Nội dung tiêu đề 2

Phần viết nội dung tiêu đề 2

Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

LƯỢC KHẢO VỀ CÁC HỆ PHÁI HUYỀN MÔN NAM TÔNG. BÀI 22.

LƯỢC KHẢO VỀ CÁC HỆ PHÁI HUYỀN MÔN NAM TÔNG. 
PHẦN 2.NHỮNG HỆ PHÁI CƠ BẢN CỦA HUYỀN MÔN NAM TÔNG.

TRUY TÌM NGUỒN GỐC PHẬT QUYỀN.

CẢNH BÁO : Các tài liệu trong loạt bài này các bạn không nên tự luyện tập nếu không có chân sư hướng dẫn. dienbatn không chịu trách nhiệm về hành vi tự ý luyện tập của các bạn nếu có hậu quả đáng tiếc. dienbatn.
Đôi lời bày tỏ :  dienbatn vừa nhận được một lá thư của một bạn đọc như sau : 
THẤT SƠN PHẬT QUYỀN
Con xin nói sơ qua về môn phái của con 
Môn phái của con có tên là thần quyền .Con thấy sư phụ thờ phật thích ca ,Sư phụ của con ở gia lai .con có hỏi sư phụ học võ này từ đầu thì sư phụ nói gần 40 năm trước ông ấy học ở trên núi bà đen tây ninh
Môn võ của con khi nhập môn thì thầy dùng nhang khoán vào người và cho con uống 1 ly nước trong ly nước có 1 bông hoa đc lấy trên bàn thờ phật thả vào .Khi nhập môn xong thì thầy  xin trên cho đệ tử 1 hiệu pháp .Hiệu pháp đấy nằm trong 14 câu kinh riêng trong sách của thầy ,mỗi người 1 hiệu pháp khác nhau .Nhập môn xong đệ tử đọc câu hiệu pháp ấy ,tùy từng người mà có người đánh đc ngay hay ko ,nhưng đa phần là ko đánh được ngay ,100 người thì may ra có 1 người ra quyền ngay .người đó phải thật khỏe và thần kinh cực tốt mới đc như vậy .,còn đa số là yếu cái gì thì ông độ mạng cho tập cái đấy trước ,rất nhiều người phải xoay tròn để luyện thần kinh ,con xoay tròn mất vài tháng mới bung quyền được .Khi bung quyền thì thầy gọi vào làm lễ Hàn dầu .Trước khi làm lễ hàn dầu thì đệ tử ăn chay 7 ngày để khi thầy chém vào người ko bị chảy máu ,thầy chém 18 nhát vào người ,sau đó lấy dầu thơm + rượu đổ lên người đệ tử và 3 ngày sau ko đc tắm .Khi hàn dầu thầy cho đệ tử đọc quyền gồng ( hô hô sô sô mô mô ) và từ đó đệ tử bắt đầu có thể luyện pháp .Bên con luyện pháp theo cữ 21,49 hoặc 100 ngày ,khi luyện pháp đệ tử ăn chay hoàn toàn .Con nghe sư phụ nói là có 72 bộ pháp
Trong đó có những pháp như :
+ Ấn tướng ( dùng chú để luyện ấn ,con tìm hiểu về cách luyện ấn của các môn phái những k môn nào giống môn con cả ,bên con luyện ấn thì có 1 cái gương ghi 9 chữ phạn ,đó là chú  chuẩn đề ,trước gương để 1 cái đèn dầu ( gọi là hỏa tam muội ),khi đệ tử luyện thì phóng ấn vào đấy ,và khi dùng thì phải có chú để mở ấn ,dùng xong  muốn thu ấn về thì thu liên tục trong 7 ngày)
+ Pháp gồng bay -> hay còn gọi là khinh công
+ pháp ngũ lôi thần gồng 
+ và rất nhiều pháp nữa ....
Đường quyền của môn phái con khác những môn phái khác ,đường quyền bên con rất dẻo
Đây là 1 bài kệ nằm trong sách của thầy mỗi khi giỗ tổ thường mang ra đọc,video con gửi là đệ tử của thầy con ở gia lai
https://www.youtube.com/watch?v=UPuvHHWS3e4 "


Để trả lời câu hỏi này thực sự không dễ đối với những nghiên cứu của dienbatn . Tuy nhiên là người xuất phát từ giới Huyền môn Tây Ninh ( Điện Bà Tây Ninh ), ngày xưa dienbatn cũng nghe các Thày bàn luận sơ qua về việc này, cộng thêm nghiên cứu những năm gần đây, xin chia sẻ cùng các bạn về những hiểu biết ít ỏi về Phật quyền đang âm thầm tồn tại trong giới võ lâm đất Việt. Những nghiên cứu này còn quá ít ỏi đơn sơ và không tránh khỏi những thiếu sót. Xin các cao minh bổ xung giúp cho hoàn thiện, dienbatn cảm tạ lắm thay. Nay kính. dienbatn.
Ngày xưa, dienbatn được nghe Thày Bảy ( Tây Ninh ) và Thày Hoàng Giáo ( Bến Tre ) nói về một câu chú cúng dường  Thất Phật :
Nam mô Đa Bảo Như Lai .
Nam mô Bảo Thắng Như Lai .
Nam mô Diệu Sắc Thân Như Lai .
Nam mô Quảng Bác Thân Như Lai .
Nam mô Ly Bố Úy Như Lai .
Nam mô Cam Lộ Vương Như Lai .
Nam mô A Di Đà Như Lai .
Đây là một câu chú dùng khi cúng dường chư Phật.
Trong đó : 
Nam mô Đa Bảo Như Lai. 
Nghe đến danh của Đức Đa Bảo Như Lai, thì có thể đắc trí-huệ-tài-bửu của pháp tánh mà thụ dụng không hết, vì là của sẵn trong tự tánh.


Nam mô Bảo Thắng Như Lai
Nghe danh của Đức Bảo Thắng Như Lai, hay dứt trừ được lửa nghiệp phiền não sanh tử, liền đắc cái trí bửu pháp tánh bực vô thượng.

Nam mô Diệu Sắc Thân Như Lai
Nghe danh của Đức Diệu Sắc Thân Như Lai, hay đặng cái thân tướng hảo đoan nghiêm bực nhứt giữa tam giới, tức kinh Pháp Hoa bảo:"Vi diệu tịnh pháp thân, cụ túc tam thập nhị"

Nam mô Quảng Bác Thân Như Lai
Nghe danh Đức Quảng Bác Thân Như Lai, thì đặng tiêu được lửa nghiệp, cuống họng mở thông mà đặng cái thân thanh lương vô ngại.


Nam mô Ly Bố Úy Như Lai 
Nghe danh Đức Ly Bố Úy Như Lai, thì xa lìa các điều sợ sệt, thường đắc mọi sự khoái lạc thanh tịnh.

Nam mô Cam Lộ Vương Như Lai
Nghe danh Đức Cam Lộ Vương Như Lai, thì năng đắc mùi vị cam lộ rót vào thân tâm hằng được an vui khoái lạc.


Nam mô A Di Đà Như Lai
Nghe danh Đức A Di Đà Như Lai, thì được đắc sanh sang thế giới Tây Phương Cực Lạc, do liên hoa hóa sanh vào bực bất thối chuyển.

Nghe danh Đức A Di Đà Như Lai, thì được đắc sanh sang thế giới Tây Phương Cực Lạc, do liên hoa hóa sanh vào bực bất thối chuyển.
Ngàn tướng tốt đoan nghiêm mầu nhiệm
Trải tăng kỳ số kiếp chân tu
Mặt sáng tợ trăng tròn, mắt đẹp như sen
Khắp cõi Trời, Người đều cung kính
Một lòng lễ lạy Ðức tướng Như Lai
Ngợi khen mãi vẫn không sao cùng tận
Bảy vị Phật nói trên nếu chúng sinh nào được nghe tên cùng thấy thân thì phải biết người đó có phước đức trí tuệ rộng lớn và chúng sinh đó sẽ được lợi lạc như đã nói trong đời đời kiếp kiếp.
Khi tụng danh hiệu của bảy Đức Như Lai, phải tưởng những tiếng tâm niệm Phật khắp nghe cả thế giới,tất cả chúng sanh đều quỳ gối chấp tay chí tâm lòng nghe tin chịu, một phen lọt vào tai, vẫn làm một hột giống Phật, liền có thể vĩnh viễn xa lìa khổ đau sanh tử của 3 đường ác , đắc vãng sanh về nước Cực Lạc, do hoa sen hóa sanh.
Kinh Niết Bàn nói:"Nghe được hai chữ "Thường Trú", vẫn chẳng đọa địa ngục". Huống chi được nghe cả Hồng Danh vạn đức của Như Lai ư?
Kinh Hoa Nghiêm nói:"Rất đổi như người nghe danh của Như Lai, và nghe được cái pháp sở thuyết, mà chẳng sanh tâm tin hiểu đó, cũng còn được tập thành hạt giống Phật, thì sẽ được thành Phật. Nay mà nghe được danh của đức Phật, đều được vô lượng công đức, chẳng thể nghỉ bàn".
Đọc đến đây chắc các bạn sẽ hỏi : Vậy Thất Phật có liên quan gì đến Thất Sơn Thần quyền và Phật quyền ?
Xin các bạn  cứ từ từ đọc tiếp những phần sau . Người Hà Nội có câu : " Hà Nội không vội được đâu " và " Từ từ thì khoai cũng như ". Lịch sử của Thất Sơn Thần quyền và Phật quyền có một quá trình lâu dài, do các vị Thày muốn hùng cứ một phương , bày đặt ra nhiều tên gọi và copy and past của nhiều môn phái nên thông thường quên luôn cái nguồn gốc xuất xứ đích thực của môn phái mình. Thời gian cứ thế phủ bụi lên những trang lịch sử hào hùng của võ học và cuối cùng hiện thực như này hôm nay chúng ta nghe thấy chỉ là ...những truyền thuyết.
Một bài viết của một tác giả ( dienbatn chưa tìm được nguồn ) ,theo dienbatn đánh giá là một vị có hiểu biết rất sâu về võ học đã viết : 
"  Tôi chỉ là kẻ hậu sanh ,lớn lên may mắn tôi đả từng sống bên cạnh những bạn bè thân hữu cũng là những người chuyên tập luyện môn vỏ thần bí này. Dù đó chỉ là những người quê mùa chất phát nhưng họ cũng có những kinh nghiệm trong học tập và chịu khó luyện tập cuối cùng đả đạt được những kết quả như ý muốn .Hôm nay mình xin cống hiến chia sẻ dài cảm nhận về môn phái võ thần này cùng các bạn nhé...
Không thể đem những kiến thức hèn mọn của mình để bình luận với các bậc sư phụ ,cùng các nhà tâm linh học đang lừng lẫy trên các diễn đàn mà tôi đả từng xem qua, tôi chỉ nói theo những gì đả có thật trong đời này.
Thần quyền còn gọi là võ BÙA gì nó được hình thành từ các môn phái Bùa mà ra ,cùng có chung tổ nghiệp ,cùng thờ Phật Trời và các vị sư tổ như : XIÊM ,CHÀ, LỤC ,LÈO ,MỌI , tuy cách thờ cúng và hành lễ có khác nhau đôi chút. võThần quyền có rất nhiều phái khác nhau như : Phật võ ,chư vị 5 ông , chư vị Xiêm , chư vị Thất Sơn , bùa Miên , Mội, Lèo , bùa Mẹ Sanh , bùa 3 ông ....
Các môn phái này chủ yếu là để tự vệ ,không được đánh người ,không được ngạo mạn ỷ lại hiếp đáp người cô thế .Luật của các phái cũng hết sức nghiêm minh ,ai vào thọ giáo phải đứng trước tổ thầy đọc 10 lời thề về giử gìn đạo đức và tôn kính Trời Phật Thánh Thần , rất nguy hiểm khi có đệ tử nào vi phạm thì khó tránh khỏi kiếp nạn do chính mình chọn ra. Ngoài ra còn phải kiêng cử trong ăn uống tuỳ theo môn phái bùa có quy định, như : Chó ,Trâu ,Mèo là phải kỵ tuyệt đối , còn nhiều thứ khác phải kiêng kỵ tuỳ theo môn phái của mình.
Các môn phái võ này khi nhận đệ tử vào nhập môn thì các sư thường hoạ bùa gồng rồi dùng dao chém 9 nhát ,trên đầu 3 nhát ,lưng và ngực điều 3 nhát ,sau đó làm lễ cúng ra mắt tổ nghiệp và thề nguyện trước tổ .rồi cho đệ tử uống bùa để bùa dẫn vào huyết quản , tâm nảo ,rồi khi bùa đả thật sự ngự trị trong cơ thể thì sư sẻ trục cho bùa chuyễn động hay gọi là tổ nhập vào xác.
Trong võ thần sự nhập xác có khác với các ông Đồng bà Cốt ,gì họ được nhập vào từ các vong linh hay các vị Thần nào đó trong cỏi tâm linh ,còn võ Thần được nhập vào bởi bùa ngãi sai khiến và chuyễn động. Rồi sẻ có các vị tổ nhập vào xác khi luyện tập ,theo thời gian khổ luyện các vị tổ sẻ về theo rất nhiều ,mổi khi luyện tập có ta có thể cầu tên từng vị về để tập ,như : mẹ sóc ,núm na prum ,hê sa sap,nô tho ngan, bi ly.,ông hai ông ba ,ông câm ,và các vị thần Á Rặc ,v ..v.....
Trong tam thập lục tổ còn có 5 chư vị sư Hắc Hổ ,Bạch Hổ ,Thái sơn lâm ,12 vị tiên sư , môn phái bùa Ngọc xích Lỗ Ban cũng có sử dụng vỏ thần quyền nhưng chỉ dùng chú cầu Phật tổ và Thái thượng Lảo Quân , hay môn phái Lục tổ Thần công cùa chánh nhất pháp sư ở Nam hải có 3 vị thánh tổ : Bi Li .Nu Sê , Nha Bên , cũng vừa làm các việc bùa phép giúp đời vừa tập võ. Ngoài ra còn các môn phật quyền xuất sứ từ bên Cao Miên cũng có những vị thần vừa chửa bệnh cứu người vừa đánh võ.
Trong tất cả các phái võ bùa nếu muốn giỏi thì ngoài luyện tập các quyền thế hàng đêm các đệ tử phải học thêm các kỷ thuật huyền bí khác như : luyện bùa gồng , bùa án ,bùa khoán sân ,bùa hạ đối thủ ,bùa chỉ dao ,bùa chỉ cây ,và nhất là các câu chú để trừ các môn phái bùa khác khi đối nhau ..quá trình luyện cũng gian nan như luyện tập các môn phái bùa phép khác, chỉ cần sai xót gì đó thì sẻ bị ''tẩu hoả nhập ma'' ngay mà khó có thể giải được .Do vậy nên các đệ tử phải có sự hướng dẩn trực tiếp của các sư mới thành công được.
Trong võ Thần quyền họ có lợi thế là lúc giao đấu họ không cần phải sử dụng tâm trí tự nhiên của mình,mà tất cả các động tác điều phải do các linh hồn trong cõi khác điều khiển.Các bài múa quyền cũng rất đơn giản,không đẹp và bài bản như trong võ khác ngoài đời,tuy đòn thế co uy lực ,nhưng người đệ tử sẻ rất mệt sau mổi lần tập luyện gì họ luôn phải chuyễn động hết gân lực của mình khi bùa nhập vào người.
Sau thời gian dài công phu luyện tập các đệ tử có thể ra sân múa những bài quyền giống như các võ khác ngoài đời, nhưng không ai đánh giống ai ,là do mỗi vị tổ có lối đánh của mình nhập vào đệ tử. Sức mạnh cũng tăng dần lên ,nổi bậc những gân cốt cuồn cuộn ,hơi thở cũng mạnh hơn ,và phát ra những âm thanh của tiếng âm rất lạ,giống như một môn khí công thực sự nhuần nhuyễn ,mặc dù những người này chưa hề biết qua chút gì về vỏ thuật cả. Đó là điều kỳ lạ làm ngở ngàn bao nhiêu người khi lần đầu chứng kiến cảnh tượng này.Trong luyện tập có một số môn có đối luyện với nhau ,nhưng cũng có môn gì sợ mức độ nguy hiểm nên thường là chỉ tự tập một mình, và đến khi cảm thấy đả đạt được 1 trình độ nào đó thì đệ tử sẻ múa quyền và ra đòn thế để chống đở với các vật dụng như : cây ,gạch ,đất , ghế đẩu , do các đệ tử đứng bên ngoài ném vào.
Có những môn phái khi đánh đệ tử không hay biết gì cả ,họ không làm chủ được bản thân họ có thể bay nhảy rất cao và có khi đánh thẳng vào cây cối tay chân rướm máu mà không hề đau đớn, nhưng cũng có môn phái khi đánh họ biết hết các việc xung quanh và làm chủ được bản thân , nếu cần họ liền xử dụng ngay các bùa chú khác kèm theo cùng một lúc như bùa tôm sân ,khoán cho địch thủ cuồng chân ,hoạ bùa đánh huyệt , rồi thần chú đá ,chú lộn ,chú trói địch thủ , cầu tăng sức mạnh và quan trọng là chú hạ địch thủ... thật vô cùng huyền bí.
Trong các phép thần quyền người học cũng nhiều nhưng bỏ cuộc nửa chừng thì cũng không ít ,bởi do không tuân theo nổi các lời thề ,không chịu khó luyện tập ,hay có số đệ tử chỉ học sơ cấp đả ra đời kêu căn ỷ lại rồi đi đánh nhau làm mất hết uy tính của môn phái mình .Các môn phái vỏ Thần cũng giống như vỏ ngoài đời khi vào học cho đến khi xuất sư đệ tử sẻ phải qua rất nhiều thử thách gian khổ, các sư luôn theo dõi từng đệ tử ,mặc dù trước khi nhập môn họ đả xem qua một lần rồi ,mặc dù vậy cũng không sau tránh khỏi cảnh lừa thầy phản bạn.
Khi các đệ tử nhập môn được một thời gian dài tháng thì sư sẻ truyền dạy cấp cho luyện tổ 4 mặt ,và cấp cho ấn Trắng gọi là sơ cấp. Sau đó là luyện tổ 8 mặt và nhận ấn Vàng ,cuối cùng luyện tổ 12 mặt là đến lúc xuất sư cũng là ngày nhận ấn Đỏ .
Trong thời gian học đó các đệ tử phải học qua Bát diện ,Tứ diện ,và thông suốt các bùa chú cần thiết của môn võ. Nhưng cũng có môn phái chỉ cấp ấn vàng hay ấn đỏ là xong một chương trình học.
Nhưng dù là ở môn phái nào đi nửa thì các đệ tử điều phải có học qua Phật tổ Phật thầy , Tam thập lục Tổ , Mẹ sanh mẹ Lục ,Mội tổ,Xiêm tổ ,Chà tổ ,12 vị Thần Chăm ,tổ Lục giây , tổ Lèo và cùng sư tổ Đạt Ma .Sư tổ Đạt Ma tuy là tổ của vỏ Thiếu Lâm ,nhưng tu luyện đắc quả thành Phật nên các môn phái bùa Lỗ Ban vẫn thờ phụng và là vị tổ của nhiều môn phái khác.
Tất cả các môn phái võ thần ngày nay họ chỉ hoạt động riêng rẽ kh6ng có tổ chức nào liên kết với nhau ,nhiều khi rộ lên tưng bừng rồi cũng im lìm rồi không còn nghe thấy nữa ,có những dịp ta hành hương về các vùng núi Châu Đốc hay Tây Ninh thỉnh thoản sẻ gặp được các sư này cũng ở các tỉnh khác về đây để cúng bái .Họ tụ tập lại và trao đổi lẫn nhau về môn phái của mình về các kinh nghiệm và đàm luận những những chuyện xa gần của trời đất, nhưng đó là những cơ hội hiếm hoi lắm...
Trên đây là những gì tôi biết và đả từng nghe thấy , xin chia sẻ cùng bạn bè gần xa để chúng ta cùng tham khảo .Đây chỉ là thế giới tâm linh không có gì làm biện chứng , rất mong các bạn cảm thông mà cho ý kiến những gì sai sót xin cám ơn.
Một đoạn tài liệu khác mà dienbatn quên mất nguồn có viết như sau : 
Trong Mật tông có hai ngành là võ Phật và văn Phật. Kinh MTTHYL trang 7 có nói về lá Thiên thơ được các sư hàng lục cả dùng để trao truyền tâm pháp gọi là Phép Phật hay võ Phật. Võ Phật là chuyên về luyện bùa phép và học thần quyền chứ không biết gì về đạo pháp. Văn Phật là học về đạo lý của đời sống và của siêu hình bao gồm chuyện thiên cơ. 
Tại những nước Đông Nam Á phần lớn người học huyền bí đều là môn sinh của Võ Phật vì ít người học được văn Phật. Mặc dù có nhiều tông phái huyền bí với nhiều danh xưng khác nhau nhưng tựu chung vẩn phải có lễ điểm đạo, cúng Phật, cúng thần, cúng tổ, uống một lá linh phù, và chắp tay đọc một câu thần chú. Tông phái huyền bí thì có rất nhiều phù và rất nhiều thần chú cho nên khi xuất sư những môn sinh cũng chọn 1 lá phù và 1 câu thần chú nào đó để truyền lại, do đó mà thấy có cả trăm tông phái mà căn bản đều thuộc về Mật tông, đều xuất xứ từ bùa Thái Lan, không thì là bùa Cao miên hay Lào. Huyền bí của Miến Điện và Nam Dương thì ít ai học vì nó ở xa nước Việt Nam hơn, nhưng nó cũng không khác gì với của Thái Lan, Cao Miên hay Lào. 
Mỗi tông phái đều có lời thề riêng tuy có thêm thắt cho khác nhau nhưng chánh yếu vẫn là phải giữ luật công bằng và không hiếu sát. Những bộ môn thần quyền có lẽ do các tông phái huyền bí từ Trung Hoa hay Ấn Độ truyền sang từ xưa. Đó là bộ môn do thiên đình bí truyền cho nhân gian để chứng minh sự hiện diện của thánh thần, mà các võ sư bậc thầy ở dưới đất khi nhìn thấy thần quyền biểu diễn cũng phải trầm trồ bái phục. "
Trong bài khấn trước Tổ của một chi phái Phật quyền nhánh thờ Phật Mẫu Chuẩn Đề có những câu như sau :
" Nam mô cung vọng kính thỉnh đức Ngọc Hoàng Thượng Đế .
Nam mô bổ sư Thích ca mâu ni Phật.
Nam mô A Di Đà Phật.
Hôm nay ...ngày    tháng   năm , chúng con ...
Xin cúng dường 10 phương chư Phật, chư đại Bồ tát cùng các hàng cấp Phật.
Đệ tử chúng con xin cúi đầu kính lễ :
* Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế.
* Tất cả các chư Phật 3 đời tột hư không khắp pháp giới.
* Chánh pháp 3 đời tột hư không khắp pháp giới.
* Phật hiện tại Thích Ca Mâu Ni.
* Vị lai Di Lặc tôn Phật.
* Tây phương cực lạc đại từ đại bi A Di Đà Phật.
*Kính lễ Phật Thày.
* Kính lễ Phật Quán thế âm Bồ tát.
* Kính lễ Phật Bồ tát Đại Phổ Hiền.
Kính lễ Phật Bồ tát Đại Thế Chí .
Kính lễ Phật Bồ tát Đại Chuẩn Đề.
* Kính lễ Phật 5 ông.
* Kính lễ Phật 7 ông.
* Kính lễ Phật 9 ông.
* Bồ tát Tôn giả Mục Kiền Liên.
* Đức U minh Giáo chủ Địa Tạng Vương Bồ tát,
* Tổ sư Đại Ca Diếp.
* Tổ sư A Nan.
* Tổ sư Bồ Đề Đạt ma.
* Các Thày, Tổ dưới hình bóng Phật vi vô Pháp, vi vô trường.
* Chư Thiên Long Thần hộ mạng ở khắp 10 phương.
*Kính xin các hàng cấp Phật chư Thiên độ mạng, chư vị ngũ hành độ Pháp...."

Một người bạn lâu năm của dienbatn ở Bến Tre là Thày Hoàng Giáo cũng nói về sự liên quan giữa 7 luân xa và 7 vị Phật như sau : 
" 1. Luân xa thứ Nhất: Muladhara chakra (sanskrit). Vị trí nằm giữa hậu môn và bộ phận sinh dục, tương đương với huyệt Hội Âm là hội hiệp các âm linh của châm cứu học. Nó được biểu hiện bằng một bông sen bốn cánh màu đỏ, chủng tự tiếng sanskrit của nó là LAM. Luồng hỏa hầu Kundalini nằm phục ở đây. khi thành tựu phép quán tưởng luân xa này, sẽ làm chủ được địa đại, tiêu trừ nghiệp quá khứ, biết được ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai, thọ hưởng niềm hoan lạc tự nhiên.
Ở đây Ngài A Di Đà làm chưởng Quản tiếp dẫn những giác linh, chơn linh, hương linh, vong linh về cảnh giới của Ngài, ngài cho xuất gia, đó là
1. Xuất thế tục gia.
2. Xuất phiền não gia.
3. Xuất tam giới gia. ) Dục giới, sắc giới,vô sắc giới
Dục giới => là nơi đường tiểu khởi dâm dục, dục vọng ( xuất bỏ )
Sắc giới  => là nơi Hội Âm có rất nhiều âm linh quy tụ về có nhiều màu sắc gọi là Sắc giới. ( xuất bỏ )
Vô Sắc Giới => là Hậu môn còn gọi là Cốc Đạo, nếu ai luyện đến thượng thì khi đóng cửa Cốc Đạo kêu lên tiếng cốc hay rắc đó gọi là thoát được vô sắc giới. ( xuất bỏ )
Và cuối cùng là Xuất Tam Bảo Gia => là Tinh Khí Thần, Phật Pháp Tăng, Tam Bảo của Thế Gian chúng ta bỏ hết thì mới thấy Đạo, lúc nầy chúng ta chứng quả thượng thừa của tầng một nầy lảnh sắc lệnh lên tầng thứ hai.
2. Luân xa thứ Hai: Svadhisthana chakra. Vị trí nằm dưới rốn chừng bốn ngón tay, tương đương với huyệt Đan Điền , biểu hiện bằng bông sen sáu cánh màu cam, chủng tự là VAM. Thành tựu phép quán tưởng luân xa này sẽ làm chủ được thủy đại và các giác quan, biết được cảnh Trung giới (monde astral).
Chưởng quản ở đây là ngài Cam Lồ Vương Như Lai, khi chúng ta đến cảnh giới nầy thì chúng ta sẽ được học phép thắng tất cả: Tham ái, giận hờn, ngã mạn, ganh tỵ và các phiền não khác đều được tiêu trừ. Vượt thoát tử thầncủa các cõi. lúc nầy chúng ta chứng quả thượng thừa của tầng hai nầy lảnh sắc lệnh lên tầng thứ ba
3. Luân xa thứ Ba: Manipura chakra. Vị trí ở giữa rốn tương đương với huyệt Thần khuyết. Biểu hiện bằng bông sen mười cánh màu vàng, chủng tự là RAM. Chưởng quản ở đây là Ngài Ly Bố Úy Như Lai, ở đây Chúng ta học phép thành tựu phép làm chủ hỏa đại, không còn sợ lửa thiêu đốt, hoàn toàn thoát khỏi ngũ hành kim mộc thủy hỏa thổ. lúc nầy chúng ta chứng quả thượng thừa của tầng ba nầy lảnh sắc lệnh lên tầng thứ tư
4. Luân xa thứ Tư: Anahata chakra. Vị trí ở giữa ngực, tương đương với huyệt Ðản trung. Biểu hiện bằng bông sen mười hai cánh màu xanh lá cây, chủng tự là YAM. Chưởng quản ở đây là Ngài Quảng Bác Thân Như Lai, ở đây ngài dạy chúng ta học phép Thành tựu làm chủ phong đại, tùy ý bay lượn trong không gian hoặc chui nhập vào thân người khác, đầy đủ đức tính của chư thiên và tình thương vũ trụ. lúc nầy chúng ta chứng quả thượng thừa của tầng bốn nầy lảnh sắc lệnh lên tầng thứ năm
5. Luân xa thứ Năm: Visuddha chakra. Vị trí ở ngay dưới cổ, tương đương với huyệt Thiên đột. Biểu hiện bằng bông sen mười sáu cánh màu xanh da trời. Chủng tự là HAM. Chưởng quản ở đây là ngài Diệu Sắc Thân Như Lai, ở đây chúng ta được học phép Thành tựu làm chủ không đại, thân thể không bao giờ tàn hoại, ngay cả khi thế gian bị tiêu diệt, đạt được trí huệ thông suốt tất cả kinh điển vô tự và ba thời: quá khứ, hiện tại, vị lai. lúc nầy chúng ta chứng quả thượng thừa của tầng năm nầy lảnh sắc lệnh lên tầng thứ sáu
6. Luân xa thứ Sáu: Ajna chakra. Vị trí ở giữa hai chân mày nơi mà huyền môn thường gọi là con mắt thứ ba, tương đương với huyệt Ấn đường. Biểu hiện là bông sen hai cánh màu xanh nước biển, chủng tự là A. Chưởng quản ở đây là Ngài Bảo Thắng Như Lai ở đây chúng ta được học phép trở thành người hoàn toàn giải thoát liền đắc cái trí bửu pháp tánh bực vô thượng. lúc nầy chúng ta chứng quả thượng thừa của tầng sáu nầy lảnh sắc lệnh lên tầng thứ bảy
7. Luân xa thứ Bảy: Sahasrara chakra. Vị trí ngay trên đỉnh đầu, tương đương với huyệt Bách hội. Biểu hiện bằng bông sen ngàn cánh màu tím, trắng, vàng. Chủng tự là OM. Khi luồng hoả hầu Kundalini chạy lên tới đây, Chưởng quản ở đây là Ngài Đa Bảo Như Lai , ở đây chúng ta được học phép trở thành một bậc giác ngộ giải thoát hoàn toàn. Hòa đồng Vũ Trụ gọi là Đạo. lúc nầy chúng ta chứng quả thượng thừa của tầng bảy nầy lảnh sắc lệnh ra ngoại Càn Khôn Vũ Trụ
Thâu hút năng lượng trong vũ trụ thiên nhiên rồi phát ra nuôi dưỡng các thân (thô và tế). Nơi người khỏe mạnh bình thường, bảy luân xa này đều hoạt động đúng mức, không nhanh không chậm, không nghẽn tắc. đó mới gọi là Đạo Giáo Thiên Đồng".



ĐẠO Giáo thông Thiên Vũ Trụ đồng
GIÁO duyên Phàm Thánh sánh Hư Không
THIÊN ban Sắc Lệnh Vũ Trụ thống
ĐỒNG Danh Đồng Hiệu với Hư Không.
Hòa Nam Thánh Chúng => Lúc nầy ra khỏi nội Vũ Trụ,
hòa đồng ngoại Vũ Trụ của Ngài Chánh Pháp Minh Như Lai.

Chú Ý: trong bảy tầng Như Lai nầy đều có Ấn Sắc lệnh và Chơn Ngôn của mỗi như lai.
Đây chính là 7 tầng Như Lai và là căn để của lý luận võ học.


Xin xem tiếp bài 23- dienbatn .

Bài viết liên quan tại chuyên mục:MẬT TÔNG-ĐẠO PHÁP-HUYỀN MÔN ,TƯ LIỆU VỀ BÙA NGẢI

Không có nhận xét nào:

Đặt mua Website này: 100.000 Vnđ - Liên hệ: Click here