PHONG THỦY LUẬN .
PHẦN 3 : KHẢO QUA MÔN CẢM XẠ PHONG THỦY.
6/ BÀI THAM KHẢO THÊM.
“Tia đất” và các hiện tượng kỳ bí
Bạn đang sống trong một không gian, mà ở đó bạn cảm thấy sức khỏe dồi dào, tinh thần sảng khoái. Ngược lại, có những nơi vừa đặt chân đến, bạn đã có cảm giác mệt mỏi, sức khỏe yếu đi... Tại sao có những vùng “địa linh, nhân kiệt”, xuất hiện nhiều người tài, lại có chốn “tử địa”, bệnh tật, chết chóc? ...
Tia dat ky bi Bạn đang sống trong một không gian, mà ở đó bạn cảm thấy sức khỏe dồi dào, tinh thần sảng khoái. Ngược lại, có những nơi vừa đặt chân đến, bạn đã có cảm giác mệt mỏi, sức khỏe yếu đi... Tại sao có những vùng “địa linh, nhân kiệt”, xuất hiện nhiều người tài, lại có chốn “tử địa”, bệnh tật, chết chóc?
Câu trả lời: “Tia đất” là một nguyên nhân khách quan gây nên những điều huyền bí này. Điều này được kỹ sư Vũ Văn Bằng-nhiều người mệnh danh là “thầy phù thủy” trong việc tìm nước ngầm, tìm hài cốt-khẳng định. Vậy “tia đất” là gì? Tác hại của nó thế nào?
Lý thuyết về “tia đất” có từ thời cổ đại
Có thể định nghĩa “tia đất” như thế nào, thưa ông?
Theo truyền thống khi tìm đất để làm nhà, đặt mồ mả... việc đầu tiên là tìm “đất lành”, tránh “đất dữ”. Để gặp “lành”, tránh “dữ” người xưa dùng thuyết phong thủy và xuất hiện những người chuyên làm nghề này gọi là “thầy địa lý”. Câu chuyện về phong thủy thường gắn liền với một cái gì đó thần bí và khó giải thích, vì vậy đã bị nhiều người khoác cho cái vỏ bọc mê tín. Ở các nước phương Tây họ ít dùng thuật phong thủy mà dùng một phương pháp khác, đó là phát hiện và xử lý những tia năng lượng phát lên từ dưới đất gọi nôm na là “tia đất”.
Hiểu một cách phổ thông nhất thì đó là những tác động của một loại “trường địa điện từ” mà trường này tùy vào cường độ mạnh nhẹ tác động lên con người. Loại trường này hiện diện ở khắp mọi nơi. Trong lòng đất, trong vật liệu xây dựng, nhà cửa... Cho đến nay, hầu hết các nhà nghiên cứu về “tia đất” mới chỉ dừng ở mức xác định được sự hiện diện và mức độ ảnh hưởng của nó tới sức khỏe con người. Còn bản chất thực của “tia đất” vẫn bỏ ngỏ.
Ai phát hiện ra “tia đất”? Ông có phải là người Việt Nam đầu tiên áp dụng “tia đất” vào cuộc sống không, thưa ông?
Trong sách cổ Trung Hoa có ghi vào năm 2000 trước Công nguyên vua Ngu Hoàng nhà Thuấn ( 2205-2197 tr.CN) rất giỏi trong việc dò tìm các mỏ quặng, các mạch nước ngầm, của cải chôn giấu dưới đất. Vào thời Phục Hưng ở châu Âu, đặc biệt ở Đức, Pháp, Ý… rộ lên nghề dùng “đũa thần” hình chữ Y và con lắc tìm những thứ dưới mặt đất mà họ muốn. Như thế, người xưa đã biết vận dụng những kiến thức về “tia đất” để phục vụ cuộc sống. Trong đó, theo tôi biết, người Ai Cập cổ đại là những chuyên gia hàng đầu về “tia đất”.
Năm 1958, tôi học tại Đại học Bách khoa Hà Nội, ngành Địa chất công trình. Mặc dù học ngành khoa học về công trình nhưng quả thực tôi chưa hề biết gì về cái gọi là “tia đất”. Năm 1990, khi sang Ba Lan học, tôi biết có một công ty (của Ba Lan) chuyên xử lý các tia có năng lượng xấu cho các công trình, trong đó có cả nhà ở. Tôi đến tận nơi tìm hiểu và sau khi hiểu ra, tôi hoàn toàn bị chinh phục. Từ đó, tôi say mê tìm hiểu về tác động của “tia đất” lên con người.
Hiện nay, có thể áp dụng lý thuyết về “tia đất” như thế nào vào cuộc sống?
Nhờ áp dụng kiến thức về “tia đất”, chúng ta có thể xác định được nơi đất tốt, đất xấu cho sức khỏe con người; tìm nước ngầm, khoáng sản; xác định các vị trí rò rỉ của các ống dẫn nước, dẫn dầu dưới lòng đất; tìm kiếm mồ mả, hài cốt…
Nơi có “tia đất” xấu sẽ sinh bệnh, “tia đất” tốt chữa được bệnh
“Tia đất” có những tác động như thế nào đến đời sống?
Con người ta hằng ngày đều tiếp xúc với “tia đất” nhưng đa số là với các “trường địa điện từ” rất nhỏ ít ảnh hưởng đến con người. Chỉ những nơi có “tia đất” phát mạnh thì mới có ảnh hưởng rõ rệt.
“Tia đất” bao gồm cả những tia phát ra từ vỏ cứng của Trái Đất và lan tỏa trên mặt đất dưới dạng sóng và trường. Do các sóng này va đập vào các tác động khác của tự nhiên nên sản sinh ra các bức xạ điện từ. Nếu là các bức xạ có liên quan đến mạch nước ngầm và phóng xạ thì sự nguy hại đến sức khỏe con người tăng lên gấp bội lần.
Tất cả các kết quả nghiên cứu đã công bố cho thấy “tia đất” có nguồn gốc từ phóng xạ và dòng nước chảy dưới mặt đất đều có hại tới sức khỏe con người dưới dạng bệnh lý như: đau đầu, khó thở, huyết áp tăng, rối loạn tuần hoàn máu, đau cơ bắp, giảm sức đề kháng, lâu dần dẫn đến ung thư. Trong đa số trường hợp bệnh lý không rõ ràng (ốm không ra ốm, khỏe không ra khỏe) khó khăn cho bác sĩ chẩn đoán bệnh.
Bác sĩ Ha-gơ thuộc Hội khoa học Y tế Đức cùng các đồng nghiệp người Ba Lan đã tiến hành khảo sát những căn nhà của 5.348 người bị chết vì bệnh ung thư ở thành phố Ste-tin (Ba Lan) cho thấy: hầu hết họ đã sống và ngủ ở những nơi có “tia đất” xấu có cường độ mạnh.
Như vậy, “tia đất” có ảnh hưởng xấu, cần phải loại trừ?
Không phải thế, bên cạnh những nơi có “tia đất” xấu thì lại có những nơi có “tia đất” rất tốt. Con người sống ở nơi này sẽ khỏe mạnh, khí chất thông minh. Đây chính là tiền đề để hình thành những vùng “địa linh, nhân kiệt”. Hay như người xưa vẫn quan niệm rằng nếu tìm ra những “long mạch” để an táng phần mộ tổ tiên ở đó thì con cháu sẽ “phát lộc, phát tài”. Những nơi “long mạch” ấy chính là nơi có “tia đất” rất tốt.
“Tia đất” xấu có thể làm con người sinh bệnh tật. Ngược lại, những nơi “tia đất” tốt lại có tác dụng chữa bệnh. Dư luận từng xôn xao về những “khu đất lạ” mà người bệnh đến đó khỏe ra. Điều này có cơ sở khoa học của nó. Tuy nhiên, những khu đất ấy không phải và không thể chữa được bách bệnh mà nó chỉ giúp người bệnh cảm thấy sức khỏe tốt hơn, khí huyết lưu thông. Chắc chắn nó không thể chữa được những bệnh truyền nhiễm.
Chuyện dùng thần giao cách cảm để tìm hài cốt có liên quan tới “tia đất”?
Ông có nói hài cốt khi được chôn dưới lòng đất sẽ phát ra các tia đặc biệt. Liệu đây có phải là nguyên nhân xuất hiện những câu chuyện thần bí về việc đi tìm mộ?
Hài cốt khi ở trong lòng đất sẽ phát sinh một loại sóng đặc biệt. Người bình thường cũng nhận được loại sóng này nhưng không giải mã được. Chỉ những ai có khả năng đặc biệt, mà theo tôi là trong người họ có một thứ gen rất nhạy cảm, sẽ trở thành an-ten để thu nhận những sóng đó. Những người có khả năng siêu việt kia, lúc đầu có thể chỉ là những người bình thường, chỉ sau khi gặp những biến cố như ốm nặng, điện giật, tai nạn thì các gen đặc biệt mới được kích hoạt. Và khả năng đặc biệt ấy không tồn tại vĩnh viễn. Đến một thời điểm nào đó, nó tự mất đi.
Còn những chuyện mê sảng thấy vong hồn hiện về?
Nghe thì có vẻ mê tín, nhưng hiện tượng này cũng có thể lý giải dưới góc độ khoa học về “tia đất”. Các hài cốt phát ra “tia đất” không tốt. Nếu dưới nền nhà mà có hài cốt thì những người sống trong nhà đó sẽ chịu những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe, hay gặp chuyện mộng mị. Để chấm dứt, đầu tiên phải chuyển hài cốt đi nơi khác, sau đó tiếp tục dùng các chất cần thiết để trung hòa các “tia đất” xấu còn rơi rớt lại.
Hóa giải “tia đất” xấu bằng cách nào?
Khi đã phát hiện được “tia đất” xấu, có thể dùng than hoạt tính để trung hòa nó. Than hoạt tính có tác dụng hấp thụ trường địa điện từ rất tốt, hay nói cách khác nó có tác dụng khử từ. Ở phương Tây, người ta dùng thạch anh để trung hòa “tia đất”. Tuy nhiên, thạch anh hiếm, giá thành đắt hơn than hoạt tính rất nhiều. Ta có thể dùng than hoạt tính chôn xuống nền nhà, hoặc chỉ cần để mỗi góc nhà một giỏ than hoạt tính. Sau 2 năm, nếu “tia đất” lại tiếp tục tác động thì đặt tiếp than hoạt tính mới.
Chi phí để “hóa giải” có lớn không?
Thấp nhất chỉ cần vài trăm nghìn đồng.
Người ta kể rằng ông đã giúp rất nhiều nơi loại trừ “tia đất” độc?
Tại Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Bình, nhân viên làm việc ở đây luôn có hiện tượng mỏi mệt, bất an. Thậm chí, có người đã đi gặp thầy cúng để giải hạn. Tôi đến đo và nhận thấy có tác động của “tia đất”, do dưới nền đất nằm trong khuôn viên Sở có khá nhiều mồ mả, hài cốt. Sau khi dùng than hoạt tính để khử từ, mọi người trong Sở không còn cảm thấy trạng thái mệt mỏi nữa. Hay như chính nội tộc nhà tôi ở Đại Mỗ (Hà Tây), có người trong nhà hay ốm đau kéo dài mà đi khám không tìm ra nguyên nhân. Tôi mang máy về đo và phát hiện trong nền nhà có hài cốt liền dùng than hoạt tính khử từ và mọi người từ đó hết ốm đau. Đến nay, tôi đã khử từ ở hơn 600 nhà dân và nhiều cơ quan.
Nếu ở các nhà xây cao hoặc chung cư thì “tia đất” có tác động lên sức khỏe con người không?
Tôi đã thử và thấy rằng ở trên tầng cao của chung cư, “tia đất” vẫn tác động. Thậm chí nhiều vật liệu xây dựng hiện nay cũng phát ra “tia đất” rất mạnh như đá Granite, gạch men, thép sản xuất… Ngay cả những đường ống dẫn nước lên các tầng cao của các căn hộ chung cư cũng có khả năng phát ra “tia đất” ảnh hưởng đến sức khỏe con người, vì vậy phải tính toán vị trí lắp đặt cho phù hợp.
Làm thế nào để nhận biết khu đất tốt, không có những “tia đất” độc hại?
Thường những nơi cao ráo, thoáng đãng rất có lợi cho sức khỏe. Những nơi ẩm thấp, tối tăm, gần sông suối, ao hồ thường có “tia đất” xấu tác động mạnh. Một vài vùng đồng bằng ven sông của ta có địa thế thấp nên xuất hiện nhiều “tia đất” bất lợi.
Ở các nước như Đức, Ba Lan, Áo, Anh, Pháp, Mỹ…, các bác sĩ là người đi tiên phong trong lĩnh vực dò tìm “tia đất” để di chuyển bệnh viện hoặc giường bệnh cho bệnh nhân đến vị trí không có “tia đất” xấu. Đây được coi là phương pháp phòng và chữa bệnh đầu tiên phải nghĩ đến của các bác sĩ trước khi khám và can thiệp bằng thuốc. Nước Đức đã có luật, khi bán đất hay nhà ở cho người khác trong thủ tục chuyển nhượng phải kèm theo chứng nhận ở đó không có “tia đất” độc hại. Trong điều kiện quỹ đất ngày càng eo hẹp hiện nay, nếu không thể chọn được mảnh đất tốt, khi xây nhà cần phải áp dụng các biện pháp để khử “tia đất” xấu.
( HỒ QUANG PHƯƠNG -Báo Quân Đội Nhân Dân )
LỜI BÀN CỦA DIENBATN.
Cảm xạ phong thủy là một công cụ hỗ trợ rất cần thiết và tuyệt vời đối với bất cứ ai nghiên cứu và thực hành Phong thủy. Nó như một chiếc đèn chiếu sáng cho con đường nghiên cứu của mỗi chúng ta. Cảm xạ mang lại cho chúng ta rất nhiều khả năng mà những môn học khác không làm được. Khi luyện tập đến một mức độ nào đó, chúng ta dễ dàng cảm nhận được sự di chuyển của những dòng Khí , những điều còn bị chôn dấu ở dưới mặt đất. Ngày xưa các cụ không gọi là Phong thủy mà gọi là Địa lý - Tức là nghiên cứu cái lý của đất. Nếu không hiểu rõ dưới lòng đất mình đang đứng như thể nào ? Có cái gì đang vận động, có mồ mả, xương cốt không ? Có những phay đất dịch chuyển không ? Có những dòng nước ngầm dịch chuyển theo phương nào thì dù chúng ta có học nhuần nhuyễn những môn khác như Bát trạch, Huyền không cũng chỉ là cái vỏ, chưa thấu đáo tận cùng của cái ruột Phong thủy. Tuy nhiên nếu các bạn muốn luyện tập môn Cảm xạ, dienbatn khuyên các bạn tìm đến những trung tâm cảm xạ của bác sĩ Dư Quang Châu hoặc tìm những Thày có khả năng về Cảm xạ nhờ hướng dẫn. nếu các bạn tự ý tập , đôi khi gây nên những hậu quả tai hại khó sửa chữa.
Phong thủy chính là tổng hợp tất cả những hiểu biết của con người nhằm sống hòa hợp cùng thiên nhiên, tận dụng tất cả những cái tốt và xấu của thiên nhiên cho mục đích sống của con người.Trong Tam tài THIÊN - ĐỊA - NHÂN , con người sánh vai cùng Trời - Đất và có quyền sống sánh ngang Trời - Đất khi hiểu rõ nguyên lý : Nhất bản tán vạn thù - Vạn thù quy ư nhất bản.Chúc các bạn thành công trên đường học tập , nghiên cứu của mình. Thân ái. dienbatn.
PHẦN 4.
KHẢO QUA MÔN DƯƠNG TRẠCH TAM YẾU.
Lời bàn : "Dương trạch tam yếu" là cuốn sách nói về phương pháp xây dựng nhà ở theo thuật phong thủy Đông phương cổ. Sự ứng dụng của cuốn sách được nhiều người cho là hữu hiệu. "Dương trạch tam yếu" cho rằng nhà ở có ba điểm chính là: Cổng chính, phòng chủ và bếp (môn, chủ, táo). Từ những vị trí chủ yếu trên tốt hay xấu, phù hợp hay khắc kỵ sẽ có ảnh hưởng đến cuộc sống và gia đình gia chủ; bốn loại trạch khác nhau: Tĩnh trạch, Đông trạch, Biến trạch, Hóa trạch; chỉ dẫn cách phiên tinh và cách tính đăng diện, đắc vị hay thất vị cho các du niên tốt như Snh khí, Diên niên, Thiên y hoặc cho các sao tốt như Tham lang, Vũ khúc, Cự môn...
"Dương trạch tam yếu - Đồ giải" lấy bản "Dương trạch tam yếu" nói trên làm bản nền, để tiến hành biên tập lại theo phong cách hiện đại. Mục đích của cuốn sách là chuyển hóa những lý luận phong thủy tinh thâm uyên bác vận dụng vào trong thực tiễn là bố cục phong thủy của nhà ở hiện đại. Hy vọng cuốn sách sẽ trở thành cẩm nang hữu ích cho bạn đọc trong lĩnh vực lựa chọn môi trường sống, bố cục nhà ở, cửa hàng, công ty, giải đáp những thắc mắc thường gặp về bố cục phong thủy, cải thiện môi trường sống, đem lại những gợi ý thiết thực giúp bạn tiến tới một cuộc sống và vận mệnh tốt đẹp hơn.
Sau này Lộc Dã Phu có viết thêm cuốn : " Dương cơ chứng giải " nhằm làm rõ cuốn "Dương trạch tam yếu" của Triệu Cửu Phong. " Nhà của người sống gọi là Dưong Cơ hay Dương Trạch, vì xét theo Tám Cung của
Bát Quái nên được gọi là Bát Trạch. Sách này danh đề DƯƠNG CƠ hay Dương Trạch, vì xét theo Tám cung của Bát Quái nên được gọi là Bát Trạch. Sách này danh đề Dương Cơ, không gọi là Bát Trạch, vì muốn giải trừ định kiến của những người xưa nay quen trói buộc sự khảo sát của một ngôi nhà vào mỗi cái cửa cái mở theo hướng của tám cung Bát Quái. Gọi là Chứng Giải , vì đã qua một quá trình khảo sát về nhà cửa trong thực tế để kiểm chứng những luận cứ, những định lý của các bậc tiền bối trong các sách Bát Trạch Minh Cảnh, Bát Chánh Tông, Dương Cơ, Dương Trạch, vì muốn giải trừ định kiến của những người xưa nay quen trói buộc sự khảo sát của một ngôi nhà vào mỗi cái cửa cái mở theo hướng của tám cung Bát Quái. Gọi là CHỨNG GIẢI, vì đã qua một quá trình khảo sát về nhà cửa trong thực tế kiểm chứng những luận cứ, những định lý của các bậc tiền bối trong các sách Bát Trạch Minh Cảnh, Bát Trạch Chánh Tông, Dương Cơ, Dương Trạch.....
Sách khảo sát về nhà cửa có rất nhiều, hoặc bằng Hán văn hoặc Việt Ngữ, một đời chưa đủ cơ may để đọc cho hết, huống hồ là NGHIỆM GIẢI . Luận cứ của mỗi nhà có chỗ tương đồng, có chỗ trái ngược hẳn. Những sách viết bằng Việt ngữ, trích dịch từ Hán văn, nhưng có nơi soạn giả chỉ dịch âm mà không có nguyên bổn để tra cứu, chưa kể phần dịch âm này in không rõ ràng hoặc sai sót. Mặc dầu tựu trung chỉ có tám loại nhà xếp đặt theo hướng của Bát Quái, nhưng thực tế có rất nhiều kiểu cách nhà cửa, vì hễ có vô lượng tâm thì có vô lượng pháp. " ( Dương cơ chứng giải - Lộc Dã Phu ).
Lời bàn của dienbatn : Thực ra cả 2 cuốn sách đều không nói rõ một điều quan trọng : Đó chính là 2 cuốn sách này nhằm giải quyết các trường hợp nhà hình ống ở trong thành phố. Nhà nông thôn ngày nay hầu như không ai làm nhà theo những gì mà "Dương trạch tam yếu" và " Dương cơ chứng giải " đề cập đến cả. Nhà hình ống ở các thành phố ngày nay chủ yếu chỉ có một cửa trước và may lắm thì có một cửa sau thông ra ngõ khác , hầu như không có cửa sổ ở hai bên vách nhà. Như vậy vấn đề làm các phòng như thế nào để cho thông thoáng khí và đảm bảo việc thông gió là một việc hết sức quan trọng. Nói là Dương trạch tam yếu ( 3 chỗ quan trọng nhất trong một ngôi nhà ) , nhưng thực ra có tới 7 chỗ quan trọng cần để tâm khi khảo sát một căn nhà . Đó chính là : 7 chỗ quan hệ tốt xấu :
* 3 chỗ chính yếu : CỬA CÁI - SƠN CHỦ - BẾP.
* 4 chỗ thứ yếu : CỬA PHÒNG - CỬA BẾP - HƯỚNG BẾP - CỬA NGÕ.
Ta sẽ khảo sát những việc này ở bài tiếp theo.
Xin theo dõi tiếp bài 24 - dienbatn .
"Dương trạch tam yếu - Đồ giải" lấy bản "Dương trạch tam yếu" nói trên làm bản nền, để tiến hành biên tập lại theo phong cách hiện đại. Mục đích của cuốn sách là chuyển hóa những lý luận phong thủy tinh thâm uyên bác vận dụng vào trong thực tiễn là bố cục phong thủy của nhà ở hiện đại. Hy vọng cuốn sách sẽ trở thành cẩm nang hữu ích cho bạn đọc trong lĩnh vực lựa chọn môi trường sống, bố cục nhà ở, cửa hàng, công ty, giải đáp những thắc mắc thường gặp về bố cục phong thủy, cải thiện môi trường sống, đem lại những gợi ý thiết thực giúp bạn tiến tới một cuộc sống và vận mệnh tốt đẹp hơn.
Sau này Lộc Dã Phu có viết thêm cuốn : " Dương cơ chứng giải " nhằm làm rõ cuốn "Dương trạch tam yếu" của Triệu Cửu Phong. " Nhà của người sống gọi là Dưong Cơ hay Dương Trạch, vì xét theo Tám Cung của
Bát Quái nên được gọi là Bát Trạch. Sách này danh đề DƯƠNG CƠ hay Dương Trạch, vì xét theo Tám cung của Bát Quái nên được gọi là Bát Trạch. Sách này danh đề Dương Cơ, không gọi là Bát Trạch, vì muốn giải trừ định kiến của những người xưa nay quen trói buộc sự khảo sát của một ngôi nhà vào mỗi cái cửa cái mở theo hướng của tám cung Bát Quái. Gọi là Chứng Giải , vì đã qua một quá trình khảo sát về nhà cửa trong thực tế để kiểm chứng những luận cứ, những định lý của các bậc tiền bối trong các sách Bát Trạch Minh Cảnh, Bát Chánh Tông, Dương Cơ, Dương Trạch, vì muốn giải trừ định kiến của những người xưa nay quen trói buộc sự khảo sát của một ngôi nhà vào mỗi cái cửa cái mở theo hướng của tám cung Bát Quái. Gọi là CHỨNG GIẢI, vì đã qua một quá trình khảo sát về nhà cửa trong thực tế kiểm chứng những luận cứ, những định lý của các bậc tiền bối trong các sách Bát Trạch Minh Cảnh, Bát Trạch Chánh Tông, Dương Cơ, Dương Trạch.....
Sách khảo sát về nhà cửa có rất nhiều, hoặc bằng Hán văn hoặc Việt Ngữ, một đời chưa đủ cơ may để đọc cho hết, huống hồ là NGHIỆM GIẢI . Luận cứ của mỗi nhà có chỗ tương đồng, có chỗ trái ngược hẳn. Những sách viết bằng Việt ngữ, trích dịch từ Hán văn, nhưng có nơi soạn giả chỉ dịch âm mà không có nguyên bổn để tra cứu, chưa kể phần dịch âm này in không rõ ràng hoặc sai sót. Mặc dầu tựu trung chỉ có tám loại nhà xếp đặt theo hướng của Bát Quái, nhưng thực tế có rất nhiều kiểu cách nhà cửa, vì hễ có vô lượng tâm thì có vô lượng pháp. " ( Dương cơ chứng giải - Lộc Dã Phu ).
Lời bàn của dienbatn : Thực ra cả 2 cuốn sách đều không nói rõ một điều quan trọng : Đó chính là 2 cuốn sách này nhằm giải quyết các trường hợp nhà hình ống ở trong thành phố. Nhà nông thôn ngày nay hầu như không ai làm nhà theo những gì mà "Dương trạch tam yếu" và " Dương cơ chứng giải " đề cập đến cả. Nhà hình ống ở các thành phố ngày nay chủ yếu chỉ có một cửa trước và may lắm thì có một cửa sau thông ra ngõ khác , hầu như không có cửa sổ ở hai bên vách nhà. Như vậy vấn đề làm các phòng như thế nào để cho thông thoáng khí và đảm bảo việc thông gió là một việc hết sức quan trọng. Nói là Dương trạch tam yếu ( 3 chỗ quan trọng nhất trong một ngôi nhà ) , nhưng thực ra có tới 7 chỗ quan trọng cần để tâm khi khảo sát một căn nhà . Đó chính là : 7 chỗ quan hệ tốt xấu :
* 3 chỗ chính yếu : CỬA CÁI - SƠN CHỦ - BẾP.
* 4 chỗ thứ yếu : CỬA PHÒNG - CỬA BẾP - HƯỚNG BẾP - CỬA NGÕ.
Ta sẽ khảo sát những việc này ở bài tiếp theo.
Xin theo dõi tiếp bài 24 - dienbatn .
Không có nhận xét nào: