LƯỢC KHẢO VỀ CÁC HỆ PHÁI HUYỀN MÔN NAM TÔNG.
PHẦN 2.NHỮNG HỆ PHÁI CƠ BẢN CỦA HUYỀN MÔN NAM TÔNG.
CẢNH BÁO : Các tài liệu trong loạt bài này các bạn không nên tự luyện tập nếu không có chân sư hướng dẫn. dienbatn không chịu trách nhiệm về hành vi tự ý luyện tập của các bạn nếu có hậu quả đáng tiếc. dienbatn.
II / PHÁI THẤT SƠN THẦN QUYỀN.
ĐI TÌM NGUỒN GỐC PHÁI THẤT SƠN THẦN QUYỀN.
SỰ TRUYỀN THỪA CỦA PHÁI THẤT SƠN THẦN QUYỀN.( Tiếp ).
Trên dải đất phương Nam , từ khi Chúa Nguyễn Hoàng nghe theo câu " Hoành Sơn nhất đái - Vạn Đại dung thân " của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, trải qua các triều của các Vua Nguyễn, người dân Nam mang trong mình dòng máu Lạc Hồng, mang theo hồn Thiêng của sông núi , mang theo những kiến thức Huyền môn của miền Bắc và Trung , đấu tranh liên lục mở mang bờ cõi . " Từ thủa mang gươm đi dựng nước - Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long " ( Huỳnh Văn Nghệ ). Đất Việt Nam địa linh , nhân kiệt mang hình chữ S tạo nên một bức địa đồ có hai mảng âm - dương kết hợp kỳ bí , là một Thánh địa Long tàng hổ phục. Nơi đây đã , đang và sẽ sinh ra biết bao nhiêu nhân tài , là điểm tập kết và hội tụ của rất nhiều hệ phái Huyền môn của nhân loại qua các dòng chảy của văn hóa, giao thương, truyền Đạo....
Huyền môn của Trung Hoa đã tập trung ở miền Bắc từ hàng ngàn năm trước . Các phái Huyền môn Trung Hoa như : Lỗ Ban, Mao Sơn , Chúc Do Khoa, Lỗ Ban Thái Thượng , Lỗ Ban sát Thần phù , Lỗ Ban 12 cửa, Lỗ Ban Cửu Khiếu, Lỗ Ban độc trùng ( Từ Vân Nam truyền vào ) , Lỗ Ban Cửu Thiên, Lỗ Ban Ngũ hành , Phù thủy....
Các dân tộc thiểu số miền núi phía bắc Việt Nam như Thái , HMông, Dao, Mường, Mán, Khơ Mú, Rục, ....đều có những Thày Mo, Thày Tào nắm rất chắc các thuật Huyền môn như Nèm, Chài, Thư , Thuốc, Trù, Ếm ...
Các phái Huyền môn phát xuất từ phương Bắc và các dân tộc thiểu số miền bắc Việt Nam, ảnh hưởng của Phật giáo Đại thừa, của các câu chú Đà La ni bằng chữ Phạn hay Tây tạng, các hình ảnh Phật, các chủng tử...được các nhà Huyền môn chế tác kết hợp với Đạo giáo Trung hoa thành ra trong Huyền môn miền Bắc , thường sử dụng những câu chú là chữ Hán , kết hợp với tiếng địa phương của mình, các lá Bùa bao giờ cũng kèm theo các ký tự hán ngữ theo kiểu chữ Bùa.
Trong đoàn quân Nam tiến của Chúa Nguyễn Hoàng ngày xưa, không thiếu những vị Pháp sư, Phù thủy, Đông y , mang trong mình những thuật Huyền môn của miền Bắc, khi vào Nam đã tiếp thu những tinh hoa Huyền môn từ các dân tộc Chăm , Ba Na, Ê Đê, vân Kiều , Cờ Ho , Cơ Tu , Ra rai , KhMer .... Khi vào tới Nam bộ , lại giao thoa với những phái Huyền môn của Phật giáo Nam tông ( Therevada ) . Những phái Huyền môn của Phật giáo Nam tông có thể du nhập vào Nam bộ qua vùng rừng núi giáp ranh với Việt Nam như Lào, Campuchia, có thể đi theo thương thuyền từ Thái Lan, In đô nê chia, Phi lip pin, Singapo... Các nước theo Phật giáo Nam tông trong Huyền môn thường hay sử dụng chú ngữ PaLi và Bùa Điển ( Không có các Hán tự ). Ta có thể kể đến những môn phái của Huyền môn Nam tông như : Lục cà Tha, Lục Giây, Mẹ Sanh, Mẹ Lục, Mẹ Đất, Mẹ Sroc , Gồng Trà Kha, Năm Ông , Ngũ công Vương Phật, Mẹ Ngũ hành , Phật Đen, Tổ Tóc Đanh, Tổ Xì Bích , Tổ vắt Khăn .....
Lại có những môn phái tại vùng Châu Giang là người Chăm có chú thuật bằng kinh Cô Ran cổ , dùng luyện Ngải, luyện thư , ếm. Một số môn phái còn tiếp thu những bí thuật từ Phi Líp Pin , In đô nê chia thờ Mẹ Đất , Thần Rừng, Thần Núi hay thờ những vị nửa người , nửa thú , kết hợp cả động thực vật thành một sức mạnh kỳ bí như Ắp Pla kết là thuật kết hợp giữa tinh tre gai và Thần Đất , Bo gẹt là kết hợp giữa râu con cọp và măng rừng tạo nên những liều thuốc cực độc, Chiêm Niền là thuật kết hợp giữa gai cá Ngạnh và lá rừng.
Ta hãy so sánh hai lá Bùa của nam Tông và Bắc tông sẽ thấy rất rõ nguồn gốc của chúng.
Lại có những môn phái tại vùng Châu Giang là người Chăm có chú thuật bằng kinh Cô Ran cổ , dùng luyện Ngải, luyện thư , ếm. Một số môn phái còn tiếp thu những bí thuật từ Phi Líp Pin , In đô nê chia thờ Mẹ Đất , Thần Rừng, Thần Núi hay thờ những vị nửa người , nửa thú , kết hợp cả động thực vật thành một sức mạnh kỳ bí như Ắp Pla kết là thuật kết hợp giữa tinh tre gai và Thần Đất , Bo gẹt là kết hợp giữa râu con cọp và măng rừng tạo nên những liều thuốc cực độc, Chiêm Niền là thuật kết hợp giữa gai cá Ngạnh và lá rừng.
Ta hãy so sánh hai lá Bùa của nam Tông và Bắc tông sẽ thấy rất rõ nguồn gốc của chúng.
1/ BÙA BẮC TÔNG.
Bài Chú Chúc Quan Phù Sứ
Triệu Thỉnh Thượng Giới Thiên Tiên Trực Phù Sứ, Trung Giới Địa Tiên Trục Phù Sứ, Hạ Giới Ngoại Tiên Trực Phù Sứ, Kim Thời Phụng Sự Trực Phù Sứ, Thiên Lý Tầm Phù Danh Hương Thỉnh, Phi Vân Tẩu Vụ Ngoại Đàn Tiên, Đệ Tử Tâm Hương Thông Tam Giới, Thông Vấn Tam Giới Trực Phù Thần, Khoái Đổ Cửu Năng Tụ Thủ, Cá Cá Hàm Châu, Đồng Đầu Thiết Cảnh, Bất Úy Cường Ngư, Song Thủ Mỹ Ngọc, Mãn Phúc Văn Chương, Kinh Thiên Vĩ Địa, Tả Hữu Diện Khổng, Nhật Nguyệt Tranh Quang, Tả Cước Kính Thiên, Phi Vân Tùy Chi Hữu Tước Kính Thiên Tẩu Lộ Tùy Chi, Thủ Chấp Khai Văn Kiêm Đồng Phù Sứ, Túc Vãng Tiên Cung, Cảm Thỉnh Thần Tiên, Phùng Thánh Túc Yêu, Ngộ Tà Tứ Sát, Cao Tại Thanh Thiên Chi Thượng, Thâm Nhiệm Tàng Hải Chi Trung, Cận Tại Kỉ Tịch Chi Tiên, Viên Tại Cửu Châu Chi Ngoại.
2/ BÙA NAM TÔNG.
• Ề hế tế dá mặc mặc.
• Ề hế thế dái mặc mặc.
• Ề hế Bi li mặc mặc.
• Ề hế thế dái mặc mặc.
• Ề hế Bi li mặc mặc.
Bùa và chú Nam tông thường đơn giản và hiệu quả hơn.
Tới đây chúng ta có thể kết luận rằng : Phái Thất sơn Thần quyền là một môn phái Võ - Đạo của Việt Nam , xuất phát từ miền Thất Sơn - An Giang , được các vị Thày của các tông phái Phật giáo miền Nam ( Bửu Sơn Kỳ hương, Tứ Ân hiếu nghĩa, Cao Đài, Hòa Hảo...) tiếp thu tinh hoa của nhân loại , kết hợp với các hệ phái Huyền môn Nam tông bắt nguồn từ các nước Thái Lan, Lào, Cam Pu Chia, Mã lai, Phi Lip Pin, In đô ne chia ....tạo thành một phái Võ - Đạo mang đậm bản sắc địa phương. Phái Thất sơn Thần quyền là một môn phái Võ - Đạo của Việt Nam, hoàn toàn không phải là của Trung Quốc.
CÁC TRUYỀN THUYẾT VỀ NGUỒN GỐC CỦA THẤT SƠN THẦN QUYỀN.
Tư liệu 1 :
" Đi tìm dấu vết võ học Thất Sơn: Thần quyền
Thất Sơn thần quyền là một trong những võ phái ra đời rất sớm ở vùng Thất Sơn (Bảy Núi, An Giang ). Ngoài quyền cước thông thường, người học võ còn luyện “thần quyền”.
Võ sư sáng lập
Theo một vài ghi chép, Thất Sơn thần quyền (TSTQ) do võ sư Trần Ngọc Lộ, từng là Bí thư Đại Việt cách mạng quận bộ Phú Thứ (Huế), sáng lập nên. Tuy là người gốc Huế, nhưng Trần Ngọc Lộ là một trong “thập nhị hiền thủ” - đệ tử dưới trướng của Phật thầy Tây An Đoàn Minh Huyên. Vốn là người giỏi võ, lại đức độ, võ sư Trần Ngọc Lộ không thể lập giáo phái vì sợ mang tiếng phản thầy, phản giáo, nên ông lập võ đạo. Để ghi nhớ công ơn của thầy đã truyền dạy và khoảng thời gian ẩn cư tại vùng Bảy Núi, võ sư Trần Ngọc Lộ đã lấy tên TSTQ đặt cho võ phái của mình.
Di ảnh của võ sư Hoàng Bá - truyền nhân cuối cùng của Thất Sơn thần quyền ở An Giang - Ảnh do gia đình cung cấp
Đệ tử TSTQ nhập môn ngoài học quyền cước còn được học cả đạo. Võ là để rèn luyện thân thể, sức khỏe dẻo dai, bảo vệ chính nghĩa, giúp đỡ kẻ yếu. Còn đạo là đạo đức, đạo lý sống ở đời. Thêm vào đó, đệ tử TSTQ còn có thêm niềm tin rằng nếu ra sức luyện tập, đến một lúc nào đó có thể luyện thành “thần quyền”, có sức mạnh siêu phàm có thể “hô phong, hoán vũ”, có thể 1 đánh 10, thậm chí vài chục người. Chính đức tin này đã thu hút rất nhiều người tìm đến học TSTQ. Tuy nhiên, không phải đệ tử nào cũng được học “thần quyền”. Tương truyền, chỉ có người được chọn kế thừa Trưởng môn mới được chân truyền “thần quyền” để trấn môn.
Cho đến bây giờ, người dân vùng Bảy Núi vẫn còn truyền miệng câu chuyện về một đạo sĩ già có phàm danh “ông Đạo Ngựa”. Do hành tung ông rất bí ẩn nên không ai biết chính xác danh tính của ông, cũng không biết nơi ông sinh sống. Chỉ biết rằng mỗi tháng một lần, ông cưỡi ngựa xuống chân núi Sam (Châu Đốc) để đổi gạo. Một lần chứng kiến cảnh dân nghèo bị cướp, ông ra tay can thiệp. Nhìn thấy một ông lão gầy nhom, râu tóc bạc phơ, bọn cướp phá lên cười. Thế nhưng khi bọn chúng vung dao xông vào vây chém thì ông lão gầy guộc trở nên hết sức nhanh nhẹn. Vừa tránh những đường dao chí mạng, tay nắm dây cương ngựa, chân liên tục tung cước khiến cả bọn té sấp dưới đường. Bọn cướp tháo chạy, ông thoắt lên lưng ngựa, ngược dốc núi trở về và biến mất giữa rừng già. Về sau, người ta mới biết ông chính là một trong những đệ tử chân truyền của TSTQ đã mai danh ẩn tích, tu tại một hang động bí ẩn ở núi Sam. Nhưng cũng từ đó ông “Đạo Ngựa” không còn xuất hiện và không ai tìm được ông nữa.
Võ sư Phan Thanh Thuận, đệ tử cuối cùng của võ sư Hoàng Bá - Ảnh do nhân vật cung cấp
Truyền nhân cuối cùng
Chúng tôi cất công lần theo dấu vết truyền thuyết trên khắp vùng Bảy Núi trong một thời gian dài, nhưng vẫn không gặp được truyền nhân nào của TSTQ. Trong khi lân la trò chuyện với các võ sư thuộc Trung tâm huấn luyện TDTT tỉnh An Giang, chúng tôi được biết có một vị võ sư già trước đây là đệ tử của phái Thất Sơn. Theo chỉ dẫn, chúng tôi tìm đến tận nhà thì tiếc là vị võ sư ấy đã qua đời ở tuổi 71 (năm 2010). Đó chính là võ sư Hoàng Bá (tên thật Trần Kim Truyền), nhà ở cầu Tầm Bót, P.Mỹ Phước, TP.Long Xuyên. Ông chính là đệ tử chân truyền cuối cùng của võ phái TSTQ ở An Giang.
Võ sư Hoàng Bá vốn rất nổi tiếng trong giới võ thuật miền Nam từ những năm trước 1975. Ông Bảy Sang (85 tuổi, chú ruột võ sư Hoàng Bá) cho biết dòng họ ông không có truyền thống võ đạo. “Thuở nhỏ, cha nó bắt phải đi học chữ, nhưng do mê võ nên thằng Truyền chỉ học chữ buổi sáng, đến buổi chiều nó lén đi học võ với các sư phụ Tư Ngộ, Hai Tỷ ở gần nhà. Năm 16, 17 tuổi, nó đã đi thi đấu võ đài”, ông Bảy Sang nói.
Mặc dù võ nghệ đã khá, chàng thanh niên Trần Kim Truyền vẫn lén gia đình tìm đến vùng Bảy Núi tầm sư học võ và trở thành đệ tử chân truyền chính tông cuối cùng của TSTQ. Tuy nhiên, thuở sinh tiền, võ sư Hoàng Bá cho biết ông chưa lĩnh hội được “thần quyền” thì sư phụ đã cho xuất sơn xuống núi. Biết “duyên phận” chỉ đến đó nên ông cũng không thể cưỡng cầu. Sau đó, ông về mở võ đường, thu nhận đệ tử tại Long Xuyên, lấy tên là Hoàng Bá. Những năm từ 1958 đến 1960, lò võ Hoàng Bá nhanh chóng nổi tiếng trong giới võ thuật miền Nam, cả nước và thậm chí khu vực Đông Nam Á qua các cuộc thượng đài. “Hồi đó lên võ đài là phải ký giấy sinh - tử, 2 cái hòm (quan tài) được để sẵn bên hông. Mặc dù người học võ không được phép đánh chết người, nhưng vì quyền cước không có mắt nên phải làm như vậy. Bởi vậy, cha thằng Truyền không đồng tình cho nó theo nghiệp võ”, ông Bảy Sang nhớ lại.
Năm 1960, trong một trận đấu tranh giải khu vực Đông Nam Á, võ sư Hoàng Bá bất ngờ đối mặt đồng môn là võ sĩ Nosar của Campuchia - một truyền nhân của TSTQ. Trận đấu sau đó đã được dừng lại vì trong 9 điều thệ của đệ tử TSTQ có cấm đồng môn tương sát. Cũng từ đó, đệ tử TSTQ khắp nơi tề tựu về Long Xuyên để chấn hưng lại môn phái. Trong số 10 võ sư gạo cội thì chỉ có 1 người được truyền thụ “thần quyền”, nhưng chưa kịp truyền dạy cho đệ tử nào thì ông này đã qua đời. Riêng võ sư Hoàng Bá sau đó lấy tên lò là Thất Sơn Võ Đạo, thu nhận rất nhiều đệ tử. Có một thời gian dài, võ sư Hoàng Bá còn làm huấn luyện viên môn võ cổ truyền cho các võ sĩ tại Trung tâm TDTT tỉnh An Giang đi thi đấu đạt nhiều thành tích cao. Đệ tử cuối cùng của võ sư Hoàng Bá là anh Phan Thanh Thuận, hiện cũng đang là huấn luyện viên võ cổ truyền tại trung tâm này. Anh Thuận theo học tại nhà võ sư Hoàng Bá từ năm 1991-1994. Lúc này, võ sư Hoàng Bá đã đóng cửa võ đường và Thuận là đệ tử cuối cùng. Anh Thuận cho biết, những thế võ anh theo học có rất nhiều bài quyền cận chiến hay như Mãnh hổ tọa sơn, Linh miêu đoạt thạch, Tam sơn trấn ải, Xí mứng, Phá xí mứng, Pha bốc bế... " - Mai Tuyết.
* Theo tài liệu của dienbatn về vấn đề này như sau : ( Đây chỉ là tài liệu chép lại - Không phải là quan điểm của dienbatn ).
Thất sơn Thần quyền có tại Việt nam từ cuối thế kỷ 19 , nhưng sự ra đời và phát triển bước đầu tại Huế . Người sáng lập và truyền bá các bí quyết của môn phái là Võ sư Ngọc Lộ - tự là Ngọc Sơn - Sinh tại làng Ngọc Anh - Phú Vang - Huế. Đầu năm 1958, vào 14/2 , võ sư Trần Ngọc Lộ được Thần linh tại miếu Ngọc Quối báo mộng : Con có thiện duyên được nhiều vị Thần hỗ trợ , phải đích thân tầm sư học Đạo ".
Tiếp đến ngày 15/4 cùng năm , vị Thần lại xuất hiện và báo mộng lần thứ 2. Sau lần này Ngọc Lộ tự phát nguyện ra đi tìm Sư phụ học Đạo.
Sau ngiều ngày tìm tòi , ngày 20/5/1958. Trần Ngọc Lộ đã đến khu vực Thất Sơn - thuộc An Giang . Trước khi vào núi quy y thọ phái, Ngọc Lộ đã đứng tại khu vực Núi Cấm 3 ngày cầu Đạo và cuối cùng đã được một phật tử của Phật Thày Tây An tiếp nhận và đưa vào Núi Sam. Tại đây , Thày đã có thiện duyên gặp Phật , thày có kể lại những giấc mộng của mình và Phật Thày cũng đã biết trước được những gì Thày định kể.
Trong thời gian thọ giáo tại Núi Sam, Ngọc Lộ đã quyết tâm , miệt mài tiếp thu những bùa phép huyền bí của bản môn do Phật Thày Tây An truyền thụ. Trong vòng 6 năm , Ngọc Lộ đã quán triệt được hầu hết chương trình học tập của Phật Thày chỉ dạy và Phật Thày đã quyết định cho Ngọc Lộ hạ sơn . Ngày 16 tháng Chạp năm Giáp Thìn ( 1964 ) , Phật Thày đã cho Ngọc Lộ hạ sơn và trở về quê quán.
Về đến quê, Ngọc Lộ vẫn âm thần luyện tập , tu luyện tại miếu cây Ngọc Quối làng Vĩ Dạ - Thành phố Huế. Chưa đầy một năm từ khi về quê, Ngọc Lộ nóng lòng muốn truyền thụ pháp thuật của bản môn nên đã thu nhận một số đệ tử . Rất nhiều chướng ngại đã đến với Ngọc Lộ và gia đình , nhưng thày vẫn chấp nhận hy sinh cuộc đời của mình , được cứu khổ cho con em , đồng bào mình, hy vọng những học trò của mình sẽ trở thành những người có đức độ , cứu khổ cho xã hội.
Ngày rằm tháng 2 là một đêm tối trời, Ngọc Lộ cùng gia đình đã được chứng kiến cảnh một vầng hào quang sáng rực từ ngoài bay đến bàn thờ Phật . Đó chính là lúc Phật bà nhập nội, đúng như Phật Thày Tây An truyền dạy khi Ngọc Lộ hạ sơn. Ngọc Lộ phát nguyện lập bàn thờ Phật bà, bàn thờ Tổ , nguyện tịnh trai và đặt tên môn phái là THẤT SƠN THẦN QUYỀN. Từ ngày lập ban thờ và tịnh trai, mọi kiếp nạn của Ngọc Lộ đều qua hết. Chỉ trong vòng 10 tháng, số môn sinh ở Huế đã lên tới 600 người , chưa kể ở những nơi khác. Ban huấn luyện lúc đó bao gồm :
* Anh Việt là trưởng tràng , phụ trách huấn luyện lúc Thày đi vắng.
* Anh Thắng huấn luyện tập sự tại bàn thờ Tổ.
* Bác Chiên là huấn luyện viên tập sự kiêm thủ quỹ của môn phái.
* Chú Bích là thư ký và là tùy viên của Thày.
Ban huấn luyện tập trung phát triển tại bàn Tổ, còn những việc ở xa là do Thày và anh Việt phụ trách. Ngày giỗ Tổ đầu tiên được chọn là 3 ngày 14- 15-16 tháng 12 âm lịch năm Kỷ Mùi ( 1967 ). Suốt 3 ngày đó , môn sinh đông đúc đã làm náo động thành phố Huế. Tiếp đó ngày 25 cúng Tổ xong, Thày và đệ tử vào Thuận An để thiết lập bàn thờ Tổ của chi nhánh thứ 2 cho các môn sinh miền duyên hải do anh Trọng đảm nhiệm.
Ngày 30/12 năm 1967, các đệ tử ở 4 phương đều đến Tết Thày và lần lượt trở về nhà.
Tuy nhiên từ ngày mùng 1 đến ngày mùng 7 tết Mậu Thân, thành phố Huế chìm trong máu lửa của cuộc tổng tấn công . Tới ngày mùng 8 Tết chiến sự mới tạm ngưng.
Trong cuộc tổng tấn công và nổi dậy tại Huế này, võ sư Trần Ngọc Lộ , bác Đoàn Văn Thiên ( ở La Hỉ - là một huấn luyện viên ), anh Trần Văn Việt là trưởng tràng, anh Đỗ Viết Thắng phụ trách bàn thờ Tổ đều ra đi trong kiếp nạn của mình, bỏ lại đằng sau một sự nghiệp vừa mới hình thành , một lớp đệ tử còn non nớt. Sau biến cố Mậu Thân 1968, võ sư Trần Ngọc Lộ chỉ còn để lại cho lớp đệ tử của mình một ban thờ Tổ để các môn đệ lễ Phật, lễ Tổ, một khuôn in Bùa thức ăn và 1 khuôn in khăn ấn tối thượng , toàn bộ sổ sách , binh thư ghi chép bí quyết thần bí của môn phái Thất Sơn Thần quyền. Tất cả những vật đó được con trai của Thày là Trần Ngọc Khoa ở thành phố Huế lưu giữ.
Xin theo dõi tiếp bài 10. dienbatn.Tới đây chúng ta có thể kết luận rằng : Phái Thất sơn Thần quyền là một môn phái Võ - Đạo của Việt Nam , xuất phát từ miền Thất Sơn - An Giang , được các vị Thày của các tông phái Phật giáo miền Nam ( Bửu Sơn Kỳ hương, Tứ Ân hiếu nghĩa, Cao Đài, Hòa Hảo...) tiếp thu tinh hoa của nhân loại , kết hợp với các hệ phái Huyền môn Nam tông bắt nguồn từ các nước Thái Lan, Lào, Cam Pu Chia, Mã lai, Phi Lip Pin, In đô ne chia ....tạo thành một phái Võ - Đạo mang đậm bản sắc địa phương. Phái Thất sơn Thần quyền là một môn phái Võ - Đạo của Việt Nam, hoàn toàn không phải là của Trung Quốc.
CÁC TRUYỀN THUYẾT VỀ NGUỒN GỐC CỦA THẤT SƠN THẦN QUYỀN.
Tư liệu 1 :
" Đi tìm dấu vết võ học Thất Sơn: Thần quyền
Thất Sơn thần quyền là một trong những võ phái ra đời rất sớm ở vùng Thất Sơn (Bảy Núi, An Giang ). Ngoài quyền cước thông thường, người học võ còn luyện “thần quyền”.
Võ sư sáng lập
Theo một vài ghi chép, Thất Sơn thần quyền (TSTQ) do võ sư Trần Ngọc Lộ, từng là Bí thư Đại Việt cách mạng quận bộ Phú Thứ (Huế), sáng lập nên. Tuy là người gốc Huế, nhưng Trần Ngọc Lộ là một trong “thập nhị hiền thủ” - đệ tử dưới trướng của Phật thầy Tây An Đoàn Minh Huyên. Vốn là người giỏi võ, lại đức độ, võ sư Trần Ngọc Lộ không thể lập giáo phái vì sợ mang tiếng phản thầy, phản giáo, nên ông lập võ đạo. Để ghi nhớ công ơn của thầy đã truyền dạy và khoảng thời gian ẩn cư tại vùng Bảy Núi, võ sư Trần Ngọc Lộ đã lấy tên TSTQ đặt cho võ phái của mình.
Di ảnh của võ sư Hoàng Bá - truyền nhân cuối cùng của Thất Sơn thần quyền ở An Giang - Ảnh do gia đình cung cấp
Đệ tử TSTQ nhập môn ngoài học quyền cước còn được học cả đạo. Võ là để rèn luyện thân thể, sức khỏe dẻo dai, bảo vệ chính nghĩa, giúp đỡ kẻ yếu. Còn đạo là đạo đức, đạo lý sống ở đời. Thêm vào đó, đệ tử TSTQ còn có thêm niềm tin rằng nếu ra sức luyện tập, đến một lúc nào đó có thể luyện thành “thần quyền”, có sức mạnh siêu phàm có thể “hô phong, hoán vũ”, có thể 1 đánh 10, thậm chí vài chục người. Chính đức tin này đã thu hút rất nhiều người tìm đến học TSTQ. Tuy nhiên, không phải đệ tử nào cũng được học “thần quyền”. Tương truyền, chỉ có người được chọn kế thừa Trưởng môn mới được chân truyền “thần quyền” để trấn môn.
Cho đến bây giờ, người dân vùng Bảy Núi vẫn còn truyền miệng câu chuyện về một đạo sĩ già có phàm danh “ông Đạo Ngựa”. Do hành tung ông rất bí ẩn nên không ai biết chính xác danh tính của ông, cũng không biết nơi ông sinh sống. Chỉ biết rằng mỗi tháng một lần, ông cưỡi ngựa xuống chân núi Sam (Châu Đốc) để đổi gạo. Một lần chứng kiến cảnh dân nghèo bị cướp, ông ra tay can thiệp. Nhìn thấy một ông lão gầy nhom, râu tóc bạc phơ, bọn cướp phá lên cười. Thế nhưng khi bọn chúng vung dao xông vào vây chém thì ông lão gầy guộc trở nên hết sức nhanh nhẹn. Vừa tránh những đường dao chí mạng, tay nắm dây cương ngựa, chân liên tục tung cước khiến cả bọn té sấp dưới đường. Bọn cướp tháo chạy, ông thoắt lên lưng ngựa, ngược dốc núi trở về và biến mất giữa rừng già. Về sau, người ta mới biết ông chính là một trong những đệ tử chân truyền của TSTQ đã mai danh ẩn tích, tu tại một hang động bí ẩn ở núi Sam. Nhưng cũng từ đó ông “Đạo Ngựa” không còn xuất hiện và không ai tìm được ông nữa.
Võ sư Phan Thanh Thuận, đệ tử cuối cùng của võ sư Hoàng Bá - Ảnh do nhân vật cung cấp
Truyền nhân cuối cùng
Chúng tôi cất công lần theo dấu vết truyền thuyết trên khắp vùng Bảy Núi trong một thời gian dài, nhưng vẫn không gặp được truyền nhân nào của TSTQ. Trong khi lân la trò chuyện với các võ sư thuộc Trung tâm huấn luyện TDTT tỉnh An Giang, chúng tôi được biết có một vị võ sư già trước đây là đệ tử của phái Thất Sơn. Theo chỉ dẫn, chúng tôi tìm đến tận nhà thì tiếc là vị võ sư ấy đã qua đời ở tuổi 71 (năm 2010). Đó chính là võ sư Hoàng Bá (tên thật Trần Kim Truyền), nhà ở cầu Tầm Bót, P.Mỹ Phước, TP.Long Xuyên. Ông chính là đệ tử chân truyền cuối cùng của võ phái TSTQ ở An Giang.
Võ sư Hoàng Bá vốn rất nổi tiếng trong giới võ thuật miền Nam từ những năm trước 1975. Ông Bảy Sang (85 tuổi, chú ruột võ sư Hoàng Bá) cho biết dòng họ ông không có truyền thống võ đạo. “Thuở nhỏ, cha nó bắt phải đi học chữ, nhưng do mê võ nên thằng Truyền chỉ học chữ buổi sáng, đến buổi chiều nó lén đi học võ với các sư phụ Tư Ngộ, Hai Tỷ ở gần nhà. Năm 16, 17 tuổi, nó đã đi thi đấu võ đài”, ông Bảy Sang nói.
Mặc dù võ nghệ đã khá, chàng thanh niên Trần Kim Truyền vẫn lén gia đình tìm đến vùng Bảy Núi tầm sư học võ và trở thành đệ tử chân truyền chính tông cuối cùng của TSTQ. Tuy nhiên, thuở sinh tiền, võ sư Hoàng Bá cho biết ông chưa lĩnh hội được “thần quyền” thì sư phụ đã cho xuất sơn xuống núi. Biết “duyên phận” chỉ đến đó nên ông cũng không thể cưỡng cầu. Sau đó, ông về mở võ đường, thu nhận đệ tử tại Long Xuyên, lấy tên là Hoàng Bá. Những năm từ 1958 đến 1960, lò võ Hoàng Bá nhanh chóng nổi tiếng trong giới võ thuật miền Nam, cả nước và thậm chí khu vực Đông Nam Á qua các cuộc thượng đài. “Hồi đó lên võ đài là phải ký giấy sinh - tử, 2 cái hòm (quan tài) được để sẵn bên hông. Mặc dù người học võ không được phép đánh chết người, nhưng vì quyền cước không có mắt nên phải làm như vậy. Bởi vậy, cha thằng Truyền không đồng tình cho nó theo nghiệp võ”, ông Bảy Sang nhớ lại.
Năm 1960, trong một trận đấu tranh giải khu vực Đông Nam Á, võ sư Hoàng Bá bất ngờ đối mặt đồng môn là võ sĩ Nosar của Campuchia - một truyền nhân của TSTQ. Trận đấu sau đó đã được dừng lại vì trong 9 điều thệ của đệ tử TSTQ có cấm đồng môn tương sát. Cũng từ đó, đệ tử TSTQ khắp nơi tề tựu về Long Xuyên để chấn hưng lại môn phái. Trong số 10 võ sư gạo cội thì chỉ có 1 người được truyền thụ “thần quyền”, nhưng chưa kịp truyền dạy cho đệ tử nào thì ông này đã qua đời. Riêng võ sư Hoàng Bá sau đó lấy tên lò là Thất Sơn Võ Đạo, thu nhận rất nhiều đệ tử. Có một thời gian dài, võ sư Hoàng Bá còn làm huấn luyện viên môn võ cổ truyền cho các võ sĩ tại Trung tâm TDTT tỉnh An Giang đi thi đấu đạt nhiều thành tích cao. Đệ tử cuối cùng của võ sư Hoàng Bá là anh Phan Thanh Thuận, hiện cũng đang là huấn luyện viên võ cổ truyền tại trung tâm này. Anh Thuận theo học tại nhà võ sư Hoàng Bá từ năm 1991-1994. Lúc này, võ sư Hoàng Bá đã đóng cửa võ đường và Thuận là đệ tử cuối cùng. Anh Thuận cho biết, những thế võ anh theo học có rất nhiều bài quyền cận chiến hay như Mãnh hổ tọa sơn, Linh miêu đoạt thạch, Tam sơn trấn ải, Xí mứng, Phá xí mứng, Pha bốc bế... " - Mai Tuyết.
* Theo tài liệu của dienbatn về vấn đề này như sau : ( Đây chỉ là tài liệu chép lại - Không phải là quan điểm của dienbatn ).
Thất sơn Thần quyền có tại Việt nam từ cuối thế kỷ 19 , nhưng sự ra đời và phát triển bước đầu tại Huế . Người sáng lập và truyền bá các bí quyết của môn phái là Võ sư Ngọc Lộ - tự là Ngọc Sơn - Sinh tại làng Ngọc Anh - Phú Vang - Huế. Đầu năm 1958, vào 14/2 , võ sư Trần Ngọc Lộ được Thần linh tại miếu Ngọc Quối báo mộng : Con có thiện duyên được nhiều vị Thần hỗ trợ , phải đích thân tầm sư học Đạo ".
Tiếp đến ngày 15/4 cùng năm , vị Thần lại xuất hiện và báo mộng lần thứ 2. Sau lần này Ngọc Lộ tự phát nguyện ra đi tìm Sư phụ học Đạo.
Sau ngiều ngày tìm tòi , ngày 20/5/1958. Trần Ngọc Lộ đã đến khu vực Thất Sơn - thuộc An Giang . Trước khi vào núi quy y thọ phái, Ngọc Lộ đã đứng tại khu vực Núi Cấm 3 ngày cầu Đạo và cuối cùng đã được một phật tử của Phật Thày Tây An tiếp nhận và đưa vào Núi Sam. Tại đây , Thày đã có thiện duyên gặp Phật , thày có kể lại những giấc mộng của mình và Phật Thày cũng đã biết trước được những gì Thày định kể.
Trong thời gian thọ giáo tại Núi Sam, Ngọc Lộ đã quyết tâm , miệt mài tiếp thu những bùa phép huyền bí của bản môn do Phật Thày Tây An truyền thụ. Trong vòng 6 năm , Ngọc Lộ đã quán triệt được hầu hết chương trình học tập của Phật Thày chỉ dạy và Phật Thày đã quyết định cho Ngọc Lộ hạ sơn . Ngày 16 tháng Chạp năm Giáp Thìn ( 1964 ) , Phật Thày đã cho Ngọc Lộ hạ sơn và trở về quê quán.
Về đến quê, Ngọc Lộ vẫn âm thần luyện tập , tu luyện tại miếu cây Ngọc Quối làng Vĩ Dạ - Thành phố Huế. Chưa đầy một năm từ khi về quê, Ngọc Lộ nóng lòng muốn truyền thụ pháp thuật của bản môn nên đã thu nhận một số đệ tử . Rất nhiều chướng ngại đã đến với Ngọc Lộ và gia đình , nhưng thày vẫn chấp nhận hy sinh cuộc đời của mình , được cứu khổ cho con em , đồng bào mình, hy vọng những học trò của mình sẽ trở thành những người có đức độ , cứu khổ cho xã hội.
Ngày rằm tháng 2 là một đêm tối trời, Ngọc Lộ cùng gia đình đã được chứng kiến cảnh một vầng hào quang sáng rực từ ngoài bay đến bàn thờ Phật . Đó chính là lúc Phật bà nhập nội, đúng như Phật Thày Tây An truyền dạy khi Ngọc Lộ hạ sơn. Ngọc Lộ phát nguyện lập bàn thờ Phật bà, bàn thờ Tổ , nguyện tịnh trai và đặt tên môn phái là THẤT SƠN THẦN QUYỀN. Từ ngày lập ban thờ và tịnh trai, mọi kiếp nạn của Ngọc Lộ đều qua hết. Chỉ trong vòng 10 tháng, số môn sinh ở Huế đã lên tới 600 người , chưa kể ở những nơi khác. Ban huấn luyện lúc đó bao gồm :
* Anh Việt là trưởng tràng , phụ trách huấn luyện lúc Thày đi vắng.
* Anh Thắng huấn luyện tập sự tại bàn thờ Tổ.
* Bác Chiên là huấn luyện viên tập sự kiêm thủ quỹ của môn phái.
* Chú Bích là thư ký và là tùy viên của Thày.
Ban huấn luyện tập trung phát triển tại bàn Tổ, còn những việc ở xa là do Thày và anh Việt phụ trách. Ngày giỗ Tổ đầu tiên được chọn là 3 ngày 14- 15-16 tháng 12 âm lịch năm Kỷ Mùi ( 1967 ). Suốt 3 ngày đó , môn sinh đông đúc đã làm náo động thành phố Huế. Tiếp đó ngày 25 cúng Tổ xong, Thày và đệ tử vào Thuận An để thiết lập bàn thờ Tổ của chi nhánh thứ 2 cho các môn sinh miền duyên hải do anh Trọng đảm nhiệm.
Ngày 30/12 năm 1967, các đệ tử ở 4 phương đều đến Tết Thày và lần lượt trở về nhà.
Tuy nhiên từ ngày mùng 1 đến ngày mùng 7 tết Mậu Thân, thành phố Huế chìm trong máu lửa của cuộc tổng tấn công . Tới ngày mùng 8 Tết chiến sự mới tạm ngưng.
Trong cuộc tổng tấn công và nổi dậy tại Huế này, võ sư Trần Ngọc Lộ , bác Đoàn Văn Thiên ( ở La Hỉ - là một huấn luyện viên ), anh Trần Văn Việt là trưởng tràng, anh Đỗ Viết Thắng phụ trách bàn thờ Tổ đều ra đi trong kiếp nạn của mình, bỏ lại đằng sau một sự nghiệp vừa mới hình thành , một lớp đệ tử còn non nớt. Sau biến cố Mậu Thân 1968, võ sư Trần Ngọc Lộ chỉ còn để lại cho lớp đệ tử của mình một ban thờ Tổ để các môn đệ lễ Phật, lễ Tổ, một khuôn in Bùa thức ăn và 1 khuôn in khăn ấn tối thượng , toàn bộ sổ sách , binh thư ghi chép bí quyết thần bí của môn phái Thất Sơn Thần quyền. Tất cả những vật đó được con trai của Thày là Trần Ngọc Khoa ở thành phố Huế lưu giữ.
Không có nhận xét nào: