CÁCH SỬ DỤNG ẤN PHÁP TRONG HUYỀN MÔN.
(Tài liệu do dienbatn mua, sưu tầm và biên tập lại, nay tặng lại cho mọi người miễn phí ).
(Tài liệu do dienbatn mua, sưu tầm và biên tập lại, nay tặng lại cho mọi người miễn phí ).
Tìm Hiểu Và Sử Dụng Ấn
Lời Tựa
Người muốn học pháp thuật Đạo Giáo cần có sự hiểu biết rõ ràng về Ấn
Pháp, trong tất cả các pháp thuộc Đạo Giáo, Ấn là 1 trong 3 thứ cơ bản
của Pháp Thuật Đạo Giáo : Ấn, Thủ Quyết, Chú Ngữ, người học pháp
Đạo Giáo bắt buộc phải có Ấn nếu không có Ấn thì khó mà phát huy hết
được oai lực của Pháp đó, nay người dịch xin ghi chép ra những điều căn
bản về Ấn để tiện đường cho người học Pháp nghiên cứu.
Ấn Pháp Là Gì ?
Ấn pháp là 1 trong những pháp khí tối quan trọng của Đạo Giáo Trung
Hoa, nó đại diện cho quyền năng của các vị tổ sư cao đạo của Đạo Giáo
và cũng là 1 sắc lệnh trong các nghi lễ của Đạo Giáo, Ấn là danh hiệu của
Tam Thanh chư thánh, chư thần trong tín ngưỡng đạo giáo, Ấn lấy cốt lõi
của Hồn Thần Tư Phủ và cốt lõi quan trọng của Đạo Đức Kinh mà tạo
thành, các loại Ấn Chương tượng chưng cho uy quyền và quyền lực của
chư tiên, chư thánh trong tiên giới, địa giới, giống như thời xưa có các
công ấn, ấn chương của các quan lại, vua chúa thời phong kiến, Ấn
thường được làm bằng Vàng, Ngọc, Đá, Gỗ, và được sử dụng trong các
văn kiện, sớ tấu, điệp thức và bùa để triệu thần linh, làm tăng oai lực của
bùa, thông quái đạt linh, trị bệnh, trừ tà, bảo vệ sức khỏe, giúp trường
sinh, vv......
Thường thì tất cả các loại Ấn Chương này trong sách Đạo Giáo có hẳn 1
hệ thống gọi là “ Pháp Ấn ” , Hệ thống Pháp Ấn này được ghi chép và
phân chia hết sức rõ ràng ( Thần Tiêu Ngọc Cách Công Văn trang 36-42 )
Sách Kim Tỏa Lưu Chu Dẫn quyển 2 có ghi chép và phân cấp các Ấn
như sau: Có 6 loại Pháp Ấn được chia thành 3 đẳng cấp, Thiên Tiên Đạo
Sĩ được 24 Ấn, Thần Tiên Đạo Sĩ được 15 Ấn, Khảo Chiêu Đạo Sĩ được
12 Ấn. Sách Thái Thượng Lão Quân Cáo Thiên Đế Quân Nhật cũng ghi
chép : Ấn được phân cho 3 đẳng cấp, Thiên Tiên Đạo Sĩ dùng Thượng
Thanh Ngọc Hoàng chi Ấn kế đến Nguyên Thủy Chi Ấn là người thường
dùng để hành đạo. Thần Tiên Đạo Sĩ dùng Thái Thượng Ngọc Kinh Chi
Ấn kế đến là Phi Thiên Cửu Dã Chi Ấn là người thường dùng hành đạo.
Các Đạo Sĩ khác thì dùng Thái Thượng Lão Quân Chi Ấn. Vào thời nhà
Đường xuất hiện 1 loạt Pháp Ấn đồng thời cũng xuất hiện các quy định
về sử dụng Pháp Ấn một cách hết sức nghiêm ngặt, các Pháp Ấn này
được sử dụng rộng rãi trong các nghi lễ Tôn Giáo, chính trong bản sách
này cũng có ghi rõ là “ Khi sử dụng Ấn để hành pháp cấm tuyệt đối
không được dùng ấn đó vào trong văn thư và truyền ra những bản Ấn
Phục Bản ( Ấn Giả ), không sử dụng chung các Ấn đó với hệ thống Ấn
quan lại ” Quy định của Đạo Giáo về Ấn rất nghiêm ngặt và kĩ càng vậy
mà ngày nay nhiều người cho là mình tu học theo Đạo Giáo mà lại vi
phạm các quy định đó dùng Pháp Ấn để đóng vào sách vở văn thư 1 cách
bừa bãi.
Lịch sử của Ấn Chương đã có từ rất lâu đời, các loại Ấn này đã có sự
hình thành trước cả khi Đạo Giáo xuất hiện, các thuật sĩ, thầy mo trong
thời Tần, Hán, đã từng dùng Ấn trong các việc tế lễ, trị bệnh, giải tà,
thông thần, đạt linh ví như Ấn Hoàng Thần Việt Chương là 1 trong những
Ấn có từ lâu đời và nổi tiếng về sự sắc sảo, thời nay giới huyền môn Đạo
Giáo gọi loại Ấn Chương này là Đạo Giáo Ấn, giới Huyền Thuật Việt
Nam gọi là Phương Sĩ Ấn hoặc 1 vài nơi có tên gọi khác. Theo như sách
(Cổ Ấn Bàn ) ghi chép lại, vào thời Tần Hán, giới Thuật Sĩ, Thầy Mo sử
dụng Hoàng Chương Việt Ấn rất là thịnh hành, tất cả những giới này đều
có Ấn này. Sau này trong các sách Sử Kí, Lý Vũ Bản Kí, Phong Đàn Thư
đều thống nhất ghi là Phương Sĩ Ấn, điều này những người đọc sách cổ
Trung Hoa nên lưu ý. Ấn Hoàng Thần Việt Chương thường được làm
bằng đồng có tay nắm hoặc vòng quanh mạ bạc, còn các loại khác thời cổ
đại thường làm bằng bùn đất nén lại ví dụ như Yểm Thắng Ấn hay còn
gọi là Ấn Tránh Tà , Việt Nam mình miền bắc gọi là Trảm Tà Ấn, loại
Ấn này thường được làm theo kiểu đúc hình 1 linh vật ở trên như dưới là
mặt ấn, ở trong bảo tàng lịch sử Tantric có nhìn thấy 1 loại Ấn từ thời Hai
Bà Trưng có hình 1 con Nghê ở trên.Trong sách của Tấn Cát Hồng có
chép người xưa khi nhập sơn tu đạo tất cả đều phải phục Hoàng Việt
Chương Chi Ấn ( Phục có nghĩa là dùng Ấn đó đóng lên giấy rồi đốt đi
hòa với nước mà uống ND ) Trong thời kì trước khi có lưu Truyền Hoàng
Việt Chương Ấn thì người xưa hay dùng các loại ấn Thiên Đế Chi Ấn,
Thiên Đế Sứ Giả Ấn, Thiên Đế Thần Sư Ấn, Thiên Đế Sử Thông Thư
Ấn, Thiên Đế Sát Hồn Truy Ấn, Thiên Hoàng Thượng Đế Chi Ấn, Cao
Hoàng Thượng Chi Ấn, Thượng Thiên Thượng Đế Vạn Thần Chương
Ấn, Thiên Bắc Thìn Trương Ấn, Thiên Phù Địa Tiết Chi Ấn, tất cả những
Ấn trên là tiền thân sơ khai của Ấn Pháp Đạo Giáo.
Đến sau này khi thành lập Đạo Giáo vào thời Đông Hán, sau đó là thời
của các Thuật Sĩ thời Tây Hán, đây là thời tạo ra Ấn Chương của Đạo
Giáo, theo như sử sách Đạo Giáo ghi chép lại Thời Thiên Sư Đạo Tổ
Trương Lăng tạo ra Dương Bình Trị Đô Công Ấn sau đó được con cháu
của Trương Thị lưu truyền cho tới tận ngày nay. Trong 1 số văn kiện cổ
bản có liên quan đến Đạo Giáo đều thấy xuất hiện Ấn này, trên các văn tự
của Sách Thiên Sư Đạo,( sách đạo sĩ dạng như phù chú ) Thái Bình Đạo
( là các đạo văn tế )
Thời kì sơ khai Ấn được làm từ rất nhiều chất liệu khác nhau sau này
thịnh hành thêm loại Ấn được làm từ gỗ và được sử dụng hết sức rộng rãi
cho đến ngày nay hầu như là các Pháp Sư Việt Nam đều dùng các loại Ấn
bằng gỗ trong các nghi lễ tế tự, trong sách ( Tùy Thư Kinh Tập Chí ) có
đoạn viết về cách làm Ấn bằng gỗ như sau : Lấy gỗ làm Ấn, vào ngày
Thìn khắc Ấn, 2 tây chấp Ấn hấp khí, lấy Ấn Trị Bệnh, “ Đây là ghi chép
đầu tiên về cách làm Ấn gỗ trong lịch sử tuy vẫn còn quá sơ sài nhưng đó
cũng là 1 sự tiến bộ về cách thay đổi chất liệu từ những nguyên liệu quý
và khó làm như Vàng, Đá Quý, Ngọc, Ấn làm bằng gỗ sẽ tiện lợi hơn cho
các Đạo sĩ bình thường, hoặc người dân chế tạo Ấn Pháp, chính điều này
đã làm cho Ấn trở nên phổ cập hơn không bị bó gọn trong những tầng lớp
cao quý như trước nữa. Cùng thời kì với Ấn Gỗ thì Ấn làm bằng Đá cũng
bắt đầu xuất hiện và được sử dụng song song với Ấn bằng gỗ trong sách
( Cao Thượng Thần Tiêu Ngọc Thanh Chân Vương Cẩm Thư Đại Pháp )
Quyển số 8 có ghi lại cách tạo Ấn như sau : Phàm khi tạo Ấn chọn ngày
Giáp Tý, Canh, Giáp, mặt hướng về phía Đông Nam, lấy giờ Thìn, Tị,
vào trong Tịnh Thất đốt hương cầu khấn, nói rõ lý do định làm, sau đó
dùng tinh khí thổi vào gỗ, sau đó khắc Ấn trong 1 canh giờ phải thành
không được đứt đoạn, vật liệu phải chọn Ngọc Thạch hoặc là Lõi Cây
Táo, trong 1 vài pháp có đòi hỏi là Gỗ Cây Táo bị sét đánh, theo TanTric
thì cũng không hẳn phải là Gỗ Táo bị sét đánh mà có thể dùng gỗ táo
thường hoặc dùng gỗ Trầm, Tùng, Bách cũng có thể được.
Chữ khắc trong Ấn về mặt pháp văn thì vô cùng đa dạng, từ thời Hán Tấn
trở lại đây Ấn Văn của Pháp Ấn Đạo Giáo đều mang chữ Triện thời xưa,
hầu như tất cả các học giả đều có thể nhận biết được điều này, có những
loại Ấn mà nội dung của nó có liên quan đến hệ thần linh của Đạo Giáo
ví dụ như : Cửu Lão Tiên Đô Ấn, Linh Ngọc Đại Pháp Tư Ấn, Thượng
Thanh Thiên Khu Viện Ấn, Thái Huyền Đô Tỉnh Ấn, Ngũ Lôi Sứ Viện
Ấn, Bắc Cực Khu Tà Viện Ấn, Lôi Diên Tư Đô Ấn, tất cả những Ấn này
đều mang tên của Vị Thần linh, về Phật Giáo cũng có dùng 1 vài loại Ấn
mà Tantric biết như Kim Cương Đồng Tử Tùy Tâm Ấn, Ngọc Nữ Phụng
Phù Ấn, Thế Tôn Ấn, vv ......
Ấn pháp phát triển theo sự phát triển của Đạo Giáo và Phù Chú là nơi để
cho Ấn Pháp phát triển theo nhiều nhất, Đạo Giáo trong thời kì Tống
Nguyên phân thành 2 môn phái lớn là Phái Kim Đan và Phái Phù Lục,
trong đó phái Kim Đan lấy Nam Tông của Tử Dương và Bắc Tông của
Ngọc Trọng Dương làm trung tâm, phái Phù Lục thì lấy truyền thống của
các môn phái phát triển đời Hán Đường là Thiên Sư Đạo, Thượng Thanh
Phái, Linh Ngọc Phái làm nền tảng, trong Môn Phù Lục đó lại phát triển
ra các môn phái nhỏ và các pháp mới gồm các phái : Phái Bắc Đế, Phái
Thần Tiêu, Phái Thanh Vi, Phái Đông Hoa, Phái Thiên Tâm, Phái Tĩnh
Minh, trong đó Phái Thiên Tâm là người Việt Nam biết nhiều nhất vì ở
miền Bắc có lưu truyền 4 bộ sách của Phái này, hiện nay còn lại 1 bộ là
phổ thông nhất đó là Thiên Tâm Đạo Pháp Bí Lục, ngoài ra còn có phát
triển thêm rất nhiều phái mới nữa mà giới huyền thuật gọi là “ Thật Thập
Nhị Gia Phù Pháp ” trong 2 đại phái Kim Đan và Phù Lục thì Phái Phù
Lục vẫn phát triển mạnh nhất và Ấn Pháp cũng theo chân Phù Lục mà
phát triển. Trong các tông phái về Phù Lục pháp thuật đều có khác nhau 1
chút nhưng tất cả đều phải dùng đến Pháp Ấn ví dụ như Thượng Thanh
Phái, Linh Ngọc Phái, Bắc Đế Phái, Thần Tiêu Phái, Thanh Vi Phái,
Đông Hoa Phái, Tĩnh Minh Phái, Thiên Tâm Phái đều có loại Pháp Ấn
cho riêng mình, bởi vậy khi Tantric có đọc 1 bài của 1 người tự xưng là
học Pháp Thuật Đạo Giáo nói là cuốn sách Thần Tiêu Ngọc Cách Công
Văn là sách lưu giữ tất cả các Ấn Pháp của các thầy bà, và chữ “ Công ” ở
đây có nghĩa là tấn công tất cả các thầy bà, thì Tantric thấy thật là nực
cười. Có lẽ vị này nên đọc và tìm hiểu kĩ về Ấn pháp lại thì mới có thể
học phép Đạo Giáo được vì gốc của mình còn nắm không rõ thì còn làm
gì được nữa chứ, trong tất cả các sách nói về Ấn Pháp người đọc nên tìm
hiểu và xem những sách sau để hiểu rõ hơn về Ấn Pháp TanTric xin ghi
ra các sách mà ghi chép rất đầy đủ và rõ ràng về các loại Ấn Pháp Đạo
Giáo. Sách :
- Thượng Thanh Linh Ngọc Đại Pháp
- Linh Ngọc Vô Lượng Thượng Kinh Độ Nhân Đại Pháp
- Linh Ngọc Lưỡng Giáo Tế Độ Kim Thư
- Thái Thượng Linh Ngọc Tĩnh Minh Pháp Thức Ấn
- Linh Ngọc Lục Đinh Bí Pháp
- Linh Ngọc Tĩnh Minh Tân Tu Cửu Lão Quân Ấn Phục Ma Bí Pháp
- Linh Bảo Ngọc Giám
- Quỷ Cốc Tử Thiên Tủy Linh Văn
- Đạo Pháp Hội Nguyên ( còn gọi là Đạo Giáo Quy Nguyên )
- Thái Thượng Nguyên Thủy Thiên Tôn Thuyết Bắc Đế Phục Ma Thần
Chú kinh.
- Thượng Thanh Lục Giáp Kì Đảo Bí Pháp
- Thái Thượng Bắc Cực Phục Ma Thần Chú Sát Quỷ Lục
- Thái Thượng Xích Văn Đổng Thần Tam Lục
- Thượng Thanh Bắc Cực Thiên Tâm Chính Pháp
- Thái Thượng Trợ Giúp Cứu Dân Tổng Chân Bí Yếu
- Cao Thượng Thần Tiêu Ngọc Thanh Chân Vương Tứ Thư Đại Pháp
- Thái Thượng Thông Huyền Linh Kinh Ấn
- Vạn Pháp Bí Tàng bộ số 1 quyển 22.
Đây là những bộ sách nói về các loại Ấn thuộc Đạo Giáo trong số này có
những sách nói về các Ấn Pháp của môn phái mà viết ra sách này, các Ấn
Pháp được ghi chép hết sức tỉ mỉ về nghi thức và công dụng, cách làm,
ngoài ra trong bộ Đạo Kinh cũng có ghi chép lại hàng trăm Ấn Pháp của
Đạo Giáo về chức năng công dụng, cách dùng, và tên của Ấn Pháp, bộ
sách này chỉ rõ về phương pháp và cách làm Ấn Pháp và đây chính là 1 tư
liệu hết sức quý cho ai nghiên cứu chuyên sâu về Đạo Giáo.
Pháp Ấn không những đại diện cho quyền uy của chư Thần Thánh mà
còn là 1 tín vật để truyền thụ của các môn phái Đạo Giáo giống như Khăn
Ấn của Nam Tông vậy, các Pháp Ấn còn lưu truyền đến ngày nay gồm có
khoảng 500 đến 600 loại Ấn ( số liệu của báo chí Đài Loan Tantric chưa
kiểm định ) các Ấn Pháp thường được chia làm 4 loại như sau:
Loại 1 : Lấy danh hiệu Thần Tôn của Đạo Giáo để làm Ấn Văn như :
(Cửu Lão Tiên Đô Ấn ) ( Lôi Hỏa Đại Tướng Ấn ) ( Tam Thiên Nội Húy
Ấn ) ( Thiên Bồng Ấn ) ( Lục Đinh Ngọc Nữ Ấn ) ( Hoàng Thần Ấn )
(Đô Thiên Đại Pháp Chủ Ấn ) ( Cửu Lão Đế Quân Ấn ) ( Na Da Thiên
Nữ Ấn ) ( Cửu Thiên Huyền Nữ Ấn ) ( Tam Hoàng Ấn ) ( Đế Quân Ấn )
(Thái Vi Đế Quân Ấn ) ( Thiên Đế Thần Ấn ) ( Bắc Cực Đại Tướng Quân
Ấn ) ( Thái Huyền Thiên Đế Ấn ) ( Chân Vũ Ấn ) ( Đạo Quân Ngọc Ấn )
(Thiên Bảo Quân Ấn )
Loại 2 : lấy danh của các vị thần, đạo chức để làm Ấn như : ( Hoàng Lục
Viện Ấn ) ( Ngũ Lôi Sử Viện Ấn ) ( Lôi Đình Đô Ty Ấn ) ( Nguyên Ứng
Thái Hoàng Phủ Ấn ) ( Nguyên Cảnh Đan Thiên Phủ Ấn ) ( Nguyên Hòa
Thiên Giáo Phủ Ấn ) ( Nguyên Chiếu Linh Hư Phủ Ấn ) ( Đề Cử Thành
Hoàng Ti Ấn ) ( Linh Bảo Đại Pháp Ti Ấn ) ( Luyện Độ Ti Ấn ) ( Thái
Huyền Đô Tỉnh Ấn ) ( Bắc Cực Khu Tà Viện Ấn ) ( Thượng Thanh Thiên
Xu Viện Ấn ) ( Dương Bình Trì Đô Công Ấn )
Loại 3 : Lấy kinh văn để khắc ấn như : ( Bát Uy Văn Ấn ) ( Xích Thư
Ngọc Tự Ấn ) ( Hỗn Hợp Bách Thần Ấn ) ( Hỗn Đồng Xích Văn Ấn )
( Linh Thư Trung Thiên Ấn ) ( Nguyên Thủy Phù Mệnh Ấn ) ( Ngũ Đế
Đại Ma Ấn ).
Loại 4 : Lấy hình phù lục và chú ngữ để khắc Ấn như : ( Ngọc Thanh
Thông Chương Ấn ) ( Hoàng Thần Ấn ) ( Việt Chương Ấn ) ( Đại Khôi
Tổng Giám Ấn ) ( Bắc Đế Phong Đô Triệu Quỷ Thần Ấn ) ( Bắc Cực
Giám Sát Thần Ấn ) ( Thiên Tín Ấn ) ( Địa Tín Ấn ) ( Nhân Tín Ấn )
( Tín Ấn ) ( Hồ Tín Ấn ) ( Vân Tín Ấn ) ( Phong Tín Ấn ) ( Kim Tín Ấn )
( Mộc Tín Ấn ) ( Thủy Tín Ấn ) ( Hỏa Tín Ấn ) ( Thổ Tín Ấn )
Theo như ghi chép trong các sách Đạo Giáo thì có rất nhiều chức năng
của Pháp Ấn nhưng tựu chung là Pháp Ấn có những chức năng sau. :
- Vận chuyển Âm Dương, Thay đổi khí hậu, biến ngày thành đêm, tổng
lĩnh gió mưa, sấm sét, ( các loại Ấn dùng làm phép cầu mưa gọi gió )
- Cải biến xuyên sơn trong địa lý, như khai sơn lấp hồ, thu phục mãnh
thú, giáng hạ độc trùng, gọi long phục hổ, biến hóa được vạn vật, như có
thể biến hoa mộc thành người, hoa quả tự sinh, thống nhiếp tam giới,
khiển quỷ triệu thần, phục ma khu tà, diệt yêu tinh tà mị, tích binh trừ hại,
bách trùng không phạm đến, phù nguy cứu khổ, cứu tế cô bần, trị bệnh
khu tà, tảo trừ ôn dịch, nạp tài chiêu bảo, bảo hộ sanh nhân, bảo vệ lãnh
thổ, luyện độ vong hồn, khai u khải minh, trừ thân uế độc, thông đạt chân
linh.( trích sách Đạo Giáo Quy Nguyên )
Theo như cách dùng Ấn ở trong sách trên nói thì tương đối rộng, các Ấn
Pháp dùng trong các trường hợp cũng không hề giống nhau. Sách
( Thượng Thanh Linh Bảo Đại Pháp quyển số 27 có chép như sau :
Chánh Nhất Pháp Lục thì dùng Cửu Lão Tiên Đô Ấn, Đồng Huyền Pháp
Lục thì dùng Thông Chương Ấn, trong các nghi lễ của Đạo Giáo nhất
thiết phải có những bài Tấu sớ phù Hịch hoặc thiếp điệp lúc đó thì sử
dụng Linh Bảo Đại Pháp Ti Ấn, Khi cấp sắc cho đệ tử dùng phép cũng
dùng đến Linh Bảo Đại Pháp Ti Ấn ( trường phái pháp sư miền bắc còn
các phái khác tantric không nắm được rõ lắm nên không dám nói càn )
khi làm Bái Chương thì dùng Thông Chương Ấn, làm những bài cấp thiết
tấu cáo thì dùng Hoàng Thần Việt Chương Ấn ( ấn này rất nhiều tác
dụng) Khi sử dụng việc triệu hồn thì dùng Thần Hổ Ấn, khi triệu thần
nhiếp quỷ, bạt cứu vong hồn, thì dùng Khu Tà Viện Ấn, các loại Ấn Pháp
thường có tác dụng rất là chồng chéo nên khi cần dùng pháp nào thì sẽ
lựu chọn Ấn Pháp để làm, ví dụ như Linh Bảo Đại Pháp Ti Ấn ngoài
những pháp kể trên ra Ấn này còn dùng được vào rất nhiều pháp khác.Có
những loại Ấn Pháp, công dụng nhiều vô số kể hầu như là có thể làm
được mọi việc ví như Lôi Bộ Hữu Lục Phù Bảo Ấn của Thần Tiêu Phái,
Ấn này được làm bằng Đá Ngọc Bị Sét Đánh Vỡ ra lấy lõi của Đá đó làm
Ấn hoặc dùng Đá Thiên Thạch để làm Ấn.
Cách làm Ấn Pháp cũng khác nhau rất nhiều thường mỗi pháp sẽ có cách
làm Ấn riêng không có mẫu số chung ví dụ trong sách Linh Bảo Vô
Lượng Độ Nhân Thượng Kinh Đại Pháp quyển 3 có ghi chung chung như
sau : Ấn vuông 2 thốn 1 phân, dày 7 phân, dùng bằng gỗ cây Đào có cành
quay về hướng Nam mà chặt, Sách Đạo Giáo Quy Nguyên lại ghi Ấn
vuông 2 thốn 5 phân, tìm cây Táo mà làm chọn ngày Giáp Tý chế tạo Ấn
1 sách khác nói về Thiên Bồng Ấn như sau : Ấn này vuông 2 thốn 5 phân,
dùng thần mộc khắc Ấn, vậy theo như tất cả các sách về Đạo mà nói thì
chủ yếu dùng gỗ Táo , Đào làm Ấn, và khắc Ấn nhỏ chỉ khoảng 3 cm mà
thôi để tiện cho việc cầm nằm Ấn.
Phương Thức Chế Tạo Ấn
Về phương thức chế tạo Ấn Đạo giáo có hẳn 1 quy định rất nghiêm khắc
từ khâu chọn vật liệu cho đến thời gian chế tạo, kích thước của Pháp Ấn,
cho đến nghi thức tế Ấn và ý nghĩa của Ấn, nay tantric xin ghi chép ra từ
các sách Đạo Giáo Quy Nguyên như sau : Phàm chọn gỗ để khắc Ấn
không chọn những cây mà bị gió thổi nghiêng vẹo, chỉ chọn cây Đào, Táo
bị sét đánh, có nhiều Sát khí, Sách Linh Bảo Vô Lượng Độ Nhân Đại
Pháp Chép thêm là chọn ngày Bính, ngày Đinh để chặt hạ cây, ngày Hỏa
Nhật thì đẽo gọt cho thành khối, sau đó chọn hướng Đông Nam mà chôn
xuống Đất 7 thốn,đít Ấn thì để lộ trên mặt đất, thoa hương hoa vào Ấn,
sau đó quỳ xuống Đất vái 3 lạy, thổi vô Chúc Ngôn chú vào Ấn, ngày thứ
7 thì đào lên, dùng nước sạch rủa hết đất ở Ấn đi, dùng hương bôi tắm
cho Ấn, Phục Ấn, sau đó khắc hoa văn lên tay cầm Ấn, chọn ngày đinh
rồi quay mặt về hướng Đinh, bước Đinh Hỏa Bộ Linh Cương, khi đó sẽ
gặp Lục Đinh Ngọc Nữ, Lại tụng Chú sổ biến, dẫn khí từ khí bộ lên đỉnh
đầu tức hoàn thành xong Ấn
*** Cách làm Ấn trên Đây ghi quá vắn tắt cộng thêm không rõ sách nói
là Ấn gì loại gì nhưng theo Tantric thì có thể đây là cách khắc Ấn Lục
Đinh Ngọc Nữ, Pháp này sẽ có ở những phần sau của bộ sách này, người
xem nên lưu ý mà nghiên cứu đối chiếu.
Đạo Pháp Hội Nguyên lại có ghi về nghi thức của Ấn Pháp gồm có Tạo
Ấn, Tế Ấn, Khai Ấn, Hành Ấn, Hạ Ấn, Nhập Ấn, cách chế Ấn của sách
này lại viết thêm : Dùng gỗ của cây táo, vào ngày Giáp Tý, mùa hạ ngày
Bính Ngọ, khắc ấn trong 1 ngày tuyệt đối không được quá, Khai Ấn chú
viết như sau:
Chú Khai Ấn
Thiên ấn linh linh, thiên bồng nguyên suất xá hành, khu tà pháp chủ
giam ấn, thiên đinh lực sĩ phụng hành, tà đạo văn chi não liệt, bệnh nhân
kiến tắc an trữ, hung ác vi họa giả điệt, từ thiện vi phúc giả sanh, cấp cấp
như luật lệnh.
*** Chú khai Ấn này trong 1 vài trường hợp cũng được dùng khi đóng ấn
lên bùa thì niệm khai Ấn này.
Khi khai Ấn cần phải tế Ấn, khi Tế Ấn phải chọn các ngày Giáp Tý, Canh
Thân, Tam Nguyên, hoặc Bát tiết dạ tử thời, hoặc ngày mồng 5 tháng 5
mùa hạ thì chọn ngày Bính ngọ để làm 1 bản tấu, chuẩn bị hoa quả,
hương hoa, đèn nến, quay về hướng Bắc Đẩu hạ Ấn , bản tấu trạng dùng
để báo cáo với các vị Chu Tam Đại Tướng Quân, Thiên Y trì Bệnh Công
Tào Sứ Giả, sau đó tam bái thắp nhang lên lò hương bài tế như sau :
Bài Văn Tế Ấn
Chữ Hán:
臣姓某虔诚上启中天北斗九皇尊帝、天丁力士、三真君、功曹使、
斗中圣众。臣草芥微
生,樗栎朽质,冒参上法,受庇玄穹,于某年月日投某人门下,拜
受北极天蓬正法,自佩受以来,朝修不常,动违天宪,南宫无纪善
之名,北府有纠非之字。登坛受法之际,对师有约,誓当佐天行化
助国救民,依法命工刊造法印。兹遇吉辰,虔修蘸祭,伏乞上真流
降真气,下入印中令臣佩奉,宣宏道法,所指如心,驱邪治病,获
遂通灵。下副臣修持之愿。臣谨诚惶诚恐,稽首顿首再拜,谨言
Dịch Nghĩa
Thần tính ........(Tên người đọc ) kiền thành thượng khải trung thiên bắc
đẩu cửu hoàng tôn đế , thiên đinh lực sĩ , tam chân quân , công tào sử giả
đẩu trung thánh chúng . Thần thảo giới vi sanh , xư lịch hủ chất , mạo
tham thượng pháp , thụ tí huyền khung , vu ....... niên ......nguyệt....... nhật
đầu mỗ nhân môn hạ , bái thụ bắc cực thiên bồng chính pháp , tự bội thụ
dĩ lai triều tu bất thường , động vi thiên hiến , nam cung vô kỉ thiện chi
danh bắc phủ hữu củ phi chi tự . Đăng đàm thụ pháp chi tế , đối sư hữu
ước thệ đương tá thiên hành hóa , trợ quốc cứu dân , y pháp mệnh công
khan tạo pháp ấn . Tư ngộ cát thần , kiền tu trám tế , phục khất thượng
chân lưu hàng chân khí , hạ nhập ấn trung , lệnh thần bội phụng , tuyên
hoành đạo pháp , sở chỉ như tâm , khu tà trì bệnh , hoạch toại thông linh .
Hạ phó thần tu trì chi nguyện . Thần cẩn thành hoàng thành khủng , khể
thủ đốn thủ tái bái , cẩn ngôn .
Tế xong thì tờ hiến trạng này và tiền mã phải đem cống Thượng Đẩu
Chân nguyên Suất, Đại Tiên Thần Tướng, đem Ấn đang lên đàn để báo
cáo thần.
Khi dùng các Ấn để trị bệnh tà ma phải tụng Ấn chú như sau:
Bài Niệm Ấn Chú
Can tượng thiên linh , khôn dĩ vận tái , bất đắc vi thời , chu nhi phục thủy
Thiên đinh thụ ngô thần ấn , lục giáp vệ ngô thân hình , hà thần bất tòng
hà quỷ cảm đương . Ngô ấn chỉ thiên thiên khuynh , chỉ địa địa liệt , chỉ
nhân nhân trường sinh , chỉ quỷ quỷ tuyệt diệt , chỉ san san băng , chỉ
thủy thủy kiệt , chỉ vân vân thư , chỉ mộc mộc chiết , chỉ phong phong
đình , chỉ vũ vũ hiết , đế quân thụ ngô thần ấn hóa nhiếp , nhữ đẳng hữu
vi ngô lệnh , tứ chi phục chiết , cấp cấp như thiên đế luật lệnh sắc . sau đó
lại tụng dưới ấn chú: " Tam ngũ đường đường , nhật nguyệt vi quang , âm
dương giao hội , tứ thời trung ương , thần ấn nhất hạ , vạn quỷ diệt vong
cấp cấp như luật lệnh. ( nếu dùng Ấn đóng lên người lại phải niệm nhập
Ấn chú như sau :
Thiên đinh lực sĩ nhập thiên ấn , mãnh liệt tà ma hóa tác trần . Cấp cấp
như thiên đế luật lệnh sắc.
Sau đó định hơi hít cương khí vào thì muôn và tà tinh không xâm nhập
được ( phép này dùng cho bản thân cũng tốt )
( Trích Đạo Giáo Quy Nguyên )
Sách Đạo Giáo Quy cũng chép về cách tạo Ấn như sau : chọn ngày Giáp
Tý, dùng lõi cây táo bị sét đánh, chọn ngày mồng 5 tháng 5 hoặc ngày
Giáp Tý mùa xuân, mùa hạ thì chọn ngày Bính ngọ để khắc Ấn, khi thụ
trì ấn thì chọn ngày giáp để nhập thất hoặc tịnh thất, sau đó an trí Ấn, làm
lễ báo cáo, sau đó thượng hương, rồi làm lễ khai Ấn.
*** Cụ thể lại về những gì các sách đạo giáo nói về cách khắc Ấn Tantric
xin tóm lược lại như sau, các đạo sĩ muốn khắc Ấn phải chọn những loại
gỗ Đào, Gỗ Táo, Gỗ Bạch Đàn, Gỗ Tùng, Gỗ Bách, thứ tự là như vậy loại
Ấn càng quan trọng dùng được những việc lớn thì chọn gỗ Đào, gỗ Táo,
còn những Ấn Pháp dùng vào những việc bình thường có thể chọn Bạch
Đàn, Tùng , Bách. Ngày tế tự và làm Ấn thường là ngày Giáp Tý mùa
xuân, hoặc ngày Bính mùa hạ, có thể chọn thêm ngày mồng 5 tháng 5,
ngày làm Ấn thường chọn ngày Canh Thân, kiêng kị người khác dòm ngó
thấy, việc làm ấn sẽ gồm có chặt cây thường chọn cành hoặc cây hướng
đông nam, khắc Ấn, Tế Ấn, Khai Ấn, Ấn thường được cho vào 1 cái túi
nhung hoặc đặt vào 1 hộp gỗ sơn son thiếp vàng để nơi cao ráo. Đó là
những nghi lễ chung của việc làm Ấn, còn việc khắc Ấn thì mỗi loại có 1
cách làm và 1 cách khắc riêng tựu chung về những phần chính là như trên
đây. Dưới đây là hình thức và công dụng của những Ấn Pháp Quan Trọng
của Đạo Giáo, những Ấn pháp này sử dụng hầu hết trong tất cả các pháp
của Đạo Giáo kể cả những bí pháp.
*** Cảnh Báo : Tất cả những Ấn Pháp dưới đây đều là sự đại diện cho uy
quyền và pháp lực của Chư Tiên, Chư Thánh, cho nên các Ấn ở dưới đây
khi chế tạo hoặc làm phải hết sức lưu ý, cũng không nên đem ấn này ra
ngoài để làm trò bình phẩm bởi vậy là phạm vào Tiên Chúng sẽ bị trừng
phạt rất nặng nề, học giả nghiên cứu nên hiểu điều này mà giữ gìn, bởi tại
sao bấy lâu nay không hề thấy có sách hoặc tài liệu hình ảnh về Ấn Pháp
là bởi sự kiêng kị này, những điều trên học giả và người nghiên cứu nên
nhớ kĩ.
Hình Thức Các Loại Ấn Đạo Giáo
Đạo Kinh Sư Bảo ấn.
Đạo kinh sư bảo ấn: Đạo kinh sư ngọc ấn là đại diện cho cảnh giới cao
nhất của đạo giáo, ứng dụng của pháp ấn trong đạo giáo rất rộng và phổ
cập, chế tạo ấn chương, dán phát bùa, siêu độ vong hồn, tiễn thần quỷ,
khai sáng văn minh
Đạo kinh sư bảo ấn: Đạo kinh sư ngọc ấn là đại diện cho cảnh giới cao
nhất của đạo giáo, ứng dụng của pháp ấn trong đạo giáo rất rộng và phổ
cập, chế tạo ấn chương, dán phát bùa, siêu độ vong hồn, tiễn thần quỷ,
khai sáng văn minh
Phật pháp tăng bảo ấn : Phật pháp tăng ngọc đại diện cho cảnh giới cao
nhất của phật giáo, ứng dụng của pháp ấn trong phật giáo rất rộng rãi và
phổ cập, chế tạo ấn chương, dán phát bùa, siêu độ vong hồn, tiễn thần
quỷ, khai sáng tranh tượng.
Ngọc hoàng ấn : Loại ấn này tượng trưng cho uy quyền và thần thông
của ngọc hoàng đại đế. Loại ấn này cũng là ấn rất quan trọng trong Huyền
Môn Đạo Giáo, dùng trong việc thâu binh quỷ, làm sắc lệnh phù, tựu
chung là ấn của vị vua cao nhất trong hệ tiên chúng của Đạo Giáo.
Trương Thiên Sư Ấn
Trương thiên sư ấn : Trị các loại tà ma, bệnh tật. Ấn này còn có tác dụng
nữa là để chữa bệnh tà nhập xác, ấn đại diện cho uy quyền của Trương
Thiên Sư mọi loài yêu ma quỷ mị khi thấy ấn này đều hết hoảng kinh sợ,
ấn được dùng thêm trong những bùa trấn trạch và trừ tà của Trương thiên
Sư.
( Xin xem tiếp bài 2 - Thân ái. dienbatn).
Không có nhận xét nào: