PHẦN 2 .
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỊA MẠCH THÁI NGUYÊN.
1/ ĐỊA MẠCH CHUNG :
Theo sử sách còn truyền lại,từ khi Phục Hy lập ra Bát quái định Thiên đồ,xa thì trông Thiên văn,đại Địa,gần thì trông ở người,vật,toàn đồ Vũ trụ quan bao gồm Thiên -Địa -Nhân.
THIÊN :Tinh ba là Nhật -Nguyệt -Tinh.
ĐỊA :Tinh ba là Thủy -Phong -Hỏa.
NHÂN :Tinh ba là Tinh -Khí -Thần.
Tất cả các thành phần trên gọi chung là Đại đạo,mỗi thành phần đều sống động.
THIÊN ĐẠO :Là sự vận hành các phần tử Thiên hà,Thiên hệ,Tinh tú châu lưu an toàn trong khoảng không theo một trật tự nhất định.
ĐỊA ĐẠO :Thủy -Hỏa-Phong châu lưu khắp nơi nhằm sinh hóa và nuôi dưỡng vạn vật.
NHÂN ĐẠO :Là cái đức lớn của Thiên -Địa,Tinh khí tươi nhuận thì Thần mới minh.
Vũ trụ toàn đồ luôn sống động,nếu ngưng ,nghỉ tức là hoại ,là diệt.
Một Cảnh giới hài hòa tạo được sự an lạc,hạnh phúc cho mọi người tức là cả ba thành phần phải tốt tương ứng thể hiện đủ đức tính của Đại đạo.Vì thế ,các bậc Tiền nhân luôn có ước muốn tạo cho mình và cộng đồng một Cảnh giới Chân -Thiện -Mỹ,họ chiêm nghiệm ,học hỏi từ Thiên nhiên địa vật,tạo nên nền tảng Kiến trúc .Nhân giới luôn hài hòa với Tam tài (Thiên văn,Địa thế,Nhân sinh ),nên gọi là thuật Phong thủy.Phong thủy cũng dựa vào trên nền tảng Quái đồ,Hà Lạc.
Trước khi Tầm Long,trích Huyệt thì Phong thủy sư phải học hỏi để hiểu biết nhân thân là một TIỂU VŨ TRỤ.Trong thân thể con người có 365 đại huyệt và gần 1.000 huyệt nhỏ khác,cũng có Khí,có Thủy,có Hỏa,kinh lạc như Đại Vũ trụ bên ngoài.Phải biết kết nối các mạch cùng vận hành thuận hòa trong bản thể,tức là phần tu luyện Pháp Đạo,Đạo Thuật để đạt được đức Nhân.Có Đức Nhân rồi mới tìm hiểu biết về Đại Vũ trụ,tầm Long,tróc mạch những nơi "Tàng Phong tụ Thủy ",là những nơi có Huyền lực của Thiên Địa làm ảnh hưởng thăng hoa vật chất và nhân thể.
Điểm Huyệt trên Nhân thì ảnh hưởng đến tính mạng,còn điểm Huyệt trên đất,nước,âm,dương trạch thì ảnh hưởng đến dòng tộc ,con cháu nhiều đời.
Ngày xưa ở Trung quốc,Việt nam và các nước Chấu Á đều có Kỹ thuật xây dựng,kiến trúc theo Phong thủy căn cứ vào 4 yếu tố :HÌNH -LÝ-KHÍ- SỐ.
1/KHÍ :là Năng lượng Vũ trụ hàm tàng trong Vũ trụ,vật thể,Đất,Nước,con người..
2/LÝ :Là quy luật vận động,vận chuyển ,tạo tác của Khí Thủy -Phong -Hỏa.Gồm ba nguyên tắc :
a/Trời chưởng quản Địa,Nhân.
b/Trời,Đất đều tác động đến Vật chất và con người,nên phải biết vận dụng ảnh hưởng này nhằm tạo yên vui cho cuộc sống.
c/Vận mạng ,hạnh phúc của người sống tùy thuộc ảnh hưởng của người chết,tức là Âm trạch.Do vậy người xưa có câu :"Người sống thì xem cái nhà ,người chết thì xem cái mồ ".
3/SỐ :Là những tượng số của Dịch lý(Nghi,Tượng,Quái,Hào).
4/HÌNH :Là hình thể vùng đất,dòng nước,cấu trúc các công trình xây dựng có ảnh hưởng tốt đến mạch khí.
Ngoài 5 thành tố Kim-Mộc-Thủy -Hỏa-Thổ sinh và khắc chế ngự lẫn nhau.Yếu tố được xem là thuận lợi khi nào năng lực của Vũ trụ hòa hợp cùng năng lực của Đất hay còn gọi là sóng điện từ.Chính hai lực này chi phối,ảnh hưởng đến hoạt động của Trường Sinh học con người,nếu hai lực này tương phản thì đem lại kết quả xấu cho con người trong cuộc đất này hay Dương trạch họ đang ở,hoặc Âm trạch táng tử thi.Nếu hai lực kết hợp tốt thì Vận mạng của con người sẽ tốt,sức khỏe dồi dào,kinh tế phát triển lên mãi.
Do vậy,Phong thủy là một bộ môn học thuật dựa trên Minh triết của Âm -Dương-Ngũ hành -Bát quái,là một Huyền môn Khoa học cổ xưa đã có quá trình trải nghiệm trên 5.000 năm.Phong thủy không mê tín mà là một học thuật tối cổ căn cứ vào HÌNH -LÝ-KHÍ-SỐ mà luận đoán theo một quy luật nhất định.
Sách "CHÍNH QUYẾT CHƯƠNG HÌNH KHÍ "của Tiên sinh Tử Linh Thành viết :"Vào thời Phục Hy,Thần nông,Hoàng đế;sông Hoàng hà dịch chuyển từ Long môn đến Lã Lương Sơn,Từ Lã Lương Sơn hướng về Thái hành sơn chảy qua Kiệt Thạch sơn vào biển lớn.Sông Hoàng hà chẩy từ phương Tây chẩy qua phương Nam,rồi từ Nam chuyển hướng lên Đông bắc,Dự châu đóng ở giữa.Hoàng hà chính là dải đai các núi Nhũ nhạc triều bái,thì nơi đây chính là Phong thủy Bảo địa.Cũng là nơi xuất hiện ra các bậc Thánh nhân như vua Ngiêu,Thuấn,Khổng tử.Phía Bắc Hoàng hà ,còn phương Nam là Trường giang,Thái sơn (Tỉnh An huy ) kẹp giữa ;như vậy Thái sơn chính là Can Long từ dải Hoa sơn trở xuống (Vùng đất này ngày xưa là của Việt tộc ).Nhưng rồi Thiên vận hướng Can Long xuôi theo về hướng cực Nam để rồi kết thành một vùng Bảo địa hay Linh địa.Có Linh Tú khí.Quách Đại Quân viết rằng :"Ta xem núi non ở Giao châu phần lớn Long mạch đều xuất phát từ Quý châu,mà Quý châu là phần dư thừa các con sông từ đất Ba Thục;Long mạch chảy qua cuồn cuộn không dừng thẳng đến đất Giao châu,nên nước ấy có Can Long kết thành Linh bảo địa".
Nền Phong thủy của Việt nam chúng ta dựa trên học thuật của Tổ tiên,ông cha truyền khẩu,bao nhiêu sách vở từ xưa đã bị tiêu hủy trong thời chiến tranh bị đô hộ Bắc thuộc.
Theo ÐỊA LÝ ÐẠI TOÀN TẬP YẾU :"Phong thủy Ðịa lấy Sinh khí làm chủ,lấy Long Huyệt làm nền tảng,Sa,Thủy làm bổ trợ.Xem Phong thủy chính là quan sát sự thuận ứng nghịch phản của Sơn và Thủy,Khí cứng rắn nhu hòa của Âm Dương,lý Phân ly,hội hợp của tụ và tán.
Phong thủy tốt là mạch địa thoạt tiên lên cao,vượt lên,hướng đi của Ðịa mạch hoạt bát như Long,nhấp nhô khộng ngừng, đứt đoạn rồi lại nối liền.Ðịa mạch xuất hiện ở giữa,xung quanh có Sa trướng trùng trùng.Sa trướng của nó có gần có xa,có nghênh có tống,có triền,có hộ vệ.Khi hiệp cốc xuất hiện ,chúng đều thu giữ Ðịa Khí, tựa Phong yêu (Lưng ong ) và Hạc tính (Gối Hạc ) vậy,có nơi tạo ra thế cử đỉnh,có chỗ tạo ra hình Giáp hộ,nơi giao tiếp của Ðịa mạch không bị đứt đoạn,khi Phong suy đi qua hai bên Hiệp cốc ,thì Ðịa mạch lại tựa như hai bên mạn thuyền song song mà ra.Nơi đỉnh và hai bên của Ðịa mạch sáng sủa lại cùng tương ứng với Tinh thần,tựa hồ như sắp có Long có Hổ giáng xuống nơi này.Triều sơn ở xa thì đẹp đẽ,muôn hình vạn trạng.Minh đường rộng rãi bằng phẳng,Thủy khẩu giao kết ,uốn lượn xung quanh,bốn phương tám hướng không có nơi nào bị khuyết hãm.Ðịa Huyệt hạ lạc kết Huyệt ở nơi này,khí Âm Dương phân biệt cùng tiếp,chỗ cao chỗ thấp,lồi lõm rõ ràng, địa hình hai bên như hai cánh tay giang rộng,trên phân ra,dưới hợp lại,Ðịa thế tròn và nhọn cùng đối ứng với Thiên quan Ðịa quỷ.Thủy trong ,Thủy ngoài đều ôm ấp,bao quanh nơi này;Sơn trong Sơn ngoài cùng tụ hội.Nơi được như vậy được xem là đại Phú đại Quý của Phong thủy vậy."
Để có thể khảo sát Địa mạch của một thành phố như Thái Nguyên, chúng ta phải đặt vị trí của nó vào trong tổng thể Long mạch của Việt Nam mới có thể thấy hết được những điểm mạnh , yếu của nó, từ đó mới xây dựng một sách lược phù hợp .Sách " Địa lý toàn thư" viết :
"Ngẩng đầu lên quan sát bốn bề tinh tú, cúi xuống phải quan sát Long mạch tám phương. Bốn bề ngụ ý sao Tử Vi ở phương Bắc, sao Thiên Thị ở Phương Đông, sao Thiếu Vi ở phương Nam, sao Thái Vi ở phương Tây. Long mạch tám phương ngụ ý lấy bốn xứ Càn, Khôn, Khảm, Ly tại phương hướng Tiên Thiên tứ chính làm Dương Long, lấy bốn xứ Chấn, Tốn, Cấn, Đoài tại phương hướng Tiên Thiên tứ ngung làm Âm Long. Phàm đối với Long, coi Âm là quý mà coi Dương là tiện, bởi vì Dương là ở trên trời.
Lại có thuyết nói: Dùng nhãn giới của mình mà quan sát cho kỹ, dùng tính tình của mình mà nhận chân sẽ biết. Phàm đến một làng một bản nào đó, chợt thấy có một ngọn núi nhỏ đơn độc nhô lên, xung quanh đẹp đẽ, lập tức biết đấy là chân Long (Long thật sự). Chỗ vận hành của nó nhất định sẽ hình thành tại đại địa (đất lớn). Đó cũng là điều Dương công đã nói:
“Trên núi xuất hiện cảnh tượng kỳ dị thì không phải là tùy tiện hiện ra đâu, hãy tìm kỹ chân Long (Long thật sự) và địa thế tương nghênh ở hai bên tả hữu”.
Phàm khi tìm chân Long, trước hết phải xác định rõ đầu, mình, sau đến cán, chi, có thai có con, Triền, Giáp, Hộ vệ sơn chạy thẳng đến đầu, sau đó dùng La Kinh mà định lượng, xem ngôi sao nào ở trên trời chủ chiếu xuống đất này, viên cục ở đây được hình thành như thế nào, hình thế có toàn vẹn hay không. Tức là xem cục thế lớn nhỏ, tốt xấu, chứ không nên tùy tiện chỉ trỏ sơn cước (chân núi) mà tìm Long, không chỉ trỏ lung tung một chỗ nào đó làm huyệt vị, nghĩa là chưa thấy gốc đã tìm ngọn. Cho nên “Kinh thư” có viết:
“Tinh tú trên trời và hình thế dưới đất, trên dưới hỗ tương với nhau, phong thủy bảo địa (đất quý) tự nhiên sẽ hình thành”.
Lại viết:
“Dương đức sẽ hình thành từ hình tượng của ta, âm đức sẽ hình thành từ vị trí của ta”.
Cũng là ngụ ý tinh tú trên trời và hình thế dưới đất tương phối với nhau. Thuật sư nghiên cứu phong thủy nhất thiết phải tiến hành tính toán từ điểm này, thì cách tìm Long mạch ắt sẽ sáng tỏ.
Những tìm hiểu của KTS Trần Thanh Vân về đại địa mạch quốc gia.
Cách đây gần 10 năm, trên mạng thông tin quốc tế có một tấm bản đồ thật thú vị: Hình một con rồng rất đẹp mà đầu thì ở dãy núi Hy Mã Lạp Sơn (đỉnh Everest cao 8.888m nóc nhà của thế giới), lưng uốn theo hướng Tây Bắc Đông Nam của dãy núi cao thấp dần và đuôi xoè ra ở đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam, sau đó đi xuống vùng Vịnh Bắc Bộ và đã kết thúc ở vùng đại dương sâu nhất thế giới (Vịnh Mindanao ở Philippines sâu 10.800m).
Đó là tấm sơ đồ sơn thuỷ ở phạm vi vĩ mô tầm thế giới. Thật kỳ diệu, các triền núi đó không thẳng băng mà uốn lượn như hình con rồng, tạo ra mạch núi và mạch nước tụ lại, rồi lan tỏa ở trên đồng bằng Bắc Bộ nước ta.
Sơ đồ đại địa mạch
( Tấm bản đồ này do dienbatn thực hiện năm 2003 ).
Thế mới biết tại sao vùng đất này luôn luôn bị người ngoài thèm khát và dòm ngó. Và thế mới biết sự uyên bác kỳ tài của Thiền sư Vạn Hạnh và Vua Lý Thái Tổ đã quyết rời bỏ Hoa Lư, để trở về vùng đất Thăng Long và triệt phá được thiên la địa võng mà Cao Biền đã trấn yểm trên thành Đại La cũ 200 năm trước.
Cho đến hôm nay, tất cả những người có chút hiểu biết về phong thủy và lý thuyết về địa mạch thì đã hiểu rằng tất cả mọi bí mật xa xưa về đường kinh mạch, về huyệt đạo linh thiêng mà chỉ có các thầy pháp cao tay mới nắm giữ được, thì nay đã bị phơi bày ra tất cả.
Cái chính là "thiên hạ" thì biết cả, nhưng những người trong cuộc có ý thức được vấn đề và có những giải pháp mạnh để làm chủ các lợi thế đó hay không?
Nhìn vào sơ đồ "vi địa mạch" - Trở lại với địa hình núi sông trên miền Bắc nước ta, thì có 8 dãy núi vòng cung tạo thành hình rẻ quạt là dãy Đông Triều, dãy Ngân Sơn, dãy Bắc Sơn, dãy Tam Đảo, dãy Sông Gâm, dãy Hoàng Liên Sơn , dãy Sông Đà và dãy Hoà Bình, trong đó Hoàng Liên Sơn nối từ Hy Mã Lạp Sơn về có đỉnh Phan xi păng cao nhất Đông Dương (3143m). Hướng đi của các dãy núi đều hình thành các con sông như sông Hồng, sông Chảy, sông Lô, sông Đà, sông Đuống, sông Cầu...
Thế nhưng các dãy núi chỉ "chầu" nên đều đã dừng lại từ xa, còn các con sông thì đã "tụ" lại ở Việt Trì và nối thông với nhau và tỏa ra ở chính vùng Thăng Long. Kỳ diệu hơn nữa là ở ngay trên đất Thăng Long đã "mọc" lên ba ngọn núi khác: đó là cụm núi Ba Vì linh thiêng đầy huyền thoại. Đỉnh núi này nhìn theo đường chim bay thì chỉ cách Hồ Tây chừng 25km. Nhờ khoảng cách không quá xa, nên khi thuyền của vua Lý Thái Tổ đi từ sông Hồng qua sông Tô Lịch vừa rẽ vào Hồ Dâm Đàm từ làng Hồ Khẩu mùa xuân năm 1010, nhà vua có thể nhìn thấy rồng cuộn sóng bay lên, vừa nhìn thấy đỉnh Ba Vì, nên cái tên Thăng Long và tứ văn "Đắc Long bàn Hổ cứ chi thế, tiện núi sông hướng bối chi nghi" mới xuất hiện trong bản Thiên đô chiếu bất hủ.
Ngày nay, từ trên bản đồ vệ tinh, ta có thể dễ dàng tìm thấy đỉnh cao 1226m, nơi toạ lạc Đền Thượng, thờ Tản Viên Sơn Thánh, từ đó có một đường kinh mạch đi theo hướng chính Đông, qua khu vực Đền Kim Ngưu bên bờ Đầm Trị tiếp giáp với Hồ Tây, ra đến tận Cảng Vân Đồn và Vịnh biển Bái Tử Long, ở đó đã có đền Cửa Ông đầy linh thiêng mà nhân dân và hải quân ta hằng tôn thờ suốt 7 thế kỷ qua. Cảng Cửa Suốt của Đức Ông Trần Quốc Tảng xưa, đã và sẽ mãi mãi là một quân cảng quan trọng nơi Bờ Đông của Tổ quốc. Cũng trên bản đồ vệ tinh, nếu nối một đường theo hướng Đông Bắc-Tây Nam mà mọi người quen gọi là Trục Thần Lộ đi từ đền Kim Ngưu bên bờ Đầm Trị, lên đến thành Cổ Loa- Kinh đô 2300 năm trước của vua An Dương Vương và cũng là Kinh đô hơn 1000 năm trước của vua Ngô Quyền, trên trục đó ta sẽ gặp phòng tuyến sông Như Nguyệt năm 1077 của Đại tướng Lý Thường Kiệt và Ngã ba sông Thiên Đức, nơi Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương lập đại bản doanh chỉ huy đánh quân Nguyên Mông năm 1284 và năm 1288. Kỳ lạ thay, đường chéo này đi tiếp, rồi đi tiếp nữa, sẽ đến Đồng Đăng, cửa ải phía Bắc của Tổ quốc. Trong kinh dịch, hướng Đông Bắc là hướng Ngũ quỷ, lộc có nhiều mà hoạ cũng lắm, vậy nên chăng phải có đôi mắt tinh anh của Đức Thánh Trần chấn ngữ cửa ải này ? Những người có chút tính hiếu kỳ không thể không kinh ngạc khi phát hiện ra trục kinh mạch nằm ngang ở 21 độ vĩ bắc 3' 28'' từ đỉnh Ba Vì và trục Thần Lộ nói trên lại gặp nhau ở chính vùng nước cạnh Phủ Tây Hồ mà mọi người vẫn thành kính gọi là huyệt đạo quốc gia. Tại sao có cái tên đó? Tại vì nơi đó vẫn sủi bọt mỗi khi mực nước sông Hồng dâng cao, như thể hồ và sông là cái bình thông nhau. Nhiều người vẫn còn nhớ vào chiều thu nắng đẹp ngày 11/9/1955, người ta đã chứng kiến chính nơi đó đã có cột nước bất chợt phụt lên làm lật úp ba chiếc thuyền gỗ khiến 4 người bị thiệt mạng. Tiến sĩ Vật lý Nguyễn Thế Hùng ở Viện Vật lý nghe mô tả lại hiện tượng đó thì đoán rằng chắc có kẻ nào đó đã chui xuống đáy hồ sờ soạng, khiến mạch nước có áp suất lớn bỗng bật lên như khi người ta mở nút chai rượu champagne?
2/ ĐỊA MẠCH THÁI NGUYÊN.
Nhìn trên bản đồ địa hình, chúng ta thấy Địa mạch của Thái Nguyên nằm giữa hai Long mạch lớn của đất nước. Bên phía Bạch Hổ là Long mạch Tam Đảo hùng vĩ, chảy liên miên , bất tận, hình dáng đẹp đẽ như một con rồng đang trườn mình vươn ra ngoài biển cả. Cạnh Long mạch Tam Đảo còn có hồ Núi Cốc là một đoạn của sông Cầu, ôm vòng quanh sơn thủy hữu tình. Bên phía Thanh Long có các vòng cung Ngân Sơn , vòng cung Bắc Sơn, Vòng cung Đông Triều chầu vào. Phía Huyền Vũ ,đằng sau là Dãy Tây Côn Lĩnh sừng sững một góc trời Nam. Đằng sau nữa về phía Tây Bắc là cả một cao nguyên Vân Quý và cuối cùng là dãy núi Hy Mã Lạp Sơn (đỉnh Everest cao 8.888m nóc nhà của thế giới). Theo trục Thần Đạo của Thái Nguyên ( Tọa Càn - Hướng Tốn - Tây Bắc - Đông Nam ), phía trước minh đường có dãy núi Nham Biền làm án, và xa hơn nữa là Chí Linh, Đông Triều và cuối cùng là biển Hải Phòng. Một minh đường rộng lớn trải dài tít tắp. Sách Địa Lý Toàn Thư có viết " Phong thuỷ địa lý lấy sinh khí làm chủ, lấy Long Huyệt làm nền tảng, Sa, Thuỷ làm bổ trợ. Xem phong thuỷ chính là quan sát sự thuận ứng nghịch phản của sơn và thuỷ, khí cứng rắn nhu hoà của âm và dương, lý phân ly hội hợp của tụ và tán…Phong thuỷ tốt là địa mạch thoạt tiên cao vượt lên, hướng đi của địa mạch hoạt bát như Long, nhấp nhô không ngừng, đứt đoạn rồi lại nối liền. Địa mạch xuất hiện ở giữa, xung quanh có sa trướng trùng trùng. Sa trướng của nó có gần có xa, có nghênh có tống, có triền có hộ vệ. Khi hiệp cốc xuất hiện, chúng đều thu giữ địa khí tựa phong yêu (lưng ong) và hạc tích (gối hạc) vậy, có nơi tạo ra thế cử đỉnh, có chỗ tạo ra hình giáp hộ, nơi giao tiếp của địa mạch không bị đứt đoạn, khi phong xuy đi qua hai bên hiệp cốc thì địa mạch lại tựa như hai bên mạn thuyền song song mà ra. Nơi đỉnh và hai bên của địa mạch sáng sủa lại cùng tương ứng với Tinh thần, tựa hổ sắp có Long, Hổ giáng xuống nơi này. Triều sơn ở xa thì đẹp đẽ muôn hình vạn trạng. Minh Đường rộng rãi bằng phẳng, Thuỷ khẩu giao kết, uốn lượn bao quanh, bốn phương tám hướng không có nơi nào bị khuyết hãm. Địa mạch hạ lạc kết huyệt ở nơi này, khí Âm Dương phân biệt cùng tiếp, chỗ cao chỗ thấp, lồi lõm rõ rang, địa hình hai bên như hai cánh tay giang rộng, trên phân ra dưới hợp lại, địa thế tròn và nhọn cùng đối ứng với Thiên quan Địa quỷ. Thuỷ trong thuỷ ngoài đều ôm ấp, bao quanh nơi này; sơn trong sơn ngoài cùng quay quần tụ hội. Nơi được như vậy được xem là đại phú đại quý của phong thuỷ vậy. " Sách còn viết : " Khí thông qua Mạch mà vận hành. Mạch thì ẩn tàng tron đất. Khí và mạch không tách rời nhau, chỉ có điều là Mạch hiển lộ tương đối rõ, còn Khí thì ẩn khuất hơn. Khí vận hành trong đất, tràn bốc lên trên, sự vận hành của Khí là tùy theo hình thế, mà sự ngưng tụ của Khí cũng tùy theo hình thế. Khí vận hành thông suốt là Sinh, mà tắc nghẽn lại là Tử. Khí thừa gió mà tản mát, mà gió thì tùy Thủy mà tới, nên Khí thừa Phong mà tán, mà khi gặp Thủy phân giới thì ngưng lại, bởi vì Khí là mẹ của Thủy, nên dùng Thủy mà ngăn thì Khí dừng. Sơn là nội khí, nhất định phải xúc kết ôn hòa, ẩm thấp để tinh khí ngưng tụ, không vận hành. Do đó nói ngoại khí dùng để tụ tập nội khí; Phân giới huyệt mạch cũng dùng thủy, nên nói còn dùng thủy để phân giới mạch. Mạch chia ra ba loại, tùy theo vị trí, gọi là Long mạch, Hiệp mạch và Huyệt mạch.Mạch có ba hình dạng: Mạch khởi phục là tùy theo tinh phong cao thấp mà vận hành, biên độ lớn thì ở dưới thấp, biên độ nhỏ thì ở trên cao. Mạch tiên đới là loại uốn lượn khúc khuỷu từ trên tinh phong bay xuống dưới thấp. Mạch bình thụ là loại ở dưới đất bằng chỉ hơi nhô lên một tấm đệm. Mạch khởi phục thì khí tương đối hòa hoãn, còn mạch bình thụ thì khí tương đối tản mát.Khí mạch ở sơn lũng lấy hoạt động làm Sinh, lấy cương trực làm Tử, lấy ẩn hiện thấp thoáng làm Chính hình, lấy thô trọc làm Vô tình. Khí mạch ở bình địa sẽ thuộc loại thượng đẳng, nếu vận hành trên mặt đất như một đường màu xám, như rắn trườn trong cỏ chỉ thấy có lưng.Nhìn chung thì việc quan sát khí mạch của địa lý phong thủy cũng không khác gì việc quan sát khí mạch con người trong Đông y. Người nhất định phải có khí mới có mạch, có mạch thì mới có khí. Đông y thông qua việc chẩn mạch mà xác định khí thịnh hay suy. Phong thủy sư thông qua việc quan sát địa mạch mà kiểm chứng có khí hay không."
( Xin xem tiếp bài 3 - dienbatn)
Không có nhận xét nào: