TIẾNG THIÊNG ( TIẾNG LẠ) - CÔNG CỤ VƯỢT QUA CÁC CHIỀU KHÔNG GIAN KHÁC.
Phần 2.
SƠ LƯỢC VỀ CÁC CHIỀU KHÔNG GIAN.
SƠ LƯỢC VỀ CÁC CHIỀU KHÔNG GIAN.
"Tetyat om chodane chodane sarua pa pam bicho dhane choudhe bichodhe sarva karma a qua ra na bichodane shouda."
dienbatn xin tri ân những phát hiện vĩ đại vượt không thời gian của GS.TSNguyễn Hoàng Phương đã đóng góp cho dân tộc Việt Nam và toàn Thế giới.
dienbatn xin tri ân những phát hiện vĩ đại vượt không thời gian của GS.TSNguyễn Hoàng Phương đã đóng góp cho dân tộc Việt Nam và toàn Thế giới.
Từ trước đến nay, khoa học Tây phương đã xác định được các bài toán chuyển động của những cấu trúc vật lý bao gồm các hạt và sóng trong một hệ tọa độ Đề Các là không gian 3 chiều ( xyz). Đóng góp của Thuyết Tương đối A.Einstein đã kết hợp tạo thành một cái khung Không gian vật lý và Thời gian vật lý. Trong cái khung này, Không gian vật lý 3 chiều và thời gian vật lý có Quá khứ, Hiện tại, Tương lai với các quy luật vật lý rõ ràng và chính xác. Các thiên thể như mặt trời, mặt trăng, các hành tinh di chuyển trong Thiên hà cũng đều phải tuân theo những quy luật vật lý đó. Khoa học cũng đã khẳng định : Vận tốc của ánh sáng là vận tốc lớn nhất. " Tốc độ ánh sáng (hay đôi khi được gọi là vận tốc ánh sáng) là độ lớn vô hướng của vận tốc lan truyền của ánh sáng. Trong chân không, các thí nghiệm đã chứng tỏ ánh sáng đi với tốc độ không thay đổi, thường được ký hiệu là c = 299 792 458 m/s (xấp xỉ 300 nghìn km/s), không phụ thuộc vào hệ quy chiếu. Kết quả này cũng phù hợp với lý thuyết điện từ của James Clerk Maxwell, biểu diễn tốc độ ánh sáng trong chân không là:
với là độ điện thẩm tuyệt đối của không gian tự do (Một số sách dùng hằng số điện môi của chân không, thậm chí gọi tắt là hằng số điện) và là độ từ thẩm chân không, những hằng số không phụ thuộc hệ quy chiếu.
Tốc độ ánh sáng lần đầu tiên được xác minh trong phòng thí nghiệm do nhà vật lý học người Pháp Armand Hippolyte Fizeau vào khoảng 1850. Trước đó, các nhà thiên văn cũng đã đưa ra những kết quá khá chính xác, ví dụ của Ole Römer năm 1676. Năm 1887, thí nghiệm Michelson-Morley được thực hiện cho thấy tốc độ ánh sáng là không phụ thuộc vào hệ quy chiếu.( http://vi.wikipedia.org/)
Từ đó người ta quan niệm rằng : Tất cả các dạng vật chất từ vi mô tới vĩ mô đều mang dạng hạt và sóng di chuyển trong không gian 3 chiều và Thời gian vật lý có Quá khứ, Hiện tại, Tương lai với các quy luật vật lý rõ ràng và chính xác.
Sau đó , với những nghiên cứu của A.Einstein , người ta lại phát hiện và tạo ra khái niệm không gian , thời gian cong.Đó là những thành công và kết quả của Khoa học Hậu thiên niên kỷ 2. Những hiểu biết của con người tới cuối thế kỷ 20 mới chỉ đạt khoảng 10 %lượng thông tin cần biết của Vũ trụ .
Tiến sang Thiên niên kỷ thứ 3, vấn đề có khác. Đây là Thiên niên kỷ của sự hòa nhập Đông - Tây, trên cơ sở Nhất nguyên tồn tại Âm - Dương, sẽ thực hiện các nhất nguyên của Kỷ nguyên Di Lặc Thánh đức:
- Nhất nguyên sáng tạo Duy lý và Minh triết.
- Nhất nguyên tiến hóa sinh và tử.
- Nhất nguyên Nhân quả , quá khứ - Tương lai.
Sáng tạo và xử lý các Linh ảnh hay Trường thông tin đó thuộc quyền của những Sinh thể Cao cấp có chiều Không - Thời gian lớn hơn hoặc bằng 4. Quy luật vận động của những chiều không gian lớn hơn bao giờ cũng bao gồm Quy luật vận động của những chiều không gian nhỏ hơn .
Để cho dễ hiểu hơn, dienbatn xin giải thích một cách hơi thô thiển như sau : Các phép toán hình học không gian n=3 có thể giải thích các quy luật vận động của các phép toán hình học phẳng n=2. Ngược lại, nếu chỉ sử dụng quy luật toán học trong hình học phẳng n=2 thì không thể giải thích được quy luật toán học trong hình học không gian n=3.
Sinh thể Cao cấp có chiều Không - Thời gian lớn hơn hoặc bằng 4 như Thượng Đế, các đức Phật....có quyền năng thay đổi : Các giống của loài Người, động vật, sinh vật .... Thay đổi Địa lý trái đất và tính chất của môi trường sống, Thay đổi các mối quan hệ Thiên - Địa - Nhân với những Sứ mệnh và Giáng thế của những Đấng cứu thế khác nhau. Nói theo ngôn ngữ của Khoa học bây giờ là những Sinh thể Cao cấp có chiều Không - Thời gian lớn hơn hoặc bằng 4 có thể làm thay đổi quy luật vận động của Vũ trụ, tạo nên những môi trường sống mới , từ đó tạo ra những giống loài mới.
Những cái gì không thích hợp với Quy luật vận động Vũ trụ mới, môi trường, điều kiện khí hậu mới , sẽ bị hủy diệt và tiêu vong. Đó chính là cái Lý của Quy luật Vận động Vũ trụ.
Ta cũng nhận thấy trong các vấn đề trên, nói theo ngôn ngữ thông tin thì có cả hai chiều tác động của Linh ảnh ( hay Trường thông tin ). Chiều thông tin từ Nguồn ( từ Sinh thể Cao cấp có chiều Không - Thời gian lớn hơn hoặc bằng 4 ) sẽ ánh xạ và tạo nên Trường thông tin đích ( Trường thông tin của loài người = 3 ) và các loài khác thấp hơn ( n nhỏ hơn hoặc bằng 3 ). Nguồn Trường Thông tin và đích Trường Thông tin luôn có mối quan hệ qua lại và tác động lẫn nhau. Nhưng toàn bộ kết quả sẽ được lưu trữ tại " Máy Chủ" của Trường thông tin nguồn. Đây cũng chính là nơi tàng trữ những dữ liệu thông tin từ hằng hà sa số kiếp của Nhân loại . Trường thông tin nguồn giống như một thư viện hay ổ cứng . Con người và các đấng, các cõi trong Vũ trụ , bằng một cách nào đó, giống như có chương trình Internet download Manager đều có thể truy cập và download những Trường Thông tin đó về xử dụng. Điều này con người đã thực hiện từ rất xa xưa dưới dạng mà bây giờ người ta gọi là " Mê tín dị đoan" - Đó là những việc như Nhà Thờ, Chùa chiền, miếu mạo,Thờ cúng, Cầu cơ, Đồng thiếp, Nhập Đồng, Gọi hồn, Ngoại cảm, Đồng tử, Tu luyện Vô vi Pháp : Nói Tiếng Thiên ( Trong Thiên Chúa Giáo gọi là tiếng lạ ), viết Chữ Thiên, bắt Ấn Điển, vẽ Phù Điển, nhận Điển, Khai Thân pháp,Khai khẩu, Nhãn Tam Quang, Khai khiếu giác, tu chứng Thần thông....
Như vậy, bước vào Thiên niên kỷ mới - Thiên niên kỷ của Tâm linh , vấn đề giải phóng con người đang bị ràng buộc bởi bình diện Hậu Thiên, với cái vỏ Vật lý thô thiển cứng nhắc cùng với những khả năng hạn hẹp về Không - Thời gian là một vấn đề vô cùng cần thiết và cấp bách. Những bài toán chiến lược cần được giải quyết để đưa con người đến những bước tiến hóa cao của mình bao gồm các vấn đề như : Việc tìm hiểu các cơ chế điều khiển, vận động và biến hóa Tâm linh; Việc chủ động khống chế Không - Thời gian, tìm hiểu bản chất của Thời gian, Tìm hiểu các chiều không gian lớn hơn 3 , mà cận kề chúng ta nhất là chiều không gian thứ 4; khả năng tán rồi Tụ trong việc du hành Tâm linh; khả năng giao tiếp và nhận được kiến thức từ những chiều không gian khác; Vấn đề vượt qua các chiều không gian khác như thế nào ????
1/Về các tổ chức điều khiển của cơ chế Tâm linh:
*Trước hết, vấn đề về các trung tâm điều khiển : Trong cõi Vật lý 3 chiều hiện nay, việc điều khiển , vận động và biến hóa theo chương trình của Tâm thức ( ý muốn ) dựa trên các lực Vật lý ( máy móc, cơ bắp ...). Tâm thức được tạo ra một cách gián tiếp.
* Trong cõi Phi vậy lý thì việc điều khiển , vận động và biến hóa theo chương trình của Tâm thức thực hiện bằng ý nghĩ trong một Vũ trụ đáp ứng ý nghĩ ( tương tự như một hệ điều hành Thông tin ). Lúc này Tâm thức tạo ra thực tại một cách trực tiếp.
Trong Vũ trụ luôn tồn tại những Trung tâm điều khiển khác nhau, tương tự như có nhiều máy chủ khác nhau. Con người bằng cách nào đó như tu luyện để đạt được một trình độ Tâm linh nào đó đủ để có thể phát ra một mệnh lệnh hay một chùm thông tin khiến cho máy chủ có thể nhận được và tương tác được với máy chủ giống như có chương trình Internet download Manager .
Do vậy, về mặt điều khiển , vận động và biến hóa Tâm linh có hai mặt chủ quan và khách quan:
* Mặt chủ quan là trình độ Tâm linh của đương sự , việc này phụ thuộc vào khả năng tu luyện hay truyền thừa.
* Mặt khách quan là khả năng hoạt động của các Trung tâm, các cơ quan điều khiển nói trên.
Trong Vũ trụ thống nhất thì cơ chế điều khiển, vận động và biến hóa Tâm linh của những hoạt động Tâm linh là hoàn toàn tự do , không bị ràng buộc bởi một số nguyên tắc của không gian Vật lý 3 chiều.
* Về sự Điều khiển : Chuyển động Tâm linh hay biến hóa là do Ý chí điều khiển. Vậy bản chất khoa học của ý chí là gì ? Một loại tần số siêu cao và khả năng xuyên sâu siêu việt ?
2/ Về cơ chế du hành tâm linh : Để có thể hiểu rõ cơ chế Tán rồi Tụ của du hành Tâm linh, chúng ta có thể dựa vào hệ thức bất định Heisenberg : ΔX.ΔPx >= h/2π .
Nghĩa là khi xung lượng của hạt có giá trị chính xác , thì hạt có thể ở khắp nơi với xác xuất như nhau.
Hãy mở rộng nguyện lý Heisenberg cho những hạt tinh vi hơn , tức là những hạt của Trường sinh học, Hara, Chân nhân.
* Tán : Khi xung lực của đối tượng hoàn toàn xác định thì trạng thái đó gọi là Tán.
* Chuyển động Tâm linh : Tính hiện diện khắp mọi nơi tạo nên tình huống chuyển động automatic ( vi phạm ít nhiều tính xác định của xung lượng ) từ điểm này sang điểm khác với " Tốc độ " vô hạn, chuyển động này gọi là chuyển động Tâm linh.
* Tụ : Khi vị trí của đối tượng hoàn toàn được xác định thì gọi là trạng thái Tụ.
* Biến hóa : Khi tụ thì do xung lượng là hoàn toàn bất định, nên xuất hiện khả năng chọn những tập hợp xung lượng nào đó ( vi phạm ít nhiều tính xác định vị trí ), để tạo thành các hình thể khác nhau. Trong khoa học Tâm linh, khả năng này gọi là biến hóa.
(Sứ mệnh Đức Di lặc - Tom 2- Nguyễn Hoàng Phương ).
3/ Về cầu nối các chiều không gian và cơ chế điều khiển để băng qua các chiều không gian :
Từ các cõi của Không Thời gian Vật lý 3 chiều để có thể băng qua cõi Không Thời gian phi Vật lý n>= 4 không nhất thiết phải theo cơ chế của Không Thời gian Vật lý . Trong trường hợp này, vận tốc ánh sáng không phải là lớn nhất như chúng ta vẫn quan niệm.
(Trích từ Sứ mệnh Đức Di lặc - Nguyễn Hoàng Phương ).
Các bạn nào muốn nghiên cứu sâu về vấn đè này xin tải sách của GS.TS Nguyễn Hoàng Phương từ đường link trên trong thư viện miễn phí của dienbatn.
Xin xem tiếp bài thứ 3- dienbatn.
Không có nhận xét nào: