ĐỊA MẠCH THÁI NGUYÊN VÀ VẤN ĐỀ QUY HOẠCH TỔNG QUÁT.
PHẦN 2 .
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỊA MẠCH THÁI NGUYÊN.
( Tiếp theo- dienbatn )
3/ THANH LONG- BẠCH HỔ : (Tiếp theo )
Trước hết, chúng ta xem xét thật kỹ nhánh Bạch Hổ của Thái Nguyên.
Nhìn trên bản đồ không thấy được hết, chúng tôi thực hiện một chuyến điền dã khảo sát kỹ càng nhánh Bạch hổ này.
Địa hình khu vực này đa phần là những gò đất có chiều cao dưới 100 m. Phía Đông Bắc của đường 261 khu vực này có một đường Long khá hùng dũng kéo dài từ Tân Sơn tới Đông Cam thuộc Xã Vinh Sơn có độ cao từ 305 mét trở xuống. tại khu vực này, Khí mạch bị sát rất mạnh, nhìn cảnh vật trong vùng ta nhận thấy những nét hoang tàn thấy rõ. Kết hợp với sự xuống cấp trầm trọng của tỉnh lộ 261 tại khu vực này, đời sống của nhân dân trong vùng thật là khó khăn. Dọc đường chúng tôi thấy rất nhiều nhà để bảng bán nhà đất hay bỏ hoang.
Từ Thị trấn Bắc Sơn, tiếp tục theo tỉnh lộ 261 tới Xã Phúc Thuận, Thị trấn Quân Chu, Xã Cát Nê...Khí mạch có vẻ tốt dần lên mặc dù đường xá tại những khu vực này cũng xuống cấp trầm trọng.Phía Tây của đường này có thể nhìn thấy rất rõ Long mạch Tam Đảo hùng vĩ. Dãy núi Tam Đảo bên phía Đông này có chiều cao từ 1200 m hạ thấp dần xuống theo rừng Quốc Gia Tam Đảo ở độ cao khoảng 1000 m. Tại Xã Quân Chu có Chùa Tây Thiên nằm trên độ cao khoảng 113 m.
Trước hết, chúng ta xem xét thật kỹ nhánh Bạch Hổ của Thái Nguyên.
Nhìn trên bản đồ không thấy được hết, chúng tôi thực hiện một chuyến điền dã khảo sát kỹ càng nhánh Bạch hổ này.
Xuất phát bắt đầu từ ngã ba Thị trấn Ba Hàng thuộc Xã Đồng Tiến, theo tỉnh lộ 261, qua Xã Minh Đức rồi tới Thị trấn Bắc Sơn. Khu vực dọc theo tỉnh lộ 261 này nằm kẹp giữa dãy Tam Đảo và dãy núi nằm bên hữu ngạn hồ Núi Cốc.
Từ Thị trấn Bắc Sơn, tiếp tục theo tỉnh lộ 261 tới Xã Phúc Thuận, Thị trấn Quân Chu, Xã Cát Nê...Khí mạch có vẻ tốt dần lên mặc dù đường xá tại những khu vực này cũng xuống cấp trầm trọng.Phía Tây của đường này có thể nhìn thấy rất rõ Long mạch Tam Đảo hùng vĩ. Dãy núi Tam Đảo bên phía Đông này có chiều cao từ 1200 m hạ thấp dần xuống theo rừng Quốc Gia Tam Đảo ở độ cao khoảng 1000 m. Tại Xã Quân Chu có Chùa Tây Thiên nằm trên độ cao khoảng 113 m.
Tại các xã Quân Chu, Cát nê, Kỳ Phú thuộc huyện Đại Từ có chiều nghiêng theo triền phía Đông của long mạch Tam Đảo có độ dốc xuống từ 1200 m của các đỉnh Tam Đảo tới các xã trên có độ cao trung bình khoảng 200 - 300 m. Từ phía Đông của long mạch Tam Đảo, có rất nhiều đường nước từ trên cao đổ xuống và chảy về tụ tại hồ Núi Cốc. Dọc theo tỉnh lộ 261 khu vực này có rất nhiều co suối chảy qua đường đưa nước xuống hồ Núi Cốc phía Đông.
Hình dãy núi ven hồ Núi Cốc nhìn từ phía Tây hồ khu vực xã Vạn Thọ.
Long mạch phía Tây hồ Núi Cốc .
Các ngọn núi phía Tây hồ Núi Cốc.
Đa phần các ngọn núi ven hồ Núi Cốc có dạng Vũ Khúc - Kim tinh có hình dáng đầu tròn, chân hơi doãi ra : " Kim tinh hình thể tịnh nhi viên - Cung khởi hỗn như nguyệt bán biên " . Kim tinh hình thể đẹp đẽ, tú mỹ chủ xuất hiện con cháu hiền sĩ trung nghĩa, chủ xuất về văn. Ngoài ra còn chủ phát về tiền bạc, quan tước . Với hình thể này thường là nơi phát tích những người tính tình cương trực , thẳng thắn, quyết đoán. Về Khí mạch, Bạch hổ thuộc về Khí âm, là tượng của phụ nữ. Với điều kiện hình thế Bạch Hổ như thế này, những phụ nữ trong vùng thường có dung mạo đẹp đẽ, tính tình thẳng thắn quyết đoán và có tài làm kinh tế, vượng phu , ích tử.
Khảo sát tiếp tục nhánh nội Bạch hổ của Thái Nguyên.
Nhánh Bạch Hổ trong cùng đa phần nằm tại huyện Phú Lương. Long mạch chạy dài từ thị trấn Đại Từ , qua các xã Hà Thượng, Cù Vân, An Khánh...Khu vực này các ngọn núi có hiều cao khoảng 300 n trở xuống nhưng dưới nó tàng trữ rất nhiều mỏ than, sắt, mangan, titan, vonfram, vàng, thiếc, thủy ngân. Đặc biệt trong khu vực này có mỏ đa kim Núi Pháo . " Mỏ đa kim Núi Pháo, một mỏ skarn nằm trong đá trầm tích của hệ tầng Phú Ngữ tuổi Orđovic-Silur, có nguồn gốc liên quan tới sự xâm nhập của các đá granit hai mica thuộc phức hệ Pia Oắc tuổi Creta muộn. Đá vây quanh quặng chịu tác động bởi ít nhất 3 pha biến dạng khu vực, trong đó có hai pha biến dạng dẻo và một pha biến dạng giòn. Pha biến dạng thứ nhất làm uốn nếp mạnh mẽ các đá trầm tích lục nguyên - carbonat thuộc hệ tầng Phú Ngữ, tạo nên hàng loạt nếp uốn đẳng cánh làm dày các trầm tích lên nhiều lần, và làm dịch chuyển hệ tầng Phú Ngữ ra khỏi vị trí trầm tích nguyên thuỷ của nó. Pha biến dạng thứ hai tái uốn nếp các cấu trúc hình thành trong pha 1 và tạo nên hình thái cấu trúc chủ yếu của khu vực. Các biến dạng giòn thuộc pha 3 làm phức tạp hoá các thành tạo có trước, nhưng không làm thay đổi đáng kể bình đồ cấu trúc khu vực. Thân quặng skarn đa kim có hình thái đơn giản và hình thành sau hai pha biến dạng dẻo chính, nhưng hình thái và quy mô thân quặng và sự phân bố của nó bị khống chế mạnh mẽ bởi các yếu tố cấu trúc khu vực tiền tạo quặng. Do đó việc luận giải đúng đắn mối quan hệ cấu trúc không những góp phần làm rõ bản chất biến dạng khu vực, mà còn góp phần quan trọng vào việc suy đoán quy mô và phương phát triển của khoáng hoá.
Theo các số liệu tính toán đến cuối năm 2003 của Công ty Tiberon Ltd thì mỏ đa kim Núi Pháo có tổng trữ lượng tài nguyên tương ứng với các cấp B, C1, và C2 là 110 triệu tấn tính cho giá trị hàm lượng biên tương đương với WO3 là 0,2%, trong đó bao gồm một phần trữ lượng đáng kể của fluorit, vàng, đồng, và bismut. Với trữ lượng và quy mô như vậy, mỏ Núi Pháo có thể là một trong những mỏ có trữ lượng wolfram và fluorit lớn nhất được biết cho đến nay ở Việt Nam và khu vực lân cận ".
Có điều khi khai thác mỏ Núi Pháo này, nếu không có biện pháp sử lý nước thải thật tốt thì hồ Núi Cốc chính là vật được tế thần của nó.
Xin xem tiếp bài 6 - dienbatn .
Không có nhận xét nào: