Nội dung tiêu đề 2

Phần viết nội dung tiêu đề 2

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2011

NHỮNG ÔNG ĐẠO VÀ SỰ HÌNH THÀNH ĐẠO MỚI Ở VIỆT NAM. BÀI 12.

NHỮNG ÔNG ĐẠO VÀ SỰ HÌNH THÀNH ĐẠO MỚI Ở VIỆT NAM
ĐẠO CAO ĐÀI - LICH SỬ HÌNH THÀNH VÀ NHỮNG NGƯỜI LÃNH ĐẠO.
1/ NGÔ MINH CHIÊU.
Ngô Minh Chiêu (1878-1932) được các tín đồ đạo Cao Đài công nhận là môn đệ đầu tiên của Đức Cao Đài Tiên Ông, tức Thượng Đế của tôn giáo này. Ông cũng được xem là người lãnh đạo của tôn giáo Cao Đài từ lúc khai đạo vào năm 1926 đến năm 1930 và được tín đồ Cao Đài phái Chiếu Minh tôn phong là Ngôi Hai Giáo Chủ, chỉ đứng sau Cao Đài Thượng Đế.
Thân thế và khởi đầu quan nghiệpTên thật của ông là Ngô Văn Chiêu, sinh ngày 8 tháng 2 năm 1878 tại làng Bình Tây, tổng Tân Phong Hạ, hạt Chợ Lớn trong một ngôi nhà nhỏ ở phía sau chùa Quan Đế.
Được xem là có dòng dõi quan lại ở Huế, đến đời thân phụ ông là Ngô Văn Xuân thì đã suy, di về cư ngụ tại khu Hòa Hưng, sau đó kết hôn với bà Lâm Thị Quí, gọi Lâm Thị Tiền. Ngô Văn Chiêu là con trai duy nhất của ông bà.
Gia cảnh nghèo khó, song thân ông đều làm công cho một nhà máy xay lúa ở Bình Tây. Sau khi sinh ông một thời gian, hai ông bà có việc làm ăn phải đi xa, nên gởi ông lại cho người cô ruột là Ngô Thị Đây, ở làng Điều Hòa, tổng Thuận Trị, hạt Mỹ Tho (nay thuộc thành phố Mỹ Tho). Ông Phu, chồng bà Đây là một người Hoa kiều, có tiệm bán thuốc Bắc tại chợ Mỹ Tho. Hai ông bà vốn không có con, vì vậy hết lòng nuôi cháu ăn học.
Từ nhỏ ông đã có tiếng hiền hậu, đạo đức, chăm học và sáng dạ. Năm 12 tuổi, nhờ sự hướng dẫn của Đốc phủ sứ Lê Công Sủng, bấy giờ đang làm tùng sự tại Tòa Bố Mỹ Tho, ông làm đơn xin học nội trú trường Collège de My Tho, bấy giờ còn gọi là trường Collège le Myre de Vilers.
Sau khi học ở Collège de My Tho một thời gian, ông thi đậu vào trường Collège Chasseloup Laubat tại Sài Gòn. Năm 21 tuổi, ông thi đậu bằng Thành Chung. Ngày 23 tháng 3 năm 1899, ông được chính quyền thực dân thu dụng làm Thư ký Sở Tân Đáo ở Sài Gòn. Cũng năm này, ông lập gia đình và rước cha mẹ ruột từ Hà Nội về Sài Gòn phụng dưỡng.
 Khai tâm ngộ đạoChịu ảnh hưởng của người dượng rể vốn là một tín đồ Minh Sư đạo, từ nhỏ ông đã được tiếp xúc với văn hóa Đạo giáo, nên rất tôn sùng các vị thần tiên, đặc biệt rất hâm mộ hình thức cơ bút để giao tiếp với giới thần tiên, vốn khá thịnh hành bấy giờ.
Theo các tài liệu của Cao Đài, năm 1902, trong một lần đến đàn cầu cơ tại Thủ Dầu Một để cầu thọ cho thân mẫu và hỏi về tương lai, ông được cơ bút giáng một bài kệ khuyên ông lo tu hành ngày sau sẽ đắc đạo. Từ đó ông sống cuộc đời khắc kỷ như một tín đồ Đạo giáo, thường xuyên tổ chức hoặc tham gia các đàn cơ bút để hình thành đường lối tu luyện.
Ngày 1 tháng 1 năm 1903, ông được chuyển sang làm việc ở Dinh Thống đốc Nam Kỳ. Ngày 1 tháng 5 năm 1909, ông được chuyển làm Thư ký Tòa Bố tỉnh Tân An. Thời gian làm việc ở đây, ông đã mua một căn nhà tại Tân An và rước thân mẫu về ở chung. Riêng thân phụ ông vẫn ở lại Sài Gòn với người vợ kế.
Năm 1917, ông thi đậu vào ngạch Tri huyện. Do vậy, thời gian này ông còn được gọi là quan huyện Chiêu.
Ngày 15 tháng 11 năm 1919, thân mẫu ông qua đời. Thời gian sau đó, ông thường lập đàn cầu cơ cùng các ông Đoàn Văn Kim, hương bộ Lê Kiển Thọ, thầy giáo Nguyễn Văn Vân, nhà giáo kiêm soạn giả Trần Phong Sắc. Tương truyền, trong một lần cầu cơ tại nhà ông, cơ bút lần đầu tiên đã giáng xưng danh hiệu "Cao Đài Tiên Ông". Ngày 1 tháng 3 năm 1920, ông được bổ đến làm việc tại Tòa Bố Hà Tiên. Đêm trung thu năm Canh Thân (tức Chủ nhật ngày 26 tháng 9 năm 1920), ông cùng các ông Cao Văn Sự, Nguyễn Thành Diêu lập đàn tại nhà ông Lâm Tấn Đức. Lần thứ hai cơ bút lại giáng xưng Cao Đài.
Ngày 26 tháng 10 năm đó, ông được bổ ra Phú Quốc trấn nhậm. Nơi đây "... phần nhiều là còn giữ được cái phong tục, cái đức tính cổ thời, rõ là xã hội ‘gia vô bế hộ’. Nhà ở không bao giờ có làm cửa. Những nhà hào phú muốn làm cửa là cho tốt coi chớ ban đêm cũng vẫn không khóa. Cửa bỏ ngỏ mà không bao giờ có kẻ trộm." Việc quan nhàn rỗi, ông thường lên núi Dương Đông, lập đàn cầu cơ tại một Phật đường của đạo Minh Sư, thuộc tông Hoằng Tế, tục gọi là chùa Quan Âm, cách dinh quận chừng 500 mét. "Chùa cất trên tuyệt đỉnh, trước mặt thì có núi cao bình án, sau lưng thì có biển rộng hoành triều, rất được thế non nước. Tường đá rào tre quanh co, các thứ nhàn hoa cổ thụ, u ảo thanh tịnh vô cùng. Cũng chính tại đây, mùng Một Tết Tân Dậu (tức thứ Ba ngày 8 tháng 2 năm 1921), ông chính thức đi vào đường tu tập với đạo hiệu Minh Chiêu.
 Môn đệ đầu tiênVốn chịu ảnh hưởng sâu đậm của đạo Minh Sư, thời gian đầu tu tập của ông được sự hướng dẫn tu sĩ Minh Sư, vốn sở trường về Thiền pháp. Bên cạnh đó, ông cũng hình thành những nền tảng đầu tiên của đạo Cao Đài như:
Giáo chủ (vô vi): Ngọc Hoàng Thượng đế, xưng danh hiệu Cao Đài Tiên ông Đại bồ tát Ma ha tát.
Giáo đồ đầu tiên: Ngô Văn Chiêu.
Giáo pháp: Nội giáo tâm truyền (hay hình nhi thượng học) của phái Chiếu Minh, một pháp môn tu tập chịu ảnh hưởng rất lớn của Thiền.
Giáo tượng (thánh tượng): Thiên nhãn.
Giáo thuyết: Đường lối dung hợp Tam giáo (Nho-Lão-Phật).
Giáo điển: Một số bài kinh cúng như bài "Ngọc Hoàng Thiên Tôn Bửu Cáo" và ba bài dâng tam bửu (hoa, rượu trắng, trà).
Sau một thời gian tu tập, vì lý do cá nhân, ông dời điểm tu từ chùa Quan Âm (Minh Sư đạo) sang chùa Sùng Hưng (Phật giáo). Tại đây ông tranh thủ đến tu tập sau giờ làm việc, tiếp tục hoàn thiện lối tu Nội giáo tâm truyền dưới sự hướng dẫn của sư Thích Ngộ Tiên.
Ngày 1 tháng 1 năm 1924, chính quyền thực dân thăng ông lên ngạch Tri phủ, 6 tháng sau, ngày 29 tháng 7, đổi ông về Sài Gòn làm việc ở Dinh Thống đốc và công tác ở Phòng Nhì (2e bureau). Đây là một cơ quan dân sự, có nhiệm vụ: “Chuyên về công việc cầu đường, nhà cửa, cùng các sở coi việc. Chịu giấy làm giá cả. Giấy hiệp đồng, lãnh biện vật hạng cùng công việc làm. Suy tính, làm giấy lãnh tiền về đồ dùng cùng công việc làm. Các kho dự trữ, cấp phát vật hạng. Đồ dùng xưa cùng đồ công nhu cho các phòng. Việc đường sá. Phân đường lộ, lấy mực cất nhà, mực đường. Xét dọn bộ sổ vật hạng, cùng bộ sổ công việc làm. Hai năm sau, ông được thăng lên ngạch Đốc phủ sứ. Chính vì thế mà nhiều tài liệu ngày nay ghi ông là quan Phủ Ngô Văn Chiêu.
Sau khi về Sài Gòn, ông vẫn tiếp tục tu luyện theo pháp môn riêng. Vốn có mối giao hảo với đạo Minh Sư, vì vậy ông thường ghé chùa Ngọc Hoàng để tu tập. Thời gian này, ông bắt đầu khai đạo cho nhóm bạn hữu Vương Quang Kỳ (tùng sự Soái phủ Nam Kỳ, ngạch Tri phủ), Nguyễn Văn Hoài (ngạch thông phán), Võ Văn Sang (ngạch thông phán), Đoàn Văn Bản (đốc học Đa Kao). Sau đó các ông này cũng có độ thêm một số đệ tử nữa cùng tu luyện với Ngô Văn Chiêu, nhưng những hoạt động giai đoạn nầy còn trong phạm vi một nhóm tu đơn tịnh luyện, chứ chưa phát triển thành một Tôn giáo.
 Khai đạo phổ độ
Song song với phong trào cầu cơ ảnh hưởng của Đạo giáo, một phong trào cầu cơ chịu ảnh hưởng của phong trào Thông linh học (Spiritisme) của Pháp trong một nhóm công chức người Tây Ninh đang làm việc ở Sài Gòn cũng phát triển, lan tràn khắp cả Nam Kỳ. Trong đó, quan trọng nhất có nhóm cầu cơ ở đường Arras, ban đầu gồm 4 người:
Cao Quỳnh Cư, Thư ký Sở Hỏa xa Sài Gòn, ngạch Tham tá (commis)
Nguyễn Thị Hiếu, tức Hương Hiếu, vợ Cao Quỳnh Cư
Cao Hoài Sang, Tham tá Sở Thương chánh Sài Gòn
Phạm Công Tắc, Thư ký Sở Thương chánh Sài Gòn.
Do nhóm có 3 thành viên chính (nam giới) mang họ Cao và họ Phạm, nên còn được gọi là nhóm Cao - Phạm.
Ban đầu nhóm dùng phương pháp xây bàn và được cho là tiếp xúc với Thượng đế qua danh hiệu AĂÂ vào khoảng tháng 7 năm 1925.
Khoảng trung tuần tháng 9 năm 1925, nhóm chuyển sang dùng đại ngọc cơ để cầu cơ theo phương pháp cổ truyền của Đạo giáo. Theo các tài liệu đạo Cao Đài, thì giữa tháng 12 năm đó, nhóm được Thượng đế xưng danh Cao Đài lần đầu tiên.
Nhóm về sau phát triển thêm nhiều người, quan trọng nhất là việc thu nhận thêm Lê Văn Trung, cựu Nghị viên Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ, người về sau giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển đạo Cao Đài.
Với sự liên hệ của ông Vương Quang Kỳ, giữa các nhóm hầu cơ bắt đầu có sự liên hệ qua lại. Ngày 21 tháng 2 năm 1926, trong một buổi cầu cơ tại nhà ông Vương Quang Kỳ, có mời các nhân vật có danh tiếng của các nhóm cầu cơ cùng đến dự, một bài thờ được lưu truyền là cơ giáng của Thượng đế, trong đó có tên của 13 người, về sau được tín đồ Cao Đài xưng tụng là những tín đồ đầu tiên của đạo, với ông Ngô Văn Chiêu được tôn xưng Anh Cả:
"CHIÊU, KỲ, TRUNG độ dẫn HOÀI sanh,
BẢN đạo khai SANG, QUÝ, GIẢNG thành,
HẬU, ĐỨC, TẮC, CƯ Thiên Địa cảnh,
Hườn, Minh, Mẫn đáo thủ đài danh
."
Trong đó có tên:
1.CHIÊU: Ngô Văn Chiêu
2.KỲ: Vương Quang Kỳ
3.TRUNG: Lê Văn Trung
4.HOÀI: Nguyễn Văn Hoài
5.BẢN: Võ Văn Bản
6.SANG: gồm Võ Văn Sang và Cao Hoài Sang
7.QUÝ: Lý Trọng Quý
8.GIẢNG: Lê Văn Giảng
9.HẬU: Nguyễn Trung Hậu
10.ĐỨC: Trương Hữu Đức
11.TẮC: Phạm Công Tắc
12.CƯ: Cao Quỳnh Cư

Trong bài thơ còn nêu tên Hườn, Minh, Mẫn là ba nhân sĩ trí thức tham dự buổi cầu cơ.
Kể từ đó, những nền tảng giáo lý của Cao Đài được hoàn chỉnh dần và thống nhất giữa các tín đồ đầu tiên, đồng thời cũng hình thành dần pháp môn Ngoại giáo công truyền (hay hình nhi hạ học) theo cách gọi của phái Chiếu Minh, hay Cơ Phổ độ theo cách gọi của Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo.
 Thành lập Cao Đài Chiếu MinhVới pháp môn mới này, các thành viên tích cực đã đi phổ độ và thu nạp thêm nhiều người. Đàn cơ ở nhà ông Kỳ không còn đủ sức chứa hàng trăm tín đồ đến tu tập, phải dời đến nhà ông Bản, về sau hình thành nên Thánh thất Cầu Kho, được xem là thánh thất đầu tiên của đạo Cao Đài. Không lâu sau, 5 đàn cơ nữa được thành lập, phát triển số tín đồ nhanh chóng lên số hàng chục ngàn người.
Việc phát triển số lượng tín đồ nhanh chóng đòi hỏi phải có người lãnh đạo với quyền vị chính thức. Vì vậy, giữa tháng 4 năm 1926, thông qua việc giáng cơ, các tín đồ đầu tiên đã tôn xưng ông Chiêu là Giáo tông và may sẵn bộ đạo phục riêng cho ông.
Tuy nhiên, sự mâu thuẫn bắt đầu xuất hiện giữa 2 nhánh tu tập. Ông Chiêu với cách tu tập Nội giáo tâm truyền, rất chọn lọc tín đồ gia nhập, chủ thuyết bình đẳng ngôi vị giữa các tín đồ, có phần không hài lòng hoạt động phổ độ rộng rãi và sự gia tăng tín đồ nhanh chóng của nhánh Ngoại giáo công truyền. Vì vậy, ông từ chối ngôi vị Giáo tông, xuất tiền hoàn trả chi phí may đạo phục lại cho nhóm Cơ Phổ độ. Từ đó, ông không tham gia vào hoạt động phổ độ nào nữa, mà chỉ tuyển chọn một số ít tín đồ riêng để tu tập theo lối Nội giáo tâm truyền. Nhóm tu của ông từ đó có tên gọi là Cơ Tuyển độ, không có liên quan gì đến các hoạt động phát triển của nhóm Cao Đài Phổ độ. Tuy vậy, các tín đồ Cao Đài ngày nay vẫn kính ngưỡng ông là Trưởng huynh của tất cả các tín đồ Cao Đài.
Nhóm tín đồ theo pháp môn của ông được ông đặt tên là Chiếu Minh, một cách gọi láy trệch đi tên của ông. Các môn đồ của Chiếu Minh đều ghép chữ Minh vào tên gọi để làm đạo hiệu. Chiếu Minh phát triển dần dần trở thành một nhánh tu kín khổ hạnh của đạo Cao Đài. Một nhóm môn đệ Chiếu Minh ở Cần Thơ đã hình thành Chiếu Minh đàn và nghĩa trang Chiếu Minh.
 Liễu đạoTuy vẫn tiếp tục làm việc ở Sài Gòn, ông vẫn thường xuyên và theo dõi các nhóm tu tập Chiếu Minh ở miền Tây Nam Kỳ. Tháng 12 năm 1931, do sức khỏe kém, ông xin nghỉ việc ở Soái phủ Nam Kỳ, về Cần Thơ dưỡng bệnh. Các đệ tử Chiếu Minh dựng cho ông một căn nhà nhỏ cạnh nghĩa trang Chiếu Minh để ông tĩnh dưỡng và tu tập.
Tuy nhiên, sức khỏe ông càng lúc càng yếu. Ngày 30 tháng 3 năm 1932, ông đi thăm núi Tà Lơn lần thứ hai và tỏ ý sẽ thoát xác nơi đây. Các môn đệ đi theo hết sức khẩn khoản, ông mới bằng lòng trở về Cần Thơ. Ngày 18 tháng 4 năm 1932, ông cùng người con gái thứ 5 là bà Ngô Thị Nguyệt và một số môn đệ tháp tùng đi xe về nhà ở tỉnh Tân An. Khi xe qua phà Mỹ Thuận thì ông qua đời vào khoảng 3 giờ chiều.
Khi biết ông đã liễu đạo, các môn đệ tháp tùng đã đưa di thể của ông trở về Cần Thơ. Theo ý nguyện lúc sinh thời, các môn đệ Chiếu Minh đã liệm di thể ông trong tư thế ngồi thiền, dùng một áo quan hình lục giác (hình khối sáu mặt, tương ứng sáu chữ Nam mô Cao Đài Tiên ông), đường kính 0,8m, cao 1,20m, sau đó dùng xe đẩy ra nghĩa trang Chiếu Minh chỉ cách đó khoảng 200m. Lục giác được đặt trên một nền đã xây sẵn, sau đó xây gạch bao kín chung quanh. Bên ngoài xây thành một cái tháp.
Tuy đám tang rất đơn giản, không kèn trống, không tụng kinh cầu siêu, nhưng số tín đồ đưa tang từ các nơi đổ về Cần Thơ rất đông, lên tới hàng ngàn người. Tang lễ trở thành sự kiện đăng trên các báo.
 Gia đìnhCuối năm 1899, ông lập lập gia đình với bà Bùi Thị Thân, người làng Thạnh Trị, tổng Thuận Trị, hạt Mỹ Tho (nay thuộc thành phố Mỹ Tho) lúc bấy giờ đang buôn bán tại chợ Mỹ Tho. Ông bà có với nhau 9 người con, gồm: Người con đầu lòng tên
1.Ngô Thị Ngữ, sinh tại Mỹ Tho, chết 5 ngày sau khi sanh
2.Ngô Thị Hồng, sinh tại Sài Gòn, chết năm 3 tuổi
3.Ngô Thị Yến Ngọc, tức Lợi, sinh năm 1904 tại Tân An
4.Ngô Thị Nguyệt, sinh ngày 27 tháng 5 năm 1906 tại Tân An
5.Ngô Văn Nhựt, sinh ngày 10 tháng 9 năm 1908 tại Tân An
6.Ngô Văn Tinh, sinh ngày 20 tháng 11 năm 1910 tại Tân An
7.Ngô Tường Vân, sinh ngày 1 tháng 9 năm 1913 tại Tân An
8.Ngô Thanh Phong, sinh ngày 15 tháng 11 năm 1915 tại Tân An
9.Ngô Khai Minh, sinh ngày 9 tháng 9 năm 1920 tại Tân An.
Thời gian ông làm việc tại Tân An, ông đã mua một căn nhà tại số 31 đường Lagrange, xã Bình Lập (nay là nhà số 27 đường Phan Đình Phùng, Tân An, Long An) và rước thân mẫu về ở chung. Riêng thân phụ ông vẫn ở lại Sài Gòn với người vợ kế. Ngôi nhà tại Tân An vẫn còn hầu như nguyên trạng cho đến ngày nay.
Thân mẫu ông qua đời tại Tân An ngày 15 tháng 11 năm 1919. Thân phụ ông mất khi nào không rõ nhưng ngày 4 tháng 9 năm 1946 hương chức làng Lợi Bình Nhơn, tổng Hưng Long, tỉnh Tân An có chứng thực ông Ngô Văn Xuân chết tại làng này, nhưng không có sổ khai tử tại làng
Bà Thân qua đời ngày 30 tháng 12 năm 1955 tại Tân An.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%B4_V%C4%83n_Chi%C3%AAu

NGÀI NGÔ VĂN CHIÊU VÀ CON ĐƯỜNG ĐẾN VỚI ĐẠO CAO ĐÀI.


 Ngài Ngô Văn Chiêu (1878 - 1932) ra đời vào ngày 7 tháng Giêng Mậu Dần (28 - 2 - 1878), con của cụ ông Ngô Văn Xuân và cụ bà Lâm Thị Quí (1858 - 1919) (cụ bà còn có tên là Lâm Thị Tiền). Ngài Ngô Văn Chiêu là người được Đức Cao Đài chọn lựa thâu làm đệ tử đầu tiên. Xu hướng tín ngưỡng Phật Trời của Ngài Ngô bộc lộ từ buổi ấu thơ.  Hồi còn trọ học tại nhà người cô tên Ngô Thị Đây ở Mỹ Tho, nhà có thờ Đức Quan Thánh Đế Quân, hằng đêm, sau khi học bài, Ngài đọc kinh, cúng lạy xong mới đi ngủ.  Lúc ấy, Ngài Ngô chỉ khoảng mươi tuổi.
     1.  BƯỚC ĐẦU TIẾP XÚC VỚI THẦN TIÊN.            Năm 1902 (Nhâm Dần) mẹ Ngài hay đau yếu.  Do muốn cầu thọ cho thân mẫu, mặt khác, cũng thường nghe đồn Tiên gia giáng cơ linh hiển, Ngài Ngô Văn Chiêu đến Thủ Dầu Một (nay thuộc tỉnh Bình Dương) hầu đàn Minh Thiện.  Hôm ấy Ngài được một vị Tiên ban cho bài thơ tứ tuyệt sau đây:
             “Thủ bôi vị lễ diệt khả thông,
                         Trung dung hữu Đạo thị tâm không,
            Đắc vọng kỳ sự giả thân du,
                          Minh phong khả đối dữ thành công.”
         

   Bài thơ này nhiều ẩn nghĩa, chỉ riêng bốn chữ quán thủ “Thủ Trung Đắc Minh” đã hàm ý đến công trình công phu của Ngài sau này. Đây có thể được xem là lần đầu tiên Ngài Ngô Văn Chiêu tiếp xúc với các Đấng Thiêng Liêng.  Năm ấy Ngài 24 tuổi.Cuối năm 1917 (Đinh Tỵ) do thân mẫu lâm trọng bệnh, Ngài Ngô đến hầu đàn Hiệp Minh ở  Cái Khế tỉnh Cần Thơ để cầu thuốc.        
Đến nơi thì đàn cơ đã lập,  Ngài không dám đường đột vào, sợ làm náo động, nên đứng bên ngoài.  Bỗng nhiên, Tiên gia gọi Ngài Ngô vào hầu, ban cho thân mẫu Ngài bài thuốc trị bệnh và riêng Ngài hai bài lục bạt Bài thơ thứ nhất mười câu, như sau:
Trời còn sông biển đều còn,
 Khắp xem cõi dưới núi non đượm nhuần.
      Thanh Minh trong tiết vườn Xuân
          Phụng chầu hạc múa, gà rừng gáy reo.
          Đường đi trên núi dưới đèo,
         Lặng tìm cao thấp ải  trèo chông gai.
                         Phận làm con thảo há nài,
                Biết phương Tiên Phật, Bồng lai mà tìm.
                       Xem qua xét lại cổ kim,
                Một bầu trời đất thanh liêm chín mười.”
           

 Bài thơ thứ hai cũng mười câu, trong đó xin trích bốn câu cuối:
                         “Sáu mươi hội điểm linh đằng,
                Cầu cho mẹ mạnh mới bằng lòng con.
                          Ba ngày trong điểm vuông tròn,
                Sớ dưng cho mẹ điểm son tha rày.”
           

 Nhờ vào lòng thành của Ngài được Ơn Trên chứng chiếu cho bài thuốc trị bệnh, thân mẫu Ngài mạnh khỏe thêm vài năm.
            Đến năm 1919 (Kỷ Mùi), thân mẫu trở đau nhiều, Ngài Ngô lại đến đàn Hiệp Minh Cái Khế xin thuốc.  Lần này Tiên gia không cho thuốc, Ngài chỉ được dạy hai bài thơ dài.  Một là bài “Khai xuất Thiên Hoàng” gồm 17 câu.  Bài thứ hai là “Hò xự xang” gồm 30 câu.  Cả hai bài có nhiều ẩn ý rất lạ.
            Vì lòng thương mẹ đang đau yếu, Ngài lại lên đàn Minh Thiện (Thủ Dầu Một) cầu xin thuốc lần nữa.  Hôm ấy, Đức Quan Thánh Đế Quân giáng cơ, ban cho Ngài bài thơ thất ngôn tứ tuyệt. 
            Cô Năm Ngô Thị Nguyệt còn nhớ được hai câu trong bài thi trên:
                        “Tỵ thủy huê lưu thiên bán lạc,
                          Hạnh lâm phong đảo hội tiền phi”
         

   Qua bài thơ, hiểu ý Đức Quan Thánh, Ngài biết rằng thân mẫu sẽ không còn sống bao lâu.  Ngày 15 tháng 11 năm 1919 (nhằm 24-9-Kỷ Mùi),  cụ bà từ trần.
     2.  LẬP ĐÀN CẦU TIÊN          

       Sau nhiều lần tìm đến các đàn Tiên cầu thuốc cho mẹ, Ngài Ngô Văn Chiêu được thọ nhận - một cách gián tiếp - thêm một điều hệ trọng, đó là có được niềm tin.  Ngài tin rằng ngoài thế giới hữu hình này còn hiện hữu một thế giới vô hình, siêu linh, quyền năng tối thượng, và Ngài đã đặt  trọn lòng tin tưởng vào các Đấng Thiêng Liêng.  Niềm tin này khiến Ngài đi đến quyết tâm chủ động tìm phương cách tiếp xúc với cõi Thiên.
   Trong thời gian làm việc tại tòa Bố Tân An, khoảng cuối năm 1919, lúc gần đổi đi Hà Tiên, Ngài
Ngô Văn Chiêu cùng một số thân hữu gồm  quý  ông:  Trần Phong Sắc, Nguyễn Thiên Kim, Lê Kiển Thọ, Nguyễn Văn Vân  tập chấp bút cầu Tiên. Cách thức cầu Tiên dựa theo sự hướng dẫn của Đại Lão sư Nguyễn Đạo Tánh (ông Lão Sung) ở Châu Tế Phật Đường, một ngôi chùa Minh Sư gần vịnh Đá Hàn (Tân An) .  Lúc ấy, cả nhóm chọn ông Lê Kiển Thọ làm đồng tử, chấp cây bút son, ông Trần Phong Sắc làm pháp đàn, Ngài Ngô Văn Chiêu làm độc giả và ông Nguyễn Văn Vân làm điển ký.
            Những buổi chấp bút cầu Tiên thường lệ tổ chức tại nhà ông Lê Kiển Thọ để chữa bệnh làm phước, và vào các ngày Rằm hằng tháng tại nhà Ngài Ngô Văn Chiêu số 31 đường Lagrange, xã Bình Lập (nay đã đổi số lại thành 27 Phan Đình Phùng - Tân An).  Lúc này Ngài Ngô thờ Đức Quan Thánh Đế Quân, Đức Văn Xương Đế Quân và Đức Phật Quan Âm.[6] Bài cầu Tiên “Thỉnh Tiên Chú” lấy trong sách “Vạn Pháp Quy Tông”, do các đồng nhi ăn mặc sạch sẽ quỳ đọc.  Phần đầu bài cầu ấy như sau:
Kiềng thiềng cung khấu thỉnh,
Phù Sứ vị thông truyền.
Bất phân thời dữ khắc,
Trực chỉ đáo Đào nguyên.
Tiên cung trần tịch tịch,
Động phủ nguyệt quyên quyên.
Ngã kim bẩm khai nguơn quân lịnh,
Hiệu triệu Bồng Lai thỉnh chúng Tiên.
    Ngũ chơn bửu khí lâm trần thế,
   Giá hạc đằng vân xiển từ nguyên
Cao Đài Tiên bút thư văn tự,
Tốc giáng oai linh phó cẩm tiên.
Khấu khải chư Tiên chư Địa phủ,
Thông linh vị thượng tử cô tiên.
Kim thời hữu thỉnh tốc báo ứng,
Tế độ Càn Khôn vạn cổ truyền...”
  

 Bước đầu lập đàn chấp bút như vậy, nhưng nhóm của Ngài đã tiếp nhận được điển lành, chữa trị giúp nhiều người hết bệnh rất lạ kỳ, nhờ đó tăng thêm niềm tin cho Ngài và nhiều người khác.
    Xin ghi lại đây một trong những trường hợp được trị lành bệnh điển hình là bà Phạm Thị Thống, vợ của ông Nguyễn Văn Bạch (ông bà là song thân của ông Nguyễn Văn Vân trong nhóm cầu Tiên).  Bà Phạm Thị Thống bị bệnh đường huyết đã nhiều năm, đến lúc chuyển nặng, các thầy thuốc tại Tân An lúc ấy xem như bó tay.  Trong một buổi lập đàn, bệnh nhân đến dự hầu và kỉnh thành cầu nguyện.  Sau đàn, Ngài Ngô dùng bạch thủy (đã dâng trước trên Thiên bàn trong một chén nhỏ) cho bà Phạm Thị Thống uống.  Qua ba lần như vậy, bà đã hết hẳn bệnh một cách kỳ diệu.
     Ông Nguyễn Văn Thông, tên tục là Đồ (1902 – 1998) (ông có lẽ là người cuối cùng trong hàng lãnh đạo phái “Tam Kỳ Nguyên Nguyên Bản Bản”, và là em thứ sáu của ông Nguyễn Văn Vân) kể câu chuyện trên, còn nhớ nhiều trường hợp được trị lành bệnh khác cũng bằng những chén bạch thủy hay nước dừa tươi trên Thiên bàn . Thuở ấy, ông cùng con quý ông Nguyễn Văn Kiêm, Lê Kiển Thọ... được cho theo đọc kinh và phụ việc cúng lễ, nhờ tận mắt chứng kiến nên không thể quên.
         Những buổi cầu đàn trị bệnh này kéo dài không lâu, chỉ một vài tháng, nhưng như là phương tiện giúp Ngài Ngô Văn Chiêu củng cố đức tin và làm công quả trong bước đầu hướng thượng. Chính qua những buổi hầu đàn ấy, cả nhóm hầu đàn tại Tân An này đã thọ nhận Thánh ý:  Chỉnh đốn lại nghi thức cầu Tiên, tập đồng tử sử dụng Đại ngọc cơ thay vì chấp bút.
   3.  THỪA TIẾP HỒNG DANH CAO ĐÀI.
     3.1.  Nghe hồng danh Cao Đài lần đầu (Tân An - 1920) - Đại Ngọc Cơ.
      Như phần trước đã đề cập, khoảng hai tháng trước khi Ngài Ngô Văn Chiêu chuyển đi Hà Tiên, nhóm chấp bút tại Tân An của quý ngài nhận được lệnh Ơn Trên chỉnh đốn lại nghi thức lập đàn, tập sử dụng Đại ngọc cơ.
    Tuân hành lời dạy đó, bộ phận thông công được sắp xếp lại:  ông Trần Phong Sắc làm pháp đàn, ông Nguyễn Văn Vân ngồi đồng dương, ông Lê Kiển Thọ ngồi đồng âm (song đồng âm dương), ông Nguyễn Văn Kiêm làm điển ký và Ngài Ngô Văn Chiêu làm độc giả.  Như vậy, hình thức lập đàn cơ đã tương tự như tại đàn Minh Thiện và đàn Hiệp Minh mà Ngài Ngô đã từng dự hầu khi trước.
      Trong một lần lập đàn tại nhà Ngài Ngô, nhiều phần chắc là vào ngày Rằm tháng Chạp - Kỷ Mùi (4-2-1920), chư vị đang đọc bài cầu cơ, đến câu:
                   “Ngũ chơn bửu khí lâm trần thế
                    Giá hạc đằng vân xiển từ nguyên
...”
            Chợt, cơ gõ mạnh, một vị Tiên Ông giáng hạ,  xưng là :  Cao Đài Tiên Ông !
            Tiên Ông bảo pháp đàn sửa lại hai câu trên - Ông Trần Phong Sắc  chần chừ, trả lời đại ý: “Bài cầu cơ này có đã trăm năm rồi, từ Trung Quốc truyền qua chưa ai dám cho là sai, nay sao Ngài bảo sửa ? Có thiệt trật chăng ?”.
          Ngay lúc đó, ngọc cơ gạt ngang cảnh cáo. Ông Trần Phong Sắc bị quở vì câu nói suồng sã của mình.  Tiên Ông gọi tiếp Ngài Ngô Văn Chiêu, Ngài đổi câu ấy lại thành:
                “ Bửu chơn ngũ khí, lâm trần thế...”
            Tiên Ông khen sửa vậy là đúng
.
            Vì chưa hiểu Cao Đài Tiên Ông là Đấng nào, các vị bạch hỏi, Tiên Ông trả lời bằng hai câu thơ:
           “Cao Đài ứng hóa theo lòng chúng sanh,
             Đố ai biết được cái danh Cao Đài

            Hồng danh Cao Đài hôm ấy Ơn Trên nhắc đến ba lần, nhưng làm sao mọi người hiểu nổi.  Riêng Ngài Ngô Văn Chiêu, Ngài đã tin rằng Cao Đài Tiên Ông là Đấng Tối Cao.  Chỉ có Trời mới dám sửa kinh sách xưa như vậy.  Cũng từ ngày ấy, ông Trần Phong Sắc không làm pháp đàn nữa.
            Bài cầu cơ “Thỉnh Tiên Chú” nêu trên đã được Ơn Trên thay đổi vào thời gian tiếp sau đó. Chư vị chuyển sang dùng bài thơ lục bát thứ nhất Tiên gia ban cho Ngài Ngô Văn Chiêu cuối năm Đinh Tỵ (1917) tại đàn Hiệp Minh. Ngài Ngô thọ lệnh Ơn Trên viết tiếp bốn câu cuối, như sau:
               “Vàng trau ngọc chuốt càng tươi,
          Bền lòng theo Phật cho người xét suy,
                Thần Tiên vốn chẳng xa chi.
          Có lòng triêm ngưỡng nhứt thì giáng linh

       Bài kinh cầu cơ mới này thường được gọi là bài “Trời còn” do câu đầu tiên là: “Trời còn sông biển đều còn...”
     Trở lại hai câu thơ:
            “Cao Đài ứng hóa theo lòng chúng sanh,
              Đố ai biết được cái danh Cao Đài

Đây  là  lần  đầu tiên Đức Thượng Đế giáng
trần xưng danh Cao Đài.  Hai câu thơ trên không những được Ngài Ngô nhắc nhở suốt quãng đời tu hành của Ngài, mà còn tạo nên một “công án” để hậu bối suy nghiệm. Đó là nguồn gốc phát xuất hai chữ Cao Đài khi khai đạo.
      3.2. Nghe hồng danh Cao Đài lần thứ hai - (Hà Tiên - 1920)  

   Vừa xong tuần bá nhựt thọ tang thân mẫu       (cụ bà mất ngày 15-11-1919), ngày 1-3-1920 (nhằm ngày 11-1-Canh Thân), Ngài Ngô Văn Chiêu chuyển công vụ đi Hà Tiên.Tại Hà Tiên, trước đó, theo sự hướng dẫn của vị Lão sư ở Quảng Tế Đường (Minh Sư), đã có một nhóm cầu cơ thỉnh Tiên gồm quý ông:  Lâm Tấn Đức, Nguyễn Thành Diêu, Đốc phủ Cao Văn Sự, ông Phán Ngàn ... Thường khi, nhóm này phải qua năm bảy lần cầu, Tiên gia mới giáng một lần.  Sau khi ổn định việc công, Ngài Ngô Văn Chiêu được ông Cao Văn Sự (bạn đồng sự tại tòa bố) giới thiệu và gia nhập nhóm cầu cơ trên.  Và, kể từ lúc Ngài Ngô gia nhập, việc cầu cơ thỉnh Tiên dễ dàng hơn nhiều. Các vị thường lập đàn trên núi Thạch Động (Tiên Sơn Động) và tại lăng Mạc Cửu.  Một lần, tại Thạch Động, vị Tiên cô Ngô Kim Liên ban cho Ngài Ngô Văn Chiêu hai vé thơ, ngụ ý khuyến tu:
             “Văng vẳng nhạn kêu bạn giữa thu,
        Rằng Trời cùng Đất vẫn xa mù.
        Non Tây ngoảnh lại đường gai góc,
       Gắng chí cho thành bực trượng phu.”
               “Ngần ngần trăng tỏ giữa trời thu,
            Cái cảnh Tây Phương vẫn mịt mù.
            Mắt tục ai nào trông thấy đấy,
            Lắm công trình mới đúng công phu.”
   

Vào đêm Trung Thu năm ấy (Chủ nhật 26-9-1920), đàn cầu Tiên được tổ chức tại nhà ông Lâm Tấn Đức.  Đồng tử gồm ông Lâm Tấn Đức và ông Cao Văn Sự.  Tiên Ông giáng cho bài thơ sau :
                  “Cao Đài minh nguyệt Ngô Văn Chiêu,
                    Linh lung vạn hộc thể Quan Diêu.
                    Vô thậm Sự Đức nhiệm ngao du,
                    Bích thủy thanh sơn tương đối tiếu.” 
           

  Bài thơ ấy điểm danh những vị hầu đàn (Chiêu, Diêu, Sự, Đức).  Riêng Ngài Ngô Văn Chiêu được điểm trước và trọn tên.  Đặc biệt, đây là lần thứ hai, Ngài Ngô nghe hồng danh Đức Cao Đài. 
            Tùng sự tại Hà Tiên được tám tháng.  Đúng một tháng sau khi nghe hồng danh Cao Đài lần hai, Ngài Ngô Văn Chiêu được lệnh chuyển công vụ ra làm Quận trưởng hải đảo Phú Quốc.  Phú Quốc là đất lành, thi sĩ Đông Hồ trong một dịp ra thăm đã viết lời khen ngợi đăng trong Nam Phong tạp chí số 124 (12/1927), có đoạn như sau: “Ở Phú Quốc phần nhiều là còn giữ được cái phong tục, cái đức tính cổ thời, rõ là xã hội “gia vô bế hộ”.  Nhà ở không bao giờ có làm cửa.  Những nhà hào phú muốn làm cửa là cho tốt coi chớ ban đêm cũng vẫn không khóa.  Cửa bỏ ngỏ mà không bao giờ có kẻ trộm”. 
Nơi đây sẽ là môi trường thích hợp cho Ngài Ngô Văn Chiêu tu học tân pháp Cao Đài.
4.  THỌ PHÁP MÔN CAO ĐÀI.
     4.1.  Được chọn làm đệ tử đầu tiên (Phú Quốc -1921)
     

        Ngày thứ ba 26-10-1920 (Rằm tháng 9 Canh Thân), Ngài Ngô Văn Chiêu ra làm chủ quận Phú Quốc.    Phú Quốc là một hải đảo khá lớn tận cuối miền Nam nước Việt, có núi non chập chùng, trời nước mênh mông.  Nơi đây, Ơn Trên như đã định sẵn, khi Ngài Ngô Văn Chiêu ra đến là trọn đủ ba điều kiện:  Thiên - Địa - Nhơn; đã đúng lúc gieo mối đạo Trời cho người đệ tử đầu tiên ấy. Dinh quận Phú Quốc - nơi Ngài Ngô tùng sự và cư ngụ - đặt tại thị trấn Dương Đông.  Trên núi Dương Đông có chùa Minh Sư là Quan Âm Tự .  Chùa Quan Âm cách dinh quận khoảng 500 mét.
­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­            Trước khi Ngài ra đến, nơi Dương Đông đã có một nhóm thân sĩ thường cầu cơ thỉnh Tiên.  Cầu vài lần, Tiên gia mới giáng một lần (tương tự như ở Hà Tiên) mặc dù nhóm này có đồng tử và độc giả nhỏ tuổi. Cũng như ở Hà Tiên, từ khi Ngài Ngô Văn Chiêu gia nhập nhóm, mỗi khi thiết đàn, Ngài đọc bài cầu vừa xong là Tiên gia đều giáng hạ. 
            Ngài thường lập đàn cầu cơ thỉnh Tiên cùng với quý vị: ông Hương hào Trương Văn Khâu,  bà Năm Trương Thị Vàng (em ông Khâu), thầy giáo Nguyễn Văn Mẫn, ông Hội đồng Đinh Văn Phanh,  bà Phủ Phẩm, bà Đinh Thị Lang (Ba Lang), cùng nhiều vị  khác.  Đồng  tử  tên   Lê  Văn  Ngưng  (Tư Ngưng)  còn  trẻ, là người công quả suốt thời gian Ngài học đạo tại Phú Quốc (và trọn cuộc đời hành đạo của Ngài sau này). Ngài Ngô nhiều  lần   cầu   Tiên   trên    Quan 
Âm  Tự. Vào  cuối  năm  Canh  Thân  (1920),  một vị Tiên Ông ẩn danh giáng đàn, muốn rằng nếu  Ngài  Ngô Văn Chiêu thuận làm đệ tử, Tiên Ông sẽ truyền đạo cho; đồng thời dạy Ngài ngưng tụng kinh . Minh Thánh  như  Ngài vốn tụng hằng đêm. Nhờ sẵn ý thức từ trước, Ngài Ngô Văn Chiêu mừng biết đã gặp được Thầy Trời nên nhận lời làm đệ tử Tiên Ông và ngưng tụng Minh Thánh Kinh.
            Ngày nọ, Tiên Ông giáng cơ dạy Ngài phải ăn chay mỗi tháng mười ngày (lúc ấy, Ngài chỉ ăn chay vào hai ngày Sóc, Vọng). 
            Ai cũng biết nơi hải đảo Phú Quốc thịnh hành nghề đánh bắt hải sản và làm nước mắm danh tiếng, nhưng lại ít rau quả, hàng bông.  Chốn này ăn chay có phần khó hơn các nơi khác.  Ngài Ngô lúc ấy đang e việc đời ràng buộc, Ngài làm quan chủ quận, thiên hạ nay thỉnh mai mời, hằng ngày phải tiếp xúc giao thiệp với kẻ dưới người trên, rủi phạm ăn mặn không tròn lời hứa nguyện.  Hơn nữa, theo Ngài nghĩ, ăn chay mười ngày, chỉ tinh tấn hơn hai ngày chút ít... Đang còn phân vân về việc chay lạt, Ngài Ngô định bụng có dịp hầu đàn, sẽ bạch rõ sự tình với Ơn Trên.  Lúc ấy vào cận cuối năm Canh Thân.
     4.2.  Trường trai - thọ nhận pháp môn.           

 Ngày mồng một Tết Tân Dậu (8-2-1921) một người thợ bạc ở thị trấn có lòng muốn lên Quan Âm Tự cầu Tiên, mời Ngài Ngô chứng đàn. Hôm ấy, Ngài chưa kịp bạch hỏi tâm sự riêng thì Tiên Ông đã điểm danh và ban lệnh:
“ Chiêu, tam niên trường trai”
            Ngài chỉ còn cách tuân lời và bạch rằng:“Bạch Tiên Ông, Tiên Ông đã dạy thì đệ tử phải vâng, song xin Tiên Ông bảo hộ đệ tử, chớ trường trai ba năm lâu quá chẳng biết đệ tử có chịu nổi hay không?  Và cầu xin Tiên Ông bảo lãnh, nếu đệ tử vâng theo lời dạy xin có chứng quả chi mới được.”
            Tiên Ông bảo, đại ý: “cứ việc làm theo lời dạy, sau rồi sẽ hiểu”.  Ba năm sau, tức là sẽ rơi vào đúng đầu Xuân Giáp Tý (1924).
Như vậy, kể từ mồng một Tết Tân Dậu (1921), Ngài Ngô Văn Chiêu trở nên người đầu tiên thời Tam Kỳ Phổ Độ thọ giáo Đức Thượng Đế.   Cũng từ đó, Ngài Ngô được lập những đàn cơ riêng biệt, chỉ một mình Ngài dự hầu, để học đạo lý và đạo pháp.  Sư vô vi dạy đạo vô vi. Đồng tử Lê Văn Ngưng được Ơn Trên đặc trách phò ngọc cơ cho những đàn dạy đạo riêng này. 
      Về sau, tín đồ Cao Đài phái Chiếu Minh chọn ngày mồng một Tết hàng năm làm lễ kỷ niệm ngày “Trường trai thọ pháp”.  Ba ngày lễ kỷ niệm Đức Ngô khác là: Mùng 7 tháng Giêng: Kỷ niệm sinh nhật;  Mùng 5 tháng Ba :  Kỷ niệm ngày hiển đạo tại thế ; Ngày 13 tháng Ba  : Kỷ niệm ngày quy Tiên.
   5.  NHỮNG BƯỚC TU TIẾN TIẾP THEO.
     5.1. Thiên Nhãn xuất hiện (Phú Quốc - 1921)
         

    Từ đầu năm Tân Dậu (1921), đã là đệ tử của Tiên Ông, nhưng Ngài Ngô Văn Chiêu chưa biết nghi thức thờ phượng Đức Cao Đài.  Một hôm, Tiên Ông dạy Ngài hãy tìm ra một biểu tượng để thờ, biểu tượng ấy phải riêng biệt và thể hiện đầy đủ lý siêu việt của nền Đạo mới.  Như đã có ý chọn từ trước, Ngài bạch với Tiên Ông xin thờ “Chữ Thập”. Tiên Ông dạy tiếp, đại ý: “Chữ Thập cũng được, song đó là dấu hiệu riêng của một nền Đạo đã có rồi.  Phải suy nghĩ mà tầm cho ra, có Tiên Ông giúp sức.”
            Hôm ấy, Ngài Ngô bạch xin được triển hạn một tuần để suy nghiệm.  Vấn đề quá khó, đến hết tuần Ngài vẫn chưa nghĩ ra nên thờ biểu tượng nào.Vào khoảng tám giờ sáng ngày 13-3 năm Tân Dậu (20-4-1921) [7], Ngài đang ngồi trên võng phía sau dinh quận, nhìn hướng ra phía biển, chợt thấy trước mặt hiện rõ một CON MẮT lớn, chói ngời hào quang thật linh động, cách Ngài vài thước tây.  Sợ hãi, Ngài lấy hai tay che mắt.  Lúc sau, mở tay ra nhìn, cảnh tượng ấy vẫn còn.  Ngài chấp tay vái và khấn rằng: “Bạch Tiên Ông, đệ tử biết rõ huyền diệu của Tiên Ông rồi.  Đệ tử xin Tiên Ông đừng làm vậy, đệ tử sợ lắm.  Như phải Tiên Ông bảo thờ Thiên Nhãn thì xin biến mất tức thì.” Ngài Ngô khấn xong, CON MẮT lu dần rồi biến mất.  Dù vậy, vì là lần đầu tiên nhìn thấy Thiên Nhãn nên Ngài cũng còn phân vân, chưa họa hình Thiên Nhãn để thờ.
            Vài ngày sau, Ngài lại mục kích cảnh tượng y như vậy, và cũng chỉ sau khi khấn hứa xin thờ  Thiên Nhãn, CON MẮT mới biến đi.

 
Ảnh chụp Thánh tượng Thiên Nhãn tại nhà bà Đinh Thị Lang (cô Ba Lang) ở Phú Quốc. Thánh tượng này cùng mẫu với Thánh tượng xưa (hiện còn) tại nhà Đức Ngô ở Tân An.  Điểm đặc biệt là chỉ riêng ở Thánh tượng này:  nhánh trên Thập Tự Tam Thanh chỉ có 5 chữ   “Ngọc Hoàng  Đại Thiên Tôn”, thay vì 10 chữ “Huyền Khung Cao Thượng Đế Ngọc Hoàng Đại Thiên Tôn”.
         Sau khi Thiên Nhãn xuất hiện lần thứ hai, Ngài đến hầu đàn tại Quan Âm Tự.  Hôm ấy Tiên Ông dạy Ngài hãy vẽ Thiên Nhãn (mắt trái, vì bên trái là bên dương ), y như đã thấy để thờ.Từ đấy, phát khởi nghi thức thờ biểu tượng Thiên Nhãn của Cao Đài Giáo hay Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
      5.2.  Thừa tiếp đầy đủ hồng danh Cao Đài Tiên Ông  (Phú Quốc - 1921)     

        Chính trong buổi đàn dạy thờ Thiên Nhãn tại Quan Âm Tự hôm ấy, Tiên Ông cho phép Ngài Ngô Văn Chiêu gọi Tiên Ông bằng Thầy.  Và, cũng trong đàn này, lần đầu tiên ở thế gian, Đức Thượng Đế xưng danh hiệu đầy đủ là:  Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát.
            Nhờ hai lần trước, tại Tân An (cuối năm Kỷ Mùi - 1920) và sau đó tại Hà Tiên (Rằm tháng 8 Canh Thân), Ngài Ngô đã được nghe hồng danh Cao Đài nên lần này không còn bỡ ngỡ, biết rõ Thầy chính là Thượng Đế Chí Tôn.
        Các tư liệu đạo sử hiện có vẫn chưa xác định rõ buổi đàn này được cầu vào ngày nào, nhưng suy luận đơn giản :  Hai lần Thiên Nhãn xuất hiện chỉ cách nhau vài ngày.  Và, Ngài Ngô Văn Chiêu phải thiết đàn ngay sau lần hai, tức vào khoảng từ Rằm đến 20 - 3 - Tân Dậu (cuối tháng 4 - 1921).  Đàn hôm ấy mang ý nghĩa rất lớn:
- Thứ nhất:  Xác định sự tu tiến của Ngài Ngô Văn Chiêu.  Đức Cao Đài đã khẳng định việc chấp nhận Ngài làm đệ tử đầu tiên sau ba tháng Ngài thành tâm cầu học pháp môn.
- Thứ nhì:  Xác lập đầy đủ những yếu tố căn bản của một nền tân tôn giáo:  Giáo Chủ,  Giáo Đồ,  Giáo Pháp,  Giáo Tượng, ...
         Ngài Ngô Văn Chiêu hầu đàn và học đạo tại Quan Âm Tự trước sau được bảy, tám tháng.  Đến giữa năm Tân Dậu (1921), do tính khí thất thường, đôi khi quá đáng của ông thủ tự Đỗ Văn Đồ (Tám Gia), Ngài không lập đàn tại Quan Âm Tự nữa.  Ngài Ngô cùng các đạo hữu khác chuyển xuống Sùng Hưng Tự dưới núi Dương Đông (cách đó khoảng 200m, khuôn viên hai ngôi chùa liền rào), nhờ Hòa Thượng trụ trì tại đây cho mượn chỗ cầu cơ. 
            Thời gian tiếp theo, tại Sùng Hưng Tự, Ngài Ngô Văn Chiêu tiếp tục được thiết những đàn riêng,  tu học đạo pháp.  Ngài một lòng tu tiến bất thối chuyển. Tuy nhiên, các pháp môn học được Ngài vẫn phải giữ kín, khi ấy chưa được phép truyền trao người khác, còn đợi lệnh Ơn Trên.
        Trong giai đoạn tu học này, Ngài Ngô thọ lệnh tụng bài Nhụy Châu (Nhụy châu Chơn Võ du du…), về sau là một trong những bài kinh  nhật  tụng (đọc vào hai thời Tý, Ngọ) của phái Chiếu Minh.
      5.3.  Lễ dâng rượu nho cảm tạ chư Thiên       

  Qua đến giữa năm Quí Hợi (1923), sau gần ba năm thọ nhận được ân phước trực tiếp học đạo với Thiêng liêng, Ngài Ngô Văn Chiêu tự cảm thấy mình đã mang nặng ơn giáo hóa.  Trong một buổi hầu đàn, Ngài bạch rằng:  “Bạch Thầy, đệ tử ở chốn phàm trần này biết lấy chi mà đền ơn chư Tiên, chư Phật cho xứng đáng.  Vậy đệ tử xin dâng lên chư Tiên, chư Phật một tiệc rượu Champagne, chẳng biết được hay không?  Xin Thầy dạy cho đệ tử rõ”.
            Thầy đã trả lời rằng :
            “Tự nơi lòng đệ tử”.
            Ngài Ngô cũng hiểu rằng ân phước này không phải chỉ riêng cho cá nhân mình, mà có ảnh hưởng lớn hơn rất nhiều.  Ngày 31-8-1923, từ Phú Quốc Ngài đã viết thơ về Tân An cho gia đình đồng hiệp tâm thành.  Trong thơ, Ngài căn dặn:
            “Các con phải sắm bàn ghế, hoa quả hương đăng mà cúng Tiên Ông và đọc bài Nhụy Châu, day về hướng Bắc mà lạy, hướng Bắc là ở ngoài sân ngó vô nhà là hướng Bắc 42.  Tối 11 giờ khuya đêm 30 tháng bảy, sáng mùng một tháng tám, nghĩa là tối 9 tây.  Vì ngày ấy là ngày cha cám ơn Ông Tiên đã dạy cha tu thân”.
           Như vậy, vào Tý thời ngày 1 tháng 8 năm Quí Hợi (1923) Ngài Ngô thiết lễ dâng rượu cảm tạ chư Thiên tại Phú Quốc.  Đó cũng là sự tích về lễ dâng rượu nho (bồ đào) đặc biệt của phái Chiếu Minh.  Mỗi khi làm lễ “Dâng rượu lễ” này, người đệ tử Chiếu Minh đọc ba lần bài kinh sau:
Bồ đào cam giá tửu Tây phương,
 Bả trản cung trần mỹ vị hương.
 Đệ tử thành tâm kiền phụng hiến,
 Cao Đài hoan lạc kiết trinh tường”.
   

  5.4.  Thoáng hiện cảnh Bồng lai  (1924)   Do thấy Ngài chuyên cần tu học, một lần, Tiên Ông động viên:
“Ba năm lao khổ độ nhứt nhơn,
 Mắt Thầy xem rõ lòng dạ chắc. 
 Thương vì con trẻ hãy còn thơ,
  Gắng chí tầm phương biết Đạo mầu”.
       

 Lần khác, vào khoảng tháng Giêng năm Giáp Tý (tháng Hai-1924), Tiên Ông ban ân để khích lệ, có hỏi Ngài Ngô muốn điều chi, Tiên Ông sẽ thuận cho.  Ngài bạch đại ý :  “Bạch Thầy, nghe rằng cảnh Bồng lai xinh đẹp vô cùng.  Thầy có thể nào cho đệ tử thấy cảnh ấy được không? ”.
  Tiên Ông lúc ấy không trả lời.   Vài ngày sau, vào một buổi chiều, Ngài Ngô đang ngồi trên một mỏm đá ngoài Dinh Cậu (Dinh Cậu cách dinh quận khoảng 300m, cùng cặp bờ biển Dương Đông).   Ngài hóng mát, mắt nhìn ra biển:   “Bổng chốc, Ngài trông thấy lần lần từ chỗ trời nước giáp nhau, lộ ra một cảnh chẳng biết là cảnh nào mà thiệt là xinh đẹp. Cảnh ấy vừa khuất lại lộ ra cảnh khác.  Chót hết, Ngài thấy cảnh trên có Thiên Nhãn sổ ngay xuống một hàng có Nhựt-Nguyệt-Tinh cũng đẹp đẽ vô cùng. Ngài ngồi coi mê mẩn quên lửng rằng thân còn ở chốn phàm trần.  Được chừng lối 15 phút đồng hồ thì cảnh ấy lu lần lần rồi biến mất.” Một lúc sau định thần lại, trở về thực tại, Ngài thấy mình vẫn ngồi trên mỏm đá ấy, phía trước mắt cũng trời mây, cũng nước non như cũ...
            Đến dịp hầu đàn cơ, Tiên Ông cho Ngài Ngô biết đó là cảnh Bồng Lai mà Ngài ước nguyện được thấy.  Nhớ lại, đúng ba năm trước, vào ngày mồng Một Tết Tân Dậu, Đức Cao Đài ban lệnh:    “Chiêu, tam niên trường trai” và căn dặn “cứ làm theo lời dạy, sau này rồi sẽ hiểu”.  Ngài Ngô đã chấp hành nghiêm túc lệnh trên, qua ba năm tu hành tinh tấn, đến ngày này thấy được cảnh Bồng Lai.Cảnh Bồng Lai thoáng hiện chẳng mấy chốc, nhưng là một bằng chứng, xác định có tiến bộ vượt bậc trên bước đường tu hành của Ngài Ngô Văn Chiêu.  Đây là lần thứ ba Ngài Ngô Văn Chiêu trực tiếp nhìn  thấy  Thiên  Nhãn  bằng  mắt  trần,  và  là  lần hoàn hảo nhất (Ngài không sợ như hai lần trước).  Có thể nói rằng Ngài Ngô đã hoàn thành phần công phu tự độ của mình; thần lực của Ngài đã thích ứng với cảnh Tiên Thiên. Hơn nữa, cảnh Bồng Lai xuất hiện tại cõi trần vào đầu Xuân Giáp Tý quả là một dấu ấn đặc biệt để khởi đầu ngươn hội mới của cơ đạo, Ngươn Tái Tạo: Tam Kỳ Phổ Độ.
     5.5.  Chuyển về Sài Gòn (1924)         

   Giữa năm 1924 (Giáp Tý), Ngài Ngô Văn Chiêu được chuyển công vụ về Sài Gòn.  Trước khi Ngài rời Phú Quốc, Đức Cao Đài có ban cho một bài lục bát trường thiên:
Kín ngoài rồi lại kín trong,
Đường xa phong cẩn thưởng lòng để vui.
Công đầu chịu cực đừng lui,
Thiên Tào thăng thưởng đạo mùi ngọt ngon.
Ba năm lòng sáng như son,
Trèo non xuống biển vuông tròn công phu
Chớ phiền mỏi mệt lòng tu,
Trăng kia mây vẹt Đường Ngu gặp hiền.
Mựa toan vụ mấy thanh thiên,
Các đào rõ biết mối truyền chánh tông.
Giờ này Thầy điểm thâm công,
Ngày sau con sẽ cỡi rồng về nguyên .
Ngoài trong sạch tợ bạch liên,
Khá lòng gìn giữ mối giềng chớ xao.
Chiêu chiêu nguyệt thấu thanh thao,
Trên đầu cũng có Thiên Tào xét xem.
Thắm mùi con biết lân nem,
Đề hồ con uống Thầy xem ân cần.
Đạo luyện khắc kỷ phục thân,
Chiêu con khá giữ Thầy phân cạn lời”.
    

  Các đạo hữu mến tiếc chia tay, trong đó có đồng tử Lê Văn Ngưng là người hằng kế cận sớm khuya, giúp Ngài học Đạo (Ít lâu sau, tái ngộ lại tại Sài Gòn).  Rời đảo Phú Quốc ngày 29-7-1924 (28 - 6 - Giáp Tý),  Ngài Ngô Văn Chiêu về đến Sài Gòn ngày hôm sau (30-7-1924).
    Gia đình, vợ con vẫn còn ở Tân An, Ngài Ngô mướn nhà tại Bá Huê Lầu đường Pellerin (nay là Pasteur).  Sau đó dời chỗ ở vài lần. Ngài sống kín đáo giữa chốn phồn hoa đô hội, hằng ngày đi làm việc ở dinh Thống Đốc Nam Kỳ, tan sở về nhà đóng cửa tịnh luyện tứ thời... Phải chăng Ơn Trên chuyển Ngài Ngô về Sài Gòn làm nhân tố xúc tác, trong lúc Thiêng Liêng chuẩn bị bầu điển lành, để đúng một năm sau, tại đây - cũng vào cuối tháng bảy dương lịch - Đức Chí Tôn chuyển cơ khai mở nguồn đạo mạch thứ nhì (Ngoại Giáo Công Truyền.
            Khoảng thời gian 1924 - 1926, tại Sài Gòn, Ngài Ngô có hướng dẫn một số ít vị như quý ngài  Vương Quan Kỳ, Đoàn Văn Bản, Nguyễn Văn Hoài, Võ Văn Sang ... thờ Thiên Nhãn và tụng đọc vài bài kinh như:  bài Cửu Thiên, bài Nhụy Châu... nhưng Ngài không truyền thụ pháp môn tịnh luyện cho các vị ấy;  xem  như  vẫn  chưa  chính thức  phổ truyền mối đạo Ngài đã học.
"CHIÊU, KỲ, TRUNG độ dẫn HOÀI sanh,
BẢN đạo khai SANG, QUÝ, GIẢNG thành,
HẬU, ĐỨC, TẮC, CƯ Thiên Địa cảnh,
Hườn, Minh, Mẫn đáo thủ đài danh
."
Trong đó có tên:
1.CHIÊU: Ngô Văn Chiêu
2.KỲ: Vương Quang Kỳ
3.TRUNG: Lê Văn Trung
4.HOÀI: Nguyễn Văn Hoài
5.BẢN: Võ Văn Bản
6.SANG: gồm Võ Văn Sang và Cao Hoài Sang
7.QUÝ: Lý Trọng Quý
8.GIẢNG: Lê Văn Giảng
9.HẬU: Nguyễn Trung Hậu
10.ĐỨC: Trương Hữu Đức
11.TẮC: Phạm Công Tắc
12.CƯ: Cao Quỳnh Cư
Mr Ngô Minh Chiêu

Partie Ésotérique
(Vô Vi)
M Lê Minh Huấn
M Nguyễn Minh Lý
Mme Huỳnh Minh Trình
Médium Lê Ngưng

Partie Exotérique
(Phổ Độ̣)
Palais aux 9 spires célestes
(Cửu Trùng Đài)


M Lê Văn Trung
M Vương Quan Kỳ
M Đoàn Văn Bản
M Lê Văn Lịch
M Nguyễn Ngọc Thơ
M Nguyễn Ngọc Tương
M Trần Đạo Quang
M Lê Bá Trang
Mme Lâm Thị Thanh
M Võ Văn Tường
Mme Nguyễn Thị Hiếu
Palais de L'Alliance Divine
(Hiệp Thiên Đài)
M Phạm Công Tắc
M Cao Quỳnh Cư
M Cao Hoài Sang
M Nguyễn Trung Hậu
M Trương Hữu Đức

M Trần Duy Nghĩa


( Xin xem tiếp bài 13) .dienbatn

Bài viết liên quan tại chuyên mục:MẬT TÔNG-ĐẠO PHÁP-HUYỀN MÔN

Không có nhận xét nào:

Đặt mua Website này: 100.000 Vnđ - Liên hệ: Click here