Nội dung tiêu đề 2

Phần viết nội dung tiêu đề 2

Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2013

PHONG THỦY LUẬN. BÀI 9.

PHONG THỦY LUẬN.

BÁT SƠN QUYẾT PHÁP.
( Tài liệu của NCD, dienbatn xin giới thiệu ).

BÁT SƠN QUYẾT PHÁP
CỬU CUNG, BÁT SƠN
TỔNG LUẬN

Nhà Địa lý Thái Cửu Thăng nói: Người đời nay nói về Lý Khí ở trong miền Bình dương, đại để là không ngoài hai môn: Cửu Cung và Bát Sơn. Cửu Cung thì lấy Bản cục tinh nhập Trung Cung, phi ra 8 phương, lấy phương Sinh Khí và Vượng kHí làm phương tốt lành. Bát Sơn thì lấy Bản cục quái, khởi sao Liêm Trinh, lấy Tham Lang, Cự Môn, Vũ khúc là 3 sao ở ba phương đó làm tốt lành.Về định cục và biện quái của hai môn thì cùng như nhau, nhưng so sánh cái Cát và cái Hung ở 8 phương thì không giống hệt như nhau. Tức là bất đồng. Xem ra thập Can thì chỉ có 1,2 cái là đồng còn 8,9 cái là bất đồng. Vì thế nên người theo môn Cửu Cung thì bảo Cửu Cung là phải; người theo phái Bát Sơn thì cho Bát Sơn là phải. Hai bên mâu thuẫn và tranh cãi rất nhiều, NHƯNG, thực ra, thì do cả hai phái đều chưa thấu đáo cái LÝ bên trong. Họ có biết đâu Địa Vận có lúc Thịnh, lúc Suy; đắc Vận thì Hưng Vượng, thất Vận thì suy bại. Nếu không tường môn Cửu Cung thì không biết khi nào hưng thịnh, khi nào suy bại, vì Cửu Cung chính là cách xem Khí Vận của Địa cục. Phương vị thì có tinh thuần, có bác tạp.Cho nên mới có câu:
" Âm, Dương tương kiến nhi cát
Âm, Dương tương thừa nhi hung"
( nôm na là có khi Âm, Dương gặp nhau thì Cát; có khi Âm, Dương gặp nhau lại Hung)
Và không có Bát Sơn thì không thể biết khi nào Cát, khi nào Hung vậy.
Bát Sơn là cách xem Thủy định Hướng, nếu không thông tỏ Bát Sơn thì không biết phương vị đó là Cát hay Hung được. Không am hiểu Cửu Cung thì không biết lúc nào Vận Vượng, lúc nào Vận Suy.
Vậy cả hai môn hỗ tương cho nhau, cùng dùng cả, chẳng thể thiếu một. Nên khi xét phương hướng định vị thì lấy Bát Sơn làm chủ, lấy Cửu Cung để hỗ trợ. Tỷ như Bát Sơn có Cát Địa, Cát Thủy cũng phải đợi đến lúc Vận Vượng mới ứng nghiệm mà phát được.
Nói vậy cũng có nghĩa là: Khi xem xét Khí Vận phải lấy Cửu Cung làm chủ, mà Bát Sơn hỗ trợ thêm. Tỷ như Cửu Cung đã gặp Vận Hưng, nhưng cũng phải có Cát Sơn, Cát Thủy thì mới phát Phú Quý được.
Cho nên, cả hai môn cũng như Thể, Dụng đi đôi với nhau, không thể tách rời.
Xét về ứng dụng thì thế, xét về phạm vi thì Cửu Cung luận cái Tổng Quát, đại lược của bố cục thôi; còn Bát Sơn thì phải đến trên Huyệt mà định 8 quẻ, mỗi quẻ phân ra ba sơn, xem Thủy, xét phương một cách chi tiết hơn. Cả hai môn không thể trộn lẫn mà dùng một cách hỗn tạp, mà phải có từng cái Dụng riêng, do đó không có tình trạng dẫm chân nhau như người của hai phái này thường tranh luận. Vậy ta cũng thấy hai môn đâu hề mâu thuẫn nhau, chỉ có người học không đến nơi, hiểu không đến chốn mới bình phẩm cái này đúng, cái kia sai, không hề có việc cái này phải, cái kia trái khi xét một cuộc đất giửa hai môn này.
Đại sư Lại Bố Y cho rằng: Bát Sơn dụng Ngũ Quỹ quái, ở trong cái Âm, Dương thuần tịnh có Liêm Trinh; ở cái Âm , Dương bác tạp có Phụ Tinh; chỗ thuần tịnh chẳng phải lúc nào cũng toàn Cát, chỗ bác tạp chẳng phải lúc nào cũng toàn Hung. Âm, Dương cùng gốc, họa phúc cùng chịu. "Cực tắc bất biến" chính là "Thiên đạo chi diệu dã" vậy (Vật đến chỗ cùng cực tất sẽ biến đổi, đó mới đúng là đạo thật hay). Lý này của Ngài chẳng khác nào Ý Dịch mà NCD mình đã nhiều lần nói với các anh chị, các bạn "Dịch không có tốt, không có xấu, mà tốt xấu cùng một chỗ", cũng như vòng tròn Lưỡng Nghi, trong Âm có Dương, trong Dương có Âm, khi đến Thái Dương tất sẽ sinh Thiếu Âm, đến Thái Âm tất sẽ sinh Thiếu Dương vậy.
Theo Ngọc Xích Kinh nói thì miền Bình dương (đồng bằng) chỉ có Tiểu vận thôi, cho rằng ở miền Bình Dương chỉ có Địa cuộc nhỏ sẽ không đắc Đại vận được, nên chỉ luận Tiểu vận. Nếu các anh chị, các bạn còn nhớ, trong bài "Thánh vật sông Tô Lích", NCD mình đã từng nói ở miền Bình dương đa phần là Huyệt Phú, ít có Huyệt Quý, nhưng nếu có thì Huyệt kết sẽ lớn không kém miền sơn cước. Bởi ở vùng đồng bằng cũng có Đại Cán Longkết Huyệt vậy, chẳng những thế, Lực của nó rất lớn, Khí dồi dào, phải lấy Đại vận mà suy xét sự Hưng, Suy của nó vậy.
Tiểu Vận thì lấy 20 năm, đổi thay một sao vào giửa Trung Cung mà phi đi.
Đại Vận thì lấy 60 năm ( tương đương một Nguyên) cũng lấy một sao chủ Đại Vận nhập vào Trung Cung mà thuận phi đi.
Muốn luận đất là Đại địa hay Tiểu Địa phải xem xét cái Địa Cục đó lớn hay nhỏ, dày hay mỏng mà quyết định Sao vào Trung Cung là của Tiểu Vận hay Đại Vận, có vậy mới khỏi lầm lạc khi quyết đoán sự Cát Hung khi 8 sao phi đến tám phương.

NGỌC XÍCH CHÍNH KINH
SƠN, THỦY, KIẾN, PHÁ ĐỊNH CỤC LUẬN.

Đến bất kỳ Hình cục nào, thấy có Sơn thì xem theo Sơn, thấy có Thủy thì xem theo Thủy. Sơn thì xem theo cái thế nó dẫn lại, phải định rõ được đâu là Tổ Sơn (trong Dương Trạch đô thị, thì xem những Cao Ốc lớn là Tổ Sơn), có thế mới xác định được Mạch đi theo Hướng nào đến. Thủy thì xem chỗ nó triều lại, hay nơi nước hội tụ, hay nơi gần Thủy.

Sơn tuy là gốc khởi phát Tinh-phong, nhưng Bản cục mà ta chọn thường xem chỗ kết cục, tức Long dẫn vào. Nếu gần nơi Hình cục không có sơn phong khởi chỏm lên, thì lấy chỗ Lai Long, tức là lấy hướng Mạch lại Huyệt trường. Nếu có sơn phong (núi cao lên) thì Bản cục phải theo chỗ phong khởi mà định.

Thủy tuy gốc ở chỗ Lưu nguyên (phát xuất của nguồn nước), nhưng Bản cục định ở chỗ góc nó triều vào, không có Hợp thủy thì lấy chỗ Thủy hoành nhiễu (quấn quanh ngang mặt). Nếu có chổ Thủy hội họp, thì bản cục lấy ở chỗ hội họp ấy mà quyết.

Vậy thì ở chốn đồng bằng, đô thị lấy chỗ cao hơn làm Sơn, chỗ thấp hơn làm Thủy. Chỗ Sơn khởi phong cao lên gọi là Kiến, chỗ Thủy gặp nhau gọi là Phá. Kiến làm Chủ, Phá làm Khách, Chủ-Khách phối với nhau thì ra quẻ.

Sau khi biết được quẻ gì, sao gì thì lấy đó nhập Trung Cung, phi thuận ra 8 phương để xem Sinh, Vượng, Quan Sát và đoán Cát Hung.

Nói thì khó hiểu, nhưng để mình ví dụ cho dễ hiểu hơn : Tỷ như phương Ly có Thủy thì ta định là Khảm Sơn, phương Càn có Thủy thì ta định là Tốn Sơn

Sơn xuyên Kiến, Phá yếu phân minh
Kiến thanh hồ, Phá yếu ninh
Cánh trị sơn phương vô khắc sát
Chủ sơn đắc vận, họa nan sinh

Dịch nôm na đại ý thế này: Núi, sông, Kiến, Phá phải rõ ràng, tinh tường. Ở phương Kiến cần phải thanh, sảo, không nên thô ngạnh; phương Phá cần yên tĩnh. Nếu như phương chủ sơn (quẻ, cục) ấy không bị phương ấy khắc sát. Thì lúc chủ sơn đắc vận, tai họa khó mà xâm hại đến được.

Ở nơi núi cao thì lấy chỗ cao làm Kiến, chỗ thấp làm Phá. Nơi đất bằng thì lấy Tọa sơn làm Kiến, hướng triều vào làm Phá. Kiến là Chủ thì nên triều vào và tú lệ, thanh quang. Phá là Khách thì nên vòng cong ôm lại.

Nếu thấy phương Sinh có Cao Sơn mà Thủy uốn vòng quanh, thì con cahú có phước lộc, nếu được chủ Kiến đắc Vận thì đại phát phú quý.
Cũng phân như Cửu Cung trong Huyền Không :

Cửu cung Bát Quái thử trung phân
Nhất Bạch Tham Lang , Khảm Thủy thần
Cửu Tử Hữu Bật, Ly Hỏa diệm
Tứ Lục Văn Xương, Tốn Mộc thân.

Lục Bạch Vũ Khúc, Càn thuộc Kim
Bát Bạch Cấn Thổ, Tả Phù tinh
Thất Xích Phá Quân, Đoài Kim quản
Tam Bích Chấn Mộc, Lộc Tồn sinh
Ngũ Hoàng Liêm Trinh, Trung cung Thổ
Nhị Hắc Khôn Thổ, Cự Môn hình
Cửu cung ngôi vị tường minh bạch
Cát Hung quyết đoán dữ phân minh.

Tức là : Nhất Bạch sao Tham Lang là Khảm Thủy, Nhị Hắc sao Cự Môn thuộc Khôn Thổ, Tam Bích sao Lộc Tồn thuộc Chấn Mộc, Tứ Lục sao Văn Xương thuộc Tốn Mộc, Ngũ Hoàng sao Liêm Trinh chiếm Trung cung Thổ, Lục Bạch sao Vũ Khúc thuộc Càn Kim, Thất xích sao Phá Quân thuộc Đoài Kim, Bát Bạch sao Tả Phù thuộc Cấn Thổ, Cửu Tử sao Hữu Bật thuộc Ly Hỏa.

Trên là phần giới thiệu về Cửu tinh và cách lập cục, tiếp đến chúng ta tìm hiểu thế nào là Sinh, Sát, Thoái, Tử, Vượng Khí của Cửu tinh

CỬU TINH SINH KHẮC CA.

Sinh Khí nguyên lai, sinh ngã thân
Sát tinh khắc ngã, tiệp sinh sân
Ngã nhược sinh tha, vi Thoái khí
Lâm ngộ khắc giã thị Tài thần
Đản vi Tử khí, phi toàn lợi
Dữ ngã tương đồng, Vượng khí chân

Tức là : Nếu nó sinh ta thì đó là Sinh Khí, nó khắc ta là Sát Khí, ta sinh nó là Thoái Khí, ta khắc nó thì đó Tài Khí tuy nhiên đó là phương Tử Khí thì cũng chẳng ích lợi gì, cùng ngũ hành với ta đó là Vượng Khí.

Khi đến Cuộc thế đất, ta xem phương khởi phong (núi cao lên), xem nơi nào gần nước thì lấy chỗ đó mà định quái cục Quái cục đã định được rồi thì lấy Sao bản quái đó nhập vào Trung cung, thuận phi 8 phương, xem phương nào Sinh , Khắc,...

Ví dụ : Ta có phương Ly gần nước, tức lấy Bản quái cục là Khảm. Xem trên kia thì thấy " Nhất Bạch Tham Lang, Khảm Thủy Thần", vậy thì ta lấy Nhất Bạch nhập Trung Cung thuận phi đi 8 phương, Nhị Hắc ở Càn là Sát Khí phương, Tam Bích ở Đoài là Thoái Khí phương, Tứ Lục đến Cấn cũng là Thoái Khí phương, Ngũ Hoàng đến Ly là Sát Khí phương, Lục Bạch đến Khảm là Sinh Khí phương, Thất Xích đến Khôn là Sinh Khí phương, Bát Bạch đến Chấn là Sát Khí phương, Cửu Tử đến Tốn là Tử Khí phương.

Sao tại Trung Cung làm chủ, các sao phi đến các phương đều so đối với nó mà xét sự Sinh, Khắc, Sát, Tử, Thoái. Cho nên khi so đối ra, Nhị Hắc đến Càn không phải so với bản cung Càn Kim đó, mà so với Nhất Bạch ở Trung Cung, Thổ khắc Thủy, nên đó mới là phương Sát Khí. Các cung , sao khác cũng tương tự vậy mà tính.

CỬU TINH ĐẠI CỤC
Đây là thực tế chúng ta thấy nhiều nhất : Cũng trên Trái Đất như nhau, cũng cùng 1 thời điểm, mà Đông, Tây, Nam, Bắc khác nhau; nơi là ngày, nơi là đêm, nơi là trưa, nơi là chiều, nơi thì nóng, nơi thì lạnh, nơi mát mẻ, nơi ấm áp, nơi mưa rào, nơi khô hạn,....điều này thì có lẽ ai cũng lý giải được. Và câu đơn giản nhất để trả lời là : Trời Đất xoay vần.
Đúng vậy. Chính do Trái Đất còn xoay, Vũ Trụ còn biến di nên Tinh tú chuyển dời. Cũng chính vì vận hội độ số do Thiên, Địa tuần hoàn ấy mà Âm phần có khí Vượng Suy, Dương Trạch có lúc hưng phát, lúc phế bại, cũng vì vậy mà ảnh hưởng đến con người chúng ta. Đã biết đấy là quy luật tuần hoàn của Thiên Địa, ảnh hưởng đến cả muôn loài, muôn vật, thì tất cả đều không tránh khỏi quy luật " Cấu, Tạo, Hóa, Thành" của Dịch, và " Sinh, Lão, Bệnh, Tử" của Đạo tự nhiên, nhất giai đồng thụ, chẳng riêng loài nào. Chỉ có những ai am hiểu Lường Thiên Xích, thông tỏ Thiên Văn Địa Lý mới có thể biết trước : gặp vận tốt thì phước hạnh sẽ tăng thêm, gặp vận rủi thì ẩn thoái để giảm thiểu hung tai. Vận tốt tức là Địa cục gặp được Sinh Khí, Vượng Khí. Vận xấu là gặp Sát Khí, Tử Khí dẫn lại. Chỉ có những người vô tri, không hiểu biết mới lo sợ, bởi người hiểu biết thì đối diện với vận xấu, nương theo nó mà Chiết giải.
Vận là luân thứ của Cửu Tinh cai quản 8 sơn, phân làm Tam Nguyên, mỗi nguyên có 60 năm.
_ Thượng Nguyên
_ Trung Nguyên
_ Hạ Nguyên
THƯỢNG NGUYÊN : Do sao Nhất Bạch thống trị, 2 sao Nhị Hắc và Tam Bích là phụ lực.
TRUNG NGUYÊN : Do sao Tứ Lục thống trị, Ngũ Hoàng và Lục Bạch là 2 sao phụ lực
HẠ NGUYÊN : Do sao Thất Xích làm chủ, Bát Bạch và Cửu Tử là 2 sao phụ lực.
Trong Nguyên là Chính Vận Khí, ngoài Nguyên là Dư Khí. Dư Khí là Khí đã hết, thì dẫu là Đại địa cũng nghỉ, không phát phúc nữa. Nếu Long Mạch kết Huyệt hùng hậu, thì còn được bình bình, không gặp tai họa; nếu Long Mạch bạc nhược, nhỏ yếu thì còn biến động, tai họa bất thường.
Đa số thấy những nhà chỉ có 1 ngôi Âm Phần hay 1 ngôi Dương Cơ kết phát thôi, nhưng trước sau hưởng phước khác nhau, người không hiểu thì nghi ngờ, cho là Địa lý không đủ để tin. Họ có biết đâu Mộ, Trạch không thay đổi, nhưng Nguyên, Vận tự chuyển biến theo thời gian tất có sự thay đổi họa, phước trước sau.
NGUYÊN VẬN : Thượng Nguyên Giáp Tý thì sao Nhất Bạch ở Khảm làm chủ thống trị, Nhị Hắc là Khôn và Tam Bích là Chấn là phụ trị trong suốt 60 năm. Sao Nhất Bạch quản 20 năm đầu, tức 10 năm thuộc về Giáp Tý, 10 năm thuộc về Giáp Tuất; kế đến là sao Nhị Hắc quản 20 năm kế, tức 10 năm thuộc Giáp Thân và 10 năm thuộc Giáp Ngọ; sau cùng là sao Tam Bích quản 20 năm cuối, tức 10 năm thuộc Giáp Thìn và 10 năm thuộc Giáp Dần. Đến năm Quý Hợi thì đủ 60 năm, hết Thượng Nguyên. Tuy nhiên, trong cùng 1 Nguyên Vận mà phát phúc cũng có trước sau, nhiều ít bất đồng, là do Địa cục đó thừa Vượng Khí ở Bát Sơn thế nào.
Trung Nguyên Giáp Tý thì Tứ Lục là Tốn làm chủ thống trị, Ngũ Hoàng Trung Cung và Lục Bạch Càn là 2 sao phụ trị. Cách quản trong Trung Nguyên cũng chia như trên.
Hạ Nguyên Giáp Tý thì sao Thất Xích ở Đoài sẽ thống trị, và 2 sao Bát Bạch ở Cấn và Cửu Tử ở Ly phụ trị.
Xét các Địa cục trước nay theo lịch sử thì Khảm Ly là Trung khí của Thiên Địa, là phương vị thuộc về Trung nam, Trung nữ. Khảm Ly ở Hậu Thiên cũng chính là Càn Khôn ở Tiên Thiên, vì Mậu-Kỷ là Chân Thổ tàng trú ở trong đó, nên thấy rất nhiều đất ở 2 Địa cục này vượng cả 3 Nguyên không suy bại.
Chấn cục thuộc Mộc thì lấy là "bản tráng, căn thâm" (gốc lớn mạnh, rễ sâu). Đoài thuộc Kim thì lấy là nhỏ bé mà bền cứng, vả lại là cửa ngõ của vòng Nhật, Nguyệt, tượng trưng là khí hậu ôn hòa của mùa xuân, mùa Thu. So sánh với Khảm Ly cũng là thứ hạng.
Cấn thuộc Thổ thì tượng trưng là Sơn, mà núi thì không thể di dịch, vì chất kiên cố, nên cũng bền lâu ví với Chấn, Đoài.
Kiền là "lão cang chi kim" (vàng già cứng), Khôn là "ký sản chi thổ" ( đất đã sinh sản rồi), Ngũ Hoàng Trung Cung là "liêm trinh chi hỏa" ( lửa nóng dữ) cũng không có căn nguyên, chỉ nương tựa vào vật khác mà cháy bùng lên và dễ tàn lụi, nên tất cả đều không được bền lâu.
Tốn là "trĩ mộc kỳ hoa" ( cây non, hoa đẹp) sáng sủa, xinh tươi, nhưng không quen chịu gió mưa, nên dễ suy tàn.
Trong Long Mạch Âm Phần của Cửu Cung có khác so với Dương Cơ. Những Long Mạch thuộc về Thượng Nguyên đều vượng về Trung Nguyên, những Long Sơn thuộc về Trung Nguyên cũng Dự Vượng về Thượng Nguyên, những Long thuộc về Hạ Nguyên thường có Dư Lực vượng về Thượng Nguyên. Đây là Định Vận, Long vận tuy định nhưng cũng cần phải xem rõ cái Địa lực,, Long Mạch hùng hậu thế nào, và Phiên Tinh quái phải thuần khiết, dẫu gặp vào vận bại cũng chỉ là nghỉ, không phát phước nhưng còn tự giử được. Nếu Địa mạch nhược bạc, Tinh Quái lại hỗn tạp, dẫu gặp Vận vượng, dù có phát phước cũng gặp nhiều nghiêng ngã bất ngờ, ngũ phước không trọn vẹn..
Xưa nay đã thấy : Chỉ có 1 ngôi Âm Phần, Dương Cơ kết phát, khi hết Vượng vận thì thường không thể khiên chế nổi. Nếu có 2 ngôi, 1 ngôi suy, 1 ngôi Vượng thì 2 cái lại đương đối, khống chế lẫn nhau, cũng được hưởng phước lộc bình thường, NHƯNG cũng phải nhận rõ Lực Địa của 2 ngôi lớn nhỏ thế nào để quyết định cho chính xác, 1 cái Vượng chẳng chống nổi 2 cái Suy, thì cái Suy hay tác hại; 1 cái Suy, 2 cái Vượng thì cái Suy không địch nổi, thì cái Vượng vẫn hay phát phúc. LƯU Ý : Cái Đại Cát thì mới có thể quét sạch được cái Tiểu Hung.
Vậy được mộ cha, ông rồi, cũng cần thiết đến cả những mộ Tổ Tiên ở 4,5 đời trước, thì phước ấm mới mỹ mãn bền lâu, không bị biến đổi; nếu không cũng phải xét đến ngôi Dương Cơ mình đang trú ngụ, không được tính toán sai lầm về Nguyên Vận, Phiên Quái cho Bát Sơn.
Tóm lại, tìm được cái Đại Địa mà không đúng Nguyên Vận không bằng tìm được cái Tiểu Địa mà đắc vượng khí. Bởi đời người chúng ta chỉ có 60 năm, đợi hết Nguyên suy đền Nguyên vượng...60 năm (có thể hơn nữa) mà hưởng phước e không thể, lúc đó chắc đã "gia phá thân vong" mất còn đâu. Cho nên các bậc Thầy Địa lý xưa hay chỉ người ta khai mở chỗ này, lấp chỗ kia, hầu tìm chỗ đắc Vượng Khí trong Bát Sơn mà phát phúc.

***Riêng bản thân mình nhìn thấy nhiều cuộc mộ Tốn cục vẫn phát phúc lâu dài, không như Tiền nhân luận định trong sách, mình không dám Vọng Ngữ phê phán các bậc tiền nhân là sai lầm, chỉ đưa ra để các anh chị, các bạn để ý xem thử thế nào hầu rút kinh nghiệm.

BÁT SƠN SUY VƯỢNG TẾ PHÁP

Lục Bạch: Vượng Tướng tại Thượng Nguyên
Thất, Bát hưng long tại Hạ Nguyên.
Tam, Tứ lưỡng sơn trùng lục thập.
Khôn sơn trung vị hạ đầu liên.
Duy hữu Cửu Tử dữ Nhất Bạch
Thượng vỉ, Trung đầu, Ngũ thập niên.
_ Thượng nguyên Nhất Bạch chủ sự: Khảm Chấn Tốn Khôn cát, Ly hung.
_ Trung nguyên Tứ Lục chủ sự: Ly Khảm Càn Đoài cát, Khôn Cấn hung
_ Hạ nguyên Thất Xích chủ sự: Khảm Ly Khôn Cấn Đoài cát, Chấn Tốn hung.
Giải nghĩa:
Xét kỹ về phép Suy và Vượng ở Bát sơn tức là tám phương:
_ Lục Bạch thuộc về Càn thì Vượng về Thượng nguyên.
_ Thất Xích thuộc về Đoài, Bát Bạch thuộc về Cấn, tức Đoài Cấn hai phương thì hưng long về Hạ nguyên
_ Tam Bích thuộc về Chấn, Tứ Lục thuôc về Tốn , tức Chấn Tốn hai phương thì hưng vượng về 60 năm ở Trung nguyên
_ Khôn phương thì Vượng về cuối ở Trung Nguyên và đầu Hạ nguyên
_ Chỉ có Ly phương và Khảm phương là hai phương cùng Vượng về cuối Thượng nguyên và đầu Trung nguyên.
Thượng nguyên thì sao Nhất Bạch cầm đầu trị sự cả 60 năm, thì phương Khảm Chấn Tốn Khôn phương tốt lành, phương Ly thì hung bại.
Trung nguyên thì sao Tứ Lục đứng đầu trị sự cả 60 năm, thì phương Ly Khảm Càn Đoài bốn phương tốt lành, Khôn Cấn là hai phương hung bại
Hạ nguyên thì sao Thất Xích đứng chủ quyền trị sự cả 60 năm thì phương Khảm Ly Khôn Cấn Đoài là năm phương tốt lành, Chấn Tốn hai phương hung hại.

BÁT SƠN SINH SÁT KHÍ PHÁP
Về phép Sinh hay là Sát của 8 phương thì lấy Sao Chủ Vận làm chủ:
_ Khắc Chủ Vận gọi là Tử khí
_ Sinh Chủ Vận gọi là Thoái khí
_ Chủ Vận sinh vào mình thì gọi là Sinh khí
_ Chủ Vận khắc vào mình thì gọi là Sát khí
_ Cùng hoà với Chủ Vận gọi là Vượng khí
Vì dụ như: Hiện nay là Bát Bạch đang làm Chủ Vận, thì Càn cục, Đoài cục làm Sinh Khí; Cấn Khôn cục là Vượng Khí; Khảm cục là Sát Khí; Chấn Tốn cục là Tử Khí; Càn Đoài cục là Sinh Khí; Ly cục là Thoái Khí.
Trên đây là Sinh, Sát...Khí lấy Chủ Vận tinh phân ra. So với cái Sinh, Sát...Khí của 8 phương phân ra thì khác, không cùng một phép. Xin hãy nhận chân cho rõ!

TINH PHÙ THIÊN

Khí hoá lưu hành suốt trong bầu trời, quả đất và các vì tinh tú chuyển vần...vv... hết thảy đều do Cửu Tinh chủ trị cả. 
Danh hiệu của Cửu Tinh:
_ Thiên Hoàng Đại Đế tức Tôn Tinh.
_ Tử Vi Đại Đế tức Đế Tinh.
_ Bắc Đầu thứ nhất tức Tham Lang Tinh.
_ Bắc Đẩu thứ nhì tức Cự Môn Tinh.
_ Bắc Đẩu thứ ba tức Lộc Tồn Tinh.
_ Bắc Đẩu thứ tư tức Văn Khúc Tinh.
_ Bắc Đẩu thừ năm tức Liêm Trinh Tinh.
_ Bắc Đẩu thứ sáu tức Vũ Khúc Tinh.
_ Bắc Đẩu thứ bảy tức Phá Quân Tinh.
Hai vị Tôn Tinh và Đế Tinh lại hoá ra hai sao Tả Phù và Hữu Bật, hai sao kèm ở hai bên ngôi Vũ Khúc, đều là ở ngoài ngôi cao của Tử Vi Viên mà làm chủ tể cả Thiên Địa, quay chuyển Tạo Hoá, dưới thì thi hành ở Địa cầu hoá sinh muôn vật. Tất cả những việc liên quan đến Thỏ, Yểu, Cùng, Thông trong sinh mệnh của con người đều hệ thuộc ở đó mà ra cả. Cái Địa Khí tuy phát sinh dưới lòng đất, nhưng thực ra nó cũng hợp nhất với Thiên Khí trên trời. Do vậy, cái hay, dỡ của đất đai địa cục phải theo ở Cửu Tinh mà xét đoán, cho nên mới gọi là Huyền Không Bát Quái Ngũ Hành pháp. Như Kiền, Khôn, Cấn Tốn, Khảm, Ly, Chấn, Đoài cái thứ tự hào quái của nó tự nhiên đã có như thế, không phải người tạo ra mà được. Tuy thấy điên đảo thác loạn mà cùng hợp bên trong, trong cái bất đồng lại có cái qui hợp đại đồng (điều này cũng tương ứng trong Ý Dịch, trong Âm có Dương, trong Dương có Âm, thấy tốt mà ẩn cái xấu, thấy xấu mà tàng chứa cái tốt, tốt xấu cùng một lúc, "vạn thù qui nhất bổn, nhất bổn tán vạn thù").
Quái thì lấy Kiền Khôn làm Phụ Mẫu, lấy lục hào làm Tử tôn. Hai mươi bốn phương vị lại lấy Bát Quái làm Phụ Mẫu, lấy Can Chi nạp giáp vào mà làm Tử tôn vậy.
Bởi Long Mạch là Địa Khí, mà Địa Khí thì nặng và đục, nên ba phương vị qui vào một quái. Tinh là Thiên Khí, mà Thiên Khí thì nhẹ và trong, nên hai mươi bốn phương vị tự phân hành đi nhưng vẫn lệ thuộc vào quái nạp giáp, lấy cách một cung làm Địa Mẫu Quái. Mà Địa và Mẫu vốn mang tính chịu đựng, thu nạp (như chúng ta đổ nước hoa xuống đất, đất có khen thơm chăng? Chúng ta xả rác xuống đất, đất cò chê hôi hay phiền trách chăng?), nên Lập Hướng lấy Nạp Thuỷ làm chủ yếu.
Lấy bản cung đối xứng làm Thiên Phụ Quái, Thiên và Phụ vốn là tính trải ra, phản hồi (như chúng ta thả khói ô nhiễm vào bầu trời, tất lãnh ngay hậu quả phản hồi "lỗ thủng tầng ô zôn"), nên Tiêu Thuỷ làm chủ yếu.
Tham, Cự, Vũ, Phụ ở Thiên Phụ Quái. Văn, Lộc, Phá, Liêm ở Địa Mẫu Quái. Người biết Thu được cái Thuỷ của Tam Cát (Tham, Cự, Vũ), biết tiêu được cái Ác khí của Tứ Hung (Phá, Lộc, Văn, Liêm) thì bất kỳ cục địa nào cũng có thể trở nên tốt lành. Vậy ở hai bên trái phải của quái như có Sa, Thuỷ Cát tú thì nên ở phía trước, không nên ở đằng sau. Điều này cũng ví như bầy tôi với vua chúa vậy, hướng chầu vào vua là kẻ phò tá, trung thần; quay lưng vào vua là phản bội, gian thần vậy. Sa, Thuỷ, Long, Hướng chỉ nên thu cái tam Cát và Phụ Bật thôi, không nên làm phạm vào phương vị của Tứ Hung.
Cái Thuỷ Lai ở những phương Cát ấy phải cực thanh. Nếu cả hai cái Thuỷ Cát Hung cùng đến Huyệt, thì cái Thuỷ Cát ứng Cát, cái Thuỷ Hung ứng Hung. Nếu cả Cát và Hung cùng hợp vào một cung mà dẫn vào Huyệt, thì trong cái tốt có cái xấu, bán Cát bán Hung.
Còn cái Ảnh diệu, tức cái bóng ánh nước chiếu, nếu không trông thấy nước ở Nội Minh Đường, hay ngắn gọn hơn, không thấy ánh nước chiếu vào Huyệt, là ẩn mà không thấy, thì cái Phước, cái Hoạ chưa ứng nghiệm. Chính vì Thuỷ là cái gốc gây ra Phước, Hoạ cho Địa Huyệt vậy.
Thường có cái nhà nhỏ, thấp của người nghèo lại phát phước dần dần; mà cái nhà lầu cao của người giàu lại thoái bại dần, là do bới thấy cái Hung Thuỷ ở bên ngoài vậy. Có nhiều cái Huyệt thuở ban đầu không phát, sau trồng cái cây cao, hay tự nhiên có cây cao mọc lên mà phát quý, đó là do cái Cát Thuỷ bên ngoài ứng chiếu vào vậy.
Còn cái Chuyển diệu, là cái sao luân chuyển đi, khiến sinh có cái Hướng Cát mà trở thành Hung, có cái Hướng Hung mà phản lại thành Cát. Trong cái Hướng mà có Thuỷ Lai là hướng Thực, trong cái Hướng mà có Thuỷ Khứ là hướng Hư, nên cái Cát mà thành Hung, cái Hung mà thành Cát là vì thế.
Vậy cái Tinh quái ở chỗ Khứ Thuỷ phải lấy ở chỗ cửa khẩu Tiêu Thuỷ gần với Nội Minh Đường, lấy chỗ Thuỷ gẫy khúc lần thứ nhất là đúng. Sau chỗ Thuỷ gẫy khúc đã chảy đi rồi, mà trong chỗ Huyệt kết lại thấy cái bóng của Thuỷ Khứ nữa, cái ấy gọi là chỗ Ngoại lưu. Còn cái Khứ Thuỷ mà tiêu đi không hết, là ở chỗ cửa nước tiêu đi, lại khai ra cái vũng chứa nước, hoặc cái đầm, ao để làm cho cái Khứ Thuỷ ấy chứa lại, thì cái Cát Hung tất nhiên cũng có sự điên đảo, nên xem xét cẩn thận, bởi chỗ ấy là Nguyên khí thịnh vượng, nước tiêu đi mà còn trở lại ( Cái này trong Dương Trạch thường rất hay gặp, nhiều nhà hay làm hố ga chưa nước lại trước khi thoát đi ra, cần phải chọn vị trí cho đúng, không khéo mà gặp hoạ . Cẩn thân! Cẩn thận!).
Đây chính là dụng pháp của Ai Tinh, là cái bí quyết ẩn tàng của Thiên Địa. Xưa có câu: Hữu nhân đắc thức Ai Tinh quyết, chiêu thị phàm phu mộ thị Tiên. Nghĩa là: Có người nào biết được phép Ai Tinh thì buổi sớm là kẻ trần tục, buổi tối đã là bực Tiên rồi. Tức là người nào biết sử dụng được phép Ai Tinh, thì Tạo Hoá ở cả trong bàn tay rồi, hô hấp quán thông đến tận cả trời xanh. Cổ nhân truyền cho cái hay mà không truyền cho cái thuyết, thật là bí hiểm, có lẽ còn theo về Duy Tâm, sơ e Thiên nộ vì tiết lậu Thiên cơ.
Còn những chổ gần biển, có nước biển dâng lên, rút xuống, thì lấy chỗ cửa ra biển là nơi Thuỷ Khứ. Nghĩa là cái nước Hải Triều chảy ngược lên, không phải là cái Thuỷ Lai. Đó là Lạc Thuỷ Quy Nguyên, ở khoảng đó là Lưu Tinh, đạo lý tự nhiên của Thiên Địa, do sự hô hấp của Âm Dương mà thăng giáng như vậy.

PHIÊN QUÁI QUYẾT

LY    TỐN    KHÔN    ĐOÀI
KIÊN  CẤN   KHẢM    CHẤN

Khời Tham Lang pháp và Liêm Trinh pháp:
_ Khôn tòng Ly khởi, Ly tòng Khôn khởi.
Nghĩa là: Khôn cục thì khởi tinh ở cung Ly, Ly cục thì khởi tinh ở cung Khôn. Đây là pháp cách cung khởi tinh.
_ Kiền tòng Đoài khởi, Đoài tòng Kiền khởi.
Nghĩa là: Kiền cục thì khởi tinh ở cung Đoài, Đoài cục thì khởi tinh ở cung Kiền. Đây là pháp đối cung khởi tinh.
Thu Lai Thuỷ (nước chảy lại) thì lấy bản cục cách một cung khởi tinh. Hễ được Tham, Cự, Vũ, Phụ là Cát tinh thì tốt. Tức là quẻ Ngũ Quỹ tức vị vi khởi Liêm Trinh, đó là khởi Liêm Trinh trước (theo thứ tự Phụ, Vũ, Phá, Liêm, Tham, Cự, Lộc, Văn).
Tiêu Khứ Thuỷ (nước tiêu chảy đi) thì lấy bản cục đối cung để khởi tinh, hể được Tham, Cự, Vũ, Phụ là Cát tinh thì tốt. Tức là quẻ Thiên Định  (Thiên Định Quái) thì khởi Tham Lang trước (Tham, Cự, Lộc, Văn, Liêm, Vũ, Phá, Phụ).

Tinh quái định cục:
_ Quẻ Ngũ Quỹ: Phụ, Vũ, Phá, Liêm, Tham, Cự, Lộc, Văn.
_ Quẻ Thiên Định: Tham, Cự, Lộc, Văn, Liêm, Vũ, Phá, Phụ.
Dưới đây NCD sẽ kê ra sẵn theo từng cục với hai cách phiên tinh của hai quẻ trên, lần lượt theo thứ tự các sao như trên, hàng trên là khởi theo Ngũ Quỷ pháp, hàng dưới là theo Thiên Định pháp (hay còn gọi là Tham Lang pháp):

ĐOÀI CỤC:
_ Đoài, Chấn, Khôn, Khảm, Tốn, Cấn, Ly, Kiền.
_ Kiền, Ly, Cấn, Tốn, Khảm, Khôn, Chấn, Đoài.

CHẤN CỤC:
_ Chấn, Đoài, Khảm, Khôn, Cấn, Tốn, Kiền, Ly.
_ Ly, Kiền, Tốn, Cấn, Khôn, Khảm, Đoài, Chấn.

KHÔN CỤC:
_ Khôn, Khảm, Đoài, Chấn, Ly, Kiền, Tốn, Cấn.
_ Cấn, Tốn, Kiền, Ly, Chấn, Đoài, Khảm, Khôn.

KHẢM CỤC:
_ Khảm, Khôn, Chấn, Đoài, Kiền, Ly, Cấn, Tốn.
_ Tốn, Cấn, Ly, Kiền, Đoài, Chấn, Khôn, Khảm.

TỐN CỤC:
_ Tốn, Cấn, Ly, Kiền, Đoài, Chấn, Khôn, Khảm.
_ Khảm, Khôn, Chấn, Đoài, Kiền, Ly, Cấn, Tốn.

CẤN CỤC:
_ Cấn, Tốn, Kiền, Ly, Chấn, Đoài, Khảm, Khôn.
_ Khôn, Khảm, Đoài, Chấn, Ly, Kiền, Tốn, Cấn.

LY CỤC:
_ Ly, Kiền, Tốn, Cấn, Khôn, Khảm, Đoài, Chấn.
_ Chấn, Đoài, Khảm, Khôn, Cấn, Tốn, Kiền, Ly.

KIỀN CỤC:
_ Kiền, Ly, Cấn, Tốn, Khảm, Khôn, Chấn, Đoài.
_ Đoài, Chấn, Khôn, Khảm, Tốn, Cấn, Ly Kiền.
Chẳng lẽ mỗi lúc cần xem lại lấy bảng này ra xem, hay phải nhớ thứ tự của cả bảng 8 cục với hai cách tính, thật là khó khăn, nên NCd sẽ chỉ công thức cho cả hai cách phiên quái này, các anh chị, các bạn chỉ cần biết cách tính, còn nhớ thì chỉ cần nhớ thứ tự sao theo thứ tự mỗi lần biến là đủ.
1/. Cách tính cho quẻ Thiên Định:
Lần thứ nhất biến hào thượng.
Lần thứ nhì biến hào trung.
Lần thứ ba biến hào hạ.
Lần thứ tư biến hào trung.
Lần thứ năm biến hào thượng.
Lần thứ sáu biến hào trung.
Lần thứ bảy biến hào hạ.
Lần thứ 8 biến hào trung trở về Nguyên vị.

Ví dụ: Càn cục khởi quái: Lần thứ nhất biến hào thượng thành quẻ Đoài, lần thứ nhì biến hào trung thành quẻ Chấn, lần thứ ba biến hào hạ thành quẻ Khôn, lần thứ tư biến hào trung thành quẻ Khảm, lần thứ năm biến hào thượng thành quẻ Tốn, lần thứ sáu biến hào trung thành quẻ Cấn, lần thứ bảy biến hào hạ thành quẻ Ly, lần thứ tám biến hào trung trở về Nguyên vị là quẻ Càn.

2/. Cách tính cho quẻ Ngũ Quỹ:
Lần thứ nhất giử nguyên vị.
Lần thứ nhì biến hào trung.
Lần thứ ba biến hào hạ.
Lần thứ tư biến hào trung.
Lần thứ năm biến hào thượng.
Lần thứ sáu biến hào trung.
Lần thứ bảy biến hào hạ.
Lần thứ tám biến hào trung.
Ví dụ: Cũng là Càn cục khởi quái: Lần thứ nhất giử Nguyên Vị quẻ Càn là Phụ, lần thứ nhì biến hào trung thành quẻ Ly là Vũ, lần thứ ba biến hào hạ thành quẻ Cấn là Phá, lần thứ tư biến hào trung thành quẻ Tốn là Liêm, lần thứ năm biến hào thượng thành quẻ Khảm là Tham, lần thứ sáu biến hào trung thành quẻ Khôn là Cự, lần thứ bảy biến hào hạ thành quẻ Chấn là Lộc, lần thứ tám biến hào trung thành quẻ Đoài là Văn.
SANH KHÍ QUYẾT
Sinh Nguyên khí tụ xuất danh thần
Hiếu hữu trung lương tá thánh quân
Chập chập tử tôn hành hiếu nghĩa
tự nhiên phú quý vạn niên xuân
Nghĩa là: Vị sao làm chủ cái Nguyên ấy là Sinh-bản-cục, mà thấy khí tụ ở ohương ấy tất sanh được bậc danh thần, là người trung lương hiếu nghĩa phò tá vua, giúp nước; con cháu đông đảo, tất thảy đều là người hiếu nghĩa; tự nhiên giàu sang trường thịnh muôn năm vẫn còn.
Những phương là Sinh Khí, mà có đồi núi cao, hoặc Thuỷ lưu, Thuỷ tụ, tú lệ hữu tình, từ ngoài xa triều lại, là được Khôi tinh tương tá. Những phương Quan sát thấp phục, thì đại phát tài lộc, đời đời làm quan. Sơn cương, Thuỷ lộ đoản, tiểu cũng được tiểu phú quý. Nếu không có Sơn Thuỷ thì bất Cát.

VƯỢNG KHÍ QUYẾT
Sơn gia Vượng khí uất Liêm Trinh
Tú lệ ứng tri Cát sở chung
Ác diệu, thô ngoan tính phản bối
Quan tinh xung phá dữ vi hung.
Nghĩa là: Ở phương là Vượng Khí mà có núi cao ngùn ngụt vót lên, thấy tốt đẹp (tú lệ) thì biết khí chung tụ nhiều lắml nếu là đơn độc, thô xuẩn, to ngạnh và lưng phản lại, và quan tinh xung phá, vậy là hung.
Ở phương là Vượng Khí, mà có núi nhọn cao, ôm ấp; hoặc có Tú Thuỷ vòng quanh triều vào là Đại Cát lợi. Nếu Sơn xấu, Thuỷ trực thì không phải là tốt đẹp. Nếu gồm cả Quan sát lại xung thì biến làm Hung.

TỬ KHÍ QUYẾT
Thuỷ lộ, Sơn cương phạm Tử thần
Gia môn tịch tịch chủ cô bần
Lãnh thoái, tai truân, tần nhạ hoạ
Khan khan hậu đại tuyệt vô nhân.
Nghĩa là: Nước và núi đồi phạm vào phương Tử khí nên cửa nhà vắng vẻ, bị cô quả, bần hàn, lạnh lẽo, thoái bại cả người lẫn của, tai hoạ gây ra luôn luôn, xem thấy đời sau tuyệt tự không sai

THOÁI KHÍ QUYẾT
Thoái khí nguyên lai tối bất lương
Thời nhân phạm chước hoạ nan đương
Doanh mưu tất bản, đồ ta thán
Gia đạo tiêu điều, khởi hoạ ương
Nghĩa là: Phương Thoái Khí nguyên là phương rất xấu, không lành, người nào bị phạm ứng vào thì tai hoạ khó tránh khỏi, mưu sự buôn bán thì mất cả vốn, luống những than phiền, gia đạo bị tiêu điều, đầy dẫy tai nạn, thiệt hại khởi lên.
Hai phương Tử Khí và Thoái Khí đều là bất lợi cả, nhưng Sơn củng, Thuỷ nhiễu thì cũng còn không đến nỗi. Tuy không phát quý, nhưng tài lộc còn khá, không bị tuyệt sản nghiệp. Vậy nên Sơn, Sa phải đê phục, bình thản, Thuỷ khộng nên chảy đi ở phương Thoái khí, nếu Trực khứ thì tiết hết cục khí, tức là Ngã thân Tuyệt khí, cực kỳ hung hại. Cẩn thận!

SÁT KHÍ QUYẾT
Lục Sát sinh lai thụ thứ ương
Chỉ nhân định cục khiếm tư lường
Cấp tư di cải hung vi cát
Miễn đắc nhi tôn hoạn cửu trường
Nghĩa là: Phương Lục sát mà sinh lai thì bị tai ương ở chỗ ấy. Chỉ vì khi định cục thiếu suy nghĩ, không biết liệu lượng. Kíp tức thời mà dời đổi, để chuyển cái hung làm cái cát. khiến cho con cháu khỏi phải bị cái nạn lâu dài.
Những phương Sát khí mà có núi non cao tủng, thuỷ lộ xung xạ gọi là "Sát tinh ngang lộ". Lập hướng nhà ở, hay là lập hướng phần mộ thì Đại Hung. Bình phục hoặc quanh ngang thì lành, phương ấy tối kỵ Thuỷ lai- Thuỷ khứ thì lại được lành.

XUNG QUAN QUYẾT
Quan sát tương xung bất khả đương
Sơn cương, Thuỷ lộ xạ hình đường
Can thượng tương quan do tự khả
Chi nội tương quan lập kiến thương
Nghĩa là: Phương Quan sát tương xung (xung sát lẫn nhau) thì không nên đương đầu, đối diện. NHư là Sơn cương, Thuỷ lộ đâm thẳng vào Minh Đường (là xạ), ở phương Thiên Can mà tương xung thì còn đỡ chútl ở phương Địa Chi mà tương xung thì thấy đao thương ngay (chết về đâm chém bất đắc kỳ tử)
Quan Sát là phương Ngũ Hoàng, cùng với Bản cục đối xung. Vậy bảo là Quan Sát hung cũng cùng như phương Sát khí.

QUAN SÁT SINH KHÍ
(Hỗn tạp quyết)
Sơn gia Sinh khí phúc phi thường
Quan Sát hung tai bất khả đương
Chỉ nhân Thiện, Ác tinh tương tạp
Cố sử vinh hoa kiến tử thương.
Nghĩa là: Về Sơn, phương là Sinh Khí, thì cái phước chẳng phải là thường. Quan Sát phương là tai ương, không nên đối xung. Bởi vì là sao dữ, sao lành cùng lẫn lộn, khiến cho người vinh hoa mà bị chết thảm thương.
Phương Sinh Khí và phương Quan Sát với phương Sát Khí, chỉ hiềm Sơn cương, Thuỷ lộ ôm lại, gọi là nửa lành, nửa ác. NHững chỗ ấy mà làm nhà ở hay phần mộ, đều sinh ra người "khẩu thiện, tâm ác" (là khéo léo ngoài miệng mà trong lòng hiểm độc), hiếu tranh, hiếu tụng, hiếu chiến, hiếu sát, cướp của mọi người làm của mình, nhưng đa thành đa bại. Tuy nhiều con cháu, nhưng khó thoát được tội vạ. Quan tước tuy hiển, mà chẳng được hoàn thiện. Những Sơn, Sa, Thuỷ lộ ở Sát phương phát lai, mà có Sinh phương kết cục, gọi là: Hành Hung, Toạ Thiện. Những chỗ ấy có mộ hoặc nhà ở, thì gặp sự hung có người cứu, gặp nạn rồi lại được phước, ra ngoài làm quan thường bị phi tai đưa về, nhưng ở nhà thì không bị, nhưng cũng khó được lâu dài. Nếu ở Sinh phương dẫn mạch lại, đến Sát phương kết tác, gọi là "Hành Thiện Toạ Hung". Phần mộ hoặc nhà cửa ở chỗ ấy đều là "hảo sự đa ma" (việc tốt hay mà nhiều cái dỡ tiềm ẩn bên trong), làm khéo thành vụng, lợi khách bất lợi chủ, không có mối gì mà vẫn bị tai hoạn phá gia.

KHÔI TINH QUYẾT
Khôi tinh trùng điệp khởi cao phong
Cửu cửu tinh trung đệ nhất long
Thử địa trình tường sinh kiệt sĩ
Nhi tôn thế đại nhập triều trung.
Nghĩa là: Ở phương là Khôi tinh, mà trùng trùng điệp điệp khởi cao phong. Ở trong Cửu cung, và Cửu tinh, hay nhất là Long Mạch ở phương ấy. Đất ấy là tốt lành, sinh ra kiệt sĩ, danh nhân, con cháu đời đời được vào nơi triều đình, tức là làm quan cao , quyền lớn.
Thổ cục kiến Nhất Bạch, Mộc cục kiến Bát Bạch, Hoả cục kiến Lục Bạch làm Khôi Tinh. Lại nói: Chỉ có Nhất Bạch làm Khôi Tinh thôi, ở phương ấy khởi cao phong, Long sơn từ đằng xa quay lại, mà bát phương triều bão, hộ vệ, đất ấy táng mộ hay làm nhà ở thì sinh ra người thông minh, tài học, đời đời làm quan và hiếu nghĩa, là bực anh hào, phú quý vĩnh viễn. Nếu thấy Sơn, Thuỷ gần, hẹp cũng sinh ra người anh tài, phú quý. Nếu phương ấy là Sinh Khí hay Tài khí, thì cái tốt lành không thể nói xiết. Nhưng nếu là phương Thoái khí thì xuất cao tăng, đạo sĩ, nghệ thuật xuất chúng. Chỉ có là phương Sát khí thì sinh ra người khôn ngoan xảo trá, độc ác hung tàn, nghèo khổ, chết non, khó thoát khỏi hoạn nạn.
THIÊN DIỆU QUYẾT
Tam Bạch sinh lai thị tử tôn
Mạc tương Thoái Khí đẳng nhân ngôn
Cát tinh lâm chiếu đa hưng vượng
Dịch dịch quan trường, khánh mãn môn
Nghĩa là: Sinh lại ba phương Bạch (là Nhất Bạch, Lục Bạch, Bát Bạch) thì phương ấy cũng như là con cháu mình, đừng đem ra mà ngôn luận coi là phương Thoái Khí như người ta nói. Những phương ấy là Cát tinh mà chiếu tới thì hưng vượng lắm, con cháu đời đời nối tiếp mũ áo, cân đai, phước lộc đầy cửa, trâm anh thế phiệt nối dòng.
Hoả sơn kiến Bát Bạch, Thổ sơn kiến Lục Bạch, Kim sơn kiến Nhất Bạch. Nghĩa là: Hoả cục (Hoả sơn, Hoả quái cũng thế) gặp phương Bát Bạch là Hoả sinh Thổ (Với các trường hợp Thổ sinh Kim, Kim sinh Thuỷ cũng vậy), thì lấy đó làm con cháu mình (Tử tôn). Ba sao Bạch đó gọi là sao lành (Thiên Diệu), nó hay chế ngự được cái Sát Khí. Vậy những sơn đó mà có Sơn Thuỷ triều củng thì rất là hay (hoá hung vi Cát). Nếu có Chùa, Miếu, Đình, Đền, Chuông, Trống trấn đóng thì đó là Đại Cát Địa, con cháu giàu sang, thông minh, lương thiện.

TAM CÁT ĐỊA QUYẾT
Địa hữu Tam Cát thực nghi cầu
Sinh Khí Khôi tinh tử tế sưu
Đại cương, đại sơn, tinh xa mã
Tự, Quán, Chung, Cổ nhất dạng thâu.
Nghĩa là: Đất có ba điều lành thật là nên cầu. Sinh Khí, Khôi tinh nên cẩn thận xem xét kỹ mà sưu tầm. Như là núi to, gò lớn, xe, ngựa lai vãng, đình, đền, chuông, trống cũng vậy, nên thâu nhận.
Những phương Sinh Khí, Khôi tinh mà có Đại sơn, Đại Thuỷ triều cố (chầu vào mộ) bốn mùa không dứt, là một cái tốt lành. Có cầu, đường lộ giao thông, xe ngựa đi lại triều vào, là hai cái tốt lành. Có chùa, đền, chuông, trống sớm tối nghe tiếng vang động là ba cái tốt lành. Đất nào có những cái tốt lành như thế thì con cháu thông minh, lương thiện, đinh-tài lưỡng vượng. Nếu ở vào phương Quan Sát thì lại là hung, bị tai hoạ, hình thương, yểu tử, không thể kể xiết.

TAM NGUYÊN VƯỢNG KHÍ QUYẾT
Khán sơn, tu khán Chủ Long Tinh
Thượng Nguyên Nhất Bạch cát nghi minh
Tứ Lục chi tinh Trung Nguyên cát
Thất Xích Hạ Nguyên đa hữu tình.
Nghĩa là: Xem sơn thì phải xem vị sao nào làm chủ Long Sơn. Nên biết rõ là: Về  Thượng Nguyên thì sao Nhất Bạch tốt, Trung Nguyên thì sao Tứ Lục tốt, Hạ Nguyên thì sao Thất Xích nắm quyền hành, được vậy thì thịnh vượng.
NHững Sơn cương, huỷ lộ mà được sao Quản Nguyên Vận (sao làm chủ Nguyên, Vận) triều cố, thì đại lợi trong 60 năm (hay 20 năm). Nếu là phương Sinh Khí thì trước sau Đại Cát. Nhưng là phương Sát Khí thì cũng được 60 năm (hay 20 năm) Tiểu Lợi, nhưng đến Nguyên khác (Vận khác) thì Hung.

TAM NGUYÊN LONG VẬN QUYẾT
Tam Nguyên Long Vận lý nghi thông
Thượng Nguyên Nhất Bạch, Nhị, Tam đồng
Trung Nguyên Tứ Lục, Trung, Kiền vị
Hạ Nguyên Thất Xích, Cấn, Ly trung
Nghĩa là: Long Vận về Tam Nguyên, lý khí nên thông hiểu: Thượng Nguyên thì sao Nhất Bạch, Nhị Hắc, Tam Bích, ba sao cùng ở trong một Nguyên; Trung Nguyên thì sao Tứ Lục, Ngũ Hoàng, Lục Bạch, ba sao cùng ở trong một Nguyên; Hạ Nguyên thì sao Thất Xích, Bát Bạch, Cửu Tử, ba sao cùng ở trong một Nguyên.
Như Thượng Nguyên gồm 60 năm, thì Giáp Tý và Giáp Tuất, 20 năm thuộc về sao Nhất Bạch quản trị; Giáp Thân và Giáp Ngọ, 20 năm thuộc về sao Nhị Hắc quản trị; Giáp Thìn và Giáp Dần, 20 năm thuộc về sao Tam Bích quản trị. NHƯNG sao Nhất Bạch vẫn làm chủ thống vận cả một Đại Nguyên là 60 năm, nó đều nắm quyền quản trị. Các Nguyên khác luật lệ cũng như thế.
Mỗi Nguyên lấy một sao Quản Nguyên làm chủ, để luận Sinh, Vượng trong tám phương. Như Thượng Nguyên thì sao Nhất Bạch làm Chủ Nguyên, thì Khảm cục là Vượng Khí, Nhất Bạch Thuỷ sinh Mộc nên Chấn và Tốn cục được Sinh Khí, Thuỷ khắc Hoả nên Ly cục là Sát Khí, Kim sinh Thuỷ nên Kiền và Đoài cục là Thoái Khí, Thổ khắc Thuỷ nên Khôn và Cấn cục là Tử Khí.
Khắc Nguyên là Tử Khí, được Nguyên sinh là Sinh Khí, bị Nguyên khắc ấy là Sát Khí, tỷ hoà với Nguyên là Vượng Khí, sinh Nguyên là Thoái Khí. Cái Sinh, Sát Khí ở bản cục với cái Sinh, Sát Khí ở trên tám phương không cùng như nhau. Lấy cái bản cục (là chính mình) được cái Sinh, Vượng Khí là Cát; cái Tử, Thoái Khí là Hung, thì dầu có được Địa Cát cũng không phát phước.

BÁT SƠN SINH VƯỢNG QUYẾT
Lục Bạch Vượng Tướng tại Thượng Nguyên.
Thất, Bát hưng long tại Hạ Nguyên.
Tam, Tứ nhị sơn Trung lục thập.
Khôn sơn Trung vỹ, Hạ đầu liên.
Duy hữu Cửu Ly dữ Nhất Khảm Nhất
Thượng vỹ, Trung đầu, ngũ thập niên.
Nghĩa là: Phương Kiền (là Lục Bạch) thì Vượng Tướng ở Thượng Nguyên. Thất Xích là Đoài, Bát Bạch là Cấn, thì hưng thịnh ở Hạ Nguyên. Tam Bích là Chấn, Tứ Lục là Tốn, hai sơn này thì Vượng Tướng 60 năm thuộc Trung Nguyên. Khôn sơn là Nhị Hắc thì Vượng về cuối Trung Nguyên và liền với đầu Hạ Nguyên. Chỉ có Cửu Tử là phương Ly và Nhất Bạch là phương Khảm , thì Vượng về cuối Thượng Nguyên và đầu Trung Nguyên, liền suốt 50 năm.
CHỦ VẬN GIA PHI QUYẾT:
Như Thượng Nguyên, sau năm Giáp Thân lấy Nhị Hắc nhập trung thuận phi đi tám phương. Xét xem Sinh Khắc ở các phương vị, để đoán Cát, Hung của bản cục.
Như Nhị Hắc nhập trung, thì Tam Bích gia Kiền, Tứ Lục đấn Đoài, đó là Hạ khắc Thượng; Ngũ Hoàng tới Cấn là tỷ hoà; Lục Bạch tới Ly, Thất Xích tới Khảm, đều là Thượng sinh Hạ,...những cái khác cũng y lệ như thế.
Hạ khắc Thượng là Chủ khi khách: Chủ nhân tâm bất hoà, hoạ nhẹ thôi.
Thượng khắc Hạ là Khách khi Chủ: Đó là Sát Khí gia lâm, bách sự bất lợi, tất chiêu hung hoạ.
Hoặc đất ấy Long, Cục, Sa, Thuỷ  bị người phá huỹ, nhưng thấy Thượng sinh Hạ, là ngoại ích nội, thì vẫn đại hưng, đại phát; nếu là Hạ sinh Thượng, là ngoại hao nội, tất lãnh thoái nhân đinh, ở lâu e tuyệt tự.
Lại lấy Sao Chủ Vận làm chủ để luận bát phương Sinh, Sát, Cát, Hung. Như Thượng Nguyên Nhị Hắc nhập trung, tức lấy Nhị Hắc làm chủ, thì Tam Bích gia Kiền, Tứ Lục gia Đoài, tất hai phương Kiền Đoài là Sát Khí phương, vì khắc với Sao Chủ Vận. Cửu Tử gia Chấn thì Chấn là Sinh Khí phương,...các phương Tử, Thoái, Vượng cũng theo cách ấy mà suy.
Những Âm phần, Dương trạch là phương Sinh Khí của Sao Chủ Vận, mà có cửa ngõ, lối đi, hoặc đường Thuỷ chảy lại thì Vượng Tài, Thêm đinh. Nếu là phương Sát Khí có chỗ khuyết hãm, vỡ lỡ, thì quyết là biến ra tai hoạ ở ngoài đưa đến. Phương Ngũ Hoàng có đường, ngõ xung động thì đại hung. Thoái phương thì chủ hao tán tiền tài. Là Tử phương thì người bị tổn thương, nặng thì chết người. Ở Vượng phương mà có Lục Sát lại gồm cả Lưu niên Cửu Tử và Ngũ Hoàng phi đến, thì bị kiện tụng, hoả tai, thoái bại. Đây là Sinh Sát Xung Quan, chủ quản 20 năm, tức là Đại Lưu Niên Pháp vậy.

CHỦ VẬN LƯU NIÊN CỬU TINH
GIA LÂM CÁT, HUNG QUYẾT.
Sinh nhập Sát phương khán tật bệnh
Sát nhập Sinh phương đoán Tử, Sinh
Tử thượng Sát lai, động điền sản.
Tài lâm Sát, Thoái, tổn vật sinh
Sát lâm Quan Sát, xuyên tâm hại!
Sinh nhập Sinh phương, xứ xứ hưng.
Nghĩa là: Sinh vào Sát phương thì sinh tật bệnh. Sát vào Sinh phương thì đoán có chuyện sống, chết. Sát lại trên phương vị Tử thì động về chuyện ruộng vườn, đất đai, nhà cửa. Tài vào phương Sát, THoái thì hao tổn súc vật. Sát tới phương Quan Sát thì hại như dao đâm vào bụng (ám chỉ rất nguy hiểm). Sinh vào phương Sinh thì mọi cái đều hưng thịnh. Chỉ có sao Ngũ Hoàng là Chính Thần Sát, cả tám phương, đến phương nào cũng chỉ có sinh tai hoạ thôi.
Lấy Chủ Vận Tinh và Lưu Niên Tinh phi đi tám phương mà đoán. Như Khảm cục thì lấy Khôn phương làm phương Sinh Khí, nếu trong Thượng Nguyên Giáp Tý 20 năm, lại được Thất Xích gia Khôn , tức là Sinh nhập Sinh phương, các cái khác cũng theo thế mà tính.
Sinh mà thấy Sinh thì tiến tài, tăng điền sản. Sinh thấy Sát thì tai hoạ về quan tụng, nhưng có người tốt cứu. Sát thấy Sát thì bị hoả tai, tổn người, mọi sự đều bất lợi. Sát thấy Sinh thì được nửa tốt, nửa xấu, nửa năm trên thì lành, nửa năm dưới thì hao tổn nhân đinh. Thoái thấy Thoái thì hoạ hại bệnh hoạn. Sinh thấy Thoái thì tổn lục súc và sinh khẩu thiệt, nhưng sau gặp quý nhân. Lấy ở bản phương có Sơn, Thuỷ, đạo lộ và Lục sự mà đoán xét Hung, Cát.

NIÊN NGUYỆT CỬU TINH QUYẾT
(dùng về tu phương hướng)

Thiên văn Cửu Tinh tuế tuế suy
Địa lý Cửu Tinh vĩnh bất di
Phi khứ tương sinh , sinh quý tử
Phi lại khắc Phục, thị hung kỳ
Tam Bạch đáo Toạ chủ hoài thai
Tử, Bạch lâm môn hỷ khí lai
Hình, Hại, Không Vong, câu bất thực
Sinh phù ưng đắc quý nhân tài.
Nghĩa là: Sao Lưu Niên Cửu tinh phi ra thì lấy bản cục phương làm chủ, sao phi đến làm khách. Khách (Phi) sinh Chủ (Phục) thì sinh quý tử. Khách khắc Chủ thì bị hung hoạ. Như Kiền phương là Kim, Bát Bạch gia lâm là khách sinh chủ, Cửu Tử gia lâm là khách khắc chủ. Trong Cửu Tinh thì ba sao Bạch và sao Cửu Tử là Cát tinh, nhưng không khắc bản phương thì mới đoán là Cát.
Còn Hình hại là gì? Như Nhất Bạch đáo Chấn, là Tý hình Mão, Nhất Bạch đáo Khôn là Tý hại Mùi, các loại khác cũng thế mà suy.
Không Vong là thế nào? Lấy theo Thái Tuế bản giáp là phương vị Không Vong. Tỷ như Giáp Tý 10 năm thì tại Tuất, Hợi là Không Vong; Giáp Tuất 10 năm thì tạiThân, Dậu là Không Vong; Giáp Thân 10 năm thì tại Ngọ, Mùi là Không Vong... Cát Tinh hay Hung Tinh mà đến cung Không Vong thì đều bị kềm hãm vô lực, dầu Tử, Bạch đến đấy cũng vô dụng. Nếu Tử, Bạch đến cung sinh phù thì là Cát.
KHỞI NIÊN BẠCH QUYẾT
Niên bạch Tam Nguyên, các bất đồng
Thượng Nguyên Giáp Tý khởi Khảm cung.
Trung Nguyên Tứ Lục, cung trung khởi
Hạ Nguyên Thất Xích nghịch hành cung.
Nghĩa là: Khởi Bạch tinh về niên mỗi vận đều khác. Như Thượng Nguyên năm Giáp Tý thì khởi ở cung Khảm Nhất Bạch. Trung Nguyên thì năm Giáp Tý khởi ở cung Tốn Tứ Lục. Hạ Nguyên năm Giáp Tý thì khởi ở cung Thất Xích Đoài, tất cả đều là đi nghịch.
Mỗi một Giáp Tý thì đều nghịch hành Cửu tinh ở từng năm, nhưng khi nhập trung cung rồi thì phi thuân. Như Thượng Nguyên năm Giáp Tý thì khởi ở cung Khảm là Nhất Bạch, năm Ất Sửu sẽ là cung Cửu Tử Ly, năm Bính Dần sẽ là Bát Bạch Cấn... Khi nhập trung cung thì năm Giáp Tý Nhất Bạch Khảm nhập trung, thuận phi, Nhị Hắc Khôn đến Càn, Tam Bích Chấn đến Đoài...; năm Ất Sửu thì Cửu Tử là Ly sẽ nhập trung cung, thuận phi, Nhất Bạch Khảm đến Càn, Nhị Hắc Khôn đến Đoài... Các vận khác cũng tính như thế, tuỳ sao của Vận đó khởi từ đâu mà tính tiếp cho các năm sau. Cách dễ nhớ nhất là tính ngược:
Ví dụ: Thượng Nguyên Giáp Tý là Nhất, thì Giáp Tuất là Cửu, Giáp Thân là Bát, Giáp Ngọ là Thất, Giáp Thìn là Lục, Giáp Dần là Ngũ.
Đến Trung Nguyên Giáp Tý là Tứ, Giáp Tuất là Tam, Giáp Thân là Nhị, Giáp Ngọ là Nhất, Giáp Thìn là Cửu,   Giáp Dần là Bát.
Đến Hạ Nguyên Giáp Tý là Thất, Giáp Tuất là Lục, Giáp Thân là Ngũ, Giáp Ngọ là Tứ, Giáp Thìn là Tam, Giáp Dần là Nhị.
Các anh chị, các bạn cũng thấy, tất cả thành một vòng khép kín, từ Thượng Nguyên đến Trung Nguyên rồi Hạ Nguyên, tuy khởi cung khác nhau nhưng khí vận xoay vần tuần tự nối tiếp nhau không chút sai lệch. Cách tính cách cung một tuần Giáp như thế này sẽ tiện cho chúng ta tìm những năm cách xa năm hiện tại.
Tu tạo, khởi công làm thì Đại Kỵ kiến phương của bản cục. Nghĩa là: Khảm cục thì lấy Nhất Bạch làm Kiến, nếu Nhất Bạch đáo phương Khảm thì không nên làm. Lại kỵ Sát tinh của bản cục ở đấy. Như là Khảm cục kỵ Nhị Hắc và Bát Bạch gia đáo bản cung Khảm. Phạm Kiến thì thương Trạch Trưởng, phạm Sát thì chiêu hoành hoạ (tai hoạ đến bất kỳ). Lại Tam Bạch là Cát tinh đến đấy, dầu khắc bản phương vẫn lấy là Tiểu Cát, còn Ngũ tinh khác thì chỉ lấy sinh bản phương mới làm Cát, nếu không phải là Sinh thì đều là Hung.

NGUYỆT BẠCH KHỞI CHÍNH NGUYỆT TINH QUYẾT
Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu Bát Bạch cung
Thìn, Tuất, Sửu, Mùi Ngũ Hoàng trung
Dần, Thân, Tị, Hợi cư hà vị
Nghịch tầm Nhị Hắc thị kỳ trung.
Nghĩa là: Năm Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu thì tháng giêng khởi Bát Bạch. Năm Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thì khởi Ngũ Hoàng. Năm Dần, Thân, Tị, Hợi thì khởi Nhị Hắc. Tất cả đều là nghịch hành theo các tháng, nhưng cung vẫn đi thuận.
Như năm nay là năm Sửu thì tháng giêng là Ngũ Hoàng, tháng hai là Tứ Lục, tháng ba là Tam Bích, tháng tư là Nhị Hắc... Rồi tháng giêng nhập trung cung là Ngũ, thì Lục đến Càn, Thất đến Đoài, Bát đến Cần... Tháng 8 là Thất Xích nhập trung cung, thì Bát Bạch đến Càn, Cửu Tử đến Đoài, Nhất Bạch đến Cấn... Các năm khác khởi tháng cũng y theo thế mà suy.
Cái Cát, Hung của năm thì còn chậm, chứ cái Cát, Hung của tháng thì tới mau lắm.

TAM NGUYÊN NHẬT BẠCH QUYẾT
Đông Chí Nhất Bạch, Vũ Thuỷ Xích
Cốc Vũ nguyên tòng Tứ Lục cầu
Hạ Chí Cửu Tử, Xử Thử Bích
Sương Giáng tiên tòng Lục Bạch du
Dương tu thuận khứ, Âm hoàn nghịch
Đãn cầu Lục Giáp vĩnh vô hưu
Nhược phùng Tử, Bạch phương vi Cát
Hoạt pháp tu dương, tử tế sưu.
Nghĩa là: Những ngày bắt đầu từ sau tiết Đông Chí thì lấy Giáp Tý khởi Nhất Bạch. Những ngày từ sau tiết Vũ Thuỷ thì lấy Giáp Tý khởi Thất Xích. Những ngày sau tiết Cốc Vũ thì lấy Giáp Tý khởi Tứ Lục. Những ngày sau tiết Hạ Chí thì lấy Cửu Tử cho ngày Giáp Tý. Những ngày sau tiết Xử Thử thỉ lấy Giáp Tý khởi Tam Bích. Những ngày sau tiết Sương Giáng thì lấy Giáp Tý khởi Lục Bạch. Dương thì theo chiều thuận, Âm phải theo chiều ngược quay đi. Tìm đúng Lục Giáp thì lâu dài phát phước không nghĩ.
Ở trên mình chỉ in đâm có một hàng của tiết Đông Chí, chỉ là để nhấn mạnh với các anh chị, các bạn rằng: Đừng lầm tưởng cứ ngày Giáp Tý sau Đông Chí đều là Nhất Bạch. Mà là khởi ngày Giáp Tý là Nhất Bạch. Nếu như ngày giao tiết Đông Chí đó mà ngay ngày Giáp Tý thì không có gì để bàn cãi, NHƯNG nếu như đó không phải ngày Giáp Tý thì tính cách nào?
Ví dụ: Ngày giao tiết Đông Chí là ngày Canh Dần. Ta cứ khởi Giáp Tý là Nhất Bạch, do từ Đông Chí đến Hạ Chí là Dương khí thịnh, nên thuộc Dương, đi thuận. Giáp Tý là Nhất, Ất Sửu là Nhị, Bính Dần là Tam, Định Mẹo là Tứ...Giáp Tuất là Nhị...Giáp Thân là Tam, Ất Dậu là Tứ, Bính Tuất là Ngũ, Đinh Hợi là Lục, Mậu Tý là Thất, Kỷ Sửu là Bát, Canh Dần là Cửu. Vậy ngày giao tiết Đông Chí, ngày Canh Dần đó là sao Cửu Tử. Muốn động cung nơi nào thì đem Cửu Tử nhập trung, thuận phi đi.
Các tiết khí kia cũng y theo vậy mà tính.
Các tiết Đông Chí, Vũ Thuỷ, Cốc Vũ là thuộc Dương, đi thuận ngày, lẫn thuận cung khi nhập trung.
Các tiết Hạ Chí, Xử Thử, Sương Giáng thuộc Âm, đi nghịch ngày, nhưng vào trung cung vẫn thuận.

TAM NGUYÊN THỜI BẠCH QUYẾT
Tam Nguyên thời bạch, nhật tương đồng
Dương thuận, Âm nghịch nhập trung cung
Đông Chí Nhất, Tứ, Thất dương kỳ
Hạ Chí Cửu, Lục, Tam thị tông.
Nghĩa là: Khởi Bạch của giờ cũng như lệ khởi ngày, Dương thì đi thuận giờ, Âm thì đi nghịch giờ và vào đến trung cung rồi đều thuận phi đi 8 phương. Tiết Đông Chí thì nhớ là khởi Nhất Bạch, Tứ Lục và Thất Xích. Tiết Hạ Chí nhớ là khởi Cửu Tử, Lục Bạch và Tam Bích.
Quá khó hiểu phải không các anh chị, các bạn. Đọc chẳng biết sau tiết Đông Chí khi nào dùng Nhất, khi nào dùng Tứ và khi nào dùng Thất cả. Thực ra cái này là phân theo nhóm ngày Mạnh, Trọng, Quý thôi. Các ngày Tý Ngọ Mẹo Dậu là nhóm thứ nhất, tương ứng với sao thứ nhất trong cả hai tiết Đông Chí và Hạ Chí. Thìn Tuất Sửu Mùi là nhóm thứ hai, tương ứng với sao thứ hai trong cả hai tiết Đông Chí và Hạ Chí. Dần Thân Tị Hợi là nhóm thứ ba, tương ứng với sao thứ ba trong cả hai tiết Đông Chí và Hạ Chí. Nói đến đây, NCD chắc chắn rằng cũng còn một vài anh chị, bạn nào đó chưa hiểu, ví dụ sẽ thấy ngay thôi.
Ví dụ: Giờ Thìn của Ngày Thân sau tiết Đông Chí, nhưng chưa đến Hạ Chí.
Ta thấy Thân trong nhóm thứ ba, vậy thì sao thứ ba trong tiết Đông Chí là gì? Nhất, đến Tứ, đến Thất. Vậy giở Tý của ngày đó sẽ khởi là sao Thất Xích, giờ Sửu là sao Bát Bạch, giờ Dần là sao Cửu Tử.... Giờ Thìn có sao Nhị Hắc nhập trung, thì Tam Bích đến Càn, Tứ Lục đến Đoài, Ngũ Hoàng đấn Cấn...
Ví dụ: Giờ Ngọ ngày Mùi sau tiết Hạ Chí, trước tiết Đông Chí.
Ta thấy Mùi trong nhóm thứ hai Thìn Tuất Sửu Mùi, nên tương ứng với sao thứ hai của tiết Hạ Chí, đó là sao Lục Bạch. Vậy giờ Tý ngày hôm đó là sao Lục Bạch quản trị, giờ Sửu là Ngũ Hoàng (nhớ nghen, đây là Âm nên đi nghịch), giờ Dần là Tứ Lục, giờ Mẹo là Tam Bích, giờ Thìn là Nhị Hắc, giờ Tị là Nhất Bạch, giờ Ngọ là Cửu Tử. Ta lấy giờ Ngọ Cửu tử nhập trung, THUẬN PHI, đi 8 phương thì Nhất Bạch đến Càn, Nhị Hắc đến Đoài, Tam Bích đến Cấn...
Còn một cách nữa là ta nhớ theo Thiên, Địa, Nhân Tam Nguyên Long của Huyền Không. "Thiên Nhất Cửu, Địa Tứ Lục, Nhân Thất Tam". Cứ ngày thuộc Thiên thì tiết Đông Chí lấy Nhất Bạch, tiết Hạ Chí lấy Cửu Tử. Ngày thuộc Địa thì tiết Đông Chí lấy Tứ Lục, tiết Hạ Chí lấy Lục Bạch. Ngày thuộc Nhân thì tiết Đông Chí lấy Thất Xích, tiết Hạ Chí lấy Tam Bích.
Ta lại để ý, thứ tự các sao trong tiết Đông Chí là Nhất, đến Tứ, đến Thất là các số thuộc nhóm 1-4-7 y như Tam Ban Quái, lớn dần lên theo chiều thuận. Các sao trong tiết Hạ Chí là Cửu, Lục, Tam là các số thuộc nhóm 3-6-9 y như Tam ban Quái nhưng nhỏ dần theo chiều nghịch đi xuống. Ta cứ lấy ba Địa Chi đầu tiên làm chuẩn mà tính sẽ dễ và lẹ rất lẹ: Ngay Tý cứ đọc Nhất Cửu, còn thuộc Đông Chí thì lấy số trên, Hạ Chí lấy số dưới. Ngay Sửu thì cứ đọc Tứ Lục, thuộc Đông Chí lấy số trên, thuộc Hạ Chí thì lấy số dưới. Ngay Dần thì đọc Thất Tam, thuộc Đông Chí thì lấy số trên, thuộc Hạ Chí thì lấy số dưới. Còn nhóm đó chẳng qua là các nhóm Tứ Hành Xung mà NCD nghĩ chúng ta ai cũng biết rồi đó.
Trên đây cả, năm, tháng, ngày, giờ chỉ có gặp các sao Tử, Bạch Sinh khí thì mới là Đại lợi. Tu tạo ở ba phương Bạch thì không kỵ Thái Tuế, Tướng Quân, Quan Phù, Đại Hao, Tiểu Hao, hành niên bản mệnh được mọi điều Cát. Chỉ có Thiên Cương Tứ Vượng, Sát Đại Nguyệt Kiến thì chẳng nên phạm. Cẩn thận!

TỔNG LUẬN
NIÊN, NGUYỆT BẠCH QUYẾT

Bát Quái sơn đầu số yếu tinh.
Chiêu nhiên dị kiến, lý nghi minh
Ai niên, toán nguyệt, bình tai hoạ.
Huyền huyền thấu lý, quỷ thần kinh.
Nghĩa là: Cái độ số của tám phương thuộc về Tam Nguyên phi đến bản cục cốt phải tinh tường, rõ rệt dễ thấy, lý luận phân minh. Phải tính tháng và năm của Nguyên Vận tinh phi đến. Tuy huyền bí cao siêu, nhưng Lý Khí mà thấu được thì quỷ thần cũng kinh sợ.
Những cái Sát khí gia thuỷ cục tất thị phát hung, như là Nhị Hắc gia Khảm cục vậy. Sinh Khí gia Mộc cục tất phát phước, như là Nhất Bạch gia Tứ Tốn vậy. Trước lấy Chủ Vận của Tam Nguyên gia đấy, thì sau định hai mươi năm Cát, Hung. Rồi lại theo năm và tháng , lấy quản trị tinh gia vào đấy, thì cái hạn Cát, Hung có thể quyết đoán được.
Lại Tam Nguyên độ số đến bản cục, làm Ám Kiến, đối cung làm Ám Phá. Như Thượng Nguyên Giáp Tý, thì năm Bính Dần đáo Cấn, thì Cấn cục làm Ám Kiến, Khôn cục làm Ám Phá. Nguyên là Cát Địa, Mỹ Huyệt thì lay động Bản Long, vậy mọi sự được Cát Tường. Nếu là đất Hung, Huyệt sai lầm thì mọi sự Đại Hung.
Những Can Chi của Thái Tuế ở bản vị làm Minh Kiến, đối cung làm Minh Phá. Như năm Giáp Tý, Giáp ở cung Chấn làm Can Minh Kiến, Tý ở Khảm cung làm Chi MInh Kiến. Vậy thì Đoài làm Can Minh Phá, Ly làm Chi Minh Phá. Năm Mậu, Kỷ thì Can Kiến Phá đều ở Trung cung. Phạm vào Can Kiến, Phá thì hoạ, phước giảm một nửa. Phạm vào Chi Kiến, Ph1 thì Đại Hung, không nên phạm.

CỬU TINH KHẮC ỨNG QUYẾT
Nhất Bạch tinh bản thuộc Thuỷ
Chấn, Tốn tu tạo mỹ
Khan khan Thất, Bát, Cửu nguyệt lai
Giao tiến Nam phương ngoại khí tài.

Nhị Hắc tinh bản thuộc Thổ
Kiền, Đoài phùng chi tu tạo mỹ
Thả đãi Nhị, Bát nguyệt giao lai
Tiến nhập Đông, Bắc, Tây phương tài

Tam Bích tinh bản thuộc Mộc
Dư cung mạc tạo Tác
Giáo quân Nam phương dụng trước thời
Tây phương hoá vật lục tuần chí (Tứ Lục tinh đồng).

Ngũ Hoàng tinh trung Thổ tôn
Tây Bắc chính tương thân
Thử tinh d6ãn khả tu Kiền, Đoài
Thất, Bát, Cửu nguyệt ngoại tài lâm (Bát Bạch cánh Cát).

Lục Bạch tinh nguyên thuộc Kim
Khảm sơn dụng chi phước dĩ thâm
Đãn giao Tứ, Lục, Thất, Bát nguyệt
Đông Nam hỷ chí, lạc hân hân (Thất Xích tinh đồng).

Cửu Tử bản thuộc Hoả
Khôn, Cấn nhị phương tu tạo khả
Trực đãi Dần, Tị, Ngọ nguyệt niên
Bắc phương tài sản lai, phi toả.

Nghĩa là:
Sao Nhất Bạch vốn thuộc Thuỷ, về phương Chấn và phương Tốn tu tạo (đặt táng hay làm nhà) thì tốt đẹp. Xem thấy tháng 7, tháng 8, tháng 9 liền lại, thì có ngoại tài ở phương Nam tiến tới.
Sao Nhị Hắc vốn thuộc Thổ, về phương Đoài và phương Kiền, gặp được lúc tu tạo thì tốt, và đợi đến tháng 2 và tháng 8 khí giao lai, thì có của ở phương Đông Bắc và phương Tây tiến đến.
Sao Tam Bích vốn thuộc Mộc, các cung khác không nên tạo tác. Chỉ có phương Nam mà dụng làm thì có của cải ở phương Tây đưa đến, chỉ 60 ngày là đưa đến => Mau phát. (Sao Tứ Lục cũng như sao này).
Sao Ngũ Hoàng thuộc Thổ, là sao tôn trọng ở Trung cung, phương Tây Bắc chính là tương thân. Sao này chỉ nên tu tạo ở hai phương Kiền và Đoài, các tháng 7, 8, 9 thì có ngoại tài đến (sao Bát Bạch gặp cũng tốt lành).
Sao Lục Bạch nguyên thuộc Kim, phương Khảm mà gặp được, tạo tác thì phước càng lâu bền, to dầy. Nhưng đợi tháng 4, 6, 7 giao khí đến, thì có vui mừng ở phương Đông Nam đến (sao Thất Xích cũng như sao này).
Sao Cửu Tử vốn thuộc Hoả, gặp hai phương Khôn và Cấn thì nên tu tạo. Đợi đến tháng hoặc năm Dần, Tị, Ngọ thì tốt, sẽ có tài sản ở phương Bắc đem đến, chẳng phải khoá cửa.
THÁI TUẾ SƠN ĐẦU BẠCH TINH QUYẾT
Tý niên Nhất Bạch nhập Trung cung.
Ngọ tái tương phùng Cửu Tử đồng.
Mẹo tuế Trung cung Tam Bích hội.
Dậu niên Thất Xích thị tinh tông.
Mùi, Thân nhị niên câu Nhị Hắc
Thìn, Tị hồi lai Tứ Lục trung.
Tuất, Hợi Trung cung khởi Lục Bạch.
Sửu, Dần Bát Bạch chính tương phùng.
Bạch đáo sơn đầu nghi tác dụng
Âm phần, lập Trạch, tử tôn vinh.
Bạch trung hữu sát nghi hồi tị.
Phạm giả tu giao lập kiến hung.
Nghĩa là: Năm Tý thì sao Nhất Bạch nhập Trung. Năm Ngọ thì sao Cửu Tử nhập Trung. Năm Mẹo thì sao Tam Bích nhập Trung. Năm Dậu thì sao Thất Xích nhập Trung. Năm Mùi và năm Thân thì lấy sao Nhị Hắc nhập Trung. Năm Thìn và năm Tị thì lấy sao Tứ Lục nhập Trung. Năm Tuất và năm Hợi thì khởi sao Lục Bạch nhập trung.
Năm Sửu và năm Dần thì sao Bát Bạch nhập Trung. Những sao Bạch đến cung Tọa, Hướng thì nên làm nhà, hay làm mộ phần thì con cháu được hiển vinh. Ở trong phương mà sao Bạch phi đến lại bị Sát thì nên tránh đi không dùng, nếu phạm vào thì lập tức thấy ngay cái Hung.
Trên đây là 12 năm, năm nào lấy sao gì nhập Trung cung để phi ra Bát phương. Tìm 3 sao Bạch đến phương nào thì phương ấy tốt, nên tu tạo. Nhưng bị Sơn sát thì tránh không nên làm.
Ví dụ như năm Tý, ta lấy Nhất Bạch nhập Trung cung, thì Tứ Lục đến Cấn, là Mộc khắc Thổ, nếu làm tại Cấn Sơn, Phương (Động Thổ, Tu Tạo) thì 4 người bị thương. Phạm Nhất Bạch sát thì bị thương 1 người, phạm sao Nhị Hắc sát thì bị thương 2 người... Lấy số của sao mà suy đoán.
Cốt là biết ứng vào thời điểm nào. Như sao Tứ Lục thì có thể là 40 ngày, là 4 tháng; xa thì lấy năm Thìn, năm Tị hoặc năm tương xung là năm Tuất, năm Hợi sẽ ứng..
Cần biết là người nào bị tổn thương, thì lấy Địa Chi ở phương phạm ấy, ứng vào đó. Như Cấn phương là Sửu, Dần thì ứng vào người tuổi Sửu, tuổi Dần...
Phép đoán tháng cũng cùng như năm. Như năm Dần lấy Bát Bạch nhập Trung. Bạch trung sát giả, là Ám Kiến Sát, Lục Tiệp Sát, Xuyên Tâm Sát, Đấu Ngưu Sát, Giao Kiếm Sát, Thụ Khắc Sát, những phương phạm Sát đều chẳng nên phạm.

Nhất Bạch đáo Ly phi vi Cát.
Nhị Hắc hoàn phùng Khảm thượng hung.
Tam Bích, Tứ Lục_ Khôn, Cấn phạm.
Ngũ Hoàng, Bát Bạch_ Khảm, Trung hung.
Lạu Bạch, Thất Xích_ Chấn, Tốn kỵ.
Cửu Tử tương hình Kiền, Đoài trung.
Bạch trung hữu Sát thiểu nhân tri.
Đa, thiếu thời sư hội bất thông
Đãn đáo Mộc Bạch vi Sinh Khí,
Hắc, Hoàng, Bích, Lục, Xích hà Hung.
Nghĩa là: Sao Nhất Bạch phi đáo cung Ly thì không phải là Cát. Nhị Hắc gặp đến phương Khảm thì Hung. Tam Bích, Tứ Lục mà đến hai phương Khôn, Cấn thời Hung. Ngũ Hoàng, Bát Bạch đến cung Khảm là Hung. Lục Bạch, Thất Xích đến hai phương Chấn Tốn thì kỵ. Cửu Tử đến hai phương Kiền, Đoài thì hình hung. Ở trong phương Bạch bị Sát ít có người biết, phần nhiều là các người làm thầy lúc còn ít tuổi không biết được thông đạt cái lý này. Nhưng đáo cung Mộc thì Nhất Bạch là Sinh Khí; Nhị Hắc, Ngũ Hoàng, đáo cung Kiền, Đoài hay Tam Bích Mộc đến đến cung Tốn cũng là Mộc thì đâu phải là Hung?
Nhất định kỵ Sát Khí nhập Trung. Như Khảm sơn kỹ Nhị Hắc, Bát Bạch nhập trung, thì Đại kỵ tu tạo.
Nhất định kỵ Sát tinh đáo phương. Như là Cửu Tử phi đáo Kiền, Đoài phương cũng kỵ tu tạo cả, nếu phạm thì bị phi tai hoàng họa, như là hỏa tai, đạo tặc, kiện tụng, tù ngục, ôn hoàng, dịch lệ, Đại hung. Cả Tam Nguyên và năm tháng ngày giờ, Bạch tinh cùng kỵ như nhau.

Tý niên Kiền, Khảm, Chấn phương khai.
Sửu, Dần, Trung, Đoài, Cấn, Ly lai.
Mão niên, Khôn, Cấn, Chấn, Tốn cát.
Thìn, Tị, Ly, Khôn, Chấn, Đoài tài.
Ngọ, Khôn, Kiền, Tốn, Ly, Trung, Đoài.
Mùi, Thân, Khôn, Khảm, Tốn, Trung, Ly.
Duy hữu Dậu niền Kiền, Cấn cát.
Tuất, Hợi thủ cung Cấn, Đoài suy.
Hoàn hữu Chấn, Kiền vi tiểu lợi.
Phân minh chỉ dẫn hậu nhân tài.
Bài này tức là lấy Bát Bạch đáo sơn đầu, định cục tốt. Như là năm Tý thì lấy Nhất Bạch nhập Trung, phi tá thì Nhị Hắc gia Kiền là Sinh Khí, Lục Bạch gia Khảm là Sinh Khí, Bát Bạch gia Chấn là Cát Khí, nên mới bảo rằng Kiền, Khảm, Chấn phương khai.
Như năm Sửu, Dần thì lấy Bát Bạch nhập Trung, thì Trung Cung là tốt rồi, Nhất Bạch đáo Đoài là Sinh Khí, Nhị Hắc đáo Cấn là Cát Khí, Tam Bích đáo Ly là Sinh Khí, nên mới bảo rằng Sửu, Dần_ Trung, Đoài, Cấn, Ly lai là thế.
Các năm khác cũng theo đó mà suy.

***Theo NCd mình nhận thấy trong yếu quyết trên có phần lẫn lộn, có thể do sách in sai: Vì như năm Tý thì khi Bát Bạch đến Chấn là Cung khắc Tinh không thể là Cát, năm Sửu, Năm Dần khi Nhất Bạch đến Đoài là Cung sinh Tinh cũng chẳng thể là Cát.

NIÊN ĐẦU CỬU TINH QUYẾT
Thập nhị niên đầu phân chính vị
Tổng lĩnh vạn vật chủ cùng, thông
Thế nhân bất tín chiêu hung cữu
Tôn thử, tương vi tế thế công.
Nghĩa là: Mười hai năm phân ra chính vị của sao đứng đầu. Tóm lãnh cả muôn vật hay và dỡ. Người đời không biết thì bị tai họa mãi. Biết cái ấy mà tôn trọng, đem ra làm thì có công tế thế khắp cả thế gian.
Nói sát nghĩa nghe thì có vẻ khó hiểu, nhưng thực ra ý đoạn văn trên muốn nói trong Cửu Tinh, thì mỗi năm sẽ có 1 Cát Tinh hay Hung Tinh làm chủ trị của năm đó. Cụ thể là: Năm Tý thì sao Tham Lang. Năm Sửu, năm Hợi thì sao Cự Môn. Năm Dần, năm Tuất thì sao Lộc Tồn. Năm Mẹo, năm Dậu thì sao Văn Khúc. Năm Thìn, năm Thân thì aso Liêm Trinh. Năm Tị, năm Mùi thì sao Vũ Khúc. Năm Ngọ thì sao Phá Quân. Mỗi năm lấy sao Chủ trị của năm đó nhập vào Trung Cung, thuận hành tìm Tứ Cát tinh đáo phương thì Đại Lợi.
Ngoài ra, mỗi năm có 1 sao làm Đế Tinh, nếu phương vị ta định làm mà được ngay Đế Tinh đó đến thì Cát Lợi vô cùng. Cụ thể là:
Năm Thân, Tý, Thìn thì sao Tham Lang làm Đế Tinh.
Năm Dần, Ngọ, Tuất thì sao Cự Môn làm Đế Tinh.
Năm Tị, Dậu, Sửu thì sao Phá Quân làm Đế Tinh.
Năm Hợi, Mẹo, Mùi thì sao Lộc Tồn làm Đế Tinh.
Tứ Đế Tinh đáo Sơn, Phương thì lợi tạo táng, đáo phương nào thì lợi việc tu phương ở nới nơi ấy.
Qua đây, ta mới thấy rõ: Không phải chỉ có Tham Lang, Cự Môn, Vũ Khúc là Tam Cát Tinh, mà tùy thời tùy lúc mà Hung Tinh cũng trở thành Cát. Xem phải tường, biết phải tận là vậy.
NIÊN ĐẦU TAM CÁT QUYẾT
Tý niên Chấn, Đoài, Tốn sơn khai
Sửu, Dần_ Cấn, Đoài, Tốn, Trung tài.
Mẹo tuế Kiền, Ly, Khôn vi Thổ
Thìn, Tị_ Đoài, Chấn, Cấn kham tài.
Ngọ niên cánh hữu Tốn, Cấn, Đoài.
Mùi, Thân_ Khôn, Khảm, Kiền thượng lai.
Dậu tuế Ly, Kiền, Khảm thượng đối.
Tuất, Hợi_ Khảm, Khôn, Ly diệc khai.
Nghĩa là: Theo phép lấy Thái Tuế đối quái làm chủ, theo Thiên Định Quái phiên Cửu tinh, lấy ba phương Cát làm Khai.
Như năm Tý thì Tý thuộc Khảm, đối quái là Ly. Theo Thiên Định Quái đối Ly là Chấn, thì lấy Chấn khởi Tham Lang phi đi, Đoài là Cự Môn, Tốn là Vũ Khúc, ba Cát Tinh tới ba phương ấy, nên mới bảo " Tý niên Chấn, Đoài, Tốn sơn khai" là thề. Trong năm Tý nếu ba phương ấy mà tu phương và tạo táng thì đắc lơi. Các năm khác cũng theo cách này mà suy ra vậy.

DƯƠNG TRẠCH QUYẾT
Bàn cổ thủ khai, Thiên dữ Địa
Phục Hy hoạch quái, đồ dĩ bị
Hiên Viên thủ sáng lập cung thất
Trụ cơ phong thủy, kham bằng dư.
Truyền cập Tấn triều Quách Cảnh Thuần
Tạo trạch, doanh Phần tri xu, tị
Ư kim phù hợp, quỷ thần cơ
Tử Bạch tinh thần, suy cao nghệ
Tiên tu chưởng thưởng thượng bãi Cửu Cung.
Nghĩa là: Từ thuở đầu tiên, đời Bàn Cổ mở ra Trời và Đất. Đến Phục Hy đã vạch ra đủ quái đồ. Đến đời Hiên Viên mới bắt đầu sáng lập cung điện, cung thất. Lấy Quái đồ ấy làm trụ cốt của phong thủy, để làm bằng cứ. Tuyền tới Quách Cảnh Thuần đời nhà Tấn. Tạo tác nhà cửa, phần mộ, biết lấy đó mà xu Cát, tị Hung. Đến đời nay, cho đó là phù hợp Huyền cơ của Quỷ Thần.
So sánh các Tinh Thần, thì Tử Bạch là cao nghệ, nên trước hết bày ra Cửu Cung.
Đoạn văn trên chỉ tóm lược khởi nguyên của Phong Thủy, và qua đó nhấn mạnh đến Tứ Cát Tinh trong Phong Thủy cần nên tận dụng nó trong Cửu tinh.
Xét kỹ xem phương nào khởi phong, phương nào gần Thủy để định Quái cục. Sau đó lấy Quái tinh nhập Trung cung, thuận phi ra tám phương để luận Cát Hung. Trước lấy Sinh Khí, Sát Khí.... xem Sa, Thủy ở cục ngoài. Rồi lấy Sát Khí, Sinh Khí... phân ra từng khoảng của bố cục trong nhà. Xem mọi cái Sinh Khí, Sát Khí... thấy ở trên phương nào. Những phương mà rtrên đó thấy Sinh Khí, Vượng Khí thì tốt, nhưng không phải là Hình, Hại với Bản phương thì mới là toàn mỹ. Cái khí Tử, Sát với Bản phương hình khắc nhau thì hung họa, cần tránh.
Lại lấy phương trường Sinh, Đế Vượng của bản cục làm phương Hữu Khí; phương Tử, Bệnh, Mộ, Tuyệt làm phương Vô Khí. Nội, ngoại cục đều cần luận cả.
Thứ tương Thái Tuế lâm phương vị 
Tài vấn kỳ gia tạo tác niên 
Thứ độ khai ngôn, vô sai dị.
Nghĩa là: Lần lượt đem Thái Tuế tới phương vị, rồi mới hỏi đến năm tuổi của nhà tạo tác đó, cứ thứ tự ấy mà khai ngôn thì mới không bỏ sót, và đừng làm sai khác. 
Xem Dương Trạch những năm nào hưng, phế thì lấy ngay bản niên Giáp Tý khởi xử, để tra tìm Trị niên tinh nhập trung, thuận hành bát phương, trước xem ở trên bản cục được Tinh gì, là Sinh, là Khắc so với bản cung để đoán Cát, Hung một nhà. 
Thứ xem các phương, Tinh nào Sinh, Tinh nào khắc, để đoán các phòng Hung, Cát. Như Nhất Bạch gia Tốn, là Sinh Khí thì Tốn cục, Tốn phương Cát; Nhị Hắc gia Khảm, thì Khảm cục, Khảm phương Hung. 
Bản cục tinh làm Thống lâm, bản phương Tinh làm Chuyên lâm. Thống lâm Cát mà Chuyên lâm Hung thì bản phòng chẳng khỏi Hung. Thống lâm Hung mà Chuyên lâm Cát, thì bán phòng không bị mất Cát. Nếu cùng đều là Hung thì rất Hung, cùng là Cát thì rất là lành. 
Lại xem Đại tượng cả 10 năm, đương lấy Quản Giáp Tinh nhập trung, thuận hành bát cục, để tra cái Sinh, cái Sát mà đoán Cát, Hung. 
Quản Giáp Tinh như Thượng Nguyên Giáp Tý là Nhất Bạch, thì Giáp Tuất là Cửu Tử, vậy lấy Cửu Tử làm Quản Giáp Tinh cả 10 năm của tuần Giáp Tuất. Tức là trong 10 năm đó Cửu Tử làm Quản Giáp Tinh Thống lâm. Thái Tuế Tinh sẽ là Chuyên lâm. Thống lâm Cát đến Chuyên lâm Cát thì phát đại phước. Thống lâm Hung đến Chuyên lâm Hung nữa thì tai họa đến. 
Xem Dương Trạch lại phải hỏi xem tạo tác về thời nào? thuộc Nguyên nào? Làm chủ Nguyên là Tinh gì? Và hỏi chủ nhân tuổi mệnh gì? thì sự hưng hoặc phế có thể biết được. Như Thượng Nguyên 60 năm thì 20 năm đầu Nhất Bạch làm chủ Vận, 20 năm kế Nhị Hắc làm chủ Vận, 20 năm cuối Tam Bích làm chủ Vận. Như Nhất Bạch làm chủ Vận thì Khảm, Chấn, Tốn ba cục được Sinh Khí là Đại Cát; Kiền, Đoài, Khôn, Cấn cục là Tử, Thoái khí; Ly cục là Sát khí. Đều ở trong 20 năm ấy mà Hung, Cát bất đồng vậy. 
Đến khi Nhị Hắc làm chủ Vận thì 4 cục Kiền, Đoài, Cấn, Khôn trước Hung nay lại biến thành Sinh, Vượng khí thành Cát; Khảm cục lại biến thành Sát khí mà Hung. Đây là một nhà mà lại có cái hay, dỡ khác nhau. 
Vậy cái nhà tạo tác ở bản Nguyên Giáp Tý, trong bản Nguyên tuy có cái bất Cát, chưa đến Đại Hung, đến sau ra Nguyên khác quản trị, mà bị Tử, Sát khí thì sự hung bại không thể cứu được. 
Lại lấy chủ Vận tinh nhập Trung cung, thuận hành, xem trên bản cục được Tinh gì, để biết rõ Cát, Hung. Nếu được bản Vận là Sinh, Vượng Khí mà gia lâm chỗ bất Cát, thì trong cái Cát có cái Hung. Bản vận là Sát, Tử khí mà gia lâm lai sinh thì còn có phước nhỏ. Như Khảm cục ở trong Vận của Nhị Hắc, thì phương Khảm bất Cát. Nhưng lấy Nhị Hắc nhập trung được Thất Xích gia Khảm, là Kim sinh Thủy, làm Sinh khí thì Cát. 
Lại xem cái tuổi mệnh của chủ nhân nạp âm, mà được cái Sinh, Vượng khí của bản vận thì Cát, bị là Tử, Sát khí thì Hung. Được cả Mệnh và nhà ở đều Cát thì phước to lắm, nếu đều là Hung thì đại bại. 

Chu, Huyền, Thanh, Bạch tứ thú thần 
Tường sát tả, hữu, tiền, hậu trụ 
Tam Bạch, Cửu Tử lệ phi đồng 
Tương hợp, tương sinh, quân tu ký 
Đãn năng thừa thử Cát cung hành 
Phân phòng động tác giai vi tá 
Hắc, Hoàng, Bích, Lục tuy vận Hung 
Nhược phòng Sinh khí Cát vô cùng 
Hoặc ngộ Thoái Sát, hà tu thử 
Đãn tri Vượng vị chủ phú vinh
Nghĩa là: Chu Tước, Huyền Vũ, Thanh Long, Bạch Hổ là tứ thú thần. Vậy phải xem rõ, bên tả, bên hữu, đằng trước, đằng sau như là Tứ Trụ vậy. Ba phương vị Bạch tinh và Cửu Tử tinh thể lệ không đồng nhau. Những cái tương sinh, tương hợp phải nên nhớ rõ. Chỉ hay thừa được cái ấy mà đi đến Cung Cát. Phân ra từng phòng để tu tạo thì đều giúp sức cả. Nhị Hắc, Ngũ Hoàng, Tam Bích, Tứ Lục tuy nói rằng Hung. Nhưng gặp được Sinh khí thì lại tốt vô cùng. Gặp Thoái, Sát khí thì chẳng nên lấy. Nhưng gặp được Trị Tinh là Vượng vị thì giàu có vinh hoa. 
Dương Trạch phân phòng thì lấy Bản cục tinh nhập trung, thuận phi để xem Sát khí, Sinh khí ở từng phương một mà đoán Cát, Hung riêng từng phòng. Nhưng ở bản phương cũng tự có chia ra từng phần vị Sinh, Vượng, Tử, Thoái Cát, Hung khác nhau. Phi đáo mà khắc bản vị là Sát, bản vị mà khắc phi đáo là Tử, phi sinh bản vị là Sinh, bản vị sinh phi là Thoái, tương tỷ với nhau là Vượng. Hợp với cái Sinh, Vượng ở Trung cung, mà bạn vị lại tự là Sinh, Vượng, chẳng phải tương hình, tương hại thì Đại Cát. Hợp với Sinh, Vượng ở Trung cung, mà bản phương lại là Thoái, Sát thì Cát, Hung tương bán (tuy nói thế nhưng kinh nghiệm NCD thấy thì kiểu này về lâu về dài thì thoái bại). Không được cái Sinh, Vượng của Trung cung, mà bản phương tự là Sinh, Vượng, chẳng tương hình, tương xung thì lại là Cát. Nếu như thế cốt Trợ khởi bản phương, mỗi phương thì lấy cái giường nằm trong phòng ấy làm chủ, định cái cục ấy để luận Sinh, Khắc; lại lấy Phòng sàng tinh (sao chủ của phòng đặt giường) nhập trung, thuận phi ra các cửa, ngõ, bếp, phòng xí...vv.. chọn lấy cái Sinh, Vượng, tránh cái Quan Sát, rất kỵ là Cửa buồng với Cửa Bếp xung nhau, nếu có xung khắc thì nên đổi một đi. 
Định cục luận phương đều có cái tốt, cái xấu, cái Sinh, cái Khắc, đại để được nhiều cái Cát thì tốt lành, nhiều cái Hung thì Hung hại, không nên lấy.
NCD

Xin xem tiếp bài 10. Thân ái. dienbatn.

Bài viết liên quan tại chuyên mục:NGHIÊN CỨU PHONG THUỶ

Không có nhận xét nào:

Đặt mua Website này: 100.000 Vnđ - Liên hệ: Click here