Nội dung tiêu đề 2

Phần viết nội dung tiêu đề 2

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2012

ĐỊA MẠCH THÁI NGUYÊN VÀ VẤN ĐỀ QUY HOẠCH TỔNG QUÁT.BÀI 8.

ĐỊA MẠCH THÁI NGUYÊN VÀ VẤN ĐỀ QUY HOẠCH TỔNG QUÁT.
PHẦN 3 .
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHONG THỦY TRONG QUY HOẠCH THÁI NGUYÊN.
1/ VỊ TRÍ ĐẶT TRUNG TÂM HÀNH CHÍNH ĐẦU NÃO.
a/ Như đã viết trong bài thứ 3 : "Khi xác định địa hình của một khu vực, điểm đầu tiên là phải xác định được tâm điểm của cả khu vực đó ở đâu ? Đối với tỉnh Thái Nguyên ( và cũng là hầu hết những tỉnh thành của cả nước ) phải khẳng định một điều là những vị trí đặt công sở hành chính của người Pháp ngày xưa hoàn toàn có lý. dienbatn đã đi điền dã nhiều năm để nghiên cứu vị trí đặt những trung tâm hành chính của các tỉnh ngày xưa do người Pháp đặt và thấy họ đã chọn được những vị trí thật là đắc địa trong nghệ thuật kiến trúc Phong thủy. Có lẽ một phần ngày xưa, những hình thế núi sông, đồng ruộng còn tương đối nguyên vẹn, nhưng chắc chắn một điều rằng những kiến trúc sư người Pháp đã nắm rất rõ nghệ thuật kiến trúc Phong thủy do họ đã có một quá trình thu thập tài liệu, nghiên cứu ứng dụng một cách tài tình nghệ thuật kiến trúc trong Phong thủy của người xưa. Đối với Thái nguyên cũng vậy. Ta hãy xem xét vị trí đặt dinh Công sứ tại tỉnh này sẽ rõ .
Tòa Công sứ của Pháp nằm bên Hữu ngạn sông Cầu ( bờ bên phải của dòng sông nhìn theo hướng nước chảy từ nguồn xuống ). Đa phần các thành phố ven sông được xây dựng bên phía Hữu ngạn của các con sông, thành phố Thái Nguyên cũng không là một ngoại lệ. Theo đo đạc của dienbatn , tòa Công sứ của Pháp có hướng tọa Tân - Hướng Ất - thuộc hướng Đông thiên Đông Nam ( Giáp - Mão - Ất ) , có cửa chính là Hoan Lạc - Hưng Phúc và thuộc Huyệt khí Bảo Châu : Canh Thìn - Bính Tuất .
Tuy nhiên, theo thiển ý của dienbatn , khu vực này do người Pháp chọn chưa thật chuẩn theo kiến trúc Phong thủy.
Nhìn trên bản đồ ta nhận thấy rằng, vị trí đặt tòa Công sứ nằm lọt đúng vào vị trí xung sát của sông Cầu. Tại vị trí này, do sức chảy của dòng sông sẽ tạo nên những tia ác xạ bắn thẳng vào tòa Công sứ . dienbatn đề nghị chuyển trung tâm hành chánh của Thái Nguyên nên đặt vào khu vực dòng sông ôm vòng vào thuộc phường Túc Duyên như hình sau.
Khi đặt trung tâm hành chánh vào khu vực này sẽ tránh được xung sát của các tia ác xạ , đồng thời lúc này phía Thanh Long được dòng nước sông Cầu ôm vào tạo nên thế Thủy khẩu giao kết, uốn lượn xung quanh, bốn phương tám hướng không nơi nào bị khuyết hãm. Địa mạch hạ lạc kết huyệt nơi này, khí Âm Dương phân biệt cùng tiếp, chỗ cao chỗ thấp, lồi lõm rõ ràng, địa hình hai bên như hai cánh tay giang rộng, trên phân ra dưới hợp lại, địa thế tròn và nhọn cùng đối ứng với Thiên quan Địa quỷ. Thuỷ trong thuỷ ngoài đều ôm ấp, bao quanh nơi này; sơn trong sơn ngoài cùng quay quần tụ hội. Nơi được như vậy được xem là đại phú đại quý của phong thuỷ vậy. Hướng căn bản cho các công trình kiến trúc tại khu vực này vẫn nên theo hướng của trục Thần Đạo là Tọa Càn - Hướng Tốn . Để được Huyệt Khí Bảo Châu nên chọn tọa tại phương Càn vị Đinh Hợi ( 315 độ ) và Hướng tại phương Tốn vị Tân Tỵ (135 độ ).
Cuộc đất loại này còn được gọi là nhà nằm trong Châu Bảo Tuyến.
Tọa Tốn hướng Càn. Hướng nhà ở 312 đến 318 độ.
 
Tọa Càn hướng Tốn. Hướng nhà ở 132 đến 138 độ.
Thiên nguyên Long : Sơn Càn - Hướng Tốn .
• Địa vận : 160 năm .
Các vận 2, 8 vượng Sơn - vượng Hướng .
Các vận 1, 9 Toàn cục hợp Thập .
• Các vận 1, 4 cung Khảm đả kiếp .
 
• Các vận 1,4,7 thành môn không dùng .
 
• Các vận 2, 5 Mão , Ngọ cát .
 
• Các vận 2, 7 ,9 Mão cát .
 
• Các vận 1,6,8 Ngọ cát .
 
• Các vận 4, 6 phạm Phản phục ngâm , hung .
Nếu lấy theo phương vị này trong vận 8 Hạ nguyên ( từ 2004 -2023 ) thế đất này theo Huyền không sẽ được vương Sơn - vượng Hướng rất tốt. Sang tới vận 9 Hạ nguyên ( từ 2024 - 2043) cuộc đất sẽ được Toàn cục hợp Thập , thông khí tứ bề cực kỳ tốt.
Theo thuyết về Huyệt Khí Bảo Châu được xây dựng bởi Dương Công là sự phân loại 60 loại Khí ( Còn gọi là Khí Huyệt hay Long Khí ) theo Can, Chi thành ba loại : Hệ Khí Bảo Châu, Hệ Khí Hỏa Khanh và hệ Khí Không Hư.
Trong đó hệ Khí Bảo Châu là Khí cát bao gồm 24 phần tử. Hệ Khí Hỏa Khanh (hay Sát Diệu ) là hung Khí bao gồm 12 phần tử. Hệ Khí Không Hư là những Khí không cát bao gồm 24 phần tử. Mỗi chi được tương ứng với 5 phần tử, trong đó chỉ có 02 phần tử là hệ Khí Bảo Châu, 03 phần tử còn lại là Hỏa Khanh và Không Hư. Khi đặt cuộc đất dùng trong Âm hay Dương trạch ta phải thật chú trọng trong việc phân kim để có thể được lọt vào Hệ Khí Bảo Châu.
Như vậy chúng ta nhận thấy rằng : việc tìm cách đưa Long Khí vào một cuộc đất phải dựa trên nguyên lý : Thiên - Địa - Nhân hợp nhất.Nguyên lý đó chính là Địa Linh sinh Nhận Kiệt, ở tầm vi mô là đặt mồ mả, nhà cửa cho một dòng họ, ở tầm vĩ mô là những Kinh thành, Thành phố...
b/ Tòa nhà của Tỉnh Ủy Thái Nguyên.
Tòa nhà này nằm tại phố Phan Đình Phùng - Phường Túc Duyên - Thành phố Thái Nguyên.
Tòa nhà Tỉnh Ủy có phương vị Tọa Càn - Hướng Tốn và cũng được lọt vào hệ Khí Bảo Châu tại phương Càn Vị Đinh Hợi ( 315 độ ) và Hướng tại phương Tốn vị Tân Tỵ (135 độ ).
Tòa nhà này về hướng và phương vị đạt được khá chính xác về Phong thủy , nhưng về kết cấu lại có vấn đề cần phải xem xét lại. Thứ nhất là ngay cổng vào của tòa nhà Tỉnh ủy có đào một cái hồ dài suốt mặt tiền và làm một cái cầu bắc qua cái hồ đó vào sân của tòa nhà. Chắc rằng mục đích của việc làm này , muốn tạo ra một Minh đường Thủy tụ lấy Sinh Khí cho tòa nhà.Tuy nhiên theo nhận xét của dienbatn : Ngày xưa , khi làm nhà, các bậc tiền nhân thường có một cái hồ bán nguyệt ở trước nhà với hình vòng cung ôm lấy căn nhà. Nếu hình vòng cung có bề lồi hướng vào nhà thì phạm thế Câu Liêm Sát. các vị tiền nhân cũng để cho chúng ta một số kinh nghiệm làm ao, hồ tại nhà như sau :
Sau đây là 1 số hình thể, vị trí ao hồ :
 Nhà lớn mà ao hồ nhỏ: Trai cô độc, con gái chết non. 
  • Nhà nhỏ mà ao hồ lớn: Tiền tài ly tán.
  •  Ao hồ lớn sau nhà: Con trẻ thương vong. 
  • Ao hồ nhỏ sau nhà: Nhà nhiều con dâu góa chồng, trong nhà luôn uống thuốc thang. 
  •  Ao hồ trước sau áp sát nhà: Uổng tử, trùng tang. 
  •  Ao bên phải có, bên trái không có: Nhà sẽ có quả phụ. 
  •  Sau nhà trước không có, nay khai ao rãnh: Bị thưa kiện, trộm cướp. 
  •  Trước nhà có ao, sau nhà có đường thẳng đâm vào: Chết non , nhà nhiều quả phụ. 
  • Sau nhà có ao, trước nhà có đường thẳng đâm vào: Gia trưởng chết non. 
  •  Ao ở bên trái, lại có đường thẳng như tên bắn vào nhà: Con cháu bị người giết. 
  •  Ao ở bên trái thẳng và dài: Phải bỏ làng trốn đi xứ khác. 
  •  Ao ở trước nhà thẳng và dài: Chết non xứ khác. 
  • Ao hình như cánh quạt: trai gái hoang đàng, trụy lạc. 
  •  Ao hình tam giác: hay cãi lộn. 
  • nếu sinh thêm cái đầu thì như xác chết; sẽ có kẻ gian đến đó chết, vì vậy mang họa. 
  •  Ao trước nhà hình hồ lô( thắt ngang ): Đời trước thịnh vượng, đời sau cô độc. 
  •  Ngòi nước bên phải có 1 đầu cuốn như lưỡi câu: Bị bệnh đờm, bị trộm cướp. 
  •  Ao bị khuyết hướng ra ngoài: Cô quả, và bị bệnh đau mắt.
  •  Ao trước nhà một đầu rộng, một đầu hẹp; đầu nhỏ chỉ ở đâu, không nên làm nhà ở đó.

  • Tòa nhà này lại đào một cái hồ chữ nhật ở đằng trước rất sâu, mặt khác cái hồ này lại gần như không có nước không những không thể là Minh đường tụ thủy mà còn tạo nên việc gây đứt Long mạch và tạo nên sát Khí vào tòa nhà.
    Một việc nữa là , nếu đứng từ trong tòa nhà nhìn ra đường, bên trái là Thanh Long, bên phải là Bạch Hổ.Theo kiến thức Phong thủy : Thanh Long thuộc Mộc nên đồng. Bạch Hổ thuộc Kim nên tĩnh. Các bậc tiền nhân ngày xưa thường để cổng, ngõ bên trái nhà tức bên Thanh Long. Người ta rất kỵ để cổng,  ngõ bên Bạch hổ. Bạch hổ mà động sẽ gây ra nhiều bất lợi cho chủ nhân của tòa nhà đó. Hiện nay, tòa nhà Tỉnh ủy Thái Nguyên đang mở cửa bên Bạch hổ như hình ảnh ở trên, như vậy không có lợi cho chủ nhân của tòa nhà này.
    2/ QUY HOẠCH KIẾN TRÚC CẢNH QUAN THÁI NGUYÊN.
    2.1- ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN TP THÁI NGUYÊN.
    2.1.1- Khái quát lịch sử phát triển TP Thái Nguyên.
    a- Tỉnh Thái Nguyên .
    - Tỉnh Thái Nguyên được thành lập vào năm Minh Mệnh thứ 12 (ngày 04-11-1831), tỉnh Thái Nguyên khi đó giáp với các tỉnh: Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Sơn Tây.  
    - Năm 1890, chính quyền Pháp chia tỉnh Thái Nguyên thời nhà Nguyễn thành hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn. 
    - Từ năm 1956 đến 1975, Thái Nguyên là một tỉnh thuộc Khu tự trị Việt Bắc và thành phố Thái Nguyên là thủ phủ của khu tự trị. 
    - Năm 1965, sáp nhập hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn thành tỉnh Bắc Thái. 
    - Năm 1997 Tỉnh Bắc Thái lại tách thành hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn . 
    b- Thành phố Thái Nguyên . 
    - Năm 1831, thủ phủ của trấn Thái Nguyên được chuyển từ xã Bình Kỳ, huyện Thiên Phúc(vùng đất huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội ngày nay) về thành Đồng Mỗ, thuộc huyện Đồng Hỷ ( nay là một phần vùng đất thuộc các phường Trưng Vương và Túc Duyên, TP Thái Nguyên nay). 
    Tỉnh thành đất bằng phẳng, rộng rãi, đường thủy, đường bộ giao thông đều thuận tiện. Chu vi tỉnh thành dài 345 trượng ( khoảng 1145,4 mét), cao 9 thước ( khoảng 2,88 mét), mở 4 cửa, hào rộng 3 trượng ( khoảng 9,96 mét), sâu 5 thước ( khoảng 1,66 mét). Tường thành đắp bằng đất, đến năm Tự Đức thứ 2 ( 1849) được xây bằng gạch.  
    - Từ năm 1884 đến đầu Thế kỷ XX, Thực dân Pháp mở rộng thành thị xã Thái Nguyên và phát triển dần về phía Tây nam, bao gồm phần đất có diện tích tương ứng với phường Trưng Vương, một phần các phường Túc Duyên, Hoàng Văn Thụ và Phan Đình Phùng ngày nay. 
    Tòa Công sứ Pháp và khu trại lính hiện còn dấu tích tại khu Bảo tàng các dân tộc Việt Nam và công viên Sông Cầu nay. 
    - Sau năm 1945, thị xã Thái Nguyên là tỉnh lỵ tỉnh Thái Nguyên. 
    - Thành phố Thái Nguyên là thủ phủ của Khu tự trị Việt Bắc (1956 - 1965) . 
    - Năm 1959: xây dựng khu liên hợp gang thép Thái Nguyên . 
    - Năm 1962 thị xã Thái Nguyên được nâng cấp thành thành phố Thái Nguyên, là TP công nghiệp trên nền tảng công nghiệp luyện kim đen. 
    - Hiện nay : - Thái Nguyên là TP tỉnh lị của tỉnh Thái Nguyên ,  -Thành phố lớn thứ ba miền Bắc sau Hà Nội và Hải Phòng, thành phố đông dân thứ 10 cả nước, năm 2002 công nhận là đô thị loại II; năm 2010, được công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên.
      - Là trung tâm vùng Trung du và miền núi phía Bắc (từ 1996). -Là một trung tâm đào tạo lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh .
    -Thời điểm 1-10-2010: có 19 phường và 9 xã với diện tích tự nhiên là 18.970,48 ha; Dân số 330.707 người; (Thường trú là 279.710 người).
    2.1.2- Quá trình quy hoạch và xây dựng phát triển TP Thái Nguyên. 
    a- Giai đoạn trước quy hoạch chung (QHC) năm 2005. 
    Năm 2003 (hiện trạng) S đất XD đô thị là 3272,9 ha .

    Hiện trạng TP Thái Nguyên trước QH chung 2005.
    b- Đồ án QHC 2005.
    Ngày 2-11-2005, TTCP đã có quyết định 278/2005 phê duyệt điều chỉnh QHC TP Thái Nguyên đến năm 2020.

    Nội dung chính của đồ án như sau .

    Tính chất: Thành phố Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên và vùng trung du miền núi Bắc Bộ; là một trong những trung tâm công nghiệp và giáo dục đào tạo của cả nước. Là đầu mối giao thông quan trọng nối Thủ đô Hà Nội với các tỉnh miền núi phía Bắc và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ; có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng.

    Quy mô đất xây dựng:

    - Hiện trạng 2003: đất xây dựng đô thị là 3272,9 ha với chỉ tiêu 203,6 m2/ng, trong đó đất dân dụng 2396 ha với chỉ tiêu 149 m2/ng.

    - Năm 2010: Diện tích đất xây dựng đô thị là 5372,5 ha, bình quân là 160,2 m2/ng, trong đó đất dân dụng khoảng 4070 ha, bình quân 123 m2/ng.

    - Năm 2020: Diện tích đất xây dựng đô thị là 6849,3 ha, bình quân 157,5 m2/ng, trong đó đất dân dụng khoảng 5070 ha (đất ở khoảng 3.360 ha), bình quân 118 m2/ng.

    Hướng phát triển đô thị:

    - Phía Bắc: Xây dựng khu công nghiệp tập trung để di chuyển một số nhà máy xí nghiệp nằm rải rác trong khu nội thành.

    - Phía Tây : Tới hết phường Thịnh Đán, xây dựng khu công viên cây xanh thể dục thể thao cấp vùng.

    - Phía Đông : Phát triển sang xã Cao Ngạn và xã Đồng Bẩm chủ yếu khai thác cảnh quan, hạn chế xây dựng tập trung để đảm bảo thoát lũ sông Cầu. Khai thác cảnh quan hai bên sông Cầu đoạn từ cầu Quán Triều đến bến Oánh.

    - Phía Nam: Phát triển đến hết xã Lương Sơn, xây dựng các khu ở mới kết hợp cải tạo các khu ở hiện trạng, dành quỹ đất phía Đông xã Lương Sơn giáp sông Cầu để xây dựng khu du lịch sinh thái.

    Như vậy hướng phát triển đều cả 4 phía nhưng ưu tiên phía Tây (hướng ra hồ Núi Cốc).

    Định hướng phát triển không gian thành phố Thái Nguyên 2020.
    c- Quá trình quy hoạch và xây dựng phát triển TP Thái Nguyên từ 2005 đến 2012.
    Để có cơ sở phát triển đô thị, Thành phố đã tiến hành quy hoạch 1/2000 các phân khu số 2 (phía Bắc TP); phân khu 5 và 7 (phía Nam TP), phân khu số 6 (phía Tây Nam TP) .
    Khu vực phía Tây thành phố (phía hồ Núi Cốc) với các quy hoạch: Khu dân cư số 4 Thịnh Đán (khoảng 100ha); Khu đại học Thái Nguyên (khoảng 300 ha) và đô thị sinh viên (khoảng 200 ha); Khu ĐTM phía Tây 1500 ha; Khu ĐTM Thịnh Đán 500 ha. Như vậy, theo quy hoạch, tổng diện tích đất phát triển về hướng Tây khoảng gần 3000 ha.
    Khu vực phía Đông sông Cầu (thuộc xã Cao Ngạn và Đồng Bẩm) có các quy hoạch như khu CN Cao Ngạn (30ha); hai khu cảnh quan sông Cầu (gần 200ha); khu ĐH Việt Bắc (gần 40ha), khu phố Châu Âu (gần 40ha) và một số quy hoạch nhỏ khác. Tổng diện tích đã quy hoạch phát triển đô thị khoảng 350 ha.
    Khu phía Bắc mới có một số quy hoạch như Khu ĐTM Nam sông Cầu (130ha); Khu ĐT bắc ĐH Thái Nguyên (55ha); và một số quy hoạch nhỏ. Tổng diện tích khoảng gần 200 ha.
    Khu vực phía Nam Thành phố có các quy hoạch như Khu ĐTM Thái Hưng (gần 200ha); KĐTM Gardent City (20ha); Khu ĐTM Túc Duyên (gần 70ha) và một số quy hoạch nhỏ khác. Tổng diện tích quy hoạch phát triển đô thị khoảng hơn 300 ha.
    NHư vậy, ngoài diện tích đô thị cũ (khoảng 3000 ha), tổng cộng diện tích đã quy hoạch để xây dựng phát triển đô thị (mới) khoảng gần 4000 ha tức đã vượt quá diện tích quy hoạch của đồ án QHC 2005 tính cho đến năm 2020 (vượt trước 8 năm).

    Bản đồ tổng hợp các đồ án quy hoạch từ 2005 đến 2012 trên địa bàn TP .
    2.1.3- Định hướng quy hoạch phát triển TP từ 2015 đến 2035 .
    Thành phố Thái Nguyên chuẩn bị tiến hành nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch chung thành phố giai đoạn 2015 – 2035.
    a- Các điều kiện cơ bản ảnh hưởng hướng phát triển Thành phố sắp tới.
    Động lực phát triển kinh tế - xã hội cũng như nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho Thành phố Thái Nguyên được tăng thêm, với việc hoàn thành đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên vào 2013 cũng như vai trò là đô thị loại 1 và trung tâm phát triển của vùng trung du, miền núi Bắc bộ .
    Với việc thành lập Thị xã Núi Cốc, Thành phố sẽ phải chuyển giao 3 xã phía Tây (giáp hồ là Phúc Xuân, PhúcTrìu và Tân Cương) nên sẽ ảnh hướng đến hướng phát triển của TP: không thể phát triển về phía Tây và chỉ còn các hướng Bắc, hướng Nam và hướng Đông (sang bên kia sông Cầu) .
    Các khó khăn trong phát triển đô thị: trong hiện tại và tương lai sắp tới, Thành phố sẽ phải giải quyết 2 vấn đề lớn cản trở sự phát triển của thành phố, đó là:
    - Khu liên hiệp gang thép nằm giữa trung tâm thành phố. Các nhà máy lẻ có thể di chuyển về các khu công nghiệp tập trung (đất sẽ được chuyển đổi xây dựng công trình công viên – cây xanh TDTT hiện tại rất thiếu) nhưng với Liên hiệp Gang thép sẽ là bài toán nan giải. Quy mô trên 300 ha, tuy là khu công nghiệp lâu đời, nhiều hạng mục đã xuống cấp và lạc hậu nhưng lại mới liên doanh với Truong QUốc đầu tư xây dựng dây truyền 2 nên việc di dời rất khó.
    - Tuyến cao tốc chạy xuyên vào trung tâm thành phố mà không được quy hoạch các nút vượt thỏa đáng nên cản trở mối liên hệ giữa các khu chức năng phía Đông và phía Tây của tuyến đường.
    b- Hướng phát triển của Thành phố (theo công văn ... của UBND tỉnh Thái Nguyên ...)
    - Tập trung phát triển sang phía Đồng (bên kia sông Cầu) .
    Khu vực phía Đông có điều kiện phát triển vì có quỹ đất và gần Trung tâm Thành phố hiện nay. Nếu phát triển sang phía Đông sẽ tạo thành mô hình đô thị tốt: thành phố 2 bên sông với Sông Cầu sẽ trở thành tuyến cảnh quan chính nằm giữa không gian Thành phố tương lai.
    Phạm vi khu đô thị phía Đông TP Thái Nguyên là các xã Cao Ngạn, Đồng Bảm (thuộc TP), Thị trấn Chùa Hang, xã Linh Sơn và Huống Thượng (thuộc H. Đồng Hỷ) và xã Đồng Liên (H. Phú Bình) .
    - Hai hướng phía Bắc và Nam phát triển ít hơn:
    Phía Bắc có thể phát triển trên dịa bàn xã Sơn Cẩm (hiện thuộc huyện Phú Lương).
    Phía Nam phát triển trên cơ sở nâng cấp hiện trạng và xây chen một số khu dân cư, khu đô thị tại địa bàn các phường Tích Lương, Cam Giá, Hương Sơn, Tân Thành. Hạn chế phát triển trên dịa bàn xã Lương Sơn để đảm bảo sản xuất nông nghiệp cung cấp rau hoa quả và thực phẩm cho thành phố cũng như dự trữ lâu dài.
    Sơ đồ dự kiến phát triển thành phố về phía Đông và phía Bắc .

    Ghi chú: đây chỉ là sơ đồ dự kiến, phạm vi và diện tích đất phát triển mới không chính xác mà chỉ để hình dung khái quát hình thể chung. 
    Xin xem tiếp bài 9 - dienbatn .

    Bài viết liên quan tại chuyên mục:NGHIÊN CỨU PHONG THUỶ

    Không có nhận xét nào:

    Đặt mua Website này: 100.000 Vnđ - Liên hệ: Click here