạch,
Ngưu mã trư dương vượng mạc cát,
Quả phụ điền đường lai nhập trạch,
Nhi tôn hưng vượng hữu dư tiền.
..............................
23-Quỷ kim Dương - Vương Phách: Xấu
..............................
Quỷ tinh khởi tạo tất nhân vong,
Đường tiền bất kiến chủ nhân lang,
Mai táng thử nhật, quan lộc chí,
Nhi tôn đại đại cận quân vương.
Khai môn phóng thủy tu thương tử,
Hôn nhân phu thê bất cửu trường.
Tu thổ trúc tường thương sản nữ,
Thủ phù song nữ lệ uông uông.
..............................
24-Liễu thổ Chương - Nhậm Quang: Xấu
..............................
Liễu tinh tạo tác chủ tao quan,
Trú dạ thâu nhàn bất tạm an,
Mai táng ôn hoàng đa bệnh tử,
Điền viên thoái tận, thủ cô hàn,
Khai môn phóng thủy chiêu lung hạt,
Yêu đà bối khúc tự cung loan
Cánh hữu bổng hình nghi cẩn thận,
Phụ nhân tùy khách tẩu bất hoàn.
..................................
25-Tinh nhật Mã - Lý Trung: Xấu
..................................
Tinh tú nhật hảo tạo tân phòng,
Tiến chức gia quan cận Đế vương,
Bất khả mai táng tính phóng thủy,
Hung tinh lâm vị nữ nhân vong.
Sinh ly, tử biệt vô tâm luyến,
Tự yếu quy hưu biệt giá lang.
Khổng tử cửu khúc châu nan độ,
Phóng thủy, khai câu, thiên mệnh thương.
.................................
26-Trương nguyệt Lộc - Vạn Tu: Tốt
.................................
Trương tinh nhật hảo tạo long hiên,
Niên niên tiện kiến tiến trang điền,
Mai táng bất cửu thăng quan chức,
Đại đại vi quan cận Đế tiền,
Khai môn phóng thủy chiêu tài bạch,
Hôn nhân hòa hợp, phúc miên miên.
Điền tàm đại lợi, thương khố mãn,
Bách ban lợi ý, tự an nhiên.
.................................
27-Dực hỏa Xà - Bi Đồng: Xấu
.................................
Dực tinh bất lợi giá cao đường,
Tam niên nhị tái kiến ôn hoàng,
Mai táng nhược hoàn phùng thử nhật,
Tử tôn bất định tẩu tha hương.
Hôn nhân thử nhật nghi bất lợi,
Quygia định thị bất tương đương.
Khai môn phóng thủy gia tu phá,
Thiếu nữ tham hoa luyến ngoại lang.
.................................
28-Chẩn thủy Dẫn - Lưu Trực: Tốt
...................................
Chẩn tinh lâm thủy tạo long cung,
Đại đại vi quan thụ sắc phong,
Phú quý vinh hoa tăng phúc thọ,
Khố mãn thương doanh tự xương long.
Mai táng văn tinh lai chiếu trợ,
Trạch xá an ninh, bất kiến hung.
Cánh hữu vi quan, tiên đế sủng,
Hôn nhân long tử xuất long cung.
Trong Phong thủy, Nhị thập bát tú được ứng dụng tại tầng thứ 16 như sau :
TẦNG THỨ 16: 60 LONG PHỐI CÁC SAO ĐỂ ỨNG VỚI
TỨ CÁT SA, THỦY .
28 sao phân ra khắp tất cả trong 60 long, bắt đầu khởi từ Giáp Tý là Giốc mộc giảo, đi thuận đến Ất Sửu là cang kim long, đến Bính Dần là chi thổ lạc, hết 1 vòng lại trở ngược lại, bắt đầu khởi từ Giốc, luân chuyển ra 2 vòng, mỗi sao đều quản 2 long. Chỉ có 4 sao: Giốc, cang, chi (đê), phòng đều được quản 3 long, để cho đủ số 60 mà đủ tra sao khởi quái trì theo xét cách sử dụng của tứ cát, lại còn 1 phép nữa như là 60 long Giáp Tý nạp âm kim long, là Giáp mộc giao quản cục, tức mộc thụ kim long, đây là sao khắc, chịu chế ngự, vậy khi phân kim không nên dùng kim độ tọa huyệt, vì sao mộc chịu khắc quá nhiều thì không tốt, lại như:
Bính Ngọ thủy long nguyên là khuê mộc lang quản cục, là cầm tinh được thủy long, sinh, thật là tốt thượng hạng. Vì vậy được phân kim tọa độ lưỡng nghi thì càng tốt, mọi cái khác cũng vậy sẽ suy ra.
NHỊ THẬP BÁT TÚ PHÂN PHỐI LỤC GIÁP
Có bài tiệp quyết phụ như sau:
Giáp Tý giác hệ, ất Sửu cang
Bính Dần, Đinh Mão, chi phòng dương
Thứ tự bài lai, chí Giáp Tuất
Hư tú quản cục, bất tu trang
Sâm Quý Giáp Thân, chi quy nạp
Giáp Thìn thất hỏa vi định củ
Giải nghĩa: Bài thơ ca dễ nhớ về 28 sao phân phối với 6 Giáp, rất mau hiểu.
Giáp Tý thuộc độ (vi) là sao Giốc; Ất Sửu là sao cang; Bính Dần là sao chi, Đinh Mão là sao phòng; Giáp Tuất là sao hư; sao sâm thuộc về Giáp Thân; sao chi thuộc về Giáp Ngọ; Giáp Thìn thuộc về sao thất, thuộc hỏa; Giáp Dần thì sao quý, quản cục; mỗi vòng có 10 sao luân chuyển đi đủ số độ.
Xét thiên này là định luật lệ về cầm tinh cai quản vị trí ở trong la bàn, như: Giáp Tý long mà xuyên được vào sơn phận của sao giác – mộc giao cai quản, thì Giáp Tý là kim long; giác là mộc tú, là kim long khắc sao mộc, lại thêm cái hành long là kim độ của hỗn thiên nữa, đó là cầm tinh chịu khắc, thì dù là long, huyệt, sa, thủy được khẩn mật, tốt đẹp cũng chỉ phát tạm thời 1 ít thôi, rồi sau tất bị bại tuyệt, vì sinh ra nhiều tai họa; bệnh lao, giặc cướp bóc, chết đường xá v.v… Lại như Bính Tý là thủy long, xuyên được vào sơn phận của sao khuê mộc lang quản lý, là thủy sinh mộc, lại được long, huyệt, sa, thủy toàn mỹ, lập hướng hợp pháp thì phát phú quý vô cương. Cầm tinh nên chịu Thân hãm (chế ngự) cũng không tốt lành. Tức như đất mộ tổ nhà ông Giã Mộ Tướng, hư danh tự đạo, ở huyện Thiên thai bên Trung quốc làm Dậu sơn, Mão hướng là lữ đậu Lôi, quẻ quy muội, hào tam là Đinh Sửu sao bích trì thế, sao tốt quản cục, Kỷ Dậu lại thuộc Đinh Dậu, xuyên được sao Vỹ quản sơn, hay lấn át sao trì thế, hợp tính từ bản sơn luân chuyển những năm tiếp theo đi thuận đến Đinh Dậu 6 vòng là thấy tai họa ngay lập tức. Vậy sách có ghi mấy câu thi ca:
“Kim tinh, Bích thủy, Du Tinh hiện
Tối Kỷ kim ô, thăng bảo điện
Chính diện chư hầu bán diện Quân
Quý cậu sinh nhân, thụ âm quyền
Lục thập niên hậu cáp nghi thiên
Vỹ hỏa bỏ tinh quả xuất hiện
Mã đầu hỏa điệm chủng thiên Hồng
Phá liễu kim ô Thượng bảo Điện
Địa hình, thiên tượng, sát khí đông đáo thử linh nhân vô nhãn kiến
Thiên cơ bí mật bất dong thức địa ký lầu Vi Thiên cổ nghiệm”
Giải nghĩa: Kim tinh và sao bích Thủy Du hiện, tất rừng là thấy vầng kim ô (mặt trời)
lên bảo điện, tức là làm Thừa Tướng chính ở trước mặt là chư hầu Quốc, một nửa quyền hành là thay mặt vua. Quý hậu sinh ra người được ân hưởng phúc lớn. Nhưng sau 60 năm phải cấp tốc dời mộ đi chỗ khác, bởi sao Vỹ là hỏa hổ sẽ xuất hiện, tức là lửa ở đầu ngọn bốc cháy đỏ rực trời, phá tan vầng kim ô và tòa bảo điện. Sát khí ở địa hình cũng như sát khí ở thiên tượng.
Đến lúc đó mới biết là mắt người thường không thể thấy được. Sự bí mật của Thiên cơ chẳng dễ mà biết trước. Nhà địa lý ghi để lại cho ngàn đời kinh nghiệm mà xem. Đó là nói: phương vị của loan đầu chịu khắc, mà sao trì thế lai chịu thôn hãm (lấn áp nuốt mất) Những cầm tinh ở trong mười hai chi phương điện, nhập viên, là sao Đại cát của huyệt, lai nên cùng với sao của phương thủy lai là tương sinh hay tỷ hòa thì mới tốt lành.
Phương pháp, thì lấy 2 sao tàng ẩn ở dưới long thấu địa, dùng địa bàn tìm lấy 4 sao cát của Sa Thủy, cầm tinh trì thế, làm thấu địa long nạp âm, là trong ngoài cùng nhau, lại phải xét tới cái hỗn thiên độ tương khắc, là quan sát đó, nên cẩn thận xem kỹ lúc mới được.
Sao tốt lành là: kim, thủy, nhật, nguyệt, đó là tứ tú hội hợp 1 chỗ, nên gọi là (hỗn thiên khai bảo chiếu, kim thủy Nhật Nguyệt phùng).
Dục tri Tứ cát, hội hà cục
Hư nhị, quỷ cứ, câm cơ lục
Tất lai bản cung, chi tại Tam
Khuê ngũ, dực thất, tương kế lục
Thức đắc âm, dương thuận nghịch tâm
Ngã kim lập pháp kham truyền thuật
Dương độn tiên tiên, thuật vị
Âm độn thoái cung nghịch vị
Giải nghĩa: Muốn biết 4 sao lãnh hội ở cục nào thì:
Sao hư ở cung thứ 2, sao quy ở cung 4, sao cơ ở cung 6, sao tất ở bản cung, sao chi ở cung 3, sao khuê ở cung 5, sao dực ở cung 7 nối tiếp nhau. Phải biết phép thuận nghịch của âm dương mới tìm được. Nay tôi lập pháp truyền lại cho biết là:
Quẻ độn là dương thì tiến về phía trước mặt, đi thuận vị; quẻ độn là âm thì lùi lại về cung đằng sau, chuyển ngược lại đi
Tại tầng La kinh thứ 25 .
TẦNG THỨ 25:
THẬP NHỊ CUNG PHÂN DÃ
Người đời thường thường là chỉ biết cái có phương tốt phát tài đa lộc mà không biết là do ảnh hưởng của phong thủy. Thí dụ: thấy một vùng địa mà ở trên Thân long có tinh phong tủng tú (cao vót), an thủy thanh kỳ thì phải tra xem cung vị đó là phương thuộc về đâu? Thì biết là ở vùng đó có người sẽ được hưởng phúc lộc về sơn, thủy mỹ lệ đó. Chẳng hạn như: cung Thìn thì thuộc về địa phận Châu quận của nước Trịnh thì người ở trong Châu huyện đó sẽ làm quan, hưởng lộc về sơn, thủy đó, ứng nghiệm không sai. Vả lại, phân địa vị ranh giới 12 cung xưa, nay thay tên, đổi dạng khác rồi. Xưa gọi là quốc, thời nay gọi là Tỉnh, Phủ, Châu, Huyện v.v… Cho nên phân đã bất đồng, nên có đọc cuốn Đại Thanh nhất thống chí mới rõ.
THẬP NHỊ CUNG PHÂN DÃ
Chỉ có 4 cung chính là Tý, Ngọ, Mão, Dậu được 3 sao, còn các cung khác mỗi cung chỉ
có 2 sao; mà 4 sao là Phòng, Hư, Mão, Tinh là nhật tú là Trung cung.
Tại tầng thứ 26 của La kinh.
TẦNG THỨ 26:
CÁC PHẬN ĐỘ CỦA 28 SAO
Trên đây phân độ và vị trí của 28 sao mà chỉ có 12 cung
Tầng 36 của La kinh.
TẦNG THỨ 36:
LÀ 28 SAO PHỐI VỚI 24 SƠN
Hai mươi tám sao, chu vi có 365 độ 25 phân, trên La kinh đã ghi phân ly từng cung độ rõ rệt là lý tự nhiên, thứ tự không hỗn độn. Mỗi độ là 10 phân, lấy 1 độ chia ra làm 4, tức ¼ được 25 phân, nhưng có độ lớn (chữ là thái độ ), độ nhỏ là (sao độ ). Thái độ bằng 9 phân của 1 độ, sao độ bằng nửa độ, tức là ½ của 1 độ, nửa độ là 5 phân. Sao độ 6 phân thì hơn 1 phân, nói về độ lớn thì không đủ 100 phân như là: sao Chân có 18 độ 99 phân, tức thiếu đi 1 phân, đó là không đủ 1 độ. Lại như bao độ 95 Phân ở trong, là thiếu đi mất 5 phân, cũng đều không đủ 1 độ. Vì vậy mà xưa nay có 4 cuốn lịch chép đều khác nhau: lịch Thông Thiên thì ghi sao nữ qua cung Tý 95 phân thiếu 9. Lịch Khai Hy thì ghi sao nữ 92 phân thiếu 9. Lịch Hội Thiên thì chép sao nữ 92 phân thiếu 8. Lịch Thu Thời thì ghi sao nữ 96 phân thiếu 3. Tra xét cổ lịch về thái dương mọc, về thời vua Nghiêu thì chép: mọc ở độ sao cơ, thời nay mọc ở độ sao hư.
Vì khí tiết hậu bạc, viễn cận bất đông, nên có sự nhiều ít khác nhau. Theo lịch của triều ta thì rõ rệt để cứu xét, tôi căn cứ vào sự sai biệt đó để suy luận thì thấy lịch hàng năm, đều thay đổi, không triều đại nào là không mà lịch của tây (tây gọi là dương lịch, á gọi âm lịch) dương thì rất hợp vậy độ của các sao ở một bàn trong La kinh nên đổi cũ theo mới, để tiện việc thu sơn xuất sát, su cát, tị hung, làm phúc cho người đời. Xưa Lai Công lấy 28 sao để xem sa, chính là ở lẽ này vậy. Mỗi phương có 7 vì sao, mà sơn chỉ có 6 sơn. Theo thiên thôi quan thì sao liễu phối Đinh, sao tinh phối Ngọ, sao trương phối Bính, sao dực phối Ất, chỉ có 1 sao Chấn là không phối với sơn nào cả, tức là thiếu không có sơn để phối. Tý, Ngọ, Mão, Dậu là 4 ngôi chính, nên đem nhật nguyệt, nhị tú mà song phối, còn các sơn khác thì mỗi sơn phối 1 sao, mới ổn định được. Những sơn phối lại có thứ tự là: sơ quan, trung quan, mạt quan như sao thất hỏa chư có 17 độ, thì độ 1 và độ 2 là sơ quan, độ 8 và 9 là trung quan, độ 16 và 17 là mạt quan. Nhưng lấy thời tiết chuyển đi mà tính ngày thì độ 16 và 17 là sơ quan, độ 8 và 9 là trung quan, độ 1 và 2 là mạt quan, như thế ta đủ thấy độ số của các sao, cùng với sự tiêu sa ở nhân bàn, trong thông, sự cát hung chóng, chậm đều căn cứ ở trong đó mà phân biệt ra, phần này ở trung châm nhân bàn, đưa chuyển và phân phối 28 sao với 24 sơn như là: Tốn giác, Thìn cang, Ất chi, Mão phòng, Tân Giáp, vỹ Dần, cơ Cấn, đẩu Sửu, ngưu Quý, nữ Tý, hư và nguy là Nhâm, thất Hợi, bính Kiền, khuê Tuất, lâu Tân, vị Dậu, Mão Canh, tất Thân, chủy Khôn, sâm Mùi, tỉnh Đinh, Quý Ngọ, liễu và tinh là Bính, trương dực là Tị, Chấn, đó là đủ 28 sao.
Đây là ai tinh nhân bàn, hợp với 365 độ, chu vi quanh vòng trời qua 28 sao. Thượng quan, trung quan, mạt quan, mỗi sơn 1 sao, chỉ có Tý, Ngọ, Mão, Dậu là 4 ngôi chính, lấy song tinh nhật, nguyệt phối với đó, có dùng về việc tiêu sa, là diệu quyết của thiên cư.
( dienbatn sẽ đi sâu vào việc này trong phần LA KINH THẤU GIẢI ).
Xin xem tiếp bài 27. dienbatn.
có 2 sao; mà 4 sao là Phòng, Hư, Mão, Tinh là nhật tú là Trung cung.
Tại tầng thứ 26 của La kinh.
TẦNG THỨ 26:
CÁC PHẬN ĐỘ CỦA 28 SAO
Trên đây phân độ và vị trí của 28 sao mà chỉ có 12 cung
Tầng 36 của La kinh.
TẦNG THỨ 36:
LÀ 28 SAO PHỐI VỚI 24 SƠN
Hai mươi tám sao, chu vi có 365 độ 25 phân, trên La kinh đã ghi phân ly từng cung độ rõ rệt là lý tự nhiên, thứ tự không hỗn độn. Mỗi độ là 10 phân, lấy 1 độ chia ra làm 4, tức ¼ được 25 phân, nhưng có độ lớn (chữ là thái độ ), độ nhỏ là (sao độ ). Thái độ bằng 9 phân của 1 độ, sao độ bằng nửa độ, tức là ½ của 1 độ, nửa độ là 5 phân. Sao độ 6 phân thì hơn 1 phân, nói về độ lớn thì không đủ 100 phân như là: sao Chân có 18 độ 99 phân, tức thiếu đi 1 phân, đó là không đủ 1 độ. Lại như bao độ 95 Phân ở trong, là thiếu đi mất 5 phân, cũng đều không đủ 1 độ. Vì vậy mà xưa nay có 4 cuốn lịch chép đều khác nhau: lịch Thông Thiên thì ghi sao nữ qua cung Tý 95 phân thiếu 9. Lịch Khai Hy thì ghi sao nữ 92 phân thiếu 9. Lịch Hội Thiên thì chép sao nữ 92 phân thiếu 8. Lịch Thu Thời thì ghi sao nữ 96 phân thiếu 3. Tra xét cổ lịch về thái dương mọc, về thời vua Nghiêu thì chép: mọc ở độ sao cơ, thời nay mọc ở độ sao hư.
Vì khí tiết hậu bạc, viễn cận bất đông, nên có sự nhiều ít khác nhau. Theo lịch của triều ta thì rõ rệt để cứu xét, tôi căn cứ vào sự sai biệt đó để suy luận thì thấy lịch hàng năm, đều thay đổi, không triều đại nào là không mà lịch của tây (tây gọi là dương lịch, á gọi âm lịch) dương thì rất hợp vậy độ của các sao ở một bàn trong La kinh nên đổi cũ theo mới, để tiện việc thu sơn xuất sát, su cát, tị hung, làm phúc cho người đời. Xưa Lai Công lấy 28 sao để xem sa, chính là ở lẽ này vậy. Mỗi phương có 7 vì sao, mà sơn chỉ có 6 sơn. Theo thiên thôi quan thì sao liễu phối Đinh, sao tinh phối Ngọ, sao trương phối Bính, sao dực phối Ất, chỉ có 1 sao Chấn là không phối với sơn nào cả, tức là thiếu không có sơn để phối. Tý, Ngọ, Mão, Dậu là 4 ngôi chính, nên đem nhật nguyệt, nhị tú mà song phối, còn các sơn khác thì mỗi sơn phối 1 sao, mới ổn định được. Những sơn phối lại có thứ tự là: sơ quan, trung quan, mạt quan như sao thất hỏa chư có 17 độ, thì độ 1 và độ 2 là sơ quan, độ 8 và 9 là trung quan, độ 16 và 17 là mạt quan. Nhưng lấy thời tiết chuyển đi mà tính ngày thì độ 16 và 17 là sơ quan, độ 8 và 9 là trung quan, độ 1 và 2 là mạt quan, như thế ta đủ thấy độ số của các sao, cùng với sự tiêu sa ở nhân bàn, trong thông, sự cát hung chóng, chậm đều căn cứ ở trong đó mà phân biệt ra, phần này ở trung châm nhân bàn, đưa chuyển và phân phối 28 sao với 24 sơn như là: Tốn giác, Thìn cang, Ất chi, Mão phòng, Tân Giáp, vỹ Dần, cơ Cấn, đẩu Sửu, ngưu Quý, nữ Tý, hư và nguy là Nhâm, thất Hợi, bính Kiền, khuê Tuất, lâu Tân, vị Dậu, Mão Canh, tất Thân, chủy Khôn, sâm Mùi, tỉnh Đinh, Quý Ngọ, liễu và tinh là Bính, trương dực là Tị, Chấn, đó là đủ 28 sao.
Đây là ai tinh nhân bàn, hợp với 365 độ, chu vi quanh vòng trời qua 28 sao. Thượng quan, trung quan, mạt quan, mỗi sơn 1 sao, chỉ có Tý, Ngọ, Mão, Dậu là 4 ngôi chính, lấy song tinh nhật, nguyệt phối với đó, có dùng về việc tiêu sa, là diệu quyết của thiên cư.
( dienbatn sẽ đi sâu vào việc này trong phần LA KINH THẤU GIẢI ).
Xin xem tiếp bài 27. dienbatn.
Không có nhận xét nào: