ĐI TÌM THĂNG LONG THÀNH . BÀI 9.
Mậu Thân, [Hồng Đức] năm thứ 19 [1488], (Minh Hiếu Tông Hoằng Trị năm thứ 1)...Ngày 23, làm lễ mở đọc chiếu thư của nhà Minh ở điện Kính Thiên. "
* " Canh Tuất, [Hồng Đức] năm thứ 21 [1490], (Minh Hoằng Trị năm thứ 3)....Mùa hạ, tháng 4, ngày 4, xác định bản đồ toàn quốc: 13 xứ thừa tuyên 4, 52 phủ, 178 huyện, 50 châu, 20 hương, 36 phường, 6851 xã, 322 thôn, 637 trang, 40 sách, 40 động, 30 nguồn, 30 trường. Ở Thanh Hoá, Nghệ An, Thuận Hoá, Yên Bang, Tuyên Quang, Hưng Hoá, đều đặt Đô ty và Thủ ngự.
..Ngày 18, vua ngự điện Kính Thiên, truyền loa xướng danh các tiến sĩ là bọn Vũ Duệ. Các quan mặc triều phục chúc mừng. Lễ bộ đem bảng vàng treo ở ngoài cửa Đông Hoa.
...Tháng 8, ngày 15, dựng bia đề tên các tiến sĩ khoa Canh Tuất năm Hồng Đức thứ 21.
...Tháng 11, đắp rộng thêm Phụng thành, dựa theo quy mô thời Lý, Trần. Vua cảnh giác về việc Nhân Tông bị hại, nên lấy lính đắp thành đó. Đồng thời phía ngoài trường đấu võ, mở rộng đến 8 dặm, sau 8 năm thì đắp xong. Bèn dựng điện Danh Bảo1, lập lại vườn Thượng Lâm, trong vườn có hươu và các thú khác. "
* " Tân Hợi, [Hồng Đức] năm thứ 22 [1491], (Minh Hoằng Trị năm thứ 4)....Mùa thu, tháng 8, ngày 28,29, mưa to suốt cả ngày lẫn đêm không ngớt, đổ tường điện Kính Thiên, nước dâng lên 4 thước.
...Vua sai thợ làm cái đình ở ngoài cửa Đại Hưng1 để làm nơi treo các pháp lệnh trị dân. Làm xong, ban tê là " Quảng Văn đình"2. Đình này ở trong Long thành, phía trước Phụng Lâu, có ngòi Ngân Câu chảy quanh hai bên tả hữu. "
* " Quý Sửu, [Hồng Đức] năm thứ 24 [1493], (Minh Hoằng Trị năm thứ 6)....Tháng 5, ngày mồng 8, vua thân ngự chính điện. Truyền loa xướng danh tiến sĩ là bọn Vũ Dương. Quan Lễ bộ đem bảng vàng treo ở ngoài cửa Đông Hoa. Ngày 27, ban mũ, đai, y phục.
Ngày 28, ban yến.
Mùa thu, tháng 8, ngày 19, dựng bia đề tên các tiến sĩ khoa Quý Sửu. "
* " Bính Thìn, [Hồng Đức] năm thứ 27 [1496], (Minh Hoằng Trị năm thứ 9)....Mùa xuân, tháng 2, ngày mồng 4, vua ngự thuyền đi Đông Kinh bái yết các lăng tẩm. Ngày 11, làm lễ tấu cáo.
Ngày 12, dựng cầu bến Tế Độ ở ngoài cửa Quang Đức
..Tháng 3, ngày đinh dậu , vua thân hành khảo thí ở Đan Trì điện Kính Thiên, hỏi về đạo trị nước.
..Ngày 26, dẫn các sĩ nhân vào điện Kim Loan. Vua tự xem dung mạo từng người, lấy đỗ 30 người.
Ngày 27, vua ngự chính điện Xương danh. Cho Nghiêm Viên, Nguyễn Huân, Đinh Lựu 3 người đỗ tiến sĩ cập đệ. Bọn Đinh Cương 8 người đỗ tiến sĩ xuất thân. Bọn Nguyễn Đạo Diễn 19 người đỗ đồng tiến sĩ xuất thân.
...Tháng 12, ngày mồng 6, dựng bia đề tên các tiến sĩ khoa Bính Thìn, năm Hồng Đức thứ 27.
* " Đinh Tỵ, [Hồng Đức] năm thứ 28 [1497], (Minh Hoằng Trị năm thứ 10)...Ngày Nhâm Tý 30, vua băng ở điện Bảo Quang. Ngày hôm ấy, gươm thần, ấn thần điều biến mất.
..Khi còn sống, vua dựng điện Tử Hà, điện Bảo Văn, điện Kim Loan, điện Bảo Quang, tẩm điện Lam Sơn. "
* " Kỷ Mùi, [Cảnh Thống] năm thứ 2 [1499], (Minh Hoằng Trị năm thứ 12)....Đại hạn. Cầu mưa ở Thái Miếu mà vẫn nắng dữ.
Ngày 29, có sắc chỉ truyền cho Hình bộ rằng: Hôm nay, ở Thái Miếu còn đương cầu mưa, hãy hoãn việc xử trảm và phạt trượng tù nhân, hãy ghi chép tình trạng tù nhân bị phạt trượng tâu lên, phải cấp tốc vâng lệnh thi hành....
...Ngày 16, vua ngự điện Kính Thiên, quan Hồng lô truyền loa xướng danh, Lễ bộ đem bảng vàng treo ở ngoài cửa Đông Hoa.
...Ngày 29, Lương Trừ ốm, vua thân hành tới Sứ quán thăm hỏi, Trừ ra yết kiến. Hôm ấy, vua thiết yến bọn Trừ ở điện Cần Chính và ban cho vàng bạc, tơ lụa theo thứ bậc khác nhau, bọn Trừ đều không nhận, cố từ chối xin về nước. Vua làm thơ đưa tiễn.
Dựng bia đề tên các tiến sĩ khoa Kỷ Mùi, năm Cảnh Thống thứ 2 [1499] [20b] ở cửa nhà Thái học. "
* " Canh Thân, [Cảnh Thống] năm thứ 3 [1500], (Minh Hoằng Trị năm thứ 13)...Xây tường phía đông."
* " Tân Dậu, [Cảnh Thống] năm thứ 4 [1501], (Minh Hoằng Trị năm thứ 14)....Tháng 9, ngày mồng 1, mưa to, nước tràn ngập trong thành.
...Năm ấy, phủ Phụng Thiên bị cháy. "
* " Ngày 22, Thái hoàng thái hậu Nguyễn thị thình lình băng ở chính tẩm điện Trường Lạc, thọ 65 tuổi.
* " Kỷ Tỵ, [Đoan Khánh] năm thứ 5 [1509], (Từ tháng 12 trở về sau là Tương Dực Đế Hồng Thuận năm thứ 1; Minh Chính Đức năm thứ 4). Mùa xuân, tháng 2, vua cày ruộng tịch điền, cày bị gãy.
Quai chuông lớn Càn Nguyên ở điện Kính Thiên bị gãy, chuông rơi.
....Vua tính ưa vũ dũng, nhân khi đi tế Giao trở về cung, cưỡi trên đầu voi Viện Vân vào cửa Đông Hoa.
...Hai giám ngự mã, ngự tượng đấu sức với nhau, cầm gậy đánh nhau từ cửa Thanh Dương đến ngoài cửa Thái Miếu, vua lấy làm thích, thưởng cho tiền và lụa.
Tân Mùi, [Hồng Thuận] năm thứ 3 (1511), (Minh Chính Đức năm thứ 6)....Trước kia, đời Đoan Khánh, Duy Nhạc đỗ tiến sĩ xuất thân, làm quan đến Cẩm y vệ đoán sự, trực điện Kim Quang.
..Vua sai Nghĩa quốc công Nguyễn Văn Lang đem thuật sĩ ra Đồ Sơn để trấn yểm.
...Tháng 5, ngày mồng 5, vua ngự điện Kính Thiên, quan Hồng lô truyền loa, xướng danh các tiến sĩ là bọn Hoàng Nghĩa Phú. Các quan mặc triều phục chúc mừng. Các tiến sĩ nhận ân mệnh, Lễ bộ đem bảng vàng treo ngoài cửa nhà Thái học. Lại ban y phục, đai mũ và ban yến.
...Ngày 20, vua làm lễ tấu cáo ở Thái Miếu
...Sai Nguyễn Văn Lang trung tu Sùng Nho điện ở Quốc tử giám và hai giải vũ, sáu nhà Minh Luân, nhà bếp, phòng kho, cùng làm mới hai nhà bia bên đông và bên tây, mỗi gian đặt một tấm bia bên tả, một tấm bên hữu. Năm này, dựng hai nhà bia đề tên các tiến sĩ khoa Ất Sửu năm Đoan Khánh thứ 1 và khoa Mậu Thìn năm Đoan Khánh thứ 4. Khi ấy, sau khi sai trùng tu Quốc tử giám và làm mới nhà bia, vua lại nghĩ hai khoa thi về đời Đoan Khánh chưa dựng bia, liền sai Đông quan1 khắc đá, Thượng thư, Đông các đại học sĩ, Nhập thi kinh diên Đỗ Nhạc soạn bài ký, Trung thư giám xá nhân Đỗ Như Chi viết chữ tri thượng bảo giám Bùi Thị viết chữ triện. "
* " Nhâm Thân, [Hồng Thuận] năm thứ 4 [1512], (Minh Chính Đức năm thứ 7)...Làm điện lớn hơn trăm nóc. Trước đây, xã Minh Quyết, huyện Cẩm Giàng có người thợ Vũ Như Tô (tức tên đô Nhạn), ở nhà lấy cây nứa dựng thành kiểu điện lớn trăm nóc, đến đây đem kiểu nhà ấy dâng lên, khuyên vua xây dựng."
* " Quý Dậu, [Hồng Thuận] năm thứ 5 [1513], (Minh Chính Đức năm thứ 8)...Hôm ấy, vua ngự điện Quang Trị xem voi đấu nhau với hổ.
...Tháng 3, vua thân hành đến cầu tự ở điện Tường Quang.
..Mùa hạ, tháng 6, ngày mồng 7, nước lũ, vỡ đê phường Yên Hoa thông vào hồ Tây.
...Dựng bia ghi tên tiến sĩ khoa Tân Mùi năm Hồng Thuận thứ 3."
* " Giáp Tuất, [Hồng Thuận] năm thứ 6 [1514], (Minh Chính Đức năm thứ 9)...Đắp thành bao sông Tô Lịch, làm điện Tường Quang."
* " Bính Tý, [Hồng Thuận] năm thứ 8 [1516], (Từ tháng 4 trở đi là Chiêu Tông Quang Thiệu năm thứ 1; Minh Chính Đức năm thứ 11)....Trước đây, vua thích làm nhiều công trình thổ mộc, đắp [26b] thành rộng lớn mấy ngàn trượng, bao quanh điện Tường Quang, quán Chân Vũ, chùa Thiên Hoa ở phường Kim Cổ, từ phía đông đến phía tây bắc, chắn ngang sông Tô Lịch, trên đắp hoàng thành, dưới làm cửa cống, dùng ngói vỡ và đất đá nện xuống, lấy đá phiến và gạch vuông xây lên, lấy sắt xuyên ngang. Lại sai làm thuyền chiến, sai thợ vẽ kiểu, sai bọn nữ sử trần truồng chèo thuyền chơi trên Hồ Tây, vua cùng chơi, lấy làm vui thích lắm. Người thợ Vũ Như Tô làm điện lớn hơn trăm nóc, dùng hết tiền của và sức dân trong nước. Lại làm Cửu Trùng đài, trước điện đào hồ thông với sông Tô Lịch để dẫn nước vào, thả thuyền hiên Quang cho mặc sức du ngoạn. Hồ ấy quan co khúc khuỷu, mở cửa cống có thể chở thuyền nhẹ ra vào để rong chơi, cực kỳ xa xỉ.
Dân chúng đau khổ, binh lính mệt nhọc. Quân năm phủ đắp thành [27a] chưa xong được, đến đây lại có lệnh bắt các nha môn ở trong ngoài kinh thành phải làm, tập hợp nhau lấy hồ, khiêng đất. Vua hàng ngày bất thần ngự chơi các nơi, chỗ nào vừa ý thì thưởng cho bài vàng, bài bạc. Có chỗ đã làm xong lại phải làm lại, sửa đổi xây đắp lại, hết năm này qua năm khác, liên miên không dứt. Quân lính đắp thành mắc chứng dịch lệ đến một phần mười.
..Trước đây, Tô xuất thân là thợ, đem kỹ xảo mê hoặt vua, được lạm bổ làm đô đốc kiêm coi các sở ở Công bộ. Bấy giờ, đương làm điện lớn trăm nóc chưa xong, dân gian ai cũng nghiến răng tức giận. Đến khi vua bị hại, Như Quang Trị sau bị Duy Đại giết. Tô cũng bị quăng xác ra ngoài chợ, quan dân ai cũng chỉ trỏ xác hắn mà chê cười, có người còn nhổ nước bọt. "
* " Tân Tỵ, [Quang Thiệu] năm thứ 6 [1521], (Minh Chính Đức năm thứ 16)...Mùa hạ, tháng 4, ngày 17, dựng bia tiến sĩ khoa Giáp Tuất năm Hồng Thuận thứ 6.
..Tháng 8, vua ngự điện Quỳnh Vân, uý lạo Mạc Đăng Dung và các tướng sĩ ra vùng Kinh Bắc, Lang Nguyên lùng bắt Trần Cung. "
* " Đinh Hợi, [Thống Nguyên] năm thứ 6 [1526], (Từ tháng 6 trở về sau, Mạc tiếm hiệu là Minh Đức năm thứ 1; Minh Gia Tĩnh năm thứ 6)...
...Hôm ấy, Đăng Dung xưng hoàng đế. Đại xá. Đổi niên hiệu là Minh Đức.
* "Mậu Tý, [1528], (Mạc tiếm hiệu Minh Đức năm thứ 2; Minh Gia Tĩnh năm thứ 7). Mùa xuân, tháng giêng, bấy giờ Đăng Dung muốn đổi làm chính lệnh mới, bèn sai đúc tiền Thông Bảo theo kiểu cách đồng tiền cũ, nhưng phần nhiều không thành. Sau lại đúc các loại tiền gián pha kẽm và sắt ban hành các xứ trong nước để thông dụng. "
* " Kỷ Sửu, [1529], (Mạc Minh Đức năm thứ 3; Minh Gia Tĩnh năm thứ 8)...Mùa đông, tháng 12, khi ấy, Mạc Đăng Dung cướp ngôi đã được 3 năm, tự thấy mình tuổi già, bèn truyền ngôi cho con trưởng là Đăng Doanh, tự xưng là Thái thượng hoàng, ra ở điện Tường Quang, coi nghề đánh cá là thú ngao du tự lạc. "
* " Bính Thân, [Nguyên Hoà] năm thứ 4 [1536], (Mạc Đại Chính năm thứ 7 - Minh Gia Tĩnh năm thứ 15)...Họ Mạc sai Đông quân đô đốc phủ tả đô đốc Khiêm quận công Mạc Đình Khoa trùng tu Quốc tử giám. "
* " Đinh Mùi, [Nguyên Hoà] năm thứ 15 [1547], (Mạc Vĩnh Định năm thứ 1; Minh Gia Tĩnh năm thứ 26)....Tháp Báo Thiên bị đổ. "
* " Ất Dậu, [Quang Hưng] năm thứ 8 [1585], (Mạc Diên Thành năm thứ 8; Minh Vạn Lịch năm thứ 13)....Tháng 6, họ Mạc lại định vào ở trong thành Thăng Long. Bèn bàn sửa đắp thành trì, làm nhiều công việc xây dựng, nung ngói gạch, một năm thì xong. Lấy năm sau làm Đoan Thái năm thứ 1. "
* " Bính Tuất, [Quang Hưng] năm thứ 9 [1586], (Mạc Đoan Thái năm thứ 1; Minh Vạn Lịch năm thứ 14)...Tháng 6, họ Mạc sắp đặt xa giá dời vào thành Thăng Long, ở tại chính điện, nhận lễ chầu mừng của các quan. Lễ xong, thăng bọn Mạc Ngọc Liễn và Nguyễn Quyện đều làm thái bảo, Hoằng quận công làm Nam quân đô đốc phủ tả đô đốc.
...Ngày 17, dinh Yên Trường cháy lớn. Khi ấy, gió to, lửa mạnh, cháy lan cả phủ dinh, trại quân, giải vũ, phố xá đến vài nghìn nhà. Mây sắc đỏ che kín mặt trời, khói đen đầy trời, từ giờ Ngọ đến giờ Thân lửa mới tắt.
...Ngày 28, trong dinh Yên Trường nổi cơn lốc lớn đến hai dặm, người ngã, nhà tốc, đá bay cát cuộn, gãy cây sụt ngói. "
* " Đinh Hợi, [Quang Hưng] năm thứ 10 [1587], (Mạc Đoan Thái năm thứ 2 - Minh Vạn Lịch năm thứ 15). Tháng giêng, họ Mạc sai sửa chữa tầng ngoài thành Thăng Long và sửa sang các đường phố."
* " Mậu Tý, [Quang Hưng] năm thứ 11 [1588], (Mạc Hưng Trị năm thứ 1; Minh Vạn Lịch năm thứ 16). Tháng 2, họ Mạc thấy quan quân mỗi ngày một mạnh, liền bàn định kế đánh giữ. Hạ lệnh cho quân dân các huyện trong bốn trấn đắp thêm ba lớp luỹ ngoài thành Đại La ở Thăng Long, bắt đầu từ phường Nhật Chiều2 vượt qua Hồ Tây, qua cầu Dừa3 đến cầu Dền4 suốt đến Thanh Trì, giáp phía tây bắc sông Nhị Hà, cao hơn thành Thăng Long đến vài trượng, rộng 25 trượng, đào 3 lớp hào, đều trồng tre, dài tới mấy mươi dặm để bọc lấy phía ngoài thành. "
* " Nhâm Thìn, [Quang Hưng] năm thứ 15 [1592], (Mạc Hồng Ninh năm thứ 2; Minh Vạn Lịch năm thứ 21)....Ngày mồng 5, Tiết chế Trịnh Tùng đốc quân vượt sông, tiến đến chùa Thiên Xuân2. Gần đến cầu Nhân Mục, Mạc Mậu Hợp sợ quá, bỏ thành Thăng Long vượt sông Nhị Hà đến bến Bồ Đề, ở tại Thổ Khối, để lại các đại tướng chia giữ các cửa trong thành.
Ngày mồng 6, tiết chế Trịnh Tùng đốc quân qua sông Tô Lịch đến cầu Nhân Mục, đóng quân ở núi Xạ Đôi. Bèn chia quân bày trận, các đạo cùng tiến, hẹn ngay ngày hôm ấy đánh phá thành Thăng Long để lấy công đầu. Bèn sai tướng dinh tả khu là bọn Nguyễn Hữu Liêu và Trịnh Ninh đem 1 vạn binh tượng đánh phá đường Cầu Dừa tiến thẳng đến cửa Tây; tướng dinh hữu khu là bọn Hoàng Đình Ái và Trịnh Đồng đem 1 vạn 500 binh tượng đánh phá đường Cầu Dền, tiến thẳng đến cửa Nam Giao. Tướng
sinh tiền khu là Trịnh Đỗ đem các cơ trung quân và bọn Thuỵ Tráng hầu hợp binh tượng hơn 1 vạn 2000 người đánh phá Cầu Muống tiến thẳng đến cửa Cầu Gỗ6. Chia sai các tướng đã xong, mỗi người đều nhận lệnh sẵn sàng tiến phát. Tiết chế Trịnh Tùng đốc suất binh tượng đại dinh gồm 2 vạn 5000 người làm hậu đội, tiến đến Hồng Mai đóng quân. Bèn hạ lệnh rằng: Bài binh bố trận đã xong, tất cả cờ xí không được giăng bậy, chiêng trống không được đánh càn. Ba quân nghe lệnh đều cuốn cờ im trống,
ngồi yên để chờ đợi ...
....Ngày hôm ấy, quân Mạc xác chết gối lên nhau, lấp đầy hào rãnh, máu chảy trôi chày. Chém đến hơn mấy nghìn thủ cấp giặc, tướng Mạc bị chết đến mấy chục viên. Khí giới chất như núi. Cung điện, nhà cửa ở kinh thành tiêu điều sạch không. Mạc Mậu Hợp kinh hoàng sợ hãi, thu nhặt tàn quân giữ sông Cái để cố thủ. Tiết chế Trịnh Tùng đem quân đến bờ sông, gặp khi trời đã về chiều, liền nói rằng: Binh pháp có nói: Giặc cùng chớ đuổi. Bèn thu quân dừng lại đóng doanh trại theo như trận đồ.
Ngày 15, hạ lệnh cho các quân san phẳng luỹ đất đắp thành Đại La dài đến mấy ngàn trượng, phát hết bụi rậm gai góc, cày lấp hào rãnh, phá đến thành đất bằng, không mấy ngày là xong.
Đây là mưu của Nguyễn Quyện để làm kế hoãn binh cho họ Mạc. "
* " Quý Tỵ, [Quang Hưng] năm thứ 16 [1593], (Năm này họ Mạc mất; Minh Vạn Lịch năm thứ 21)....Bấy giờ, Tiết chế Trịnh Tùng sai thợ xây dựng cung điện, làm hành tại ở phía tây nam thành Thăng Long, phía bắc Cầu Dừa, tức là chổ Cẩm Đình trước, 1 tháng làm xong. Rồi sai các đại thần và các quan văn võ sắm bày cờ xí, chỉnh đốn binh tượng, để chuẩn bị đón thánh giá. "
* " Ất Mùi, [Quang Hưng] năm thứ 18 [1595], (Minh Vạn Lịch năm thứ 23)..Ngày Giáp Ngọ 13, trời không mây mà có sấm, bỗng sét đánh vào cột cung điện. Đêm ấy, mặt trăng lại đi vào vùng sao Tâm, sau thành quầng ở sao Tuế.
Ngày Giáp Thìn 13, đại hội các quan văn võ tuyên thệ ở phố bên tả cửa Nam thành Thăng Long.
Ngày 25, Xuân Sơn [hầu] nguỵ về hàng, đến Kinh sư xin chịu tội, giao về cho tướng bản thuộc, sau bắt giết.
...Tháng 10, sai sửa chữa điện Tây Kinh. "
* " Bính Thân, [Quang Hưng] năm thứ 19 [1596], (Minh Vạn Lịch năm thứ 24)...Sai sửa làm các điện thái miếu ở trong thành Thăng Long.
...Ngày Nhâm Ngọ 17, rước thần vị của Thái Tổ Cao Hoàng Đế và liệt thánh hoàng đế vào điện Thái Miếu thành Thăng Long để cúng tế quanh năm. "
* " Đinh Dậu, [Quang Hưng] năm thứ 20 [1597], (Minh Vạn Lịch năm thứ 2)...Ngày 20, vua mật đảo trong cung cấm, lại dựng đàn ở Cầu Muống, thành Đại La, để hợp tế các linh thần núi sông mới được mưa. "
* " Kỷ Hợi, [Quang Hưng] năm thứ 22 [1599], (Minh Vạn Lịch năm thứ 27)....Tháng 4, ngày mồng 7, có nhiều sao băng xuống nội điện hành tại, một góc điện Kính Thiên bị sập "
* " Nhâm Dần, [Hoằng Định] năm thứ 3 [1602], (Minh Vạn Lịch năm thứ 30). Mùa xuân, tháng 2, thi Hội các sĩ nhân trong nước. Lấy đỗ bọn Nguyễn Đăng 10 người. Đến khi thi Đình, vua ngự điện Kính Thiên, thân hành ra đầu đề văn sách. Cho bọn Nguyễn Đăng 2 người đỗ tiến sĩ xuất thân, bọn Nguyễn Cung 8 người đỗ đồng tiến sĩ xuất thân. "
* " Kỷ Mùi, [Hoằng Định] năm thứ 20 [1619], (Từ tháng 6 trở đi là Thần Tông Vĩnh Tộ năm thứ 1; Minh Vạn Lịch năm thứ 47). Mùa xuân, tháng giêng, ngày 16, [18b] giờ Mùi, cháy lớn, bắt đầu từ cửa Vương phủ, sau lan ra phố phường hai bên, cháy vào đến lầu cửa Đoan Môn của Triều đường và các nhà trực hai bên tả hữu đều cháy hết sạch.
...Tháng 6, hoàng tử lên ngôi ở điện Cần Chính, đổi niên hiệu là Vĩnh Tộ năm thứ 1. Đại xá. "
* " Quý Hợi, [Vĩnh Tộ] năm thứ 5 [1623], (Minh Thiên Khải năm thứ 3)....Tháng 5, giếng đá ở cửa chùa Báo Thiên bỗng dưng bị lấp hỏng.
..Ngày 18, Trịnh Xuân tự đem quân lính, voi ngựa, súng đạn bản bộ dàn bày ở xứ Đình Ngang, sai bọn Điện quận công, Bàn quận công đem quân phá vào Nội phủ, cướp đoạt voi ngựa, vàng bạc, của cải, bức [20b] Vương dời ra ngoài thành, rồi phóng lửa đốt cháy tràn lan các xứ trong Kinh kỳ. "
* " Canh Ngọ, [Đức Long] năm thứ 2 [1630], (Minh Sùng Trinh năm thứ 3)....Tháng 6, nước to đổ về, sông Nhị đầy tràn, ngập vào đường phố. Cửa Nam nước chảy như thác, phố phường nhiều người bị chết đuối. Lại đê điều ở các xã Yên Duyên, Khuyến Lương huyện Thanh Trì bị vỡ, thóc lúa hoa tổn, nhân dân đói kém.
Mùa thu, tháng 8, mở khoa thi Hương cho sĩ nhân các xứ.
Tháng 9, vua làm 3 toà cung điện và 10 gian hành lang. Mùa đông, tháng 10, nhà Minh sai hai sứ bộ sang đòi lễ cống. Ban yến cho xứ thần ở bến Đông Hà. Vương thân đến lầu Giảng Võ, trưng bầy các đồ cống hiến cho sứ thần nhà Minh xem, nhân thể dàn bày nhiều thuyền ghe, voi ngựa ở bờ sông để khoe binh uy, tỏ ra là cường thịnh. "
* " Tân Mùi, [Đức Long] năm thứ 3 [1631], (Minh Sùng Trinh năm thứ 4)...Ngày Kỷ Mùi 16, có nguyệt thực, gặp lúc trời mưa gió tối trời, không trông thấy.
Chó ngao đá ở điện Tây Kinh nứt vỡ, gãy ngang lưng rơi xuống đất.
Giếng đá ở xã Hoàng Mai, huyện Thanh Trì kêu vang [29b] như sấm.
Tháng 5, mống đỏ mọc ngang trời, một khắc mới tan.
Tháng 6, Vương thân ngự ở Đông lâu, sai đào sông cho thuyền đánh nhau và tập bắn. Bấy giờ, có lửa cháy từ đầu sông, cháy lan đến cửa tả vương phủ, phố phường hai bên và các nhà Triều Nguyên, Triều Đường trong thành nội. Vua tránh ra nhà Hoa Dương hầu (không rõ tên) 4 ngày mới về cung.
Mùa thu, tháng 8, ngày 29, ở vực Rồng xã Lai Duệ, huyện Thuỵ Nguyên có những vật nổi lên mặt nước trông như đầu trâu, đầu ngựa, đầu người, đầu rắn, không biết bao nhiêu mà kể. Tháng 9, ngày mồng 3, gió to làm gãy cây, tốc nhà. Từ ngày mồng 4 đến ngày mồng 6, mưa như trút, nước sông Nhị dâng to, điện đình trong ngoài nước ngập sâu đến 1 thước.
Mùa đông, tháng 10, ngày mồng 1, có nhật thực. Vua cho là bản mệnh cùng hợp với ngày ấy và năm ấy, chỉ trai giới mà không hô cứu mặt trời. "
* " Nhâm Dần, [Vĩnh Thọ] năm thứ 5 [1662], (Từ tháng 9 trở đi là Vạn Khánh năm thứ 1; Minh Vĩnh Lịch năm thứ 16; Thanh Khang Hy năm thứ 1)
...Mùa hạ, tháng 5, sai Tham tụng Lễ bộ thượng thư kiêm Đông các đại học sĩ thiếu bảo Yên quận
công Phạm Công Trứ trông coi dân tạo lệ của Quốc tử giám để phục dịch. Bấy giờ điện đường và cung tường trong ngoài của nhà Quốc học nhiều chỗ dột nát, hoang rậm, Công Trứ sửa sang thêm, nên quy mô chế độ dần dần lại lộng lẫy. Lại cứ đến ngày mồng một và ngày rằm hàng tháng, thì đại hội các học trò để học tập. Từ đấy, nho phường được thêm dóng dả, nhân tài nhiều người thành đạt. "
* " Canh Tý, Thận Đức năm thứ nhất [1600], (từ tháng 10 trở về sau là Hoằng Định năm thứ nhất. Minh Vạn Lịch năm thứ 28)...Xe vua trở về kinh sư. Vua ngự ở chính điện nhận chầu mừng. Có rồng vàng hiện ở trước điện
Kính Thiên . Xuống chiếu đổi niên hiệu là Hoằng Định. Đại xá thiên hạ
...Bắc cầu phao ở bến Ông Mạc."
* " Kỷ Mùi, [Hoằng Định] năm thứ 20 [1619], (Từ tháng 6 trở về sau là niên hiệu Vĩnh Tộ thứ nhất đời vua Thần Tông, Minh Vạn Lịch năm thứ 47).
Mùa xuân, tháng giêng, ngày 16, kinh thành cháy to, bắt đầu từ cửa sau sang vương phủ, lan ra phố phường, đến lầu cửa Đoan Môn của triều đường và các nhà trực hai bên tả hữu.
* " Nhâm Tuất, [Vĩnh Tộ] năm thứ 4 [1622], (Minh Thiên Khải năm thứ 2).
..Tháng 5, giếng đá ở cổng chùa Báo Thiên bị lấp hỏng. "
* " Canh Ngọ, [Đức Long] năm thứ 2 [1630], (Minh Sùng Trinh năm thứ 3)....Tháng 6, lũ lụt lớn. Sông Nhị nước dâng cao, tràn vào phố xá; ngoài cửa Nam, nước chảy như thác, ở trong phố phường mà phải đi thuyền, có nhiều người chết đuối. Đê Thanh Trì vỡ, lúa mất, dân đói.
Tháng 9, dựng ba toà nội điện, làm hành lang. Mùa đông, tháng 10, qua bộ viện Lưỡng Quảng nhà Minh sai người giục cống nộp đến kinh sư. Ban cho ăn yến ở bến Đông Hà. Chúa ngự ở lầu Giảng Võ, bày đồ cống vật cho họ vào xem. Nhân đó duyệt quân thuỷ và bộ, bày thuyền ghe, voi ngựa để phô bày sự cường thịnh. Mùa thu, tháng 8, mưa to, hoàng thành bị lở đổ hơn 30 trượng."
* " Tân Mùi, [Đức Long] năm thứ 3 [1631], (Minh Sùng Trinh năm thứ 4)...Tháng 6, chúa ngự ở lầu phía đông, sai thuỷ quân tập bắn. Có lửa bốc lên ở đầu sông cháy lan ra phố phường ở hai bên trái cửa [vương] phủ và đến cửa Triều Nguyên của triều đình ở trong thành, rồi cháy vào nội điện. Nhà vua tránh lửa, chạy ra ở nhà Hoa Dương hầu, bốn ngày sau mới trở về cung. "
HẾT BỘ DVSKTT .
Nguồn : Bản in Nội Các Quan Bản Mộc bản khắc năm Chính Hòa thứ 18 (1697).
Tựa sách: Đại Việt Sử Ký Toàn Thư Năm
Soạn giả: Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên, v.v... 1697
Dịch giả: Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam 1985-1992
Nhà xuất bản: Khoa Học Xã Hội - Hà Nội 1993
Chuyển sang ấn bản điện tử bởi: Lê Bắc, Công Đệ, Ngọc Thủy,
Tuyết Mai, Hồng Ty, Nguyễn Quang Trung
2001
Điều hợp: Lê Bắc
B/ AN NAM CHÍ LƯỢC
Soạn giả: LÊ TẮC
Thế Kỷ 14 (1335)
Lời tựa : " Nói về cuốn An Nam Chí Lược, ai ai cũng biết rõ soạn giả Lê Tắc là một tên phản bội với Tổ quốc. Trong lúc nước nhà đang gặp ngoại xâm, xã tắc nguy cấp, nhân dân đau khổ, Lê Tắc cùng bọn Trần Kiện và Trần Ích Tắc, không những không chịu gắn sức phấn đấu để cứu nước cứu dân, trái lại
nhẩn tâm và làm tôi địch. Hơn nữa, trong bộ An Nam Chí Lược, Lê Tắc quên mình là người Việt, dựa vào lập trường và quan điểm người Nguyên để soạn tập. Chẳng hạn, như những lời nịnh nọt a dua của soạn giả, những đoạn văn kiêu ngạo tự tôn tự đại trình bày trong các chiếu chỉ nhà Nguyên và trong các bài tựa các danh nhân hồi ấy, đều khiến cho chúng ta vô cùng uất ức và đau đớn.
Sở dĩ Ủy ban lấy bộ An Nam Chí Lược làm công việc phiên dịch đầu tiên, là vì bộ ấy có lẽ là bộ sử xưa nhất do một cá nhân người Việt soạn ra, và gồm có nhiều sử liệu đáng quý có liên quan đến cổ sử và trung sử Việt Nam, chứ không phải Ủy ban có chút định nào dung thứ những hành động và quan niệm sai lầm của soạn giả đối với tổ quốc. Nói khác, chúng tôi coi cuốn sách này là một sử liệu, là một đối tượng cho cuộc nghiên cứu sử học thuần túy, bởi vậy, thành thực muốn cung cấp một bộ hiệu bản và bản dịch đáng tin cậy cho học giới mà thôi. Viện Trưởng Viện Đại Học Huế
L. M. Cao Văn Luận"
" Kinh-Lược-Chiêu-Thảo-Sứ là Trương-Bá-Nghi đắp La-Thành tại An-nam, công trình chưa xong, đến năm Nguyên-Hoà thứ 3 (808), đô hộ là Trương-Chu đắp tiếp thêm mới hoàn công. Lâm-Tư nói rằng: La-Thành chu-vi 2000 bước, tốn hết 25 vạn công. "
" Năm Hàm-Thông thứ 3 của vua Y-Tông, (682), nước Nam-Chiếu đánh hãm La-Thành; viên Kính-Lược-Sử Thái-Tập bị chết, vua sai Cao-Biền làm chức đô-hộ, đem quân đánh khôi phục phủ thành, chém tướng mọi là Đoàn-Tù-Thiên và bọn quân mọi hơn 30.000 cái đầu; rồi tu bổ La-Thành lại, cải xưng đô-hộ-phủ Tịnh-Hải-Quân. Biền được trao cho làm chức Tiết-Độ- Sứ. "
* " Nam-Giao đời xưa, nhà Chu gọi là Việt-Thường, nhà Tần gọi là Tượng-Quận, nhà Hán đặt làm ba quận: Giao-Châu, Cửu-Chân và Nhật-Nam. Nhà Đường lại cải Giao-Châu làm An-nam phủ, quận Cửu-
Chân làm Ái-Châu, quận Nhật-Nam làm Hoan-Châu, tức là La-Thành, Thanh-Hoá và Nghệ-An ngày nay vậy. "
* " Đại-La Thành-Lộ : xưa là nước Giao-Chỉ, đời nhà Hán để như cũ, nhà Đường đặt làm An-nam đô-hộ-phủ, thành phủ ở tại phía tây bờ sông Lư-Giang; Trương-Bá-Nghi đời Đường bắt đầu xây thành ấy, Trương-Chu, Cao-Biền tiếp-tục sửa sang đắp thêm. Trong thời Chân-Tông nhà Tống, Lý-Công-Uẩn người quận ấy, kiến-quốc tại đây. Đến nhà Trần nối theo nhà Lý lấy đất ấy đạt thêm ba phủ nữa: Long- Hưng, Thiên-Trường và Trường-An. "
* " Long-Biên: Cuối đời Tây-Hán, trị-sở của Thứ-sử quận Giao-Châu tên là Long-Uyên, sau vì có Giao-Long hay lên nằm khoanh trên mặt nước, mới cải tên là Long-Biên. ( K.Đ.V.S.T.G.C.M. chua rằng: Long-Biên là tên huyện đời nhà Hán, theo Thuỷ-Kinh-Chú thì năm 13 hiệu Kiến-An (208), lúc bắt đầu xây thành, có loài giao-long đến khoanh mình trên mặt nước, ở hai bên bến phía nam và phía bắc, nhân đây mới cải tên lại là Long-Uyên. Như vậy thì, tên Long-Biên có trước và Long-Uyên có sau. )
* " Tô-Lịch-Giang: Chảy quanh La-Thành, trên sông có năm cái cầu, đều làm rất đẹp. Hiệu Chí- Nguyên năm Bính Tý (1276), nhà Tống mất, Tăng-Uyển-Tử trốn sang An-nam, đi chơi qua cầu Lịch- Giang có ngâm bài thơ rằng:
Đầu bạc chàng Tô, trời một góc,
Theo tiên vua Võ, nhạn về Nam.
Trên cầu sông Lịch trông về Bắc,
Trải mấy lằn thu thấy chẳng nhàm. "
( Tức Tô-Vũ. )
* " Báo-Thiên-Tự-Tháp: Xưa Lý-Thánh-Vương đánh Chiêm-Thành, được người thợ giỏi, bảo xây một ngôi tháp cao mười ba tầng, đặt là Thiên-Tư-Vạn-Thọ-Thấp", lại lấy đồng đúc cái biển-ngạch gọi là "Đao-Lợi-Thiên", bị sét đánh mất, không biết rơi nơi nào. Sau có người làm ruộng thấy được, đem dựng lại, sét đánh mất một lần nữa. "
* " Trương-Châu
Nguyên trước làm An-nam kinh-lược phán-quan, đến đời vua Hiến-Tông, năm Nguyên-Hoà thứ 3 (808), đổi làm chức Đô-hộ Kinh-lược sứ. Quan Kinh-Lược trước là Trương-Bá-Nghi đắp thành Đại-La, thành chỉ cao hai trượng hai thước, mở ba cửa, cửa đều có lầu; đông tây mỗi phía đều có ba cửa, phía nam 5 cửa, trên cửa đặt trống còi, trong thành, hai bên tả hữu, đều cất 10 dinh. Thời Bùi-Thái, hai thành Hoan, Ái, bị Hoàn-Vương (tức vua Chiêm Thành) đánh phá tan tành, Trương-Châu cho sửa đắp lại. "
* " Thái-Tập
Năm Hàm-Thông thứ 3 (862), thay Vương-Khoan làm An-nam Kinh-Lược. Tháng 11, rợ Nam- Chiếu vây Giao-Chỉ, Tập đóng cửa thành cố giữ, đợi binh cứu viện chẳng đến. Tháng giêng năm Hàm- Thông thứ 4 (863), quân Mán đánh gấp, thành bị hãm, gia-nhơn 70 người đều tử-nghĩa. Tập cùng mấy người thủ-hạ, đi chân không, ra sức cố đánh, muốn chạy ra thuyền giám quân, nhưng thuyền đã lìa bến, Tập bị chết chìm. Tướng sĩ Kinh-nam 400 người chạy đến bờ sông phía đông thành, Ngu-Hầu Nguyên-
Duy-Đức bảo chúng rằng: "Chúng ta không có thuyền, xuống nước thì chết, chi bằng trở lại quyết chiến với quân mọi", bèn quay về thành, đánh giết quân mọi hơn 2.000 người rồi chịu chết. Chỉ có mạc-phủ là
Phàn-Xước mang ấn của Tập chạy trước qua sông được khỏi chết. Nam-Chiếu hai lần hãm thành Giao-
Chỉ, cướp bắt chừng 10 vạn người, để lại 12 vạn binh, khiến tướng Dương-Tư-Tân chiếm cứ An-nam. "
* " Lý-Bý (hay Lý-Bôn) Thổ-hào ở Giao-Châu. Về đời nhà Lương, đầu niên hệu Đại-Đồng (535-545), Hầu-Tư làm Thứ- Sử, trị dân nghiêm-khắc, thất hòa, Bý làm phản. Tư chạy về Quảng-Châu, Bý tiếm hiệu, đặt quan, dựng
đài Vạn-Xuân mà ở. Vũ-Đế khiến Thứ-Sử Dương-Phiêu và Tư-Mã Trần-Bá-Tiên dẹp yên."
Nguồn : V i ện Đ ạ i H ọ c H u ế
Ủy Ban Phiên Dịch Sử Liệu Việt Nam 1961
Tựa sách: An Nam Chí Lược Năm
Soạn giả: Lê Tắc 1335
Dịch giả: Ủy ban phiên dịch sử liệu Việt Nam 1960
Nhà xuất bản: Viện Đại Học Huế 1961
Chuyển sang ấn bản điện tử bởi: Công Đệ, Doãn Vượng, Lê Bắc 2001
Điều hợp: Lê Bắc
C/ VIỆT NAM LƯỢC SỬ .
Trần Trọng Kim . Trung tâm Học liệu xuất bản .
* " Lý Nam Đế (544-548). Năm Tân Dậu (541) là năm Đại
Đồng thứ 7 đời vua Vũ Đế nhà Lương, ở huyện Thái Bình có một người tên
là Lý Bôn, tài kiêm văn võ, thấy nước mình, trong thì quan lại Tàu làm khổ,ngoài thì người Lâm Ấp cướp phá, bèn cùng với những người nghĩa dũng nổi lên, đánh đuổi Tiêu Tư về Tàu, rồi chiếm giữ lấy thành Long Biên.
...Năm Giáp Tí (544) đời nhà Lương bên Tàu, ông Lý Bôn tự xưng là
Nam Việt Đế, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân, niên hiệu là Thiên Đức, rồi phong cho Triệu Túc làm thái phó, Tinh Thiều làm tướng văn, và Phạm Tu là tướng võ.
...Năm Mậu Thìn (548) Lý Nam Đế ở trong Khuất Liêu phải bệnh mất, sang năm sau Triệu Quang Phục ở Dạ Trạch được tin ấy bèn xưng là Việt Vương. Bấy giờ quân của Việt Vương đã sắp hết lương, mà mãi không phá được quân Tàu. May nhờ gặp lúc bên Tàu có loạn Hầu Cảnh, vua nhà Lương phải triệu Trần Bá Tiên về để người tì tướng là Dương Sân ở lại chống cự với Triệu Quang Phục. Quang Phục mới thừa thế đem quân ra đánh phá quân Tàu, rồi về lấy lại thành Long Biên.
..Lý Phật Tử đóng ở Ô Diên (nay ở vào làng Đại Mỗ, thuộc huyện Từ
Liêm, tỉnh Hà Đông). Triệu Việt Vương đóng ở Long Biên, lấy bãi Quân Thần làm giới hạn (bãi ấy thuộc làng Thượng Các, huyện Từ Liêm).
...ở quận Đường Lâm (bây giờ là làng Cam Lâm, huyện Phúc Thọ, tỉnh
Sơn Tây) có người tên là Phùng Hưng nổi lên đem quân về phá phủ Đô Hộ.
Cao Chính Bình lo sợ thành bệnh mà chết. Phùng Hưng mới chiếm giữ phủ thành, được mấy tháng thì mất. Quân sĩ lập con Phùng Hưng là Phùng An lên nối nghiệp. Dân ái mộ Phùng Hưng mới lập đền thờ và tôn lên làm Bố Cái Đại Vương, bởi vì ta gọi cha là bố, mẹ là cái, nghĩa là tôn Phùng Hưng lên làm cha mẹ. "
* " Cao Biền đắp lại thành Đại La ở bờ sông Tô Lịch. Thành ấy bốn mặt dài hơn 1982 trượng linh 5 thước, cao hai trượng linh 6 thước, đắp một
đường đê bao bọc ở ngoài dài hơn 2125 trượng linh 8 thước, cao 1 trượng
rưỡi, dày 2 thượng. Trong thành cho dân sự làm nhà hơn 40 vạn nóc (?).
* " Dời Đô Về Thăng Long Thành. Thái-tổ thấy đất Hoa-lư chậthẹp
không có thể mở-mang ra làm chỗ đô-hội được, bèn định dời đô về Lathành.
Tháng 7 năm Thuận-thiên nguyên-niên (1010), thì khởi sự dời đô.
Khi ra đến La-thành, Thái-tổ lấy cớ có điềm trông thấy rồng vàng hiện ra,
bèn đổi Đại-la thành là Thăng-long thành, tức là thành Hà-nội bây giờ. Cải
Hoa-lư làm trường-an phủ và Cổ-pháp làm Thiên-đức phủ. "
* " Nhà Lý bấy giờ sùng đạo Phật, nhà vua trọng đãi những người đi tu, lấy tiền kho ra để làm chùa đúc chuông. Tháng 6 năm mậu-ngọ (1018) vua sai quan là Nguyễn đạo Thanh và Phạm Hạc sang Tàu lấy kinh Tam-tạng đem về để vào kho Đại-hưng. "
* " Năm bính-thìn (1076) lập Quốc-tử-giám để bổ những người văn-học
vào dạy. Đến năm bính-dần (1086) mở khoa thi chọn người văn-học vào
Hàn-lâm-viện, có Mạc hiển Tích đỗ đầu, được bổ Hàn-lâm-học-sĩ. "
* " Năm tân-mão và năm nhâm-thìn (1171-1172) Anh-tông đi chơi xem
sơn-xuyên hiểm-trở, đường-sá xa gần và sự sinh-hoạt của dân-gian, rồi sai quan làm quyển địa-đồ nước An-nam. "
* " Chiêm Thành Sang Phá Thăng Long. Quân Chiêm Thành đã phá được quân An Nam và giết được Duệ Tông rồi, qua tháng sau đem quân sang đánh Thăng Long. Thượng hoàng nghe tin giặc đến, sai tướng ra giữ Đại An hải khẩu. Giặc biết chỗ ấy có phòng bị, đi vào cửa Thần Phù (sông Chính Đại, thuộc huyện Yên Mô, Ninh Bình) rồi lên cướp phá thành
Thăng Long, không ai chống giữ được. Tháng năm năm mậu ngọ (1378) quân Chiêm Thành lại sang đánh đất Nghệ An, rồi lại vào sông Đại Hoàng lên đánh Thăng Long lần nữa. "
* " Quân Chiêm Thành bấy giờ ra vào nước Nam ta như đi vào chỗ
không người, cho nên trong mấy năm mà vào phá kinh thành 3 lần; ba lần thượng hoàng cùng Đế Hiễn phải bỏ thành mà chạy. Thế mà đến khi giặc
về rồi, cũng không sửa sang gì để phòng bị về sau, thật là làm nhục cái tiếng con cháu Trần Hưng Đạo Vương. "
* " Ở Quốc Oai thì có người sư tên là Phạm Sư Ôn nổi lên đem quân về đánh Kinh Sư. Thượng Hoàng, Thuận Tông và Triều đình phải bỏ chạy lên Bắc giang. Phạm Sư Ôn lấy được Kinh sư, ở ba ngày rồi rút về Quốc Oai "
* " Đến năm bính tí (1396) Quý Ly bắt Thuận Tông phải dời kinh về Tây Độ "
* " Từ khi Bình Định Vương ra Đông Đô, những kẻ hào kiệt ở các nơi đều nô nức về theo, xin hết sức đi đánh giặc. Vương dùng lời úy dụ và lấy cái nghĩa lui tới mà giảng giải cho mọi người nghe, rồi cứ tùy tài mà thu dùng.
Vương chia đất Đông Đô ra làm bốn đạo, đặt quan văn võ để coi
việc chính trị. Cứ theo sách "Lịch Triều Hiến Chương Địa Dư Chí" của ông Phan Huy Chú thì những trấn Tam Giang, Tuyên Quan, Hưng Hóa, Gia Hưng thuộc về Tây Đạo; những trấn Thượng Hồng, Hạ Hồng, Thượng Sách, Hạ Sách cùng với lộ An Bang thuộc về Đông Đạo; những trấn Bắc Giang, Thái Nguyên thuộc về Bắc Đạo; những lộ Khoái Châu, Lý Nhân, Tân Hưng, Kiến Xương, Thiên Trường thuộc về Nam Đạo. "
* " Địa Đồ Nước Nam. Từ xưa đến nay nước Nam ta vẫn không có địa-đồ, Thái-tông bèn sai quan ở các đạo xem xét ở trong hạt mình có những núi sông gì, hiểm-trở thế nào phải vẽ địa-đồ ra cho rõ-ràng và chỗ nào tự cổ chí kim có những sự-tích gì phải ghi-chép vào cho tường-tận, rồi gửi về bộ Hộ để làm quyển địa-dư nước ta. "
* " Ngài mở rộng nhà Thái-học ra. Phía trước thì làm nhà Văn-miếu,
phía sau thì làm nhà Thái-học, và làm ra các phòng ốc để cho những kẻ
sinh-viên ở học. Làm kho Bí-thư để mà chứa sách. Sự học bấy giờ càng
ngày càng mở-mang thêm. "
* " Vua Tương-dực tính hay chơi-bời và xa-xỉ, như là sai người thợ tên
là Vũ như Tô làm cái điện 100 nóc, xây cái Cửu-trùng-đài, bắt quân dân làm trong mấy năm trời không xong, mà thật là hao-tổn tiền-của, chết hại nhiều người. Rồi lại đóng chiến-thuyền bắt đàn-bà chèo chơi ở hồ Tây. "
* " Khôi-Phục Thành Thăng-Long. Đến năm quí mùi (1583)
Trịnh Tùng xem thế mình đã mạnh, mới cử binh mã ra đánh Sơn-nam lấy
được thóc gạo đem về. Từ đó về sau năm nào cũng ra đánh, bắt quân nhà
Mạc phải đổi thế công ra thủ. Và nhà Mạc thấy thế nhà Lê một ngày một mạnh, bèn bắt quân-dân đắp ba từng lũy, đào ba lần hào ở ngoài thành Đại la để làm kế thủ-bị. Quân nhà Lê ra đánh trận nào được trận ấy, Trịnh Tùng bèn quyết ý cử đại binh ra đánh Thăng-long. "
* " Đoạn rồi, tiến quân lên đánh Thăng-long thành. Mạc mậu Hợp thấy quân nhà Lê lại tiến lên, bèn sai Mạc ngọc Liễn, Bùi văn Khuê, Nguyễn Quyện và Trần bách Niên ở lại giữ thành Thăng-long, rồi đem quân sang sông Nhị-hà về đóng ở làng Thổ Khối. giữ không nổi, ba tầng lũy đều phải phá cả bọn Mạc ngọc Liễn, Bùi văn Khuê phải bỏ thành mà chạy, Nguyễn Quyện thì bị bắt. Trịnh Tùng lấy được thành Thăng-long rồi bắt quân phá những hào lũy đi, sau phẳng ra làm bình địa, rồi về Thanh-hóa đem tin thắng trận cho vua biết.
Sử không nói rõ tại làm sao Trịnh Tùng đã lấy được Thăng-long mà
không đánh rấn đi, lại bỏ về Thanh-hóa. Có lẽ là tại quân họ Trịnh tuy thắng trận, nhưng tướng sĩ đều mỏi-mệt cả, vả lại thế họ Mạc hãy còn mạnh, ở lại giữ không nổi, cho nên phải bỏ mà về. "
* " Trịnh Tùng đánh được trận ấy, rồi về Thăng-long, sai quan vào rước
vua Thế-Tông ra Đông-đô, mở triều và thăng thưởng cho các tướng-sĩ. "
* " Năm quí-tị ( 1593 ) Trịnh Tùng đã lấy được thành Thăng-long, bắt
được Mạc mậu Hợp, nhưng mà đảng nhà Mạc còn nhiều, phải đánh dẹp
nhiều nơi, Nguyễn Hoàng đưa quân-binh và súng-ống ra Đông-đô, ở hằng 8 năm, giúp Trịnh Tùng để đánh họ Mạc, lập được nhiều công to. Nhưng mà Trịnh Tùng vẫn có ý ghen ghét không muốn cho ngài về Thuận-hóa, mà ngài cũng không có dịp gì mà về được. "
* " Trịnh Tráng dẹp yên đất Đông Đô, lại vào rước vua ra, và tự xưng
làm Nguyên Súy, Thống Quốc Chính Thanh Đô Vương, rồi sai con là Trịnh
Kiều đem quân lên đánh Cao Bằng (ất sửu 1625) bắt được Mạc Kính Cung
đem về giết đi. Mạc Kính Khoan thì chạy sang Tàu, rồi cho người về dâng
biểu xin hàng. "
* " Nguyễn Huệ đã dứt được họ Trịnh rồi, vào thành Thăng Long, xuống lệnh cấm quân lính không được cướp phá dân gian, và định ngày xin yết kiến vua Lê ở đền Vạn Thọ. "
* " Ở Bắc Thành và Gia Định Thành đều đặt chức tổng trấn, và phó
tổng trấn, để coi mọi việc. Ở các trấn thì đặt quan lưu trấn hay là quan trấn thủ, quan cai bạ và quan ký lục để coi việc cai trị trong trấn. "
* " Hạ thành Hà-nội năm quí-dậu (1873). Quan ta thấy đại úy không nói gì đến việc Đồ-phổ-Nghĩa, mà lại nói những việc dẹp-giặc và mở sự buôn-bán, thì đều lấy làm phân-vân. Sau lại thấy tàu và quân ở Sàigòn
tiến ra, quan ta lại càng lo lắm. Được mấy hôm, đại-úy không bàn hỏi
gì đến quan ta, tự-tiện làm tờ tuyên-bố sự mở sông Hồng-hà cho người nước Pháp, nước I-pha-nho và nước Tàu được ra vào buôn-bán.
Quan ta lúc bấy giờ cũng bối-rối quá. Việc giao-thiệp và việc buônbán
với nước Pháp thì đã định rõ trong tờ hòa-ước năm nhâm-tuất (1862),
nay thấy đại-úy Francis Garnier đường đột làm như thế, thì cũng thấy làm lo, cho nên cũng có kiếm cách phòng-bị. Mà đại-úy cũng đã biết trước rằng thế nào quan ta cũng không chịu, cho nên đã định kế đánh thành Hà-nội. Đến đầu tháng 10, một mặt đại-úy viết thư cho ông Nguyễn tri
Phương, trách quan ta làm ngăn-trở việc buôn-bán của Đồ-phổ-Nghĩa; vậy vì sự văn-minh và cái quyền-lợi của nước Pháp, cho nên Súy-phủ ở Sài-gòn sai đại-úy ra mở sự buôn-bán ở Bắc-kỳ. Dẫu quan Việt-nam có thuận hay không cũng mặc, đại-úy cứ theo lệnh của Súy-phủ mà thi-hành. Một mặt đại-úy bàn-định với Đồ-phổ-Nghĩa định ngày đánh thành và bắt ông Nguyễn tri Phương giải vào Sài-gòn.
Cứ như sách của Đồ-phổ-Nghĩa, thì lúc bấy giờ có cả những người
mạo xưng là đảng nhà Lê, cũng xin theo đại-úy để vào thành làm nội-ứng.
Đến sáng hôm rằm tháng 10 năm quí-dậu (1873), thì quân Pháp
phát súng bắn vào thành Hà-nội. Ông Nguyễn tri Phương cùng với con là
phò-mã Nguyễn Lâm hoảng-hốt lên thành giữ cửa Đông và cửa Nam. Được
non một giờ đồng hồ thì thành vỡ, phò-mã Lâm trúng đạn chết, ông Nguyễn tri Phương thì bị thương nặng. Quân Pháp vào thành bắt được ông Nguyễn tri Phương và quan khâm-phái Phan đình Bình đem xuống tàu.
Ông Nguyễn tri Phương nghĩ mình là một bậc lão-thần thờ vua đã
trải ba triều, đánh nam dẹp bắc đã qua mấy phen, nay chẳng may vì việc
nước mà bị thương, đến nỗi phải bị bắt, ông quyết chí không chịu buộc
thuốc và nhịn ăn mà chết. Ông Nguyễn tri Phương là người người ở Thừa-thiên, do lại-điển xuất thân, làm quan từ đời vua Thánh-tổ, trải qua ba triều, mà nhà vẫn thanh-bạch, chỉ đem chí-lự mà lo việc nước, chứ không thiết của-cải. Nhưng chẳng may phải khi quốc-bộ gian-nan, ông phải đem thân hiến cho nước, thành ra cả nhà cha con, anh em đều mất vì việc nước. thật là một nhà trung-liệt xưa nay ít có vậy. "
* " Hạ thành Hà-nội lần thứ hai. Quan tổng đốc Hà Nội bấy giờ
là ông Hoàng Diệu thấy binh thuyền nước Pháp tự nhiên ra Bắc Kỳ, lấy làm nghi kỵ lắm, tuy có sai quan tuần phủ Hoàng Hữu Xứng ra tiếp đãi tử tế, nhưng trong bụng vẫn lo, cho nên mới sai sửa dọn thành trì để phòng bị. Đại tá Henri Rivière vào thành thấy vậy có ý không bằng lòng, bèn quyết ý đánh thành. Sáng 5 giờ ngày mồng 8 tháng 3 năm Nhâm Ngọ (1882), quan tổng đốc tiếp được tờ tối hậu thư của đại tá hạn cho đến 8 giờ phải giải binh, và các quan võ Việt Nam phải ra đợi lệnh ở Đồn Thủy. Đúng 8 giờ thì quân Pháp khởi sự đánh thành, 11 giờ thì thành đổ. Ông Hoàng Diệu trèo lên cây thắt cổ mà tự tận, còn các quan thì bỏ chạy cả.
Lúc tiếp được thư của đại tá, thì ông Hoàng Diệu có sai Án sát sứ là
Tôn Thất Bá ra thương thuyết. Ông Tôn Thất Bá ở trên thành bỏ thang trèo
xuống vừa xong, thì quân Pháp bắn súng vào thành, ông ấy bỏ trốn mất.
Đến khi hạ được thành rồi, đại tá sai tìm ông Tôn Thất Bá về quyền lĩnh mọi việc. Vua Dực Tông được tin thành Hà Nội thất thủ, bèn xuống chiếu
truyền cho quan kinh lược chánh phó sứ là là ông Nguyễn Chính và Bùi Ân
Niên đem binh lui về mặt Mỹ Đức để cùng với Hoàng Kế Viêm tìm cách
chống giữ. Nhưng quan khâm sứ Rheinart sang thương thuyết rằng việc
đánh thành Hà Nội không phải là chủ ý của nước Pháp, và xin sai quan ra
giữ lấy thành trì. Triều đình bèn sai quan nguyên Hà Ninh tổng đốc là Trần
Đình Túc làm Khâm sai đại thần, quan Tĩnh biên phó sứ là Nguyễn Hữu Độ
làm phó khâm sai, ra Hà Nội để cùng với đại tá Henri Rivière thu xếp mọi
việc. Đại tá trả thành Hà Nội cho quan ta, nhưng vẫn đóng quân ở trong
Hành cung. Hai bên thương nghị mãi. Đại tá đòi 4 khoản :
1 - nước Nam phải nhận nước Pháp bảo hộ
2 - phải nhường thành thị Hà Nội cho nước Pháp
3 - đặt thương chánh ở Bắc Kỳ
4 - sửa lại việc thương chánh ở các nơi, và giao quyền cho người Pháp cai quản.
Bọn ông Trần Đình Túc đệ những khoản ấy về Kinh. Triều đình hội
nghị, các quan có nhiều người nói rằng : nước ta trong còn có Lưu Vĩnh
Phúc, ngoài còn có nước Tàu, lẽ nào lại bó tay mà chịu. Bèn trả lời không
chịu.
Đến tháng 10 thì ông Trần Đình Túc về Huế, ông Nguyễn Hữu Độ ở
lại làm Hà Ninh tổng đốc. "
* " Đại tá Henri Rivière lấy xong Nam Định rồi về Hà Nội thấy quân ta và
quân cờ đen sắp đến đánh, bèn truyền lệnh tiến binh lên đánh mặt phủ Hoài Đức. Sáng hôm 13 tháng 4 thì đại tá đem 500 quân ra đánh ở mạn Cầu Giấy, bị quân cờ đen phục ở chung quanh đổ ra đánh, quân Pháp chết và bị thương đến non 100 người. Đại tá Henri Rivière tử trận, đại úy Berthe de Villers bị thương nặng. "
HẾT CUỐN VNSL .
D/ Đại Việt Sử Lược
Thế Kỷ 14(1377 - 1388) - Khuyết Danh
* " Sĩ Nhiếp lại lấy ngọc trai, sừng tê, ngà voi cùng trái cây thơm ngon quý giá đem dâng Tôn Quyền. Quyền khen ngợi rồi phong cho chức Long biên hầu9. Ba người em trai của Sĩ Nhiếp là Nhất, Vị và Vũ đều là Quận trưởng cả. "
* " Vua Tấn dùng Đỗ Huệ Độ làm Thứ sử. Huệ Độ đốc suất lính trong phủ ra đánh ở Thạch Kỳ rồi lại cùng với Lư Tuần đánh nhau ở bến đò phía nam Long Biên ".
* " Nguyên trước có người trong châu là Nguyễn Bôn làm phản chiếm cứ thành Long Biên, tự xưng là Nam Việt Đế, sắp đặt trăm quan, đổi niên hiệu là Thiên Đức, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân. " ( Nguyễn Bôn tức Lý Bôn có người gọi là Lý Bí, vốn dòng dõi người tàu. Tổ tiên ở đời Tây Hán phải tránh loạn chạy sang Giao Châu, đến lúc bấy giờ là 7 đời thành ra người bản xứ. Sau khi dấy binh đánh đuỗi quan Thứ sử nhà Lương là Tiêu Tư, ông lên ngôi
Hoàng đế và ở ngôi được 5 năm (544-548). Ông là người tài kiêm văn võ và là người đầu tiên đặt niên hiệu cho nước Nam ta. ) .
* " Con của người anh là Đại Quyền chiếm giữ Long Biên.
* " năm thứ 2 niên hiệu Đại Lịch (năm Đinh Tỵ-767-ND) đời vua Đại Tông nhà Đường, Trương Bá nghi xây lại La Thành.
Đến năm thứ 3 (năm Mậu Thân- 768-ND) thì đổi lại là An Nam đô hộ phủ.
* " Vào năm thứ 2 niên hiệu Trường Khánh (năm Nhâm Dần- 822- ND) vua Mục Tông6 nhà Đường dùng Nguyên Hỷ làm quan đô hộ. Nguyên Hỷ thấy gần cửa thành có dòng nước chảy ngược mới sợ rằng
người trong châu đa số sẽ sinh chuyện phản trắc. Nhân đó mới bói quẻ, xem cái thành hiện tại ấy như thế nào. Lúc bấy giờ, có cái thành nhỏ vừa mới đắp. Người xem bói, xem tướng nói rằng sức ông không
đủ để bồi đắp cái thành lớn, 50 năm sau sẻ có người họ Cao đóng đô ở đấy mà xây dựng vương phủ. Đến khoảng niên hiệu Hàm Thông (841- 873-ND) đời vua Ý Tông nhà Đường, Cao Biền đắp thêm La Thành. "
* " Cao Biền đắp La Thành chu vi dài 1980 trượng linh năm thước, cao 2 trượng 6 thước. Chân thành rộng 2 trượng 6 thước. Bốn thành có nữ tường3 cao 5 thước 5 tấc. Địch lâu 55 sở. Môn lâu 5 cái.
Ủng môn (cửa tò vò) 6 cái. Ngòi nước 3 cái. Đường bộ (?) 34 đường lại đắp chu vi dài 2125 trượng 8 thước, cao một trượng 5 thước. Chân đê rộng 3 trượng xây cất nhà cửa hơn 5000 căn. " ( Đơn vị đo lường ngày xưa linh bốn thước, 1 trượng có mười thước ta. Bức tường nhỏ xây cơi thêm trên cái thành lớn gọi là nữ tường. Cái lầu xây trên thành để nhìn xem quân địch có đến không gọi là địch lâu. Môn Lâu: cái lầu xây trên cái cửa ra vào. Ủng Môn: Ủng (có sách phiên Úng) là cái vò còn gọi là cái ui làm bằng đất nung dùng để đựng nước, rượu v.v... Môn là cửa. Dùng
những cái vò sắp chồng lên ở hai bên, giữa chừa khoảng trống làm cửa ra vào gọi là Ủng Môn. )
* " Năm Canh Tuất (năm 1010) tức là năm thứ 2, tháng giêng vua đổi niên hiệu là Thuận Thiên năm thứ nhất.
Lúc ban đầu vua thấy thành Hoa Lư chật hẹp, ẩm thấp, bèn dời đô đến thành Đại la. Lúc khởi sự dời đô, thuyền đậu dưới thành thì có rồng vàng hiện ra nơi thuyền của vua, nhân đó mà gọi là Thăng Long (tức Hà Nội bây giờ-ND). Đổi Hoa Lư thành phủ Trường An, sông Bắc Giang là sông Thiên Đức và cổ pháp là phủ Thiên Đức.
Trong kinh đô Thăng Long, dựng điền triều Nguyên (Càn Nguyên?- ND) bên tả đặt viện Tập Hiền, bên hữu đặt điện Giảng Võ. Bên tả mở cửa Phi Long, bên hữu mở cửa Đan Phượng. Nơi giữa ở phía nam mở cái Cao điện6 thềm điện gọi là Long Trì. Có nhà cầu vòng quanh che thềm. Bốn mặt là điện Càn Nguyên. Sau đó dựng hai điện Long An và Long Thụy. Bên hữu xây điện Nhật Quang. Bên tả xây điện Nguyệt Minh. Phía sau có cung Thúy Hoa. Bốn mặt thành mở bốn cửa, đông là cửa Tường Phù, tây
là cửa Quảng Phúc, nam là cửa Đại Hưng, bắc là cửa Diệu Đức. Ở trong thành lại dựng chùa Hưng Thiên, lầu Ngũ Phượng Tinh, nơi ngoài thành dựng chùa Thắng Nghiêm.
Năm Tân Hợi (năm 1011- ND) tức là năm Thuận Thiên thứ 2, vua đem lính đi đánh giặc Cử Long ở Ái Châu và dẹp yên được. Năm đó ở trong thành lại dựng cung Đại Thanh, chùa Vạn Tuế, kho Trấn Phúc. Ngoài thành dựng chùa Tứ Thiên Vương, chùa Y Cẩm chùa Long Cụ Thánh Thọ, lại dựng điện
Hàm Quang ở bến Lô Đông. "
* " Năm Quý Sửu (năm 1013- ND) là năm Thuận Thiên thứ 4: Vua ngự ở điện Hàm Quang xem đua thuyền ...
...Đổi phủ Ứng Thiên làm Nam Kinh....
Dựng chùa Thiên Quang, chùa Thiên Đức và đắp tượng Tứ Thiên Đế "
* " Năm Đinh Tỵ (năm 1017- ND) là năm Thuận Thiên thứ 8: Điện Càn Nguyên rung chuyển. "
* " Năm Canh Thân (năm 1020) là năm Thuận Thiên thứ 11 vua sai con đi đánh và thắng được Chiêm Thành. Trước kia, điện Càn Nguyên rung chuyển nên phải cho thị triều ở điện phía đông, nay lại rung chuyển nữa nên cho thị triều ở điện phía tây. "
* " Năm Tân Dậu (năm 1921) là năm Thuận Thiên thứ 12, mùa xuân, tháng 2, ngày Mậu Tý là ngày sinh nhật của vua. Dùng ngày ấy là tiết thiên Thành. Vua cho làm "Vạn tuế Nam sơn"2 ở ngoài cửa
Quảng Phúc, làm nhiều hình chim bay thú chạy bày la liệt trên đó. "
* " Năm Giáp Tý (năm 1024- ND) là năm Thuận Thiên thứ 15, sai Thái tử đi đánh châu Phong Luân, sai Khai Quốc Vương đi đánh Châu Đô Kim. Xây thành Thăng Long. "
* " Năm Mậu Thìn (năm 1028-ND) là năm Thuận Thiên thứ 19, mùa xuân, tháng 2 vua không được khỏe, đến ngày Mậu Tuất vua từ trần ở điện Long An, hưởng thọ 50 tuổi. Miếu hiệu là Thái Tổ. Long thể được táng tại Thọ Lăng thuộc phủ Thiên Đức. "
* " Năm Thuận Thiên thứ 11 (năm Canh Thân - 1020), Thái tử Phật Mã phụng mệnh vua đi dẹp yên được các bọn giặc rợ, có công. Khi vua Thái Tổ mất, quần thần vâng theo di chiếu, đến cung Long Đức mời Thái Tử lên ngôi. Lúc bấy giờ các vị vương là Dực Thánh Vương, Võ Đức Vương đều đem binh phục ở ngoài cửa Quảng Đức muốn đánh lén vua (Thái tử Phật Mã). Vua từ cửa Tường Phù vào đến điện Càn Nguyên, binh ở ba phủ kéo đến đánh càng gấp, vua phải sai bọn Nguyễn Nhân Nghĩa chống cự chúng.
Quan của ba phủ thất bại. Võ Đức Vương bị Lê Phụng Hiểu giết. Ngày ấy vua lên ngôi. Trước linh cữu (vua Thái Tổ), vua (Thái Tông) hạ lệnh đại xá kẻ tù tội và đổi niên hiệu, lấy năm Thuận Thiên thứ 19
(tức là năm Mậu Thìn- 1028- ND) là năm Thiên Thành thứ nhất. Đặt tôn hiệu là: "Khai thiên thống vận tôn đạo quý đức thánh văn quảng võ sùng nhân thượng thiện chính lý dân an thần phù long hiện ngự cực thể nguyên ức tuế công cao ứng chân bửu lịch thông nguyên chí áo hưng long, đại định thông minh từ hiếu hoàng đế". "
* " Năm Kỷ Tỵ (Năm 1029- ND) tức là năm Thiên Thành thứ 2:..Thần nhân hiện ra có dấu tích ở chùa Thiên Thắng.
Rồng xuất hiện ở nền điện Càn Nguyên. Vua nói rằng: "Cái điện ấy đã đổ nát, chỉ còn lại mỗi một cái nền, nay rồng lại hiện ra ở đó,ý chừng rồng chịu ở đất ấy chăng? rồi vua bèn cho mở rộng thêm ra một cách qui mô để trùng tu cái điện ấy. Và, đổi tên là điện Thiênn An. Phía tả điện Tuyên An dựng điện Tuyên Đức, phía hữu dựng điện Diên Phúc. Phía trước là Long Trì, phía đông xây điện Văn Minh, phía tây xây điện Quảng Võ. Trên thềm hai bên đối nhau thì là lầu chuông để lên nghe việc của người bị
ngục tù oan ức. Đằng trước có điện An Phụng Thiên, ở trên xây lầu Chánh Dương để làm nơi xem giờ.
Đằng sau dựng điện Trường Xuân, ở trên đất cái Long Các, bên ngoài Long Các làm cái thành, gọi là Long Thành.
* " Năm Canh Ngọ (năm 1030- ND) là năm Thiên Thành thứ 3:
Dựng điện Thiên Khánh, sau đó lại cất lầu Phượng Hoàng. "
* " Năm Ất Hợi (năm 1035- ND) là năm Thông Thụy thứ 2, trước điện Thiên Khánh mọc cỏ chi." ( Cỏ chi cũng như cỏ lan là thứ cỏ thơm, hương nó hòa hợp lẫn nhau. Người ta ví anh em bạn tốt như cỏ chi cỏ lan. Sách Khổng Tử Gia Ngữ: "Cùng ở với người hiền như vào trong nhà cỏ chi cỏ lan, lâu ngày hóa thơm mà không biết, cùng ở với người ác như vào
trong quán ướp cá khô lâu ngày không biết thối vì quá quen vậy )
...Làm cầu Thái Hòa ở sông Tô Lịch. ".
* " Năm Mậu Dần (năm 1038- ND) là năm Thông Thụy thứ 5; Vua đi Bố Hải Khẩu cày Tịch điền. Mùa thu, tháng 8, vua ngự ở điện Hàm Quang xem đua thuyền. Tháng 9, thần nhân xuất hiện, có dấu tích ở chùa Thiên Thắng."
* " Năm Quí Mùi (năm 1043- ND) là năm Minh Đạo thứ 2...Mùa đông, tháng 10 cái thuẩn của vua ở trong điện Trường Xuân tự nhiên lay động. "
* " Năm Ất Dậu (năm 1045- ND) là năm Thiên Cảm Thánh Vũ thứ 2. Mùa xuân, tháng 3 dựng bia ở Đại Nội."
* " Năm Bính Tuất (năm 1046- ND) là năm Thiên Cảm Thánh Vũ thứ 3, Mùa hạ, tháng 5 dựng Ngân Hà ở hậu uyển để cho các cung nhân (cung nữ) Chiêm Thành ở. "
* " Năm Mậu Tý (năm 1048- ND) là năm Thiên Cảm Thánh Vũ thứ 5....Tháng 3, lập xã đàn ở ngoài cửa Trường Quảng để làm nơi bốn mùa cầu cúng thần lúa."
* " Năm Kỷ Sửu (năm 1049- ND) là năm Thiên Cảm Thánh Vũ thứ 6:...Mùa thu, tháng 8 đào Ngự Câu ở ngoài Phượng Thành, lại đào ao Kim Minh Vạn Tuế. Bắt đầu đào, lúc bấy gờ khua động trong ao là có tiếng, đào lên được thì hoàng kim một khối, nặng 50 lượng, nhân đó mà lấy tên cho cái ao. Lại làm ba chỏm núi đá trên ao, xây cầu Vũ Phượng. ( Ngự Câu - Ngòi nước dành riêng cho vua, dân không được đánh cá hay tắm giặt ở đấy. Vua hành động gọi là ngự, cái gì thuộc về riêng vua như ngự giá, ngự bút v. v......) "
* " Năm Giáp Ngọ (năm 1054- ND) là năm Sùng Hưng Đại Bảo thứ 6, tháng 9, ngày Mậu Dần vua mệt. Đến mùa đông, tháng 10, ngày Tân Mão vua từ trần ở điện Trường Xuân, thọ 54 tuổi, ở ngôi 26 năm. Đổi niên hiệu 6 lần, thì có 3 lần dùng niên hiệu bốn chữ. "
* " Năm Thiên Thành thứ nhất (năm Mậu Thìn- 1028- ND)....Cho những con gái ở trong cung Thúy Hoa ra về. Phong chức tước cho các bậc văn võ ở đông cung và hàng quan lại.
....Xây điện Vinh Thọ. "
* " Năm Ất Mùi (năm 1055- ND) là năm Long Thụy Thái Bình thứ 2: sửa sang lại các điện trong đại nội.
...Mùa thu, tháng 8, vua ngự điện Thủy Tinh xem đua thuyền. "
* " Năm Bính Thân (năm 1056) là năm Long Thụy Thái Bình thứ 3: Bày ra hội La Hán ở điện Thiên An.
.....Dựng chùa Sùng khánh Báo Thiên. Lấy 11000 cân đồng ở trong phủ ra đúc chuông, đặt tại chùa ấy. Nhà vua thân hành làm bài minh khắc vào chuông. "
* " Năm Đinh Dậu (năm 1057- ND) là năm Long Thụy Thái Bình thứ 4:
Mùa xuân, tháng 3, xây bảo tháp Đại Thắng Tự Thiên ở chùa Sùng Khánh Báo Thiên, cao 20 trượng. Xây tháp ấy làm 30 tầng.
...Ngày Giáp Ngọ con rồng vàng từ vườn Quỳnh Lâm hiện ra ở trước điện Trường Xuân.
....Tháng chạp dựng chùa Thiên Phúc và chùa Thiên Thọ, dùng vàng đúc tượng Phạn Vương, tượng Đế Thích để an trí vào chùa ấy."
* " Năm Mậu Tuất (năm 1058- ND) là năm Thụy Long Thái Bình thứ 5: dựng điện Bát Giác Khổn Thiên ở ao Kim Minh.
Tháng 3, mở cửa Trường Phủ, trên cửa dựng lầu.
Mùa hạ, tháng 5, con rồng vàng từ cung Long Đức hiện ra ở điện Vĩnh Thọ.
Tháng 6, dựng điện Linh Quang, phía bên tả dựng điện Kiến Lễ, bên hữu dựng điện Sùng Nghi. Trước điện xây một cái cột hình lục giác, chạm hoa sen để làm lầu chuông. "
* " Năm Kỷ Hợi (năm 1059- ND) là năm Long Thụy Thái Bình thứ 6: Mùa hạ, tháng 6 rồng vàng hiện ra ở điện Vĩnh Thọ.
...Mùa thu, tháng 8, ngày Đinh Sửu vua ngự ở điện Thủy Tinh cấp cho quần thần mũ phốc đầu và ủng (giày). Quần thần đội mũ, mang ủng bắt đầu từ đấy.
Ngày Bính Tuất rồng vàng hiện ra ở điện Trường Xuân.
...Dựng cửa Diên Hưng Thổ Hằng. "
* " Năm Quý Mão (năm 1063- ND) là năm Chương Thánh Gia Khánh thứ 5: Mùa hạ, tháng 6 dựng cung Động Tiên ở phía đông Đại Nội. "
* " Năm Ất Tỵ (năm 1065- ND) là năm Chương Thánh Gia Khánh thứ 7: Mùa hạ, tháng 6 vua ngự ở điện Thiên Khánh nghe việc kiện tụng.
...Tháng 8, mở vườn Thượng Lâm.
Ngày Bính Thìn rồng vàng từ điện Đại Minh hiện ra ở điện Hội Nguyên,
....Mùa đông, tháng chạp rồng vàng hiện ra ở điện Diêu Linh, lại hiện ra gác Du Thiền, nơi mà bà Nguyên Phi là Lan ở.
( Nguyên Phi: vợ đứng đầu hàng phi (vợ lẻ của vua) ở dưới bậc hoàng hậu là vợ lớn của vua. ) "
* " Năm Mậu Thân (năm 1069- ND) là năm Thiên Hướng Bảo Tự thứ nhất: Rồng vàng hiện ra ở điện Diệu Linh."
* " Năm Canh Tuất (năm 1070- ND) là năm Thần Vũ thứ 2:
Mùa hạ, tháng 3 dựng điện Tử Thần.
Tháng 5, rồng vàng hiện ra ở điện Long Quang thuộc cung Trường Xuân.
Mùa thu, tháng 7, ngày Ất Mão rồng vàng hiện ra ở cung Vị Nhân.
Tháng 9, xây chùa Đông Nam Nhị Thiên Vương. "
* " Năm Nhâm Tý (năm 1072- ND) là năm Thần Vũ thứ 4:
Mùa xuân, tháng giêng, ngày Canh Dần vua bệnh nặng rồi qua đời ở điện Hội Tiên, thọ 50 tuổi. "
* " Vua Nhân Tông tên húy là Càn Đức, mẹ là Nguyên phi _ Lan họ Lê. Vua được sanh tại cung Động Tiên vào tháng giêng năm Long Chương Thiên Tự thứ nhất (tức năm Bính Ngọ- 1066- ND). "
* " Đến năm Thần Vũ thứ 4 (năm Nhâm Tý- 1072- ND): Mùa hạ, tháng 4, ngày mùng 8 làm lễ rước nước tắm (tượng) Phật. Vua ngự ở điện Thiên An để thị triều.
...Mùa thu, tháng 7 rồng vàng hiện ra ở điện Vĩnh Thọ.
...Vua ngự ở điện Thiên An, quần thần dâng lời chúc mừng và lập biểu xin dựng cửa Trường Quảng, cửa Thái Bình, cửa Thượng Thủy Hà, đền Nghinh Thu và trạm Quí Nhân, tất cả gồm có năm chổ. "
* " Năm Giáp Dần (năm 1074) là năm thứ 21.
Viên Hỏa Đầu ở Củng Thánh đô là Giang Duệ, nhà của y bị thất hoả lan qua thiêu hủy cửa Đại Hưng.
Mùa hạ, tháng 4 sửa sang lại cửa Đại Hưng. Rồng vàng xuất hiện. "
* " Năm Anh Vũ Chiêu Thắng thứ 2; (năm Đinh Tỵ 1077):
Mùa hạ, tháng 5 cho thiết bày ra hội Nhân Vương ở điện Thiên An. (Hội nhà chùa, hội lễ Phật- ND).
Mùa thu, tháng 9 đắp đê ở sông Như Nguyệt, dài 67.380 bộ. "
* " Năm Mậu Ngọ (năm 1078- ND) là năm Anh Vũ Chiêu Thắng thứ 3:
Tháng giêng nhuần sửa lại thành Đại La.
...Nước lụt vào trong thành. "
* " Năm Kỷ Vị (Mùi) (năm 1079- ND) là năm Anh Vũ Chiêu Thắng thứ 4: Mùa đông, tháng 10 rồng vàng từ vườn Thượng Xuân hiện ra ở trong cung của vườn ấy. "
* " Năm Canh Thân (năm 1080- ND) là năm Anh Vũ Chiêu Thắng thứ 5: Vua ngự ở điện Linh Quang xem đua thuyền. "
* " Năm Quí Hợi (năm 1083) là năm Anh Vũ Chiêu Thắng thứ 8:
Mùa xuân, tháng 2 vua ngự ở điện Thiên Khánh xét định số Hoàng nam ở kinh thành làm ba hạng.
Tháng 3 chọn gái đẹp cho làm cung nữ ở cung Vạn Diên.
Mùa hạ, tháng 5 rồng vàng từ điện Tử Thần bay đi rồi hiện ra ở điện Hội Tiên.
...Tháng 5 dựng cung Động Nhân. "
* " Năm Đinh Mão (năm 1087- ND) là năm Quảng Hựu thứ 3:
Mùa hạ, tháng 5 khởi sự xây Bí thư các.
..Mùa đông, tháng 10 xây tháp ở Lãm Sơn.
Tháng chạp cung Cảnh Linh xây cất đã hoàn thành. "
* " Năm Canh Ngọ (năm 1090) là năm Quảng Hựu thứ 6:
Tháng 2 cung Hợp Hoan hoàn thành. "
* " Năm Mậu Dần (năm 1098- ND) là năm Hội Phong thứ 7: Tháng 9, xây điện Sùng Uyên ở ao Phượng Liên. Bên tả dựng điện Huy Dương, đình Lai Phượng. Bên hữu lập điện Ánh Thiềm, đình Ất Vân. Phía trước dựng lầu Trường Minh. Phía sau bắc cầu Ngoạn Hoa. "
* " Năm Ất Dậu (năm 1105- ND) là năm Long Phù Nguyên hóa thứ 5: Mùa hạ, tháng 6, quan Thái úy là Nguyễn Thường Kiệt từ trần. (Lý Thường Kiệt - ND).
Mùa thu, tháng 9 làm hai cái tháp bằng sứ trắng, loại nhỏ, đặt ở chùa Diên Hựu lại làm thêm ba cái tháp bằng đá đặt ở Lãm Sơn. ( Chùa Diên Hựu tức chùa Một Cột. Lãm Sơn nay thuộc Hà Bắc. ) "
* " Năm Mậu tý (năm 1108- ND) là năm Long Phù Nguyên Hóa thứ 8: Tháng chạp dựng phủ Đô Hộ.
Mùa xuân, tháng giêng xây cất tháp Chương Sơn.
Đắp đê ở cảng Cơ Xá. (Đê Cơ Xá là đê Sông Hồng- ND). "
* " Năm Kỷ Sửu (năm 1109- ND) là năm Long Phù Nguyên Hóa thứ 9: Mùa đông, tháng chạp xây cất đài Động Linh. "
* " Năm Canh Dần (năm 1110- ND) là năm Hội Tường Đại Khánh thứ nhất: Mùa xuân, tháng giêng bày ra hội Quảng Chiếu đăng ở ngoài cửa Đại Hưng. "
* " Năm Quý Tỵ (năm 1113- ND) là năm Hội Tường Đại Khánh thứ 4:
Mùa thu, tháng 8 rồng vàng hiện ra ở điện Đại Minh. "
* " Năm Giáp Ngọ (năm 1114- ND) là năm Hội Tường Đại Khánh thứ 5: Tháng 3, rồng vàng hiện ra ở tháp Chương Sơn, quấn quanh tháp ba vòng.
...Dựng chùa Thắng Nghiêm, đặt nhà Thiện Pháp. Bốn mặt xây lầu để dựng tượng Phật quí 1000 pho. "
* " Năm Tân Sửu (năm 1121- ND) là năm Thiên Phù Duệ Vũ thứ 2:
Mùa hạ, tháng 5 nước Lụt đến cửa Đại Hưng. ( Cửa Đại Hưng là cửa Nam, Hà Nội. ) "
* " Năm Bính Ngọ (năm 1126- ND) là năm Thiên Phù Duệ Vũ thứ 7: Tháng 2, nhà vua ngự ở điện Thiên An xem các vị vương hầu đá cầu ở Long Trì.
Mùa hạ, tháng 5 rồng vàng hiện ở điện Vĩnh Quang. "
* " Năm Đinh Tỵ (Mùi) (năm 1127- ND) là năm Thiên Phù Khánh Thọ thứ nhất:
Mùa đông, tháng chạp vua từ trần ở điện Vĩnh Quang, thọ 62 tuổi, ở ngôi 56 năm, niên hiệu là Nhân Tông, đổi niên hiệu tám lần, táng tại phủ Thiên Đức. "
* " Đến tháng chạp năm Thiên Phù Khánh Thọ thứ nhất: (năm Đinh Tỵ- 1127- ND) trước linh cửu thi thể vua Nhân Tông ở tại điện Khổn Thiên, ngài lên ngôi.
...Ngày Ất Đậu vua ngự ở điện Thiên An để thị triều. "
* " Năm Mậu Thân (năm 1128- ND) là năm Đại Thuận thứ nhất. Ngày Canh Tý vua bắt đầu ngự ở nhà Kinh Diên. ( Kinh Diên: ngôi nhà để vua quan cùng giảng luận sách sử. )
...Ngày Canh Ngọ vua ngự tại điện Thiên An nơi Long Trì để thề hẹn với người trong nước. "
* " Năm Kỷ Dậu (năm 1129- ND) là năm Đại Thuận thứ 2:
Làm lễ mừng tại gác Thiên Phù về việc 84000 bảo tháp đã hoàn thành. (Tháp nhỏ bằng đất nung- ND). "
* " Năm Nhâm tý (1132- ND) là năm Đại Thuận thứ 5:
Mùa xuân, tháng 3 rồng vàng hiện ra ở cung Lệ Quang. "
* " Năm Quý Sửu (1133- ND) là năm Thiên Chương Bảo Tự thứ nhất: Mùa hạ, tháng 6 rồng vàng hiện ra ở điện Vĩnh Quang.
Mùa đông, tháng 10 dựng nhà chùa Diên Sanh Ngũ Nhạc. "
* " Năm Đinh Tỵ (1137) là năm Thiên Chương Bảo Tự thứ 5: Mùa thu, tháng 9 nhà vua mệt rồi từ trần ở tại điện Vĩnh Quang "
* " Đổi niên hiệu, lấy từ mùa thu, tháng 9 năm Thiên Chương Bảo Tự thứ 5 làm năm Thiệu Minh thứ nhất (1137- ND)....Rồng vàng bay vào trong thành.
Mùa đông, tháng 10, ngày Kỷ Dậu ban đêm rồng vàng từ cung Thái Thanh bay vào trong cấm (chổ vua ở- ND).
Ngày Ất Mão vua thề hẹn với quốc dân ở nơi Long Trì. "
* " Năm Tân Dậu (năm 1141- ND) là năm Đại Định thứ 2:
Mùa thu, tháng 8 ngày Bính Dần ban đêm rồng vàng hiện ra sau cây chanh nơi điện Vĩnh Thọ. "
* " Năm Quí Hợi (1143- ND) là năm Đại Định thứ 4: Dựng cung Quảng Từ cho Thái hậu ở.
Mùa hạ, mưa dầm dề mãi, thiết lễ cầu đảo được ứng nghiệm.
Rồng vàng hiện ra ở điện Vĩnh Thọ. "
* " Năm Nhâm Thân (năm 1152- ND) là năm Đại Định thứ 13: Tháng 9 đắp đàn Hoàng Khâu ở cửa Thành Nam để làm nơi tế trời. "
* " Năm Kỷ Mão (năm 1159- ND) là năm Đại Định thứ 20: Cây cột chùa Thiên Phù và chùa Thiên Hỗ (có sách chép Thiên Hựu- ND) chảy máu. "
* " Năm Canh Thìn (năm 1160- ND) là năm Đại Định thứ 21:
Dựng đền Nhị nữ (Hai Bà) và đền Xi Vưu ở phường Bố Cái. "
* " Năm Nhâm Ngọ (năm 1162- ND) là năm Đại Định thứ 23: Mùa thu, dựng đài Chúng Tiên, tầng trên lợp ngói vàng, tầng dưới lợp ngói bạc. "
* " Năm Giáp Thân (năm 1164- ND) là năm Chánh Long Bảo Ứng thứ 2:
Mùa xuân, tháng 3 sửa lại điện Thiên An. "
* " Năm Ất Dậu (năm 1165- ND) là năm Chánh Long Bảo Ứng thứ 3: Dời thành Đại La, phía cửa triều đông lùi sâu vào 75 thước. Xây cửa bằng gạch và đá để tránh sự xói mòn của nước sông. "
* " Năm Đinh Hợi (năm 1167- ND) là năm Chánh Long Bảo Ứng thứ 5:
Sửa sang lại cửa Đại Hưng. "
* " Năm Canh Dần (năm 1170-ND) là năm Chánh Long Bảo Ứng thứ 8:
Cuối mùa hạ (tháng 6) cung Nghinh Thiềm bị cháy. "
* " Năm Quý Tỵ (năm 1173- ND) là năm Chánh Long Bảo Ứng thứ 11:
Sửa sang lại cầu Thái Hòa. "
* " Năm Ất Mùi (năm 1175- ND) là năm Thiên Cảm Chí Bảo thứ 2: Ngày Kỷ Tỵ vua từ trần ở tại điện Thụy Quang, thọ 41 tuổi, miếu hiệu là Anh Tông, ở ngôi 39 năm, đổi niên hiệu ba lần. Vua được an táng tại phủ Thiên Đức. "
* " Năm Thiên Tư Gia Thụy thứ 9: (năm Giáp Dần- 1194- ND): Giữa mùa hạ, nơi đầu con rồng bằng vàng ở điện Vĩnh Thọ phát ánh sáng. "
* " Năm Ất Mão (năm 1195- ND) là năm Thiên Tư Gia Thụy thứ 10;
Mùa xuân, tháng 2 vua ngự ở Đại Hưng, mở hội Quảng Chiếu Hoa Đăng.
Ngày Kỷ Tỵ vua ngự ở điện Thiên An và cho thiết bày lễ tiệc mùa xuân. "
* " Năm Quý Hợi (năm 1203- ND) là năm Thiên Tư Bảo Hựu thứ 2:
Tháng giêng, xây cất cung mới ở phía tây tẩm điện (điện vua nghĩ ngơi- ND). Ở giữa dựng điện Thiên Thụy. Bên tả dựng điện Thiên Minh. Bên hữu dựng điện Thiềm Quang. Phía trước là điện An Chánh
Nghi. Ở trên lại dựng điện Kính Thiên. Bậc thiềm (điện) gọi là Lệ Diêu. Nơi giữa mở cửa Vĩnh Nghiêm. Bên hữu mở cửa Việt Thành. Bậc thiềm (cửa) gọi là Ngân Hồng. Đằng sau xây điện Thắng Thọ. (Trên điện Thắng Thọ- ND) dựng cái gác Thánh Thọ. Bên tả dựng gác Nhựt Kim. Bên hữu dựng gác Nguyệt Bảo. Chung quanh làm mái hiên. Bậc thiềm nhà ở giữa gọi là Kim Tinh. Bên hữu cái gác Nguyệt Bảo dựng cái gác Lương Thạch. Phía tây dựng nhà tắm. Đằng sau làm cái gác Phú Quốc. Bậc thiềm gọi là Phượng Tiêu. Phía sau dựng cửa Thẩu Viên. Đào hồ nuôi cá, trên hồ dựng đình Ngoạn Y. Đình ba mặt là cây cối, có những thứ hoa lạ, những loài cây khác thường. Nước hồ thông ra sông. Hồ được chạm trỗ sửa sang rất công phu. Cái công việc kiến trúc đẹp đẽ này buổi xưa chưa có. Lúc cái gác Kính Thiên vừa mới hoàn thành, có con chim khách đến làm tổ ở trên ấy mà sinh ra chim con. "
* " Năm Giáp Tý (năm 1204- ND) là năm Thiên Tư Bảo Hựu thứ 3: Rồng vàng hiện ra ở nơi gác Thánh Nhựt.
...Tháng 8 rồng lại hiện ra ở điện Thánh Thọ, bay vòng quanh nơi cửa phòng ngủ của vua và ở chỗ vua ngồi trong điện Thiên Thụy, để lại dấu móng chân gần hơn một trăn chỗ.
Rồng lại hiện ra ở hậu cung ba lần, dẫn người cung nữ ở hậu cung ấy là Lê nương (cô nàng họ Lê) để ở nơi đầu điện. "
* " Năm Ất Sửu (năm 1205- ND) là năm Thiên Tư Bảo Hựu thứ 41: Tháng đó núi Lãm sụp đổ.
Rồng vàng hiện ra ở điện Thắng Thọ.
Điện Thiên Thủy xây cất hoàn thành, nhà vua cho quần thần ba ngày dự yến tiệc để mừng về công cuộc mới làm xong ấy. "
* " Năm Bính Dần (năm 1206- ND) là năm Trị Bình Long Ứng thứ 2:
Mùa xuân, tháng giêng vua ngự ở gác Kính Thiên để xem cuộc ném "phi đoàn".
Tháng 2, ngày Nhâm Tý nhằm ngày mồng một có nhật thực.
Tháng 3 cung Phụng Thiên bị cháy.
Mùa hạ, tháng 5 xây chùa Thánh Huân. "
*" Năm Giáp Tuất (năm 1214- ND) là năm Kiến gia thứ 4: Tháng 3, Huệ Văn Vương lên ngôi vua ở điện Thiên An. Đổi niên hiệu là Càn Ninh và lấy hiệu là nguyên Vương. Ngày đó trời mưa to sấm dữ.
...Tháng 6, Trần Tự Khánh đánh Nguyễn Nộn ở cung Thánh Nghi, rồi đốt cung ấy.
...Ngày Đinh Hợi, Trần Tự Khánh dẫn binh xâm phạm cửa khuyết. Nhà vua cùng với Thái hậu may mắn được hội quân để chống giữ. Ngày đó Trần Tự Khánh thả quân sĩ đi cướp lấy các tài vật trong phủ của nhà vua. Rồi lại đốt phá gần hết cung thất và nhà dân ở trong kinh thành.
Ngày Kỷ Tỵ, nhà vua cùng với Thái hậu trở về kinh sư thấy cung thất bị thiêu hủy hư hỏng hết cả mới trọ lại ở đền Chúa Thánh bên cạnh cầu Thái Hòa. Nhà vua sai dựng ngôi nhà tranh để ở. "
* " Năm Bính Tý (năm 1216- ND) là năm Kiến gia thứ 6:
Tháng giêng, nhà vua cùng với Thái Hậu ngự ở thảo điện (điện bằng cỏ-ND) để thị triều. Trần Tự Khánh trả lại cái ghế bằng vàng. "
* " Năm Đinh Sửu (năm 1217-ND) là năm Kiến Gia thứ 7: Điên Vĩnh Thọ cháy. "
* " Năm Canh Thìn (năm 1220- ND) là năm Kiến Gia thứ 10: Giữa mùa thu (tháng tám) cung mới xây cất hoàn thành. "
Nguồn : Tựa sách: Đại Việt Sử Lược Năm
Soạn giả: Khuyết danh 1377 - 1388
Dịch giả: Nguyễn Gia Tường 1972
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản TP HCM
Bộ môn Châu Á học Đại học tổng hợp TP HCM
1993
Chuyển sang ấn bản điện tử bởi: Công Đệ, Lê Bắc 2001
Điều hợp: Lê Bắc - [Chỉ thành viên mới có thể nhìn thấy links. Bạn hãy nhấn vào đây để đăng ký...] 2001
MỘT VÀI NHẬN XÉT CỦA CHÚNG TÔI ( Lâm Khang và dienbatn ) .
1/ Theo các tài liệu về cổ sử cho thấy , La Thành hầu như không có thay đổi gì nhiều về hình dạng kích thước từ khi xây dựng . Ngoại trừ một lần lùi sâu vào trong 75 thước để tránh nước lụt ( Năm Ất Dậu (năm 1165- ND) là năm Chánh Long Bảo Ứng thứ 3: Dời thành Đại La, phía cửa triều đông lùi sâu vào 75 thước. Xây cửa bằng gạch và đá để tránh sự xói mòn của nước sông. ) .
2/ Chùa Một cột ( DIÊN HỰU ) không có sự thay đổi vị trí trong suốt quá trình Lịch sử . Điều này hơi khác vời kiến giải của NSH BÙI THIẾT .
3/ Kinh thành Thăng Long đã bị cháy hoặc bị tàn phá gần như hoàn toàn nhiều lần . Mỗi lần xây dựng lại đều có sự thay đổi về kết cấu , tên công trình và quy mô xây dựng .
4/ Có một dòng sông chưa rõ tên chảy qua Kinh Thành Thăng Long , con sông này đi qua vườn Bách thảo hiện nay , qua khu vực Khảo cổ 18 Hoàng Diệu ... có lẽ là sông Ngọc Hà ???
5/ Kinh thành Thăng Long qua các đời có sự dịch chuyển về mặt địa lý , nhưng luôn lấy bờ sông Tô Lịch làm một ranh giới thiên nhiên .
6/ Thăng Long thành luôn nằm trong lòng của thành Đại La và trong Kinh thành Thăng Long luôn có một vòng thành nữa là Cung thành ( hay Cấm thành , Tử Cấm thành ) . Như vậy luôn có 3 vòng thành , bên ngoài là Đại La thành , trong là Kinh thành Thăng long và vòng cuối cùng là Cung thành ( hay Cấm thành , Tử Cấm thành ) .
Một tư liệu đáng chú ý nữa là cuốn SỬ HỌC BỊ KHẢO của ĐẶNG XUÂN BẢNG . Trong phần nói về các dòng sông ở Hà nội có viết :
" Sông Nhị Hà ( nguồn từ sông Lô , sông Lôi { sông Chảy } tỉnh Tuyên Quang , sông Thao , sông Đà tỉnh Hưng Hóa và sông Đáy ở tỉnh Sơn Tây , hội với nhau ở Bạch Hạc , tỉnh Sơn Tây chảy theo hướng Nam đến huyện Yên Lạc , chia một chi về phía Đông là sông Nguyệt Đức , chảy vào Bắc Ninh , lại chảy xuôi về phía Đông tỉnh thành { Hà Nội } , thì chia một chi phía Tây gọi là sông Tô Lịch , chảy vào sông Nhuệ , lại chảy theo hướng Nam đến Huyện Thanh Trì , chia một chi phía Đông gọi là sông Đại Bi lại chảy theo hướng Nam đến huyện Thượng Phúc , thì chia một chi phía Đông gọi là sông Kim Ngưu ; lại chảy xuôi qua tỉnh Hưng Yên , chia một chi phía Tây gọi là sông Xích Đằng , đến huyện Nam Sang , chia một chi phía Đông gọi là sông Luộc chảy vào tỉnh Hưng Yên ; lại chảy xuôi đến ngã ba Đại Hoàng thì hợp với nước sông Giản , gọi là sông Hoàng , lại chảy xuôi vào địa giới tỉnh Nam Định đến huyện Thiên Trì , chia một chi về phía Đông gọi là sông Thanh Hương ....
Sông Nhuệ từ huyện Từ Liêm tỉnh Hà Nội chảy vào Lang Đàm ( Linh Đàm ? NV ) rồi theo hướng Đông Nam chảy qua các huyện Thanh Oai , Thanh Trì đến ngã ba Hà Liễu thì có sông Tô Lịch , từ sông Nhị Hà chia ra qua các huyện Vĩnh Thuận , Từ Liêm , Thanh Trì , từ phía Đông đến chảy nhập vào . Lại chảy theo hướng Tây Nam đến ngã ba Nghiêm Xá , huyện THượng Phúc , thì có sông Đỗ Đồng bắt đầu ở đầm Ngũ Xã tự phía Đông chảy nhập vào . Lại chảy theo hướng Tây Nam đến ngã ba Tả Giai thì có sông Kim Ngưu , bắt đầu từ Hồ Tây huyện Vĩnh Thuận rồi từ phía Đông nhập vào ...
Sông Đại Bi cũng từ sông NHị Hà chia ra , qua huyện Gia Lâm , chảy vào sông Nghĩa Trụ , chảy qua Gia Lâm , Siêu Loại , Lương Tài đến các Huyện Đường Hào , Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương , rồi nhập vào sông Mão . Hai cửa sông ấy nay đều lấp kín cả . Sông Kim Ngưu này khác với các sông Kim Ngưu ở huyện Thanh Trì tỉnh Hà Nội . "
Xét về tên Long Biên sách có chép :
" Lại theo sách Tấn Chí....Quận Giao Chỉ ( quận lỵ đóng ở Doanh Lâu ( đời hậu Hán rời sở lỵ đến Long Biên ) có 10 huyện là : Doanh Lâu ( quận đóng ở đấy ), Long Biên ( vốn là Long Uyên , Nhan Sở Cổ tránh tên húy đời Đường đổi làm Long Biên ) .
....Nhưng Long Biên đời Hán là đất Bắc Ninh , Thái Nguyên , Lạng Sơn ngày nay . Long Biên đời Ngô cũng có ở Hà Nội ( Sách Thái Bình Hoàn Vũ ký chép rằng : Huyện Long Biên có đài Vạn Xuân sông Ô Diên , sông Ô Diên ở huyện Từ Liêm ngày nay , đài vạn Xuân ở huyện Thanh Trì ngày nay ) , thành Thăng Long Hà Nội vốn là đất huyện Tống Bình , mà huyện Tống Bình là đất huyện Long Biên chia ra mà đặt " .
" Sông Tô Lịch vốn ở đất huyện Tống Bình , mà sách Thái Bình Hoàn Vũ cho là về huyện Nam Định , hoặc giả sông Nhuệ giang là hạ lưu sông Tô Lịch thời xưa , cũng gọi là sông Tô Lịch thì không biết rõ "
..." Xét ra thì Long Biên vốn là sở lỵ quận Giao Chỉ . Sỹ Nhiếp là thái thú quận Giao Chỉ đời hán mà đóng ở Liên Thụ , thì Liên Thụ là châu ly đời tiền Hán , đến sau châu bỏ thì lại làm lỵ sở của quận , điều này không còn ngi ngờ gì nữa . Giao Châu thời Ngô dời sở lỵ đến Long Biên có lẽ vào quãng Quế Dương , Võ Giàng . Từ niên hiệu Bảo Lịch ( niên hiệu Đường Kinh Tông . Năm bảo Lịch thứ nhất là năm 825 dương lịch ) đời Đường trở về trước . Trương Bá Nghi ( trong niên hiệu Đại Lịch ) Triệu Xuân ( trong niên hiệu Trinh Nguyên ) , Trương Đan đều đắp Đại La thành , có lẽ ở đấy cả , nhưng chưa rõ là ở chỗ nào đấy thôi . Đời Đường Vương Thức sửa thành Lặc Trúc , Cao Biền đắp thành Đại La ( trong niên hiệu Hàm Thông , quân nước Nam Chiếu đánh lấy thành phủ đô hộ , Cao Biền đánh lấy lại rồi vào phủ lỵ , đắp thành Đại La cao rộng đến hơn ba trượng ) tức là thành Thăng Long ngày nay .
Xét sách An Nam Kỷ Yếu chép rằng : Lý Nguyên Gia đời Đường Mục Tông làm đô hộ , thấy cửa phủ có dòng nước ngược , sơ người Giao Châu làm phản , nên năm Trường Khánh thứ tư ( Trường Khánh là niên hiệu Đường Mục Tông . Năm Trường Khánh bốn là năm 824 dương lịch ) , sai thày Địa lý đi xem đất , chọn được đất ở bờ sông Tô Lịch liền đắp thành nhỏ rồi rời phủ đến đó ở . Xem thế thì Thăng Long thành bắt đầu từ niên hiệu Trường Khánh dời đi trong niên hiệu bảo Lịch , đắp lại trong niên hiệu Hàm Thông . Từ đời Lý , đời Trần về sau đời nào cũng có sửa đắp . Nay các thành có 16 cửa Ô , 36 phố phường là xây dựng trong niên hiệu Cảnh Hưng đời Lê ( Cảnh Hưng là niên hiệu Lê Hiến Tông 1740 - 1786 ) , chứ không phải dấu cũ thành Đại La của Cao Biền . Thành Đại La của Cao Biền lại không phải dấu cũ thành Đại La của Trương Bá Nghi , cũng không phải lỵ sở Giao Chỉ cũ đời Tùy . ( Tuỳ thư chép quận lỵ Giao Chỉ ở Tống Bình là chưa xét rõ "
Nguồn : SỬ HỌC BỊ KHẢO - ĐẶNG XUÂN BẢNG - VIỆN SỬ HỌC Nxb VHTT - HÀ NỘI 1997 .
Những tư liệu trong cuốn ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM QUA CÁC ĐỜI của ĐÀO DUY ANH cũng là một nguồn thông tin đáng tin cậy giúp chúng ta trên đường đi tìm THĂNG LONG THÀNH . Chúng tôi xin được trích lược những đoạn có liên quan trong cuốn sách này .
* " Về vị trí thành Long Biên , nhiều nhà học giả xưa nay vẫn cho rằng là cùng một địa điểm với Thăng Long tức Hà Nội . Nhưng , như chúng ta đã biết , đất huyện Long Biên thì ở phía Bắc sông Đuống , mà Hà Nội lại ở phía Tây Nam sông Đuống và phía Tây sông Hồng ngày nay . Vả chăng Thủy Kinh Chú cho biết : rằng nhánh sông thứ hai trong năm nhánh của sông Hồng mà sách ấy có mô tả có khúc đi qua thành cũ Long Biên , như thế thì thành cũ Long Biên , tức thành Long Biên ở đời Hán , không có thể ở phía Tây Nam sông Đuống được . Hiện nay chưa có di tích cụ thể nào giúp chúng ta tìm vị trí chính xác của thành Long Biên , chúng ta cũng chỉ có thể biết bằng sự mô tả đường sông của Thủy Kinh chú mà thôi . Nếu nhánh sông thứ hai nói trên đi qua thành cũ Long Biên , sau khi đã đi qua phía Bắc huyện Phong Khê và qua Lãng Bạc thì thành cũ Long Biên phải ở vào khoảng phía Bắc thị trấn Bắc Ninh , hay có thể ở ngay thị trấn Bắc Ninh . Đặng Xuân bảng bảo rằng quận trị Long Biên thời Hán là khoảng các huyện Quế Dương và Võ Giàng thì cũng có lý . Thủy Kinh Chú nói rằng : { Năm Kiến Vũ thứ 23 , khi mới lập châu , thấy có giao long cuốn bện ở hai bến Nam và Bắc , cho nên đổi tên Long Uyên thành Long Biên } . Đặng Xuân Bảng cho rằng bến sông đó là trên sông Đuống . Điều ấy hiện nay chúng ta chưa có thể xác minh .
Nhưng tại sao người ta lại cho rằng Long Biên là Thăng Long ? Khi nhà Ngô chia Quảng Châu với Giao Châu mà đặt châu trị Giao Châu ở Long Biên thì huyện Long Biên khi ấy đã không phải là huyện Long Biên của thời Hán nữa . Nhà Ngô chia quận Giao Chỉ cũ của nhà Hán làm 3 quận : Giao Chỉ , Tân Hưng và Vũ Bình , mà chỉ riêng quận Giao Chỉ lại chia làm 14 huyện , 4 huyện mới đặt và 10 huyện của đời hán . Như vậy thì không những huyện của nhà Ngô nhỏ hơn huyện của nhà Hán mà các huyện mà nhà Ngô dù có mang tên huyện nhà Hán cũng không còn đều đúng với vị trí những huyện nhà Hán cùng mang tên ấy nữa . Miền Võ Giàng và Quế Dương tỉnh Hà bắc là miền trung khu của huyện Long Biên đời Hán , nhà Ngô đã lấy làm huyện Vũ Ninh , cho nên huyện trị Long Biên của nhà Ngô không thể còn ở nơi huyện trị Long Biên của nhà Hán nữa . Đến thời Nam - Bắc triều , nhà Tống lấy đất Long Biên mà đặt quận Tống Bình , sau đổi 3 huyện của Tống Bình làm hai huyện Tống Bình và Quốc Xương , huyện Tống Bình ở phía Nam sông Đuống và huyện Quốc Xương ở phía Bắc sông Đuống . Nhà Tùy dời quận trị Giao Chỉ từ Long Biên đến Tống Bình , tức là địa điểm Hà Nội ngày nay . Vì quận Tống Bình trong ấy , có huyện Tống Bình đã được lập với một phần đất của huyện Long Biên cũ . Đến năm 622 nhà Đường đặt Giao Châu , trị sở ở huyện Giao Chỉ , thì cũng là địa điểm của thành Tống Bình , rồi đến năm 627 nhà Đường mới khôi phục lại tên huyện Tống Bình . Các nhà sử học đời sau vẫn kế tiếp sự sai lầm ấy mà cho rằng thành Thăng Long là thành Long Biên xưa . "
* " HUYỆN TỐNG BÌNH : Đời Tống là quận Tống Bình . Phương Dư Kỷ Yếu chép rằng : nhà Tống trích huyện Long Biên ( đời Tấn ) mà đặt Tống Bình . Nhà Tuỳ đổi ba huyện của quận Tống Bình ( xem SỬ HỌC BỊ KHẢO ) làm hai huyện Tống Bình và Quốc Xương , rồi năm Khai Hòa thứ 13 lại đổi Quốc Xương thành Bình Đạo . Sách Thủy Kinh Chú ( q.37 ) nói rằng huyện Bình Đạo có thành cũ Việt Vương . Như vậy Bình Đạo tức Quốc Xương , là đất huyện Phong Khê đời Hán ở phía Bắc sông Đuống . Còn huyện Tống Bình đến đời Đường sẽ đặt làm Tống Châu , rồi sau tách ra đặt lại là Giao Chỉ và Hoài Đức , như vậy huyện Tống Bình đời Tùy phải ở về phía Nam sông Hồng và sông Đuống . Thái Bình Hoàn Vũ Ký nói nhà Tùy thêm huyện Nam Định vào Tống Bình . Như vậy huyện Nam Định đời Tùy có thể gồm cả phần đất ở miền Nam sông Đuống . Sử Học Bị Khảo cho rằng đất Hoài Đức , Thường Tín , Thuận Thành , Khoái Châu là đất Tống Bình bây giờ . Tùy Thư chép rằng quận trị Giao Chỉ của nhà Tùy là Tống Bình .
HUYỆN LONG BIÊN : Theo Phương Dư Kỷ Yếu thì nhà Tống tách đất huyện Long Biên mà đặt quận Tống Bình . Như thế thì huyện Long Biên nhà Tống chỉ có thể còn lại miền Từ Sơn , Tiên Du tỉnh Hà Bắc mà thôi .
HUYỆN CHU DIÊN : Chúng ta đã biết huyện Chu Diên đời Ngô và đời Tần không còn là đất huyện Chu Diên đời Hán nữa , tức là nó không phải ở lưu vực sông Đáy nữa và ở về tả ngạn sông Hồng . Chúng ta có thể do cuộc chiến tranh của Lý Bôn và Trần Bá Tiên mà tìm vị trí của Chu Diên đời Lương - có lẽ từ đời Ngô đến đời Tùy huyện Chu Diên không thay đổi vị trí một lần thứ hai nữa . Trần Bá Tiên tiến quân từ Phiên Ngung , đem lâu thuyền đi theo đường Mã Viện tiến xưa kia , tất là do vịnh Hạ Long vào sông Bạch Đằng , hoặc do Vân Đồn mà vào cửa An Dương hay vào cửa Văn Úc của hệ thống sông Thái Bình . Lý Bôn tất tiến quân về đường ấy mà cự chiến để bảo vệ Long Biên ở đầu phía trên sông Đuống . Sau khi giao chiến ở Chu Diên , Lý Bôn phải rút quân về đóng ở sông Tô Lịch . Sau khi bại trận ở cửa sông Tô Lịch , thì Lý Bôn có lẽ ngược dòng sông Hồng mà chạy lên thành Gia Ninh , ở khoảng Bạch hạc , Việt Trì . Xem thế thì có thể đặt huyện Chu Diên bấy giờ ở phía dưới sông Lục Đầu , khoảng lưu vực sông Thái Bình . .. "
* "
* " Năm Điều Lộ thứ nhất ( 679 ) , đổi Giao Châu đô đốc phủ thành An Nam đô hộ phủ . Năm Chí Đức thứ hai (757 ) đổi làm Trấn Nam đô hộ phủ . Năm Đại Lịch thứ nhất ( 766 ) lại đổi làm An Nam đô hộ phủ . Năm Hàm Thông thứ 7 ( 866 ) , thăng An Nam đô hộ làm Tĩnh hải quân tiết độ " .
* " AN NAM ĐÔ HỘ PHỦ , tức GIAO CHÂU : Vốn là quận trị Giao Chỉ của nhà Tùy , năm Vũ Đức thứ năm ( 622 ) , gọi là Giao Châu , trị sở ở huyện Giao Chỉ , năm đầu bảo Lịch ( 825 ) trị sở đổi làm Tống Bình , gồm tám huyện : Tống Bình , Nam Định , Thái Bình , Giao Chỉ , Chu Diên , Long Biên , Bình Đạo , Vũ Bình .
+ Huyện Tống Bình - là trị sở của Giao Châu từ năm 822. Chúng tôi đã đặt huyện Tống Bình đời Tùy vào khoảng miền Nam sông Đuống và sông Hồng . Sử Học Bị Khảo cho rằng các phủ Hoài Đức , Thường Tín , Thuận Thành , Khoái Châu là đất Tống Bình bấy giờ . Năm Vũ Đức thứ tư ( 621 ) , nhà Đường đổi Tống Bình làm Tống Châu , tách đặt thêm hai huyện Hoằng Giáo và Nam Định . Năm thứ sau đổi gọi Tống Châu làm Châu Nam Tống . Năm Trinh Quán thứ nhất (627 ) , bỏ châu Nam Tống mà lấy ba huyện Hoằng Giáo , Hoài Đức và Giao Chỉ cho vào huyện Tống Bình được khôi phục lại , đổi tên huyện Giao Chỉ sang cho châu Nam Từ . Ở đây có vấn đề về vị trí của thành Tống Bình là châu trị lúc bấy giờ . Chúng ta đã biết rằng Tống Bình làm quận trị Giao Chỉ từ đời nhà Tùy . Từ đời Lương về trước thì quận Giao Chỉ là Long Biên . Thành Long Biên từ thời Ngô ( thời Tam Quốc ) không còn là thành Long Biên của nhà Hán nữa , nhưng vẫn ở về phía Bắc sông Đuống . Khi nhà Tùy chiếm lại được Giao Châu thì thành Long Biên vẫn là Thủ phủ . Nhưng Tùy Thư chép rằng quận Giao Chỉ của nhà Tùy là ở Tống Bình . Phải chăng nhà Tùy đã dời thủ phủ từ huyện Long Biên sang huyện Tống Bình ở đời Tùy hai huyện ấy khác nhau . Nếu sự thiên di này là thực sự thì có thể là sự thiên di từ phía Bắc sông Đuống đến phía Nam sông Hồng . Sách An Nam Kỷ Yếu chép rằng trong đời Mục Tông nhà Đường , đô hộ là Lý Nguyên Gia thấy trước cửa phủ trị có nghịch thủy ( nước chảy ngược ) , sợ rằng như thế thì người trong châu sẽ hay làm phản , năm Trường Khánh thứ 4 ( 824 ) bèn sai thày Địa lý chọn đất , chọn được đất tốt ở trên sông Tô Lịch , bèn xây thành nhỏ để dời phủ trị đến đó . Pelliot trong bài " Hai hành trình ..." cho rằng năm 824 Lý Nguyên Gia bắt đầu xây thành nhỏ ở sông Tô Lịch , tức địa điểm Hà Nội ngày nay , rồi năm sau là năm đầu Bảo Lịch nhà Đường mới chính thức dời phủ trị đến đó . Ông cho rằng trước khi dời đến địa điểm ấy thuộc huyện Tống Bình , thì phủ trị là huyện Giao Chỉ mà ông không biết ở đâu . Đặng Xuân Bảng ( Sử Học Bị Khảo ) thì cũng cho rằng Lý Nguyên Gia xây thành nhỏ trong đời Trường Khánh và dời phủ trị trong đời bảo Lịch đều là địa điểm Hà Nội ngày nay . Nhưng khác với ông Pelliot , ông cho rằng nhà Tùy dời quận trị Giao Chỉ đến Tống Bình thì không biết chổ nào và ông cho rằng từ đời Trường Khánh và đời Bảo Lịch thì phủ trị của đô hộ phủ vẫn ở Long Biên , khoảng Quế Dương , Võ Giàng , tức La Thành ở các đời Trương Bá Nghi , Triệu Xương và Trương Châu cũng đều ở đó . Ý kiến của H.Maspéro thì khác . Ông cho rằng nhà Tùy bắt đầu dời quận trị Giao Chỉ đến Tống Bình , rồi sau năm 622 , nhà Đường đặt Giao Châu trị sở ở huyện Giao Chỉ và năm 627 - như chúng ta biết - đổi tên huyện Giao Chỉ sang cho thành Giao Chỉ cũ của nhà Hán ( Theo Cựu Đường Thư ) , chứ theo Tân Đường Thư thì lại chuyển tên huyện Giao Chỉ sang cho châu Nam Từ mà đặt huyện ở đó , còn huyện Giao Chỉ bấy giờ có châu trị thì cho vào huyện Tống Bình được khôi phục lại . Như thế là bấy giờ sở trị của Giao Châu tức An Nam đô hộ phủ là ở Tống Bình chứ không phải ở huyện Giao Chỉ . Theo Giã Đam Ký thì từ phủ trị đi đến Phong Châu phải qua huyện Giao Chỉ , như thế thì thấy rằng huyện Giao Chỉ bấy giờ là ở về phía Tây bắc của phủ trị là thành Tống Bình . Sách Thông Điển và sách Nguyên Hòa Quận Huyện Chí là sách có trước năm 625 cũng cho biết khoảng đường từ phủ trị đến Giao Chỉ . Cho đến năm 825 thì mới có sự di chuyển phủ trị thành do Lý Nguyên Gia ( Maspéro chép là Lý Nguyên Hy ) . Sách Cựu Đường Thư (q.17 ) chép năm 825 Lý Nguyên Gia dời dời đô hộ phủ đến phía Bắc sông . Sách Tân Đường Thư (q.43 thượng ) thì chép năm 825 ( năm Bảo Lịch thứ nhất ) dời trị phủ đến Tống Bình . Việc dời trị phủ đến phía Bắc sông và việc dời trị phủ đến Tống Bình ở phía Nam sông là do hai sách Cựu Đường Thư và Tân Đường Thư chép đó không phải là một việc . Maspéro cho rằng sự dời phủ trị đến Tống Bình đó có thể khiến chúng ta suy tưởng rằng phủ trị do Lý Nguyên Gia dời về phía Bắc sông HỒng , chỉ ở phía Bắc một thời gian rồi lại trở về Tống Bình ở phía nam . Sách Đại La Thành Chí do sách Phương Dư Kỷ Yếu dẫn đã nói rõ điểm ấy : Năm Bảo Lịch thứ nhất , Lý Nguyên Gia xin dời phủ trị đến bờ sông phía Bắc và cách ít lâu sau trở lại chỗ cũ .
Chúng tôi tán thành ý kiến của H.Mapéro cho rằng năm 825 Lý Nguyên Gia dời trị phủ đến phía Bắc sông - Chúng tôi đoán là dời sang thành Long Biên cũ là phủ trị ở đời Lương ở phía Bắc sông Đuống , song chưa rõ chỗ nào - Chỉ một thời gian ngắn rồi lại trở về phía Nam sông . Như chúng tôi không gạt hẳn cái thuyết An Nam Kỷ Yếu cho rằng Lý Nguyên Gia sở dĩ dời phủ thành là vì thấy trước cửa thành có nước chảy ngược , duy chúng tôi tưởng rằng việc dời thành bấy giờ là dời đến phía Bắc sông Hồng như Cựu Đường Thư chép chứ không phải là dời đến sông Tô Lịch . Sở dĩ An Nam Kỷ Yếu chép là đến sông Tô Lịch có lẽ vì thấy - Như Man Thư chép - ở Tây thành Đô hộ phủ còn có thành cũ sông Tô Lịch ( Tô Lịch giang cựu thành ) . Thực ra cái thành trên sông Tô Lịch ấy đã có từ trước .
Theo sách Nguyên Hòa Quận Chí ( q38 ) thì năm 767 Trương Bá Nghi bỏ thành cũ mà xây lại thành mới ở phía Bắc sông Tô Lịch chỉ cách 200 thước . Thành cũ sông Tô Lịch chép trong Man Thư chính là thành ấy . Bấy giờ sông Tô Lịch còn là một con sông lớn chảy vào hồ Tây bấy giờ còn là một khúc của sông Hồng , chỗ gọi là Hồ Khẩu ngày nay . Thành của Trương Bá Nghi có lẽ là vào khoảng giữa sông Tô Lịch và hồ Tây hiện tại . Sông Tô Lịch không phải là một nhánh từ nguồn chảy xuống sông Hồng , mà là một nhánh từ sông Hồng phân ra , cho nên nước từ sông Hồng chảy vào sông Tô Lịch ( Sách Thiền Uyển tập Anh chép : chuyện Từ Đạo hạnh thử phép ném một cây gậy xuống sông Tô Lịch ở cầu Yên Quyết ( tức cống Cót ) thì thấy cây gậy trôi ngược dòng về phía cầu Tây Dương ( tức Cầu Giấy ) , điều đó chứng tỏ rằng nước sông Tô Lịch chảy từ sông Hồng vào , cho nên cây gậy trôi từ cống Cót về Cầu Giấy là trôi ngược ) , cho nên mới có hiện tượng nước chảy ngược trước mặt thành . Lý Nguyên Gia tin Phong Thủy thấy hiện tượng ấy cho là không có lợi nên mới xin dời thành sang phía Bắc sông Hồng ( có thể là vào địa điểm thành Long Biên cũ ) . Có lẽ là thấy bất tiện nên chỉ mấy tháng sau nhà Đường lại quyết d8ịnh rời phủ trị về Tống Bình ở phía Nam sông . Bấy giờ thành mới có lẽ làm về phía Đông thành cũ gần với sông Hồng ngày nay hơn - như thế cũng có thể tránh được hiện tượng nước chảy ngược trước mặt thành . Chính đó là phủ thành đô hộ mà mấy chục năm sau quân Nam Chiếu tấn công .
Theo Mapéro - căn cứ vào Man Thư - Thì năm 863 , khi quân Nam Chiếu xâm lược nước ta , ở khoảng Hà Nội ngày nay có đến ba thành : Thành thứ nhất là thành đô hộ phủ , do quân nhà Đường cố thủ đến cùng ; thành thứ hai là thành cũ bên sông Tô Lịch , do quân Hà Nam chiếm đóng ; thành thứ ba là Tử Thành do quân Nam Chiếu chiếm đóng ( Man Thư . q4 và Tư Trị Thông Giám , q260 ) . Thành Đô hộ phủ ở về phía Đông thành cũ Tô Lịch , vì khi quân Đường cùng thế quyết định phá vây để chạy thoát thì Man Thư chép rằng họ xông ra bờ sông phía Đông thành , và khi ra đến sông không thấy thuyền thì họ lại vào La Thành ở phía Đông . Về sau Cao Biền xây Đại La Thành là xây đắp thêm ở địa điểm ấy thôi " .
* " Cương mục (chb,q21 ) chép rằng : Đời Lý năm Thuận Thiên dựng đô ở đấy gọi là thành Thăng Long , lại gọi là Nam Kinh ; đời Trần năm Thiệu Bảo gọi là Trung Kinh , sau đổi làm Đông Đô ; thời Minh làm phủ Giao Châu, trị sở là thành Đông Quan ; nhà Lê lại gọi là Thăng Long , năm Quang Thuận thứ 7 đặt phủ Trung Đô , lãnh hai huyện Quảng Đức và Vĩnh Xương , đến (năm thứ 10 ) đổi làm phủ Phụng Thiên ; đời Tây Sơn gọi là Bắc Thành , đầu đời Gia Long đặt Tổng trấn Bắc Thành , cho phủ Phụng Thiên lệ theo ; năm thứ 4 đổi Thăng Long làm ( ? ) , phủ Phụng Thiên làm phủ Hoài Đức ; năm Minh Mệnh thứ 12 trích huyện Từ Liêm của phủ Quốc Oai trấn Sơn Tây đổi lệ vào phủ Hoài Đức thuộc tỉnh Hà Nội . "
* " TỈNH HÀ NỘI : Tỉnh Hà Nội đặt năm Minh Mệnh thứ 12 với chức Hà Ninh ( Hà Nội ; Ninh Bình ) , tổng đốc , năm thứ 13 đặt thêm phân phủ Ứng Hòa và Lý Nhân . Năm thứ 15 bỏ phân phủ . Tỉnh Hà Nội gồm 4 phủ , 15 huyện , phủ Hòa Đức với ba huyện Thọ Xương , Vĩnh Thuận , Từ Liêm ( năm Tự Đức thứ 5 - 1851 cho huyện Thọ Xương kiêm nhiếp huyện Vĩnh Thuận ) ; Phủ Thường Tín với ba huyện Thượng Phúc ( do phủ kiêm lý ) . Thanh Trì , Phú Xuyên ; phủ Ứng Hòa với bốn huyện Sơn Minh ( do phủ kiêm lý ) , Hoài An ( năm Tự Đức thứ 4 - 1850 bỏ tri huyện , do phủ kiêm nhiếp ) , Chương Đức ( sau đổi làm Chương Mỹ ) , Thanh Oai ; Phủ Lý Nhân với năm huyện Kim Bảng , Duy Tiên , Thanh Liêm , Bình Lục , Nam Xang .
Năm 1888 thực dân Pháp lấy thành phố Hà Nội làm nhượng địa , hậu quả của việc ấy là : đổi hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận gồm làm huyện Hàm Long ; cho phủ Hoài Đức thống hạt thêm huyện Đan Phượng của phủ Quốc Oai tỉnh Sơn Tây , dời tỉnh lỵ Hà Nội đến xứ Cầu Đơ và đổi tên tỉnh Hà Nội làm tỉnh Hà Đông gồm 4 phủ Hoài Đức , Thường Tín , Ứng Hòa và Mỹ Đức ; còn phủ Lý Nhân thì năm 1890 tách ra làm tỉnh Hà Nam ; đến năm 1909 lại tách châu Lạc Thủy của tỉnh Hòa Bình vào tỉnh Hà Nam . "
Nguồn : ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM QUA CÁC ĐỜI của ĐÀO DUY ANH - Nxb VHTT -2005 .
Trong cuốn PHẠM ĐÌNH HỔ - TUYỂN TẬP THƠ VĂN cũng có một vài tư liệu đáng chú ý . Chúng tôi xin chép lại làm tư liệu .
* " MIẾU TRẤN VŨ : Trấn Vũ , sách Nho giáo gọi là Huyền Vũ Thất Tinh , phân dã ở hướng chính Bắc . Sách của Đạo giáo gọi là Huyền Thiên Thượng Đế hư sư tướng Ma Thiên tôn . Sách bắc Du ký chép Đế quân là một hồn của Thượng Đế giáng sinh , trải 36 kiếp , đến đời Tùy Khai Hoàng năm thứ 14 ( 603 ) , giáng sinh vào cung Vua , sau xuất gia tu ở Vũ Đương Sơn , rồi giữa ban ngày bay lên Trời . Các thuyết không thống nhất .
Ở nước ta , tại các nơi như Xuân Lôi của Yên Phong ( nay là Quế Võ - bắc Ninh ) , Cự Linh của Gia Lâm ( tên nôm của làng Giá - Thạch bàn - Gia Lâm - hà Nội ) , Đồng Xuân của Thọ Xương ( nay là phường Đồng Xuân - Hoàn Kiếm - Hà Nội ) đều có di tích Huyền Vũ . Riêng quán Trấn Vũ ở phía Bắc thành Thăng Long ( nay là miếu Quán Thánh đầu đường Thanh Niên - Hà Nội ) thì đến triều Lê mới xây dựng để trấn trị phương bắc . Ta lúc đầu không giải thích được chuyện này . Khi đọc các sách của Trung Quốc , thấy nơi Châu , Quận đều dựng miếu Trấn Vũ ở phía Bắc cũng không giải được nghĩa . Cho đến khi đọc sách Quảng Đông tân ngữ , có đoạn chép : Có một châu ở Quảng Đông , người và quỷ ở lẫn lộn , khi mua bán thường lẫn cả tiền Âm Phủ , thậm chí người ta phải đặt chậu nước để phân biệt tiền Âm , tiền Dương . Sau có người xin xây miếu Trấn Vũ ở cửa Bắc để trấn yểm thì những cái quái ấy mới hết . Bởi đức Huyền Vũ ở về phương Bắc , là nơi chủ trì mọi việc ởp cõi âm u . Huyền Đế lại là Đãng Ma Thiên tôn , chức này nắm giữ việc quét trừ yêu quái . Xem đó thì thấy cái việc quỷ Thần chẳng phải là chuyện vu vơ vậy .
Khi Tống Chân Tông ( 998 - 1023 ) dựng miếu Thánh Tổ , do tránh húy Thánh tổ là Triệu Huyền Lang mới đổi chữ Huyền Thánh ở tên thụy của đức Khổng Tử làm chữ Chí Thánh , mà Huyền Vũ cũng đổi thành Chân Vũ . Rồi do Vua càn Long Cao Tông thuần Hoàng Đế nhà Thanh ( 1736 - 1796 ) húy là Huyền Hoa , lại đổi chữ Huyền thành chữ Nguyên . Cho nên chữ Huyền Vũ cũng có khi đọc là Nguyên Vũ . "
* " KHẢO CỔ ĐỀN BẠCH MÃ : Đền bạch mã bắt đầu có vào đời Đường . Quan An Nam đô hộ phủ là Yến Quận Vương Cao Thiên Lý ( Cao Biền ) lập đàn , làm ba đạo Bùa bằng vàng bạc và sắt để yểm Vương khí núi Nùng . Đêm đó sấm chớp nổi lên , ba đạo Bùa bật lên khỏi mặt đất , vụn nát như hạt hẹ . Một hôm , Cao Biền cưỡi thuyền từ sông Nhị vào cửa sông Tô Lịch , thấy một vị Thần cao ba trượng , mặc áo vàng , cầm Kim giản , cưỡi con Cù đỏ ẩn hiện trên mây . Lúc đó mặt trời đã lên cao ba trượng mà sương mù chưa tan , đến đêm mộng thấy Thần nói với Vương rằng : Ta là Tinh Long Đỗ . Vương chợt hiểu , than rằng : Ta phải trở về Bắc chăng ? . Nhân đó mới dựng đền ở sông mà thờ .
Lý Thái Tổ dựng đô đắp thành không được bèn cầu đảo ở đền , thấy một con ngựa trắng từ trong đền chạy ra , chạy một vòng quanh thành rồi biến mất . Nhà Vua cứ theo dấu chân ngựa mà đắp xong thành . Sau đó phong cho Thần làm Thăng Long Tả thành hoàng . Đến đời Vua Trần Anh Tông , niên hiệu Hưng Long thứ 22 ( 1314 ) bao phong Vương hiệu cho Thần . Hồi đó ở cạnh đền , nhà cửa san sát , có ba lần hỏa hoạn mà đền không bị thiêu hủy . Cho nên ông Nhữ Công Chân ( người xã Hoạch Trạch - Đường An nay là Cẩm Bình - Hải Dương ...) có soạn câu đối là : Thụy khí trác tiên cung , não sát Chúc Dung tam độ hỏa - Thần bang thể trượng , đảo tan Đô hộ vạn cân Kim ( Khí lành rực tiên cung , dập tắt Chúc Dung ba đợt lửa - Oai Thần phù vẻ đẹp , nghiền tan Đô hộ vạn cân vàng ) . Đây là căn cứ vào sách Việt Điện U Linh mà nói . U Linh gọi là Long Đỗ Thần Quân , Trích Quái thì gọi là Quảng Vương Khí . Kỳ thực đều là Thần Long Đỗ vậy . "
* " NÚI NÙNG : Núi đất ở giữa thành Thăng Long . Khi triều Lý định đô , xây dựng làm chính điện . Triều Lê là điện Kính Thiên , nay là Bắc Thành . Hoàng cung ở phía trước điện . Đời truyền , ở trên điện phía sau tòa ngự , núi và đầm thông khí như hình hang chuột , đó là rốn Rồng .
TAM SƠN : Núi ở trong thành Thăng Long , nằm về phía Bắc Hoàng cung [ mất 5 chữ ] .
KHÁN SƠN : [ Mất một dòng ]...trên núi có thờ Phật . Vua Thánh Tông nhà Lê thường ra chơi nơi này . Khoảng năm Dương Đức ( 1672 - 1673 ) , chùa được trùng tu lại . Ở chính điện có tượng vua Thần Tông nhà Lê bằng đồng . Năm Kỷ Dậu ( 1789 ) chùa bị phá hủy , dân ở đây rước tượng Vua Thần Tông về chùa Dục Khánh .
HỒ TÂY : Ở vào địa phận huyện Vĩnh Thuận phủ Hoài Đức , phía Tây tiếp giáp với huyện Từ Liêm . Đời truyền , xưa kia ở đây có núi đá , trên thường có Hồ tinh làm hại dân . Vua Lạc Long Quân đem thủy tộc đánh bắt nó rồi hãm ở đó mà thành đầm . Đời Hán gọi là hồ Lãng Bạc . Mã Viện từng nói : khi đi xuống phương Nam , thấy có con diều hâu bay vút rồi lặn xuống nước , tức là nói nơi này . Đường Tiết độ xứ Cao Biền yểm đứt mạch núi Long Đội , có thần Trâu vàng ngược sông Tô Lịch đi lên , rồi ẩn ở đó . Triều Lý gọi là hồ Dâm Đàm . Sau đổi thành Hồ Tây .
HỒ TẢ VỌNG : Ở phía Đông Nam thành Thăng Long , phía trong La Thành . Đời truyền xưa là một nhánh của sông Nhị . Vua Thái Tổ nhà Lê từng trả gươm cho Rùa Thần ở đây , nhân đó mà có tên là hồ Hoàn Kiếm . Về sau là nơi duyệt thủy quân . Khoảng thời gian này , chia đắp thành hai hồ , bên phía Bắc gọi là hồ Tả Vọng , bên phía Nam gọi là hồ Hữu Vọng .
HỒ TÚ UYÊN : Ở mé ngoài , phía Tây Nam thành Thăng Long , thuộc phường Bích Câu . Đời truyền có một thư sinh tên là Uyên , được gặp Tiên nữ ở đây .
ĐỀN NAM GIAO : Ở thôn [ bỏ hai chữ ] huyện Thọ Xương ( nay thuộc quận Đống Đa ) . Khi nhà Lý định đô , mới lập đàn tế giao . Khoảng năm Quang Hưng triều Lê , dựng lại điện Chiêu An và đền Tả Hữu thừa tướng .
THÁI XÃ ĐÀN : Ở phường Xã Đàn , huyện Thọ Xương, triều Lý mới dựng .
VĂN MIẾU : Ở Nam thành Thăng Long . Triều Lý định đô , đặt Quốc Tử Giám ở đây . Triều Lê trùng tu . Nay là Văn Miếu Bắc Thành .
VŨ MIẾU : Ở [ bỏ một đoạn ] dựng năm Chính Hòa triều Lê ( 1680 - 1705 ) , thờ Võ Thành Vương và Thập Triết . Hưng Đạo Vương người triều Trần ở nước ta được tòng tự cùng Thập Triết . Năm Kỷ Mùi ( 1799 ) bỏ Thần vị Trần Hưng Đạo .
ĐỀN LINH LANG : Ở trại Thủ Lệ huyện Vĩnh Thuận ( nay là phường Thủ Lệ - Quận Ba Đình - Hà Nội ) thờ Linh Lang Đại Vương , đời truyền rằng : Hoàng Tử con Vua triều Lý hiển linh ở đây . Triều Lê , vào các tiết Lập Xuân , theo lệ sai quan Thiếu Doãn phủ Phụng Thiên dẫn quan huyện úy và thừa phán huyện Quảng Đức đến lập đàn tế Xuân ngưu ở trước đền .
ĐỀN CAO SƠN : Ở phường Đông Tác huyện Thọ Xương đời truyền rằng : Thần là một trong 50 người con theo Lạc Long Quân lên núi . Thần là vị thứ hai ở đền núi Tản Viên . Cao Sơn Đại Vương ở bên tả núi chính là Thần . Đền thờ Thần nguyên ở Thanh Hoa . Vua Tương Dực triều Lê ( 1509 - 1516 ) , khi khởi binh dẹp nam đã cầu đảo Thần . Khi về đến Thăng Long Thần vẫn thường giúp cho được thuận . Ngài bền lập đàn cầu đảo , Thần cho dựng đền ở đó . Việc này có trong sách . Lê Tung có soạn văn bia để khắc vào đá , đến nay hãn còn .
ĐỀN ĐỒNG CỔ : Ở giáp Nam , thôn Đông , phường Yên Thái huyện Vĩnh Thuận , trên bờ sông Tô Lịch . Đời truyền rằng : Đền thờ Thần nguyên ở núi Đồng Cổ tỉnh Nghệ An . Đời Vua Thái Tông nhà Lý có việc dẹp loạn Tam Vương , Thần thường hiển linh giúp cho được thuận . Ngài bèn lập đàn ở đó để thờ phụng . Hàng năm , vào ngày mùng bốn tết , mệnh cho bách quan đến đó hội thề , việc có ghi trong Quốc sử . Đời Lê đổi dùng ngày Thụ của tháng Giêng làm lễ hội thề ở đàn Trung sa , còn đàn Đồng Cổ thì chỉ sai quan làm lễ .
ĐỀN CHIÊU ỨNG : Ở phường Yên Thái huyện Vĩnh Thuận thờ Chiêu Ứng Đại Vương . Đời truyền rằng : Vào đời Lý Nhân Tông , có người họ Nguyễn tên Phục , cùng vợ xả thân nhảy xuống chỗ hợp lưu giữa sông Tô Lịch và sộng Thiên Phù để cứu nạn nước sông Nhị đe dọa La Thành . Nhân đó mà lập đền thờ phụng ngài .
ĐỀN HỒNG THÁNH : Ở thôn Ngự Sử huyện Thọ Xương . Triều Lê , nơi đây là Nha môn Ngự sử . . Đời truyền , thời Vua Thái Tông nhà Lý có nhiều án ngục không thể giải quyết . Bèn đốt hương cầu đảo với Trời Đêm đó mộng thấy một đồng tử áo đỏ truyền mệnh của Thương Đế cho lấy quan Thái uý triều Lê Đại hành là Phạm Cự Lượng làm An Nam đô hộ phủ chủ việc tụng ngục . Nhận mệnh xong , tỉnh mộng , bèn phong đồng tử đó làm Hoằng Thánh Đại Vương . Sau vì tránh Miếu Húy , đổi phong là Hồng Thánh . Việc có trong Quốc sử , kỷ nhà Lý . Trải qua các đời cứ thế mà gọi . Khi Nha môn có việc đều bên tả thờ Tiên sư , bên hữu thờ Chúa ngục . Ngự sử đài rất là linh ứng . Từ sau năm Kỷ Dậu ( 1799 ) gọi nơi này là đền Hồng Thánh .
ĐỀN UY LINH LANG : Ở phường Yên Hoa huyện Vĩnh Thuận , phía Bắc hồ Trúc bạch . Dựa lưng vào đê La Thành , trông ra sông Nhị . Đời truyền rằng nơi đây thờ Thủy Thần [ mất hai dòng ] . Cầu đảo Thần thì tránh được nạn nước . Theo lệ , cho 30 quan thuế hồ Trúc bạch để cúng vào việc đèn hương . Về sau bỏ lệ , tiền đó xung công .
* " Đền Linh Lang ở phía Tây Long Thành , nằm bên phải , phía ngoài cửa Bạch Hổ . Lưng tựa vào thành Đại La , phía sau tiếp giáp với sông Đại Tô Lịch . Phía trước gần hồ Linh Lang . Trong hồ có gò Ngọa Long chầu ngược như bức thành án ngữ , hình thể uốn lượn ngoằn ngoèo khi đứt khi nối . Đời truyền đây là di tích của quan Đô hộ Cao Vương nhà Đường yểm đứt Long mạch núi Thái Hòa ( Chúa Trịnh xây hành cung ở đó ) ở bên tả hồ . Giảng Võ điện ( tục gọi là Võ điện ) ở bên hữu hồ . Trường ô môn ( tục gọi là ô Trường Bắn ) , Chùy Bính ô ( tục gọi là Ô Chuôi Vồ , tức cửa bảo Khánh xưa ) , đều ở phía Nam hồ . Trước đền , gần về phía Bắc có một vùng nước sâu khôn lường , sắc nước xanh gần như đen . Những nhà chài sống ở ven hồ kinh sợ không dám phạm tới . Trong đền , cây cối xanh om, Linh khí lẫm liệt . Ngay phía sau Thần tòa , có một cái hố sâu chẳng ai dám dò .....
....Đền thờ này cùng với đền bạch mã và đền Cao Sơn là những nơi thờ tự Linh hiển ...
Phụ xét : Bên hồ Trúc bạch ở phường Yên Hoa , huyện Quảng Đức , dưới chân núi Voi Phục có đền Linh Lang thờ Linh Lang Đại Vương . Khoảng niên hiệu Vĩnh Thọ triều Lê , đê ở đây bị vỡ , thế nước hung hãn , quan quân không thể ngăn giữ . Soái phủ Trịnh Vương thân đến hỏi xem phường Yên Hòa thờ Thần nào . các đương dịch đem Thần hiệu tâu lên , Thần theo sự cầu đảo mà hiển hiện chân hình , to như tảng đá lớn , lấp kín chỗ đê vỡ , việc trị thủy được thành công . Thần được gia phong hai chữ Đại Thánh , lại mệnh cho dựng đền thờ Thần ngay trên mảnh đất ấy , hàng năm cho tiền thuế hồ Trúc Bạch là 30 quan để cúng vào việc đèn hương . Thần có 7 anh em , chia làm Phúc Thần của các phường Nhật Chiêu , Quảng Bá , Nghi Tàm , Yên Hoa , thuộc huyện Yên Hoa , đều là Thủy Thần cả . "
Nguồn : PHẠM ĐÌNH HỔ - Tuyển tập thơ văn - nxb KHXH .
( Xin xem tiếp bài 10) - dienbatn.
Không có nhận xét nào: