Nội dung tiêu đề 2

Phần viết nội dung tiêu đề 2

Thứ Hai, 4 tháng 2, 2013

Chọn hướng xuất hành và tuổi người xông đất năm mới Quý Tỵ 2013.


Chọn hướng xuất hành và tuổi người xông đất năm mới Quý Tỵ 2013.
dienbatn sưu tầm và biên soạn lại từ nguồn internet.
( Xin cảm ơn các tác giả. )
Trong năm mới, ngoài việc chọn người hợp tuổi xông nhà, chọn ngày đẹp khai trương, người Việt Nam còn có thói quen chọn hướng xuất hành để cầu may mắn trong cả năm.
Hướng xuất hành là hướng đầu tiên khi bước chân ra khỏi nhà vào đầu năm mới. Cùng với việc chọn ngày giờ xuất hành, chọn được hướng xuất hành tốt có thể giúp gia chủ gặp thêm nhiều may mắn.
Để chọn hướng xuất hành, cần tìm hướng có Hỷ Thần hoặc Tài Thần, tránh Hạc Thần. Ba loại thần sát chỉ phương hướng đó thay đổi hướng theo ngày can chi cả năm.
A/ XUẤT HÀNH.
1/Nếu xuất hành vào ngày mùng 1 Tết  :
 Nên xuất hành theo hướng Đông (Tài Thần) hoặc hướng Nam (Hỷ Thần). Vào ngày này Hạc Thần ở trên trời nên không cần quan tâm.
Mùng 1 Tết (Ngày Đinh Mùi 10/2/2013):
Là ngày: Hoàng Đạo (Ngọc Đường)
Tiết: Lập xuân - Trực: Chấp (Bình)
Bảo nhật (can sinh chi - đại cát); ;
Cát tinh: Thiên đức;Tam hợp;
Hung tinh: Đại hao;Tử khí;Quan phù;Hoả tai;
Giờ hoàng đạo: Tuất (19 - 21h); Hợi (21 - 23h); Dần (3 - 5h); Mão (5 - 7h); Tỵ (9 - 11h); Thân (15 - 17h);
Nếu xuất hành vào ngày mùng 2 Tết, nên xuất hành theo hướng Bắc (Tài Thần) hoặc hướng Đông Nam (Hỷ Thần). Vào ngày này Hạc Thần ở trên trời nên không cần quan tâm.
2/ Mùng 2 Tết (Ngày Mậu Thân 11/2/2013):
Là ngày: Hắc Đạo (Thiên Lao)
Tiết: Lập xuân - Trực: Phá (Hung)
Bảo nhật (can sinh chi - đại cát); ;
Cát tinh: Thiên giải;Thiên quí;Lộc mã;Giải thần;
Hung tinh:
Giờ hoàng đạo: Tý (23 - 1h); Sửu (1 - 3h); Thìn (7 - 9h); Tỵ (9 - 11h); Mùi (13 - 15h); Tuất (19 - 21h);
Nếu xuất hành vào ngày mùng 3 Tết, nên xuất hành theo hướng Nam (Tài Thần). Hướng Đông Bắc được Hỷ Thần đóng là tốt nhưng cũng là hướng có Hạc Thần (xấu), nên tốt xấu trung hòa chỉ là bình thường.
3/ Mùng 3 Tết (Ngày Kỷ Dậu 12/2/2013):
Là ngày: Hắc Đạo (Huyền Vũ)
Tiết: Lập xuân - Trực: Nguy (Hung)
Bảo nhật (can sinh chi - đại cát); Can chi xung mệnh tháng (hung); ;
Cát tinh: Thiên thành;
Hung tinh: Địa hoả;
Giờ hoàng đạo: Dần (3 - 5h); Mão (5 - 7h); Ngọ (11 - 13h); Mùi (13 - 15h); Dậu (17 - 19h); Tý (23 - 1h);
Nếu xuất hành vào ngày mùng 4 Tết, nên xuất hành theo hướng Tây Nam (Tài Thần) hoặc hướng Tây Bắc (Hỷ Thần). Tránh hướng Đông Bắc (Hạc Thần) là hướng xấu.
4/ Mùng 4 Tết (Ngày Canh Tuất 13/2/2013):
Là ngày: Hoàng Đạo (Tư Mệnh)
Tiết: Lập xuân - Trực: Thành (Cát)
Thoa nhật (chi sinh can - tiểu cát); ;
Cát tinh: Nguyệt đức;
Hung tinh: Nguyệt phá;
Giờ hoàng đạo: Thìn (7 - 9h); Tỵ (9 - 11h); Thân (15 - 17h); Dậu (17 - 19h); Hợi (21 - 23h); Dần (3 - 5h);
Nếu xuất hành vào ngày mùng 5 Tết, nên xuất hành theo hướng Tây Nam (Tài Thần) hoặc hướng Tây Nam (Hỷ Thần). Tránh hướng Đông Bắc (Hạc Thần) là hướng xấu.
5/ Mùng 5 Tết (Ngày Tân Hợi 14/2/2013):
Là ngày: Hắc Đạo (Câu Trần)
Tiết: Lập xuân - Trực: Thu (Bình)
Bảo nhật (can sinh chi - đại cát); ; Nguyệt Kỵ;
Cát tinh: Thiên hỷ;
Hung tinh: Thổ cấm;Cô thần;Trùng phục;
Giờ hoàng đạo: Ngọ (11 - 13h); Mùi (13 - 15h); Tuất (19 - 21h); Hợi (21 - 23h); Sửu (1 - 3h); Thìn (7 - 9h);
Nên chọn các ngày Hoàng Đạo, tránh ngày Hắc Đạo. Thứ nữa nên chọn các ngày có Trực Cát, tránh Trực Hung, chọn ngày Bảo Nhật, tránh ngày Nguyệt Kỵ, Phạt Nhật,... Tiếp đó xét đến các cát tinh, hung tinh. Nên chọn ngày nào có nhiều sao tốt, ít sao xấu chiếu. Đặc biệt lưu ý cặp sao Trùng Phục, Trùng Tang rất xấu. Sau khi cân nhắc tổng thể các yếu tố ta có thể tìm được ngày xuất hành tốt nhất có thể được (lưu ý không thể có ngày tuyệt đối tốt, chỉ nên chọn ngày tốt nhất trong khả năng có thể thôi).
Sau khi chọn ngày ta chọn tiếp đến giờ tốt. Giờ tốt là các giờ Hoàng Đạo theo ngày tương ứng ở trên.
Tương tự như việc chọn ngày xuất hành, đầu Xuân, nhằm vào ngày tốt, giờ tốt, người có chức tước thì khai ấn, học trò khai bút, nhà nông khai canh, người buôn bán thì khai trương, mở hàng, hầu mong công việc tiến triển thuận lợi trong suốt cả năm. Việc chọn giờ khai trương mở hàng cũng tương tự như việc chọn ngày xuất hành ở trên.
 Theo Trung Quốc Dân Lịch (năm Quý Tỵ - 2013) :
Mồng một Tết là ngày tân cát (tốt), đại cát (cực tốt). Quý Thần xuất hiện tại phương Tây Bắc, Tài Thần xuất hiện tại phương chính Tây. Cát môn (cửa tốt) hướng Đông Bắc, Sinh môn (cửa sống) hướng chính Bắc.
Giao thừa giờ Tý (từ 23 giờ ngày 29 Tết đến 1 giờ mồng 01 Tết), lập bàn thờ cúng bái Thiên Địa ngoài sân thì nên quay mặt lễ về hướng Đông Bắc (cát môn) và hướng chính Bắc (sinh môn).
Đốt đèn, dâng hương cúng Phật và Tổ Tiên trong nhà nên chọn giờ Tỵ (từ 9 đến 11 giờ). Giờ thượng cát (rất tốt) để cầu phúc, cầu tài lộc, cầu thọ là giờ Ngọ (từ 11 đến 13 giờ) lễ Ngọc Đường quý nhân và giờ Dậu (từ 17 đến 19 giờ) lễ Thiên Ất quý nhân.
Giờ đại cát (cực tốt) để xuất hành đến chùa cầu an là giờ Tỵ (từ 9 đến 11 giờ), và giờ Ngọ (từ 11 đến 13 giờ). Lúc xuất hành nên đi theo hướng chính Tây để nghênh đón Tài Thần, hoặc hướng Tây Bắc để nghênh đón Quý Thần.
Giờ Sửu (từ 01 đến 03 giờ), giờ Thân (từ 15 đến 17 giờ), giờ Hợi (từ 21 đến 23 giờ) là giờ hung (xấu).
Giờ Dần (từ 03 đến 05 giơ), và giờ Mão (từ 05 đến 07 giờ) là giờ Tiệt Lộ Không Vong, không nên xuất hành.
Chính Đông là hướng Ngũ Quỷ. Chính Nam là Tử môn (cửa chết). Không được lễ bái, xuất hành hai hướng này.
Theo Trung Quốc Dân Lịch (năm Quý Tỵ - 2013) và Đổng Công Soạn Trạch Nhất Yếu Giác, trong tháng giêng, các ngày tốt dùng để khai trương buôn bán, khởi đầu công ăn việc trong năm mới là:
Mồng 06 (ngày Nhâm Tý, trực Khai), các giờ tốt: Mão (từ 5 đến 7 giờ), Thìn (từ 7 đến 9 giờ), Tỵ (từ 9 đến 11 giờ).
- Mồng 10, (ngày Bính Thìn, trực Mãn), các giờ tốt: Mão (từ 5 đến 7 giờ), Ngọ (từ 11 đến 13 giờ).
- Ngày 12 (ngày Mậu Ngọ, trực Định), các giờ tốt: Mão (từ 5 đến 7 giờ), Tỵ (từ 9 đến 11 giờ). Ngày này có các sao tốt như: Huỳnh La, Thiên Hoàng, Địa Hoàng, Kim Ngân, Khố Lầu, Điền Đăng, Nguyệt Tài Khố chiếu soi nên được coi là ngày tốt nhất đối với việc khai trương, xuất hành đi xa trong năm mới.
Các ngày tốt để cầu Phúc: Mồng 03, mồng 06, mồng 10, ngày 12, và ngày 16.
Các ngày tốt để cầu Tài: Mồng 03, mồng 09, mồng 10, ngày 18, và ngày 21.
Các ngày tốt để xuất hành đi xa: Mồng 9, ngày 18, ngày 21 và ngày 25.

Mùng 1 Tết (10/2, chủ nhật, Đinh Mùi): Có thể xuất hành, mở hàng, đi lễ. Xuất hành chọn hướng  Đông.

Mùng 2 Tết (11/2, thứ 2, Mậu Thân): Không lợi xuất hành, mở hàng. Có thể đi lễ. Nếu cần xuất hành chọn hướng Bắc (Tài thần).

Mùng 3 Tết (12/2, thứ 3, Kỷ Dậu): Không lợi xuất hành, mở hàng. Có thể đi lễ. Nếu cần xuất hành chọn hướng Nam (Tài thần).

Mùng 4 Tết (13/2, thứ tư, Canh Tuất): Không lợi xuất hành. Có thể mở hàng, đi lễ. Nếu cần xuất hành chọn hướng Tây Nam (Tài thần).

Mùng 5 Tết (14/2, thứ 5, Tân Hợi): Có thể xuất hành, mở hàng, đi lễ. Xuất hành chọn hướng Tây Nam (Tài thần).

Mùng 6 Tết (15/2, thứ 6, Nhâm Tý): Có thể xuất hành, mở hàng, đi lễ. Xuất hành chọn hướng Tây.

Mùng 7 Tết (16/2, thứ 7, Quý Sửu): Không lợi xuất hành, mở hàng. Có thể đi lễ. Nếu cần xuất hành chọn hướng Tây (Tài thần).

Mùng 8 Tết (17/2, chủ nhật, Giáp Dần): Không lợi xuất hành, đi lễ. Có thể mở hàng. Nếu cần xuất hành chọn hướng Đông Nam (Tài thần).

Mùng 9 Tết (18/2, thứ 2, ất Mão): Có thể xuất hành, mở hàng, đi lễ. Xuất hành chọn hướng Đông Nam (Tài thần).

Mùng 10 Tết (19/2, thứ 3, Bính Thìn): Có thể xuất hành, mở hàng, đi lễ. Xuất hành chọn hướng Đông.

Qua liệt kê ở trên có thể thấy: Ngày tốt cho xuất hành, gặp mặt đầu năm: mùng 1 (10/2), mùng 5 (14/2), mùng 6 (15/2), mùng 9 (18/2), mùng 10 (19/2).

Ngày tốt cho mở hàng, giao dịch ký kết đầu năm: Mùng 1 (10/2), mùng 4 (13/2), mùng 5 (14/2), mùng 6 (15/2), mùng 8 (17/2), mùng 9 (18/2), mùng 10 (19/2). Ngày tốt mở hàng nhiều, báo hiệu sự khởi sắc của nền kinh tế, tuy chưa rõ rệt.

Ngày tốt cho cúng tế, đi lễ đầu năm: Mùng 1 (10/2), mùng 2 (11/2), mùng 3 (12/2), mùng 4 (13/2), mùng 5 (14/2), mùng 6 (15/2), mùng 7 (16/2), mùng 9 (18/2), mùng 10 (19/2).

B/CHỌN TUỔI NGƯỜI XÔNG ĐẤT NĂM QUÝ TỊ

 Theo phong tục, hàng năm cứ vào ngày 01Tết Nguyên đán, bà con ta lại thường có tục chọn mời người đến xông nhà, với hy vọng sang năm mới gia đình gặp nhiều thuận lợi trong công việc làm ăn, học hành thi cử…
          Việc mời ai và không nên mời ai đến xông nhà là rất quan trọng, phụ thuộc nhiều yếu tố, mỗi yếu tố phục vụ một yêu cầu cụ thể dưới đây:

A.     CÁC YÊU CẦU VÀ LÝ GIẢI:

Theo các tài liệu của thạc sĩ Trần Mạnh Linh (chủ tịch CLB Dịch học Hà Nội), việc chọn người đến xông đất, nhà đầu năm xuất phát từ nguyên tắc: ““Chi hợp Tuế niên, Can hợp mệnh”. Cụ thể phải đạt được ba yêu cầu sau:

1/ yêu cầu I: HỢP THÁI TUẾ: Chi tuổi người đến xông đất có HÀNH hợp với HÀNH của CHI năm mới.
Ở đây người ta thường xét theo Nhị hợp hoặc Tam hợp về hàng chi của Thái Tuế năm muốn xem, so với tuổi của người đến xông đất. Nhưng phải tránh xung với tuổi gia chủ. Ví dụ năm 2013 thì Thái Tuế là QUÝ TỊ.
NHỊ HỢP (còn gọi LỤC HỢP) gồm có Tý hợp Sửu, Dần hợp Hợi, Mão hợp Tuất, Thìn hợp Dậu, Tị hợp Thân và Ngọ hợp Mùi. Ví dụ năm Tị thì chọn người tuổi Thân đến xông đất là được NHỊ HỢP.
Nhưng rất lưu ý là tuổi người đến xông đất phải không được xung với tuổi gia chủ. Ví dụ năm Tị nếu gia chủ là tuổi Hợi thì lại phải kiêng tránh.
TAM HỢP gồm có Thân – Tý – Thìn, Tị – Dậu – Sửu, Dần – Ngọ – Tuất và Hợi – Mão – Mùi. Ví dụ năm Tị có thể chọn người tuổi Dậu và Sửu đến xông đất là được TAM HỢP (cũng có thể chọn tuổi Tị nhưng mức độ đẹp kém hơn). Nhưng lưu ý: với gia chủ tuổi Mão thì không chọn người tuổi Dậu, gia chủ tuổi Mùi thì không chọn người tuổi Sửu.
Thông thường người ta thích chọn tuổi nhị hợp hơn vì chọn tam hợp cần phải có đủ bộ cả 3 người thì mới được.
Ngoài ra, còn có thể chọn theo TAM HỘI CỤC thì càng đẹp vì Tam hội cục chiếm toàn bộ tú khí nên lực mạnh hơn. Cách này đẹp nhất giống như Tam hoá liên châu nhưng lại khó thực hiện bởi phải đảm bảo kết hợp đủ cả năm Thái Tuế cộng với tuổi của gia chủ và tuổi của người xông đất để tạo thành thế tam hội thì mới được. Tam hội gồm có Hợi – Tý – Sửu,  Dần – Mão – Thìn, Tị – Ngọ – Mùi và Thân – Dậu – Tuất. Ví dụ năm TỊ, gia chủ tuổi NGỌ thì có thể chọn người tuổi MÙI. Hoặc gia chủ tuổi MÙI có thể chọn người tuổi NGỌ đến xông đất là đẹp nhất. Như vậy là hàng chi đòi hỏi phải hợp hoặc hội. Ở Việt Nam một số người thuộc giới quan chức thường chọn đủ cả bộ tam hợp. Hoặc giả sử nếu mệnh chủ tuổi MÙI có thể chọn tuổiMẬU NGỌ xông đất thì sẽ vừa được tam hội cục vừa được hợp quan. Các trường hợp khác cứ thế mà suy ra.

KẾT LUẬN CHO YÊU CẦU I: Năm QUÝ TỊ nên chọn người đến xông nhà có chi tuổi làTHÂN, SỬU, DẬU hoặc TỊ. Và là NGỌ: Nếu gia chủ tuổi MÙI và MÙI: Nếu gia chủ tuổi NGỌ.

2/ Yêu cầu II: HỢP MỆNH CHỦ để được QUAN, TÀI LỘC, ÂN hoặc PHÚC: CAN tuổi “người đến xông đất” cần phối với CAN “mệnh chủ” để đạt các mục tiêu lợi ích (Quan, Tài lộc, Ân hoặc Phúc) mà chủ nhà mong muốn:
Tuỳ theo nhu cầu của chủ nhà thích cái gì thì chọn theo hình thức ấy. Có thể chọn hợp quannếu muốn thuận lợi cho công việc hay quan chức. Hoặc chọn hợp Tài (phát tài), chọn hợp ấn (thuận lợi cho học hành, thi cử) hay chọn hợp Phúc để giải trừ những tai hoạ bệnh tật đang có. Cụ thể như sau:
a. Chọn hợp quan (lợi cho công việc) là chọn can của tuổi người xông đất có hành (theo ngũ hành) khắc hành can của MỆNH CHỦ, nhưng phải lấy theo âm dương hỗ hoán. Ví dụ MỆNH CHỦ tuổi Giáp hành Mộc dương thì phải chọn người tuổi Tân hành Kim âm xông đất. Với MỆNH CHỦ tuổi QUÝ thì có thể chọn tuổi MẬU xông đất .
b. Chọn hợp tài lộc là chọn can của MỆNH CHỦ khắc can của tuổi người xông đất. Ví dụ MỆNH CHỦ tuổi QUÝ có thể chọn người tuổi BÍNH hoặc ĐINH đều được cả (khộng cần xét âm dương hỗ hoán). Ví dụ nếu kết hợp với hàng chi đã nêu ở trên thì có thể chọn các tuổiBÍNH THÂN, ĐINH SỬU, ĐINH DẬU hoặc ĐINH TỊ.
c. Chọn hợp ấn (Khoa bảng, Học hành) là chọn người xông đất có can của tuổi sinh cho can của MỆNH CHỦ và cũng phải lấy theo âm dương hỗ hoán. Thường năm đó nhà nào đều làm luận án hoặc có con thi đại học thì chọn cách này. Ví dụ MỆNH CHỦ là QUÝ, có thể chọn người tuổi CANH vì CANH (dương kim) sinh cho QUÝ (âm thủy).
d. Chọn hợp phúc (Lợi cho con cháu, để giải trừ những tai hoạ bệnh tật) là chọn can của MỆNH CHỦ sinh cho can của tuổi người xông đất và phải cùng âm dương. Ví dụ MỆNH CHỦQUÝ (âm thủy) có thể chọn ngưòi tuổi ẤT (âm mộc). Thông thường, nếu trong nhà đang gặp nhiều sự cố như ốm đau bệnh tật, vợ chồng thường xuyên cái nhau và nhất là bị kiện tụng thì người ta hay chọn hợp phúc để mong hoá giải.
 KẾT LUẬN CHO YÊU CẦU II: Tôi đưa cả vào Bảng 4 nói ở phần THỰC HÀNH.

3/ yêu cầu III: HỢP MỆNH CHỦ để được “LỘC”, “QUÝ NHÂN”, “MÔ:
Ngoài yêu cầu II trên, muốn đạt hiệu quả cao hơn nữa thì từ các cách thức chọn ở trên người ta có thể kết hợp với chọn Lộc – Mã – Quý Nhân để tạo thành Tam hoá liên châu là đẹp nhất. Thực ra để đạt được phải kết hợp nhiều yếu tố nên không dễ gì chọn được. Cụ thể như sau (Bảng 1, Bảng 2):
         a. CHI Tuổi người xông đất nên phối với CAN tuổi chủ nhà thành LỘC, QÚY NHÂN:
Bảng 1


        b. CHI Tuổi người xông đất nên phối với CHI chủ nhà thành MÃ:
Bảng 2



VÍ DỤ: Chọn lộc. Ví dụ MỆNH CHỦ tuổi Giáp (thân), theo Bảng 1 lộc ở Dần nhưng Dần – Thân xung nhau nên không chọn được tuổi này. MỆNH CHỦ tuổi QUÝ (TỊ), LỘC ở TÝ (Bảng 1) – có thể chọn người xông đất tuổi TÝ.

Chọn Quý nhân Ví dụ MỆNH CHỦ tuổi NHÂM có thể chọn người tuổi TỊ hoặc MÃO xông đất  (Bảng 1).

Chọn Mã thuận lợi cho việc xuất ngoại hay đi xa. Ví dụ MỆNH CHỦ tuổi TỊ chọn tuổi HỢI(Bảng 2) đến xông đất.
KẾT LUẬN CHO YÊU CẦU III: Tôi đưa cả vào Bảng 5 nói ở phần THỰC HÀNH.

GHI CHÚ: Việc chọn được người đến xông đất, xông nhà thỏa mãn cả 3 yêu cầu là điều rất khó. Chọn được mức nào hay mức ấy, chứ không nên quá cầu toàn. Ngoài ra còn cần xem xét thêm 2 yêu cầu sau:
4/ Yêu cầu 4: QUAN HỆ PHÙ HỢP NGŨ HÀNH GIỮA CHỦ NHÀ VẦ NGƯỜI ĐẾN XÔNG: Dựa theo bảng 3 dưới đây:  
Bảng 3




5/ yêu cầu 5: Tránh mời người có tuổi xung khắc với Năm Mới, với Tháng giêng năm mới và với ngày đầu năm (ngày mời người đến xông nhà).
***
 B. PHẦN THỰC HÀNH
Phần trình bầy trên có thể hơi phức tạp với một số vị. Để giúp mọi người tra cứu nhanh việc chọn người đến xông đất, nhà TẾT QUÝ TỊ phù hợp với từng tuổi chủ nhà, tôi lập Bàng 4 và 5dưới đây, các vị chỉ cần căn cứ TUỔI MỆNH CHỦ rồi đối chiếu MONG MUỐN của gia chủ để chọn:
Bảng 4


Bảng 5



VỀ YÊU CẦU SỐ 5: việc chọn người đến xông nhà còn cần tránh mời người có CAN CHI “thiên khắc địa xung” hoặc có “ngũ hành nạp âm” xung với Năm Mới, với Tháng giêng năm mới và với 5 ngày Tết (ngày mời người đến xông nhà) như sau:
Năm QUÝ TỊ – Trường lưu THỦY, không chọn tuổi: Kỷ hợi (“thiên khắc địa xung” cho năm Quý Tị); các tuổi hành THỔ: Bính Tuất (1946-Ốc thượng Thổ), Canh Ngọ (1990-Lộ bàng Thổ), Tân Mùi (1991- Lộ bang Thổ), Canh Tý (1960-Bích thượng Thổ), Tân Sửu (1961- Bích thượng Thổ), Mậu Dần (1938-Thành đầu Thổ), Kỷ Mão (1939-Thành đầu Thổ), Mậu Thân (1968-Đại trạch Thổ), Kỷ Dậu (1969-Đại trạch Thổ), Đinh Hợi (1947-Ốc thượng Thổ), Bính Thìn (1976-Sa trung Thổ) và Đinh Tị (1977-Sa trung Thổ)
THÁNG GIÊNG: tháng Giáp Dần – đại khê THỦY: không chọn tuổi Canh thân  (1980) – “thiên khắc địa xung” cho THÁNG GIÊNG; các tuổi hành THỔ (như ngày 01 TẾT dưới).
1 TẾT: Ngày Đinh Mùi – thiên hà THỦY: không chọn tuổi Quý sửu (1973) – “thiên khắc địa xung” cho ngày 01 TẾT; các tuổi hành THỔ: BÍNH TUẤT-ĐINH HỢI- MẬU THÂN-KỶ DẬU- BÍNH THÌN-ĐINH TỊ- CANH TÝ-TÂN SỬU.
2 TẾT: Ngày Mậu Thân – đại dịch THỔ: không chọn tuổi Giáp dần (1974) – “thiên khắc địa xung” cho  ngày 02 TẾT; các tuổi hành MỘC: CANH DẦN-TÂN MÃO-NHÂM TÝ-QÚY SỬU-MẬU TUẤT-KỶ HỢI-CANH THÂN-TÂN DẬU.
 3 TẾT: Ngày Kỷ Dậu – đại dịch THỔ: không chọn tuổi Ất mão (1975) – “thiên khắc địa xung” cho ngày 04 TẾT; các tuổi hành MỘC như ngày 2 Tết.
4 TẾT: Ngày Canh Tuất – thoa xuyến KIM: không chọn tuổi Bính thìn (1976) – “thiên khắc địa xung” cho ngày 04 TẾT; các tuổi hành HỎA: GIÁP THÌN-ẤT TỊ-BÍNH DẦN-ĐINH MÃO-MẬU TÝ-KỶ SỬU-GIÁP TUẤT-ẤT HỢI-BÍNH THÂN-ĐINH DẬU-MẬU NGỌ-KỶ MÙI.
5 TẾT: Ngày Tân Hợi – thoa xuyến KIM: không chọn tuổi Đinh tị (1977) – “thiên khắc địa xung” cho ngày 05 TẾT; các tuổi hành HỎA như ngày 4 TẾT.

* Các trường hợp nêu trên, khi lập Bảng 4 và 5, chúng tôi đã loại ra.

CHÚ 1:  Chọn người xông đất.
Chọn tuổi đã là một sự rất cầu kỳ và không phải dễ dàng, nhưng muốn hoàn hảo người ta còn phải chọn cụ thể người đến xông đất dựa trên mấy yếu tố sau: Phải là người nhẹ vía, thoáng tính và quan trọng hơn cả là người đó vận phải đẹp, lúc là vận đang đi lên. Tránh chọn người vận xấu đang đi xuống, hay ốm đau bệnh tật hoặc đang có bụi (nhà có tang). Cũng thường chọn đàn ông xông đất, vì Tết là khí Lập xuân dương khí bắt đầu phát triển còn yếu (Thiếu dương) nên rất sợ âm khí vào tiêu diệt dương trưởng. Chính vì vậy phải chọn nam giới để dương khí của nhân thế sẽ bổ khuyết cho dương khí của Tiên thiên vượng lên. Mặt khác, dương khí còn tượng trưng cho người quân tử vì thế phải chọn nam giới để lấy dương khí vào nhà thì mọi việc mới trôi chảy. Nếu tự mình xông đất cho mình thì không hay lắm, ví như là Phục vị vậy.
CHÚ 2: Cách thức xông đất:
Thông thường chủ nhà phải đến nhà người mình định nhờ xông đất từ trước Tết khoảng 1,2 tuần để mang quà biếu và hẹn trước thời gian đến xông đất.
Người xông đất đến chúc Tết và xông đất phải theo cách thức nhất định tuỳ theo các cục: Tài, Quan, Phúc, Ấn… mà gia chủ đã chọn. Sau giao thừa, người xông đất sẽ đi ra khỏi nhà, trước khi đến xông đất họ thường vào một chùa nào đó để thắp hương và xin lộc cho gia chủ nhờ mình xông đất bằng cách bỏ một ít tiền công đức sau đó xin một túi lộc của nhà chùa. Nhà chùa thường chuẩn bị sẵn các túi có ghi chữ lộc, quan, ấn, phúc…đã được trì chú cẩn thận. Nếu xông đất theo tài cục thì người xông đất sau khi lễ và công đức sẽ xin một cái túi ghi chữ Lộc (trong túi có một nhánh lộc nhỏ và một số thứ khác) rồi bỏ thêm 1 phong bao lì xì màu đỏ vào túi đó và đi đến nhà người nhờ mình xông đất. Theo qui định bất thành văn thì sau khi ra khỏi chùa người xông đất sẽ phải đi vòng qua ít nhất là 3 đoạn phố khác nhau rồi mới được đến nhà gia chủ xông đất chứ không được đi thẳng một con đường. Và thường là gia chủ sau khi nhận lời chúc và lộc của người xông đất mang đến thì cũng có một phong bao đáp lễ đối với người xống đất.
Nếu xông đất theo cục Quan thì người đến xông đất sẽ mang theo 1 chai rượu, vào chùa xin túi có chữ Quan (trong túi có 1 cái mũ cánh chuồn nhỏ bằng giấy) và đến chúc cho gia chủ năm nay được thăng quan tiến chức. Xông đất theo cục ấn thì người xông đất không cầu xin lộc ở chùa mà thường chúc bằng chữ (Thư pháp hay Thư hoạ). Nếu biết viết chữ thì người xông đất sẽ tự viết, còn nếu không thì có thể mua chữ hay xin chữ cho vào khung rồi mang đến chúc tặng gia chủ. Người Trung Quốc thường hay viết chữ lên vải để chúc tặng chủ nhà. Nếu chúc phúc thì họ thường mang đến một cái tượng thiên sứ nhỏ hoặc tượng các con giống…dưới đáy tượng có ghi tên Thái tuế năm đó.

C/ PHI TINH NĂM QUÝ TỴ (2013).
Khi xét phong thủy cho một năm thì cần nhất phải chú ý đến các phương vị có hung tinh chiếu đến. Ta có thể bỏ qua các phương vị có sao tốt, nhưng không thể không có cách chế hoá các sao đưa đến tai hoạ. Ngoài những hung tinh, ta còn phải chú ý đến các phương vị của Thái Tuế, Tam Sát, Tuế Phá để đề phòng không phạm vào những điều kỵ đối với các phương vị này. 


Năm nay Ngũ Hoàng nhập trung cung, Lục Bạch hướng Tây Bắc nhập Càn cung, Thất Xích hướng Tây nhập Đoài cung, Bát bạch hướng Đông Bắc nhập Cấn cung, Cửu Tử hướng Nam nhập Ly cung,Nhất Bạch hướng bắc nhập Khảm cung, Nhị Hắc hướng Tây Nam nhập Khôn cung, Tam Bích hướng Đông nhập Chấn cung, Tứ Lục hướng Đông Nam nhập Tốn cung.
Trong đó : Ngũ hoàng Thổ chủ tai họa, bệnh tật. Ngũ Hoàng là Đại Sát tinh đi đến đâu chủ tai hoạ đến đó nên phương này chủ bệnh tật tai hoạ. 
Sao Nhị Hắc chứa nhiều bệnh tật, hạn hán do bị khí độc , chủ bệnh tật, ôn dịch.
Sao Thất Xích là sao Thoái Khí  chủ kìm hãm sự phát triển, xuất hiện chiến tranh hoặc tai hoạ, bệnh tật.

D/ Hạn Tam Tai: 
Thông thường nhất là tuổi của bạn đến hạn tam tai tức là hạn xấu phát xuất từ tuổi tác của mình, vi dụ :
•        Các tuổi Thân, Tý, Thìn có hạn tam tai là những năm Dần, Mão, Thìn.
•         Các tuổi Hợi, Mão, Mùi có hạn này ở những năm Tỵ Ngọ Mùi. 
•        Các tuổi Tỵ Dậu Sửu gặp năm tam tai là Hợi Tý Sửu. 
•        Và các tuổi Dần, Ngọ Tuất gặp các năm tam tai là năm Thân Dậu, Tuất.

         Ý nghĩa của hạn tam tai thường gặp chuyện không may về việc làm ăn hay sửa nhà cửa.
2)- Năm Hung Niên, tính theo tuổi của mình, và mỗi tuổi có một năm hung niên khác nhau, và nam nữ khác nhau.
3)- Về phong thủy cũng có thể đem đến cho bạn những chuyện không may. Đến đây bàn về cách xã xui thì tùy theo trường hợp cũng như mức độ không may mắn để có những phương cách xả xui thích hợp:
- Những người buôn bán khi gặp khách hàng không thuận lợi, hoặc mới mở cửa hàng gặp rủi ro thường dùng giấy đốt nơi mình buôn bán để xả xui, tiếng bình dân gọi là đốt phong long.
- Gặp hạn xấu trong những năm kể trên tính theo tuổi của mình thì nên kiên cữ không nên làm những công việc trong hạn xấu đó.
- Gặp hạn xui bị thưa kiện hay mắc vào vòng lao lý có cách xả xui là bước qua hỏa lò trước khi vào nhà.
-Ngoài ra trong trường hợp nặng nề hơn cũng có thể tắm lá bưởi cũng tốt.
-Và để may mắn trong công việc, cửa tiệm, nhà cửa dùng trầm hương xông lên cũng là điều tốt cho mình và cũng là một biện pháp hóa giải.
Ngoài ra, người Hoa còn dùng bột Hồng Hoàng để trừ tà, xã xui. Dùng quả trứng đỏ để trừ vận khí xấu, dùng vải đỏ hay dây tơ hồng để cầu tài trừ hao tán và còn nhiều nữa rất dài dòng không tiện liệt kê ra đây.
Thưa các bạn, vận xui và xả xui có thật hay không là tùy theo niềm tin của bạn.

E/ Sao hạn Cửu Diệu   .


Ảnh hưởng của Cửu Diệu tinh
La Hầu - còn gọi là Khẩu thiệt tinh, là sao xấu ảnh hưởng nặng cho Nam giới và người mạng Kim, phái Nữ thì ảnh hưởng nhẹ. Thường gây ra những trở ngại bất trắc, bệnh tật, khẩu thiệt, thị phi miệng tiếng. Hạn sao này cần phải dè dặt cẩn thận. Ảnh hưỡng vào các tháng giêng và tháng 7.
Thổ Tú - còn gọi là Thổ Đức tinh hay Ách tinh chủ gia đạo bất an buồn phiền, bệnh hoạn hay kéo dài, tiểu nhân phá phách, đi xa bất lợi. Hai tháng 4 và 8 bất lợi.
Thủy Diệu - còn gọi là Thủy Đức tinh là Phúc lộc tinh chủ bình an, giải trừ tai nạn, đi xa có lợi, Phụ nữ bất lợi về đường sông biển. Ảnh hưỡng vào các tháng 4 và tháng 8. Người mạng Kim và Mộc hợp với hạn sao này, riêng người mạng Hỏa thì hơi bị khắc kỵ.
Thái Bạch - còn gọi là Kim Đức tinh, là hung tinh chủ về sự bất toại tâm, xuất nhập phòng tiểu nhân, hao tán tiền bạc, bệnh tật nảy sinh. Phòng tháng 5 xấu, nhất là những người mệnh hỏa, kim và mộc.
Thái Dương - Phúc tinh chủ sự hanh thông, cứu giải nạn tai. Với Nữ giới thì công việc vẫn thành công nhưng rất vất vả. Tốt vào các tháng 6 và 10.

Vân Hán - còn gọi là Hỏa Đức tinh là Tai tinh chủ hao tài, khẩu thiệt và tranh chấp, kiện tụng bất lợi. Đề phòng những rủi ro bất ngờ. Tháng 4 và 8 xấu.
Kế Đô - được ví như bà hoàng hậu khắc khe, là sao xấu ảnh hưởng nặng nơi phái Nữ, riêng những người có thai hay sinh đẻ trong hạn sao này thì ít bị ảnh hưởng. Gặp hạn sao này những mưu sự thường gặp khó khăn, thành ít bại nhiều, phòng thị phi, đau ốm hay tai biến bất ngờ. Sao Kế đô dù ít ảnh hưởng tới Nam giới nhưng ít nhiều cũng có tác dụng không thuận lợi. Phòng tháng 3 và tháng 9
Thái Âm - Phúc tinh chuyên cứu giải bình an, tốt cho Nữ số.  Sao Thái Âm nhập hạn là tài tinh đem lại nhiều may mắn về tài lộc nhưng mang tính chất bất thường, thời vận hay thăng trầm.
Mộc Đức - Phúc tinh chủ may mắn, gặp thời vận tốt. Sao Mộc đức cũng là một phúc tinh cứu giải nên trong trường hợp dù gặp khó khăn gì vẫn có quý nhân giúp sức vượt qua. Tháng 10 và 12  tốt, riêng người mạng Kim thì bất lợi đôi chút vì không hợp với hạn sao này.
Năm hạn trong lá số Tử Vi tốt mà gặp Cửu Diệu tinh nhập hạn tốt thì lại càng tốt thêm. Nếu gặp hạn sao xấu mà năm nhập hạn trong lá số tốt thì sao hạn xấu sẽ được giảm bớt.
Ngược lại nếu năm hạn trong lá số xấu mà gặp thêm Cửu Diệu tinh nhập hạn xấu  thì năm hạn xấu sẽ càng xấu thêm.    
Trên đây là những tài liệu dienbatn sưu tầm và biên soạn lại. Các bạn chỉ dùng tham khảo. Cách tốt nhất để cầu bình an , sức khỏe, tiền tài, hạnh phúc , danh vọng .... vẫn là tu nhân, hành thiện , tích phúc, giúp đỡ người nghèo, các cháu học sinh miền núi, cô nhi , quả phụ, tế bần , cứu nạn. Đó mới là gốc rễ lâu dài. Thân ái . dienbatn.

Bài viết liên quan tại chuyên mục:CÁC BÀI NGHIÊN CỨU

Không có nhận xét nào:

Đặt mua Website này: 100.000 Vnđ - Liên hệ: Click here