Nội dung tiêu đề 2

Phần viết nội dung tiêu đề 2

Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

LƯỢC KHẢO VỀ CÁC HỆ PHÁI HUYỀN MÔN NAM TÔNG. BÀI 23.

LƯỢC KHẢO VỀ CÁC HỆ PHÁI HUYỀN MÔN NAM TÔNG. 
PHẦN 2.NHỮNG HỆ PHÁI CƠ BẢN CỦA HUYỀN MÔN NAM TÔNG.

TRUY TÌM NGUỒN GỐC PHẬT QUYỀN.
( Tiếp theo )
CẢNH BÁO : Các tài liệu trong loạt bài này các bạn không nên tự luyện tập nếu không có chân sư hướng dẫn. dienbatn không chịu trách nhiệm về hành vi tự ý luyện tập của các bạn nếu có hậu quả đáng tiếc. dienbatn.


Bồ đề Đạt ma 9 năm diện bích.
Bây giờ, để tìm lại những trang hào hùng của lịch sử võ học, đã bị bụi thời gian phủ lên dày đặc những huyền thoại, chúng ta trở về thời điểm năm 518 dương lịch . Vào thời điểm đó có một vị Phật tăng Ấn Độ là Bồ Đề Đạt Ma (phiên âm tiếng Trung Quốc của tên Ấn Độ Puti Damo 菩 提 達 摩 , Bodhidharma) từ Ấn Độ (năm 518 Tây lịch) đến Trung Hoa truyền thụ giáo pháp Phật Giáo đồng thời sáng lập nên một giáo phái Phật giáo mới sau này phát triển khắp vùng Đông Nam Á, bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản là giáo phái Thiền Tông Trung Hoa. Ở Nhật Bản, tinh thần của Thiền (Zen) đã thấm đẫm văn hóa truyền thống của người Nhật qua các nghi thức trà đạo và các môn võ sau này.Sau khi triều kiến Lương Vũ Đế (463-549) (cũng thuộc triều Bắc Ngụy) ở Kim Lăng (Trung Quốc) bất thành, Bồ Đề Đạt Ma đã đến chùa Thiếu Lâm (năm 527) để truyền bá Phật pháp cho người Trung Hoa. Do đó Bồ Đề Đạt Ma cũng được coi như là ông tổ của Phật Giáo Thiền Tông.
Bồ Đề Đạt Ma và chùa Thiếu Lâm, sau này lại trở nên nổi tiếng ở Trung Hoa và các quốc gia lân cận bị ảnh hưởng bởi nền văn minh và văn hóa Trung Hoa không phải ở lĩnh vực tôn giáo - như là Sư tổ của cái nôi xuất xứ (tổ đình) của giáo phái Phật Giáo Thiền Tông Trung Hoa, mà lại nổi tiếng là Ông tổ của võ thuật Trung Hoa .
Thực ra chùa Thiếu Lâm đã có từ trước đó . Chùa Thiếu Lâm, theo như trong các tài liệu khảo sát bằng văn bản của Dương Huyễn Chi, trong "Lạc Dương Già-lam kí" (洛陽伽藍記; 547), và Lý Hiền (李賢), trong "Minh nhất thống chí (明一統志; 1461), cũng công nhận vị trí và thời đại của ngôi chùa như Đạo Tuyên trong "Tục cao tăng truyện" (续高僧传, 645). Quyển "Gia Khánh trùng tu nhất thống chí" (嘉慶重修一統志; 1843) viết rằng ngôi chùa ở tỉnh Hà Nam, được xây dựng vào năm Thái Hòa (太和) thứ 20 nhà Bắc Ngụy (tức năm 497), là ngôi chùa Thiếu Lâm ở huyện Đăng Phong (Dangfeng 登封), tỉnh Hà Nam (Henan 河南) (có sách viết là Hồ Nam là không đúng vì tỉnh Hồ Nam rất xa về phía Nam tỉnh Hà Nam), Trung Quốc, cách Bắc Kinh 600 km về phía Nam và cách Nam Kinh 600 km về phía Tây. Ngôi chùa bị hủy diệt và trùng tu vài lần, trở thành một trong những ngôi chùa xưa nhất của Trung Quốc. Trước khi Bồ Đề Đạt Ma tứ Ấn Độ đến thì chùa Thiếu Lâm cũng chỉ là một ngôi chùa nằm trong Ngũ hành sơn của Trung Quốc. Theo "Tục cao tăng truyện" (续高僧传, 645) của Đạo Tuyên ngôi chùa này ban đầu được Hiếu Văn Đế (孝文帝)(471-499) triều Bắc Ngụy (386-534) xây dựng vào năm 497 ở phía bắc ngọn núi Thiếu Thất (Shaoshi 少室山), trong dãy Tung Sơn (Songshan 嵩山), huyện Đăng Phong (Dengfeng 登封), thuộc tỉnh Hà Nam (Henan 河南) về hướng Tây Bắc gần thành phố Trịnh Châu (Giản thể: 郑州, Phồn thể: 鄭州; Bính âm: Zhèngzhōu) (là một trong năm ngọn núi danh thắng của Trung Quốc là Hoa sơn, Thái sơn, Hằng sơn, Hành sơn và Tung sơn) cho nhà sư Bạt Đà (Bá Tuó 跋陀), đến Trung Hoa vào năm 464, người đã thuyết giảng Bộ kinh Phật giáo ở Trung Quốc trong vòng ba thập kỷ.
Theo truyền thuyết của Phật Giáo Thiền Tông Trung Hoa, sau khi từ biệt Lương Vũ Đế, Bồ Đề Đạt Ma đã vượt sông Trường Giang (Dương Tử Giang) trên một ngọn cỏ lau (cước đạp lô diệp quá giang) đi đến chùa Thiếu Lâm và trụ trì ở đó. Ngày nay ở Thiếu Lâm tự vẫn còn bức tượng "cước đạp lô diệp quá giang" miêu tả tích này. Tại ngôi chùa này, ông đã thực hành thiền định trong chín năm liền quay mặt vào vách núi (cửu niên diện bích).
Trong thời gian trụ trì và thuyết pháp, nhận thấy các tăng nhân trong chùa có thể lực rất yếu kém không thể chống chọi nổi với thời tiết và khí hậu khắc nghiệt của vùng núi rừng hiểm trở, ngài đã kết hợp các bài tập luyện thở Yoga và một số môn võ tay không của Ấn Độ gọi là Cửu Long sáng tạo nên một số bài tập để rèn luyện tăng cường sức khỏe phục vụ cho quá trình tu hành.
Các bài tập của Bồ Đề Đạt Ma cho đến hiện nay vẫn chưa thể xác định được.
Tuy nhiên có một điểm cần lưu ý là các bài tập của Bồ Đề Đạt Ma có kèm theo một số các thủ thuật xoa bóp và điểm huyệt gọi là Án Ma Pháp (Anma Faat 按摩法) giống như phương pháp châm cứu và bấm huyệt của Đông y học Trung Quốc và phương pháp massage của phương Tây ngày nay. Do vậy trong các bài quyền của hầu hết các hệ phái Thiếu Lâm sau này thường hay có những động tác vỗ chân vỗ tay nhằm kích hoạt (activate) lên các huyệt đạo để phát động nguồn Khí lực trong cơ thể đồng thời để tạo khí thế khi diễn tập với mục đích làm cường kiện thân thể.
Các bài tập thở và xoa bóp huyệt đạo để đả thông khí huyết trong hệ kinh mạch của võ Thiếu Lâm có liên hệ mật thiết sau này với các phương pháp của trường phái triết học Trung Hoa cổ đại là phái Đạo Gia với Phép đạo dẫn mà nó chính là phương pháp luyện tập hơi thở và truyền dẫn nguồn năng lượng nội sinh (Inner Power) trong cơ thể được gọi là khí (tiếng Trung Hoa phát âm là Qi, tiếng Nhật là Ki cũng gần như nhau). Đó chính là phương pháp Khí công chỉ chuyên luyện nội khí, vận khí (dẫn khí), dụng khí hóa kình trong quyền thuật và Điểm Huyệt của võ Thiếu Lâm. Hai môn này hiện nay đang được các trường Đại học của Trung Quốc và Đài Loan . ( Viết theo http://vi.wikipedia.org/).
Lịch sử của võ phái Thiếu Lâm rất lâu đời, các bạn có thể tìm trên google, dienbatn không nêu ra đây nữa, nhưng có một điều rất hiển nhiên của lịch sử là ngay cả một lịch sử võ thuật lâu dài của Thiếu Lâm Trung Quốc cũng là do khởi đầu từ một vị Phật tăng Ấn Độ là Bồ Đề Đạt Ma . Bồ đề đạt ma được coi là tổ sư, người sáng lập phái võ Thiếu Lâm. Môn võ này có nguồn gốc từ môn võ thuật cổ truyền của Ấn Độ là võ Kalaripayat, mà Bồ-đề-đạt-ma là một võ sư của môn võ này.
Bây giờ, Võ học phát triển, Thiếu Lâm có mặt khắp nơi, không kể Đông Tây Nam Bắc và tùy theo phong thổ mỗi quốc gia mà có những nét đặc sắc riêng. Theo Lịch sử Võ Học Thế Giới chép rằng, các môn phái Nga My, Không Động, Võ Đang xuất phát từ Thiếu lâm tự; Karatedo, Taekwondo, Judo phát xuất từ cương quyền, nhu quyền, nhu thuật của Thiếu Lâm tự; Kiếm đạo của Nhật Bản, võ đạo trên thế giới đều tôn Ngài Bồ Đề Đạt Ma làm thủy tổ. Như vậy, chúng ta thấy, bao nhiêu hoa trái xum xuê vươn lên từ cây đại thọ thiền học hay võ học ở Trung Hoa và Việt Nam đều vươn lên từ Ngài Bồ Đề Đạt Ma, nên chúng ta có thể nói thiền và võ thuật cùng chung gốc và có mối quan hệ rất mật thiết.
Điều đó cũng có nghĩa là nguồn gốc của mọi nguồn gốc cũng đều từ PHẬT giáo của Ấn Độ.
Bây giờ ta lại khảo cứu đến Kalarippayattu – Môn võ cổ nhất thế giới.


Được xem là điệu múa đầy uy lực của nữ thần Shiva, Kalarippayattu là môn võ cổ xưa nhất của Ấn Độ, được lưu truyền đến ngày nay. Theo truyền thuyết, cách đây hàng ngàn năm trước Công nguyên, một vị hoàng tử Ấn Độ đã quan sát ghi nhận đòn thế giao tranh của các loài cầm thú rồi chế tác ra nhiều chiêu thức chiến đấu cho con người.
Kalarippayattu có thể coi là môn võ xưa nhất thế giới, có hệ thống bài bản, hành trình theo hướng từ Ấn Độ sang Trung Hoa, Nhật Bản rồi tỏa đi các nước khác.
Ngày nay, Kalarippayattu được truyền dạy như là một phương pháp tự vệ và thể dục rèn luyện thân thể hữu hiệu. Tại bang Karela, tổ đường của Kalarippayattu là một ngôi đền thờ nữ thần Siva và thần chiến tranh (Mahakali). Đền này cũng thờ tất cả các vị tổ sư nhiều đời của Kalari, là nơi để các môn đồ võ phái gặp gỡ cùng nhau tập luyện mỗi ngày. Nghi thức mở đầu buổi tập cùng các phương pháp kỹ thuật, đòn thế đã khiến các nhà võ học xác định vai trò ngọn nguồn của nó.


Đòn thế căn bản của Kalarippayattu gồm: Quyền, cước, cầm nã và điểm huyệt. Chiêu thức đòn thế có sự giống nhau với kỹ thuật của hầu hết các võ phái Nhật Bản, Trung Hoa. Kỹ thuật tấn công bằng đòn thế được gọi là dhanurveda, điểm huyệt được gọi là dim mak và chia ra làm 3 cấp độ: Dim chinh đánh lên dây thần kinh cảm giác gây kích ngất, bất tỉnh, dim Hsueh đánh lên gân máu, khớp xương gây tê dại, dim mak đánh lên tử huyết gây tử thương. Huyệt được gọi là marmas.
Võ phái Kalarippayattu cũng quan niệm có 108 huyệt trên thân thể con người như các võ phái Trung Hoa. Cách phân loại các huyệt cũng giống nhau: Huyệt đơn (eka Marmas), huyệt kép (dwanda Marmas), tử huyệt (padu marmas, gồm 12 huyệt), sinh huyệt (thodu marmas, gồm 96 huyệt).
Việc luyện nội công của Kalarippayattu thông qua môn Yoga (tiếng Phạn có nghĩa là sự liên kết tập trung khí lực). Có hai pháp môn Yoga chính là: Yoga tinh thần (Raja yoga) tương đương với tĩnh công, suy tưởng thiền định của các võ phái Nam Á; Yoga thể dục (Hatha yoga) tương đương động công, khí công.
Raja yoga nhằm đưa con người đến tình trạng Đại định và Thần lực bằng con đường tập trung cao độ tinh thần, cảm xúc, ý thức đến mức tự kiểm soát được toàn bộ con người.


Hatha yoga nhắm đến thể chất với mục tiêu tạo một sức khoẻ toàn diện bao gồm nhiều phép luyện thở có kết hợp với nhiều tư thế khác nhau của thân thể như tư thế cây chuối, cái cung, rắn hổ mang, cào cào…
Mỗi tư thế đều có tác dụng điều hòa và tăng cường sinh lực cho các cơ quan nội tạng. Theo nội dung triết lý chủ đạo của trường phái y thuật cổ Ayurveda thì lý trí có tác động mạnh mẽ nhất đối với sức khoẻ và thể xác của mỗi người. Đồng thời, sự giải thoát khỏi bệnh tật cũng lệ thuộc vào ý thức và sự cân bằng của lý trí. Khi lý trí đạt được sự cân bằng, nó sẽ chuyển giao sự cân bằng này cho cơ thể, giúp cơ thể chiến thắng bệnh tật.
Thành quả cuối cùng của 2 pháp môn này không hạn chế. Dù tập pháp môn nào người tập cũng sẽ đạt đến mục đích giống nhau: Đạt đến trạng thái hợp nhất về tinh thần, nội lực sung mãn, sức khoẻ dồi dào. Nhiều môn sinh Kalarippayattu đã biểu diễn những công phu đặc dị như đi như bay (Khinh công), đi trên nước (Thủy thượng phiêu), đi lên những bức tường thẳng đứng (Bích hổ du tường)…(Theo bee ).
Như các bạn đã biết, ngày xưa khi  Huyền Trang tên tục Trần Huy (Trần Vĩ hoặc Trần Y 陳褘) sinh năm 596,đời Tùy Văn Đế tới Ấn Độ để thỉnh kinh Phật, các tác phẩm kinh Phật ông mang về dịch tại Trung Quốc hầu như bằng chữ (zh. Phạm/Phạn ngữ 梵語; sa. saṃskṛtā vāk संस्कृता वाक्, hoặc ngắn hơn là saṃskṛtam संस्कृतम्) là một cổ ngữ của Ấn Độ còn gọi là bắc Phạn để phân biệt với tiếng Pali là nam Phạn .
dienbatn đã tham khảo khá nhiều tài liệu viết về Phật quyền, Thần quyền, thì đa phần sử dụng các câu chú tiếng Pali ( Pāli (पाऴि) còn gọi là Nam Phạn, là một ngôn ngữ thuộc nhóm Ấn-Aryan Trung cổ hay prakrit. Nam Phạn là ngôn ngữ kinh điển của Phật giáo Nam Tông, dùng trong việc chép kinh cùng tụng niệm, trong đó có bộ Kinh Tam tạng (tên theo tiếng Nam Phạn là Tipitaka). Chữ Nam Phạn được đúc kết từ mấy nguồn hệ thống chữ viết khác nhau, từ chữ Brahmi, Devanāgarī và các chữ viết thuộc hệ Ấn-Aryan. ).
Chỉ có một số rất ít tài liệu viết về Phật quyền, Thần quyền sử dụng tiếng Phạn hay tiếng Trung Quốc. 
Tuy nhiên có một điều hết sức thú vị là khi sử dụng chú bằng tiếng Pali thì hầu hết tất cả những câu thỉnh Tổ của Phật quyền, Thần quyền lại dùng tiếng Trung Quốc ( Chuyển thừ Phạn tự sang tiếng TQ do Huyền Trang thực hiện ).
Lược lại quá trình lịch sử, dienbatn mạo muội lập một bản đồ phát triển của Phật giáo như sau :



Giai đoạn 1 : Sự xuất hiện của người Aryan tại Ấn Độ.
 "Có lẽ vào khoảng 1000 năm trước Công nguyên những cư dân thuộc chủng tộc Aryan bắt đầu tràn vào Ấn Độ từ phía Bắc, xâm nhập không gian cư trú của người Dravidian . Người Aryan là những bộ lạc bán du mục, mặc dù có văn hoá kém hơn, nhưng có sức mạnh quân sự hơn hẳn người bản địa đã dần dần chiếm lĩnh được hết Ấn Độ bằng chiến tranh. Khi đã có địa bàn đứng chân chắc chắn họ tiếp tục tiến xuống miền Nam Ấn với những đợt di dân bằng sức mạnh tôn giáo cho đến khi làm chủ toàn bộ bán đảo. Cuộc di cư vĩ đại này đã tạo ra quá trình hoà trộn tổng hợp văn hoá giữa 2 dân tộc Dravidian và Aryan.Người Aryan đã "mượn chế độ cộng đồng làng xóm, chính sách điền địa thuế khoá", (Will Durant - Lịch sử văn minh Ấn Độ) của người Dravidian, tổ chức lại đất nước thành những tiểu quốc nhỏ theo chế độ phong kiến. Mặt khác họ đưa vào đất An một tôn giáo mới, tôn giáo này kết hợp với những tôn giáo sẵn có tại địa phương thành tín ngưỡng chung cho toàn Ấn Độ trong một giai đoạn dài cho đến 500 năm trước Công nguyên. Người ta gọi đó là kỷ nguyên Veda, theo tên những bộ kinh ra đời trong thòi gian này.
Các kinh Veda chứa đựng những yếu tố căn bản, đặt nền móng cho tư tưởng và văn hoá Hinđu giáo sau này.
Từ cuối kỷ nguyên Veda, Ấn Độ bắt đầu phải đương đầu với hai cuộc xâm lấn từ phía Tây Bắc của người Ba Tư vào thế kỷ thứ VI trước Công nguyên và của Hy Lạp vào thế kỷ thứ IV trước Công nguyên. Người Ấn sau đó giành lại được đất đai và lập nên triều đại Maurya thống nhất toàn bán đảo dưới một quốc gia tập quyền. Sau khi Ashoka, vị vua Maurya và là phật tử vĩ đại nhất qua đời, triều đại này tan rã một cách nhanh chóng, và đất nước bị chia rẽ dẫn đến hàng loạt cụộc xâm chiếm mới của người Bactria, người Shakas, người Kushan, mỗi tộc người lại lập ra một hoặc nhiều vương quốc ở phía Tây và Bắc Ấn Độ.
Giữa những xáo trộn ghê gớm đó, hàng loạt tôn giáo mới ra đời, phát triển, đóng góp vào kho tàng văn hóa và tư tưởng Ấn Độ những giá trị quý báu. Đáng chú ý nhất là sự huy hoàng của đạo Phật dưới triều Maurya và đạo Jain xuất hiện.
Đến thế kỷ thứ IV và V sau Công Nguyên, Ấn Độ bước vào một giai đoạn hoàng kim dưới triều đại Gupta. Trong thời kỳ này nền văn hóa Ấn Độ đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Các vua triều Gupta nâng đỡ các nhà khoa học, nghệ sĩ, phát triển các ngành văn hóa tôn giáo, khoa học và nghệ thuật. Đặc biệt, các tôn giáo đều có cơ hội phát triển khá tự do, bình đẳng, kéo theo những môn nghệ thuật liên quan. Phía Hinđu giáo, các học giả, tu sĩ phục hồi lại vãn học Hindun, "làm cho tiếng Sanskrit trở thành một thứ thế giới ngữ cho khắp các nhà trí thức Ấn Độ " (Will Durant - Lịch sử văn minh An Độ). Còn nghệ thuật Phật giáo cũng phát triển mạnh, sản sinh ra được những tác phẩm hàng đầu như hệ thống bích họa trong các chùa hang. Tuy nhiên thời kỳ rực rỡ đó bị chấm dứt bởi những cuộc xâm lăng của Hung Nô. Sang thế kỉ thứ VII, triều đại Harsha đẩy lui Hung Nô và phục hồi được phần nào nền hòa bình và không khí văn hóa thời Gupta. Vị vua lập quốc Harshavarhana, là một minh quân có tâm hồn và tài năng của nghệ sĩ, đồng thời lại có chính sách khoan dung với mọi tôn giáo. Chính vì vậy, văn hóa Ấn Độ, đặc biệt là văn hóa Phật giáo lại thịnh đạt trong một thời gian dài.
( http://kientrucsaigon.net/).
Giai đoạn 2 : Sự truyền bá của đạo Phật từ Ấn độ tới Trung Quốc :
1/ Tì-ni-đa-lưu-chi (zh. 毘尼多流支, sa. vinītaruci), ?-594, cũng được gọi là Diệt Hỉ (滅喜), là Thiền sư Ấn Độ sang Trung Quốc tham học, môn đệ đắc pháp của Tam tổ Tăng Xán và là người khai sáng thiền phái Tì-ni-đa-lưu-chi tại Việt Nam.
Sư là người Nam Thiên Trúc (Ấn Độ), thuộc dòng dõi Bà-la-môn. Sư thuở nhỏ đã có ý chí khác thường, đi khắp mọi nơi cầu học Phật pháp. Năm 574, Sư sang Trung Quốc và nhân đây có cơ hội yết kiến Tam tổ Tăng Xán tại núi Tư Không. Thấy cử chỉ uy nghiêm của Tổ, Sư bỗng đem lòng kính mộ, đứng trước vòng tay cung kính. Tổ vẫn ngồi im nhắm mắt không nói. Sư đứng im suy nghĩ giây lát bỗng nhiên tự ngộ, liền quì xuống lạy ba lạy. Tổ thấy vậy cũng chỉ gật đầu ba lần. Sư muốn đi theo hầu Tổ nhưng Tổ lại khuyên đến phương Nam giáo hóa.( vi.wikipedia.org)
 2/ Đường Tam Tạng hay Đường Tăng, Huyền Trang (chữ Hán: 玄奘; bính âm: Xuán Zàng; khoảng 602–664) là một Cao tăng Trung Quốc, một trong bốn dịch giả lớn nhất, chuyên dịch kinh sách Phạn ngữ ra tiếng Hán. Nhà sư cũng là người sáng lập Pháp tướng tông (zh. fǎxiàngzōng 法相宗), một dạng của Duy thức tông (zh. 唯識宗, sa. yogācāra, vijñānavāda) tại Trung Quốc. Vì tinh thông Kinh điển Phật giáo nên nhà sư còn mang danh hiệu là Tam Tạng (pháp sư), là người tinh thông cả Tam tạng.
Huyền Trang tên tục Trần Huy (Trần Vĩ hoặc Trần Y 陳褘) sinh năm 596, năm thứ 16[cần dẫn nguồn] đời Tùy Văn Đế Dương Kiên tại Lạc Châu (洛州), huyện Câu Thị (緱氏縣), tỉnh Hà Nam, trong một gia đình có truyền thống quan lại. Đến cha của Huyền Trang là Trần Huệ thì dốc tâm vào Nho học, từ khước làm quan. Theo các truyện kí thì từ nhỏ Sư nổi danh thông minh đĩnh ngộ, sớm được thân phụ chỉ dạy những nghi thức Nho giáo.
Năm lên 13 tuổi Sư đã xuất gia và Thụ giới cụ túc năm 21 tuổi. Sư tu học kinh sách Đại thừa dưới nhiều giảng sư khác nhau và thấy có nhiều chỗ giảng giải mâu thuẫn. Đây là lí do chính thúc đẩy Sư lên đường đi Ấn Độ để tự mình tìm hiểu.
Mặc dù bị hoàng đế ra lệnh cấm đi du hành qua Ấn Độ, năm 629 Sư liều mình ra đi để hành hương chiêm bái quê hương Đức Phật, hi vọng sẽ tìm kiếm và nghiên cứu kinh điển mà hồi đó Trung Quốc chưa biết tới. Tập kí sự du hành của Sư (viết theo yêu cầu của nhà vua, người đã khâm phục và hỗ trợ Huyền Trang sau khi Sư vinh quang trở về năm 645), có tên là Đại đường tây vực kí, để lại cho hậu thế một nguồn tài liệu vô song về địa lí, xã hội và tập quán của miền Trung Á và Ấn Độ trong thế kỉ thứ bảy. Nhiều miêu tả của Sư về các vùng đất đó đã đạt tới độ chính xác mà trong thế kỉ 19, 20, nhiều nhà du khảo phương Tây như Ariel Stein đã tham khảo tập kí sự đó như một tập sách hướng dẫn nhằm tìm lại và xác định những vị trí đã được tìm ra và rồi bị lãng quên trong nhiều thế kỉ.
Sau khi trở về cố quốc, một phần nhờ trình độ uyên bác xuất chúng, một phần nhờ tiếng tăm vang dội mà Sư đã gặt hái được tại Ấn Độ và các nước Trung Á, một phần nhờ hoàng đế Trung Quốc đặc biệt hỗ trợ, như xây cất chùa chiền cho Sư trú ngụ cũng như thành lập một ban dịch thuật do chính nhà vua chọn lọc để giúp cho Sư hoàn thành công tác phiên dịch của hơn 600 kinh sách mang về Trung Quốc, Huyền Trang đã trở thành tu sĩ tiếng tăm nhất tại vùng Đông Á trong thế hệ đó. Học viên đến với Sư từ khắp Trung Quốc, kể cả từ Triều Tiên và Nhật Bản, song song có nhiều tăng sĩ từ Ấn Độ và các vương quốc Trung Á đến để bày tỏ lòng hâm mộ. Ngoài việc truyền bá kinh sách Phật giáo và tư tưởng Ấn Độ mới mẻ vào Trung Quốc, Sư cũng gây ảnh hưởng lên nền nghệ thuật và kiến trúc Trung Quốc bằng những vật dụng và thiết kế do Sư mang về. Có một ngôi chùa được xây theo thiết kế của Sư tại Trường An (ngày nay là Tây An) để chứa dựng kinh sách và các tác phẩm nghệ thuật của Sư mang về. Ngôi chùa đó ngày nay vẫn còn và là một dấu ấn quan trọng của đô thị này.
Sư là một trong những dịch giả người Hán dịch các văn bản của Phật Giáo Ấn Độ vĩ đại nhất và mang lại thành quả lớn lao nhất (và cũng chính xác nhất). Nhiều dịch phẩm của Sư, như Tâm kinh và Kim Cương kinh, ngày nay vẫn còn đóng một vai trò quan trọng trong việc hành lễ Phật giáo hàng ngày. Qui mô của các dịch phẩm của Sư là vô song, không chỉ những kinh sách của Duy thức tông mà Sư quy phục, mà còn bao gồm đầy đủ những kinh tạng đạo Phật, từ phép chỉ quán và đà-la-ni, đến phép quán tưởng, đến a-tì-đạt-ma cũng như toàn bộ kinh bát-nhã ba-la-mật (bộ kinh này chiếm ba bộ của Địa tạng Trung Quốc), kinh A-hàm, kinh Đại thừa, các chú giải về kinh và luận, Nhân minh học (Sư là người duy nhất dịch kinh luận Nhân minh ra chữ Hán) và kể cả một văn bản Thắng luận của Ấn Độ giáo.vi.wikipedia.org)
Giai đoạn 3 : Phật giáo vào Việt Nam :
1/ Tại miền Bắc Việt Nam : 
Đạo Phật truyền đến Việt Nam vào khoảng đầu thế kỷ Công Nguyên [năm 580]. Đến cuối thế kỷ thứ hai, Việt Nam đã thành lập được một trung tâm Phật Giáo quan trọng trong vùng, thường được gọi là trung tâm Phật Giáo Luy Lâu, nay thuộc tỉnh Bắc Ninh, phía bắc thành phố Hà Nội. Luy Lâu là thủ đô của xứ Giao Chỉ, tên cũ của Việt Nam, và là một trạm nghỉ chân quen thuộc của các nhà truyền giáo đạo Phật người Ấn Độ, trên hành trình sang Trung Hoa theo đường biển của các thương gia Ấn đi từ bán đảo Ấn Độ. Một số kinh điển Đại Thừa và A-hàm đã được dịch sang Hoa văn tại đó, chẳng hạn như kinh Tứ Thập Nhị Chương, An Ban Thủ Ý, Kinh Bổn Sanh, Kinh Mi-lan-đa Vấn Đạo, v.v.
Tỳ Ni Ða Lưu Chi - Sư sang Việt Nam khoảng cuối thế kỉ thứ 6 (~580), cư trú tại chùa Pháp Vân (chùa Dâu) tỉnh Hà Bắc. Nơi đây Sư dịch bộ kinh Đại thừa phương quảng tổng trì sau khi đã dịch xong bộ Tượng đầu tinh xá kinh tại Trung Quốc.
Theo Thuyền Uyển Tập Anh, Tỳ Ni Ða Lưu Chi đã nghe lời tổ Tăng Xán xuống phương Nam hành đạo và do đó đã dịch các kinh Tượng Ðầu và Nghiệp Báo Sai Biệt tại chùa Chế Chi ở Quảng Châu và sau khi tới chùa Pháp Vân ở làng Cổ Châu, Long Biên, mới bắt đầu dịch kinh Tổng Trì. Thuyền Uyển Tập Anh nói rõ rằng ông đến chùa Pháp Vân vào tháng Ba năm Giáp dần (594) thì tịch. Thời gian ông lưu trú tại Việt Nam như vậy là 14 năm.

Khi ông qua tới chùa Pháp Vân thì ở đây đã có một vị thiền sư Việt Nam tên là Quán Duyên đang dạy thiền học cho đồ chúng. Ông ở lại đây và chọn thiền sư Pháp Hiền làm đệ tử. Pháp Hiền từ trước đã có học thiền học với Quán Duyên.
2/ Tại miền Nam Việt Nam :
*Therevada tại miền Nam Việt Nam.
" Phần đất phía nam của Việt Nam ngày nay đầu tiên có người Chàm và Cam Bốt (Khơ-me) trú ngụ, và họ theo cả hai truyền thống Đại Thừa Ấn Độ và Phật Giáo Nguyên Thủy, mặc dù có lẽ là người Chàm đã theo truyền thống Nguyên Thủy từ thế kỷ 3 CN và người Cam Bốt chỉ bắt đầu theo Nguyên Thủy vào thế kỷ 12 . Người Việt bắt đầu xâm chiếm và thu nhập phần đất nầy vào thế kỷ 15, và đến thế kỷ 18, hình dạng của quốc gia Việt Nam như hiện nay được hoàn tất. Từ đó, sắc tộc Việt theo Phật Giáo Đại Thừa, trong khi sắc tộc Khơ-me theo truyền thống Nguyên Thủy, cả hai truyền thống nầy cùng chung nhau hiện hữu an hòa.
Chữ Theravada được ghép từ hai chữ thera và vada. Trong tiếng Pa-li chữ thera có nghĩa là người xưa, người đi trước, người cao tuổi, người con cả (ancien, aîné / ancient, old, elder) hoặc một người mang phẩm trật cao (senior). Trong phạm vi của Phật Giáo Theravada chữ thera được dùng để gọi một người tỳ kheo đã được thụ phong hơn mười năm - nói theo cách của các nhánh gia đình Phật Giáo khác là người tỳ kheo ấy đã "thọ cụ túc giới" hơn 10 năm. Do đó kinh sách Hán ngữ đã dịch chữ thera là "Thượng Tọa" hay "Trưởng Lão" (chúng ta sẽ trở lại vấn đề này trong phần tìm hiểu nguồn gốc của Phật Giáo Theravada dưới đây). Chữ vada có nghĩa là quan điểm hay giáo lý (doctrine, theory), vậy nếu dịch chữ Theravada là "Giáo Lý của các vị Thượng Tọa" hay của các vị "Trưởng Lão" thì không có nghĩa gì cả, nói cách khác là tiền ngữ thera trong chữ Theravada không có nghĩa là Thượng Tọa hay Trưởng Lão mà chỉ có nghĩa là "người xưa". Tóm lại phải hiểu toàn bộ chữ Theravada là "Giáo lý của những người xưa"
Trên thực tế Theravada chỉ xuất phát từ một trong số 18 học phái xưa mà thôi. Học phái này được đưa vào Tích lan vào thế kỷ thứ III trước Tây Lịch, và sau đó cũng đã phát triển và biến dạng không ít trước khi được chính thức "khai sinh" với cái tên gọi là Theravada vào thế kỷ thứ VII như đã nói trên. Thế nhưng tại sao lại nên gọi gia đình Phật Giáo này là Theravada? Dù rằng chỉ đại diện cho một học phái xưa thế nhưng ít ra tên gọi Theravada cũng phản ảnh phần nào nguồn gốc xưa của Phật Giáo trước khi Đại Thừa Phật Giáo (Mahayana) được chính thức hình thành vào thế kỷ thứ I sau Tây Lịch.
Đạo Phật du nhập vào Việt Nam thế kỷ đầu Tây lịch.Tại Việt Nam, ngoài Phật giáo Đại thừa, Phật Giáo Nam Tông có hai hệ phái chính: Phật Giáo Nam Tông Khmer và Phật Giáo Nam Tông người Kinh, cả hai chủ yếu được thịnh hành ở vùng Nam - Trung Bộ.
Chúng ta được biết:“Phật giáo Nam Tông được truyền vào Việt Nam theo con đường của các nhà truyền giáo từ Ấn Độ đi theo đường biển tới Tích Lan (Srilanca), Miến Điện (Myanma), Thái Lan tới vùng sông Mê Kông (Campuchia) và vào vùng các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (phía Nam) của Việt Nam, được đông đảo người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc Khmer đón nhận, trở thành tôn giáo của người Khmer, do đó gọi là Phật giáo Nam Tông Khmer”...
Phật giáo nguyên thuỷ- Nam tông (Theravada) có bề dày lịch sử rất lâu đời, sự truyền thừa được các sử gia thừa nhận là không bị gián đoạn. Điểm ưu việt của nó là truyền bá đến quốc gia nào vẫn giữ được nét văn hoá Phật giáo đặc thù, mà những truyền thống khác rất hiếm có. Phật giáo nguyên thuỷ hiện nay có mặt ở những quốc gia: Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Anh, Mỹ, Ý, Úc, Mã Lai, Indonesia,Nepal, Ấn Độ v.v… Điểm đáng nói là tính thống nhất trong truyền thống Nguyên thuỷ, chư tăng tụng kinh bằng tiếng Pali và tiếng bản ngữ , tu hành y cứ theo thánh điển Pali, Tam y và bình bát là tài sản của bậc xuất gia, chỉ ăn ngày một buổi, không ăn phi thời. 
Miền Nam Việt Nam xưa kia là lãnh thổ của vương quốc  Phù Nam. Theo sử liệu của Trung Hoa vương quốc này thành lập khoảng thế kỹ 12 trước Công nguyên, nhưng theo những nhà khảo cổ Tây phương dựa vào bia ký khắc trên đá, vách thành đã được tìm thấy dưới lòng đất thì quốc gia này lập quốc thế kỷ thứ 1 sau công nguyên.  Nhưng vương quốc Phù Nam bị Chân Lạp xâm chiếm và tiêu diệt vào cuối thế kỷ thứ 6. Trên bản đồ,  Phù Nam không còn nữa. Trải qua năm tháng nhờ Việt Nam, triều Nguyễn, bảo hộ chống nội loạn và ngọai chiến nên vua Chân Lạp nhượng đất để đền ơn đáp nghĩa vào năm Đinh sửu (1759) .
Từ khi lập quốc đến thế kỷ thứ 6 sau Tây lịch do các vua chúa Phù Nam cai trị. Từ thế kỷ thứ 6 đến năm 1759 là các triều đại của vua chân lạp  . Năm Đinh Mão (1867) Pháp chiếm Miền Nam làm thuộc địa, để phân định hai quốc gia với lối cai trị khác nhau vị toàn quyền Pháp và quốc vương Campuchia ấn định lằn ranh giữa hai nước đồng ký vào bản nghị định ngày 9-7- 1870, do vậy Miền nam có mặt trên bản đồ thế giới dưới tên gọi do thực dân Pháp đặt ra Cochinchinne, gọi là Nam Kỳ . Năm 1945, chế độ thực Dân Pháp sụp đổ, Việt Nam Cộng Hòa ra đời danh từ Nam Kỳ đổi thành Miền Nam Việt Nam. Ngày 30-4-1975 chế độ Việt Nam Cộng Hòa không còn nữa, đất nước chúng ta thống nhất từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau. Người Việt gốc khơme sống trong lãnh thổ Việt Nam cũng  được hưởng quyền tự do bình đẳng như người Việt Nam.
Ngày nay, những nhà khảo cổ  đã phát hiện những cổ vật, tháp, tượng Phật, thần ở Long An, Kiên Giang, Đồng Tháp Mười v.v… có niên đại 530, 400, 300 năm trước công nguyên . Điều đó cho chúng ta thấy rằng những địa điểm trên đã có một nền văn hóa thật sự văn minh và phát triển tại đây.
Đồng thời trong Mahàvamsa, lịch sử truyền bá của Phật giáo thì có nhắc đến phái đoàn truyền giáo sang xứ Suvannabhùmi của vua ASOKA vào thế kỷ thứ III trước công nguyên do hai vị A La Hán Sona và Uttara lãnh đạo. Các nhà sử học thật  khó khăn để thẩm định  ranh giới của địa danh Suvannabhùmi này ở đâu? Nhưng đa số cho rằng cả vùng Đông Nam Á. Cụ thể hơn ông Aymonier cho rằng Phù Nam là  Miền Nam Việt Nam hiện nay. Theo ông Abel Résumat Phù Nam là Miền Bắc Việt Nam .  Chính vì thế những quốc gia như Thái Lan, Miến Điện, Lào, Camphuchia và Việt Nam, lịch sử  Phật giáo những quốc gia này đều có ghi nhận là vào thế kỷ thứ III  truớc công nguyên phái đòan vua Asoka có truyền đạo đến đất nước của Mình. Từ đó chúng ta có thể đưa ra những kết quả niên đại Phật giáo du nhập vào Miền Nam Việt Nam." ( dienbatn tổng hợp các tư liệu )
* Các triều nhà Nguyễn ở miền Nam Việt Nam .
Chúa Nguyễn là cách gọi chung trong sử sách và dân gian về những nhà cai trị các vùng đất từ Thuận Hóa (phía nam đèo Ngang hiện nay) vào miền nam của Việt Nam, bắt đầu từ đầu giai đoạn Lê Trung Hưng của nhà Hậu Lê, hay giữa thế kỷ 16, cho đến khi bị nhà Tây Sơn tiêu diệt năm 1777. Các chúa Nguyễn là tiền thân của nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam.
Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê và lập ra nhà Mạc. Nguyễn Kim (1468-1545), vốn là một tướng giỏi của nhà Hậu Lê, nhờ có công giúp vua Lê chống lại nhà Mạc nên được phong chức Thái Sư Hưng Quốc Công, sau này khi nhà Nguyễn thống nhất đất nước đã truy tôn ông là Triệu tổ Tĩnh hoàng đế. Nguyễn Kim có ba người con. Con gái đầu tên Ngọc Bảo, lấy Trịnh Kiểm, người sau này trở thành vị chúa mở đầu cho sự nghiệp của các chúa Trịnh ở Đàng Ngoài; hai người con trai kế của Nguyễn Kim cũng là tướng giỏi và được phong chức Quận công. Sau khi người con trai lớn là Nguyễn Uông, bị anh rể là Trịnh Kiểm giết, người con trai còn lại là Nguyễn Hoàng đã xin vua Lê cho vào cai trị vùng đất Thuận Hóa để rời xa tầm ảnh hưởng của anh rể, nhằm mưu đồ tạo dựng cơ nghiệp riêng cho họ Nguyễn. Tổng cộng có chín chúa Nguyễn cai quản xứ Đàng Trong trong hơn 2 thế kỷ.
Nguyễn Hoàng (chữ Hán: 阮潢; 28 tháng 8 năm 1525 – 20 tháng 7 năm 1613) là người tiên phong trong việc mở rộng bờ cõi đất nước xuống phía nam, mở đầu cho việc hùng cứ phương nam của 9 chúa Nguyễn, tạo tiền đề cho việc thành lập vương triều nhà Nguyễn bao gồm 13 vua; nhưng cũng là người mở đầu cho cuộc chiến tranh Trịnh-Nguyễn sau này.
Để mở rộng bờ cõi, năm 1611 ông đã thực hiện cuộc Nam tiến đầu tiên sau khi trấn giữ Thuận Quảng. Tiến chiếm đất từ đèo Cù Mông (bắc Phú Yên) đến đèo Cả (bắc Khánh Hòa) của vương quốc Chăm Pa khi đó đã suy yếu rất nhiều, lập thành phủ Phú Yên gồm hai huyện Tuy Hòa và Đồng Xuân, giao cho Văn Phong trấn giữ.
Cho tới khi ông mất, giang sơn họ Nguyễn trải dài từ đèo Ngang, Hoành Sơn (nam Hà Tĩnh) qua đèo Hải Vân tới núi Đá Bia (Thạch Bi Sơn), gần đèo Cả, bây giờ là vùng cực nam Phú Yên, giáp tỉnh Khánh Hòa.
Trong khoảng thời gian 200 năm kể từ 1558 khi chúa Tiên Nguyễn Hoàng được vua Lê cử cai quản đất Thuận Hóa và sau đó là Quảng Nam. Với những công trình khẩn hoang của mình, chúa đã làm cho hai xứ Thuận Quảng từ một vùng đất hoang sơ lạc hậu, nhanh chóng trở thành một khu vực kinh tế phát triển.
Cho đến năm 1757, khi chúa Võ Nguyễn Phúc Khoát tổ chức hành chánh hoàn tất vùng Nam bộ thì cương vực và lãnh thổ Việt Nam đã tăng gấp đôi.
Với sự mở đầu ra đi của chúa Nguyễn Hoàng, và kế tục là các đời chúa con cháu của ngài, đất nước đã tiếp thụ một nguồn của cải mới, đó là cả một vùng đất phía Nam giàu có, là các cuộc giao thương cường thịnh với các trung tâm thương mại mới: Hội An; Nông Nại Đại Phố, Gia Định, Bến Nghé, Hà Tiên... là các tri thức mới khi tiếp cận ở nhiều dân tộc phương Nam hay đến từ phương Nam. 
Theo chân những đoàn quân của các Chúa Nguyễn, những nhà truyền giáo, các Pháp sư, Phù thủy từ miền Bắc Việt Nam mang theo những bí thuật Huyền môn của mình kết hợp với Huyền môn bản địa mà tạo ra những trang sử huy hoàng của giới Huyền môn Việt Nam.
Xin coi tiếp bài 24 - dienbatn.

Bài viết liên quan tại chuyên mục:MẬT TÔNG-ĐẠO PHÁP-HUYỀN MÔN ,TƯ LIỆU VỀ BÙA NGẢI

Không có nhận xét nào:

Đặt mua Website này: 100.000 Vnđ - Liên hệ: Click here